Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng - 2

Xuất phát từ tình hình trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng” làm đề tài luận văn Thạc sỹ Chính sách công.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn

Giảm nghèo bền vững là mục tiêu thiên niên kỷ, là vấn đề mang tính quốc gia và toàn cầu. Chính vì vậy, trong nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước và nhiều địa phương ta đã đề ra và tổ chức thực hiện nhiều chủ trương, nghị quyết, chương trình, kế hoạch về công tác giảm nghèo và đã đạt được những kết quả quan trọng. Đặc biệt là Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1722/QĐ-TTg, ngày 02/9/2016 “Quyết định phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020” đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 và cơ chế quản lý điều hành chương trình;… Ở Cao Bằng, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 60-CT/TU, ngày 27/5/2010 về tăng cường lãnh đạo thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững; Nghị quyết số 09-NQ/TU, ngày 26/4/2017 của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020;… Tuy nhiên, tình trạng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đặc biệt khó khăn, hộ tái nghèo ở nước ta nói chung, ở Cao Bằng nói riêng vẫn còn nhiều, đặt ra những vấn đề lý luận và thực tiễn cần phải nghiên cứu để giải quyết. Chính vì vậy, vấn đề giảm nghèo bền vững đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, điển hình là các tác giả với những công trình dưới đây.

Tác giả Hồ Thụy Đình Khanh với công trình Thực hiện chính sách giảm ngèo bền vững từ thực tiễn Quận 6, thành phố Hồ Chí Minh” (Luận văn thạc sĩ chính sách công, năm 2018). Trong công trình này tác giả đã nghiên cứu thực trạng đói nghèo và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Quận 6, thành phố Hồ Chí Minh [33].

Tác giả Đinh Thị Hồng Thắm với công trình Thực thi chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang” (Luận văn thạc sĩ

quản lý công, năm 2017), đã nghiên cứu thực trạng thực thi chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang; đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu thực thi chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang [36].

Tác giả Nguyễn Ngọc Sơn với công trình “Chính sách giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và định hướng hoàn thiện”, đã phân tích thực trạng, kết quả của chính sách giảm nghèo ở Việt Nam trong thời gian qua, đồng thời đã đưa ra những định hướng chính sách nhằm hoàn thiện chính sách giảm nghèo bền vững trong thời gian tới [35].

Tác giả Lê Quốc Lý (chủ biên) với công trình “Chính sách xóa đói giảm nghèo, thực trạng và giải pháp” đã nêu ra một số lý luận về giảm nghèo; những chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác xóa đói, giảm nghèo. Ngoài cơ sở lý luận còn đánh giá, tổng kết chính sách xóa đói giảm nghèo của Việt Nam một cách khá toàn diện ở thời điểm nghiên cứu [34].

Tác giả Lê Thanh Cường với công trình “Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình”(Luận văn thạc sĩ quản lý công, năm 2017), đã nghiên cứu thực trạng thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình; đưa ra một số định hướng và giải pháp nâng cao hiệu thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình [30].

Tác giả Nguyễn Thị Hằng với công trình “Vấn đề xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay” (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997) đã đề cấp đến vấn đề nghèo đói ở nông thôn nước ta [32].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Tác giả Nguyễn Văn Tốn với công trình “Chương trình giảm nghèo bền vững ở Việt Nam thực trạng và giải pháp” đã nêu và phân tích chủ trương giảm nghèo bền vững ở Việt Nam; một số các kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững; định hướng, giải pháp thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững giai đoạn tiếp theo [38].

Các công trình nghiên cứu, bài viết trên đề cập đến góc độ khác nhau về thực trạng, nguyên nhân gây ra nghèo; những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế trong thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững; đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường, nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên phạm vi cả nước và một số địa phương. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu đề tài thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Điều đó càng thôi thúc chúng tôi nghiên cứu để làm rò thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng để đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở địa phương này trong thời gian tới.

Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng - 2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu đề tài là làm rò một số vấn đề lý luận, thực trạng thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất mục tiêu, phương hướng, giải pháp nhằm tăng cường thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng trong những năm tới.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rò một số vấn đề lý luận về thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững.

- Phân tích, đánh giá thực trạng, làm rò những vấn đề đang đặt ra đối với việc thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững hiện nay trên địa bàn huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.

- Xác định mục tiêu, đề xuất phương hướng và một số giải pháp nhằm tăng cường thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng trong những năm tới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng từ năm 2016 - 2020.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Cơ sở lý luận

Luận văn dựa trên cơ sở lý luận là chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách, pháp luật của Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và khoa học Chính sách công về thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu của Chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và một số phương pháp nghiên cứu của khoa học xã hội, đặc biệt là Chính sách công, cụ thể là:

- Phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá chính sách.

Trên cơ sở tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, tiến hành phân tích các bước trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách, trên cơ sở đó tiến hành tổng hợp và đánh giá việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.

- Phương pháp thu thập thông tin:

Tiến hành thu thập và kế thừa thông tin từ các nguồn có sẵn liên quan đến đề tài nghiên cứu của cá nhân bao gồm các văn kiện, tài liệu, nghị quyết, chương trình, đề án, kế hoạch của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là của huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng; các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, các báo cáo tổng kết, số liệu thống kê… của các cơ quan liên quan trực tiếp đến việc thực hiện chính sách giảm nghèo.

- Phương pháp xử lý số liệu:

Căn cứ vào số liệu thu thập được qua quá trình điều tra khảo sát tiến hành tổng hợp, xử lý số liệu để đảm bảo tính chính xác.

Ngoài ra, còn sử dụng kết hợp phương pháp thống kê, khái quát thực tiễn, phương pháp phân tích định lượng, định tính, suy luận, diễn giải, quy nạp trong quá trình phân tích, đánh giá thực thiện chính sách giảm nghèo bền vững.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1. Ý nghĩa lý luận

Luận văn góp phần làm rò một số vấn đề lý luận về thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững, đặc biệt là một số vấn đề lý luận về thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững đối với các địa phương miền núi, vùng sâu, vùng xa như huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn góp phần làm rò thực trạng, những vấn đề đang đặt ra đối với việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện trong thời gian tới. Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ được chắt lọc thành bản kiến nghị chính sách gửi đến một số cơ quan, tổ chức của huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng để góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện.

Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu, giảng dạy những vấn đề có liên quan.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 8 tiết.

Chương 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG


1.1. Một số khái niệm cơ bản

1.1.1. Khái niệm nghèo và giảm nghèo bền vững

1.1.1.1. Khái niệm nghèo

Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về nghèo. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy khái niệm nghèo được thừa nhận rộng rãi là khái niệm được đưa ra tại Hội nghị bàn về chống đói nghèo trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức vào tháng 9/1993 tại Băng Cốc (Thái Lan): “Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của địa phương” [32, tr.13].

Công trình này sử dụng khái niệm trên trong quá trình nghiên cứu. Bởi lẽ, khái niệm trên đã phản ánh được bản chất, đặc trưng cơ bản nhất của nghèo, đó chính là bộ phận dân cư “không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận”, đòi hỏi chính quyền cũng như cộng đồng phải có những hành động cụ thể để hỗ trợ, giúp đỡ. Cũng chính từ cách hiểu này mà chính phủ các nước, trong đó có Việt Nam xây dựng những chương trình, kế hoạch cụ thể để trợ giúp, tạo ra những cơ hội, điều kiện nhằm giúp cho bộ phận cư dân này có cơ hội thoát nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Điều đó không chỉ thể hiện tính nhân văn mà còn góp phần đảm bảo tính bền vững trong quá trình phát triển.

Nghèo luôn gắn với những không gian, thời gian xác định, lệ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của mỗi quốc gia, mỗi địa phương, chính vì vậy, mỗi khu vực, mỗi quốc gia, mỗi địa phương có những chuẩn nghèo khác nhau.

Chuẩn nghèo là công cụ để phân biệt người nghèo và người không nghèo, đồng thời là công cụ để đo lường và giám sát đói nghèo. Các quốc gia thường xây dựng chuẩn nghèo riêng và thường thấp hơn chuẩn nghèo do ngân hàng thế giới đưa ra.

* Chuẩn nghèo của Việt Nam được điều chỉnh theo không gian và thời gian. Về không gian, chuẩn nghèo của Việt Nam biến đổi theo trình độ phát triển KT - XH của 03 vùng sinh thái khác nhau, đó là: Vùng thành thị, vùng nông thôn đồng bằng và vùng nông thôn miền núi. Về thời gian, chuẩn nghèo được điều chỉnh theo trình độ phát triển KT - XH và nhu cầu con người trong từng giai đoạn cụ thể.

Căn cứ vào mức sống thực tế và trình độ phát triển KT - XH, từ năm 1993 đến nay, nước ta đã 8 lần công bố tiêu chí cụ thể để đánh giá hộ nghèo và chuẩn nghèo đa chiều. Chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020 được áp dụng theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, quy định cụ thể như sau:

+ Hộ nghèo khu vực nông thôn: Là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: Có thu nhập bình quân đầu người /tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống.

Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

+ Hộ nghèo khu vực thành thị: Là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: Có thu nhập bình quân đầu người /tháng đủ từ 900.000 đồng trở xuống.

Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trên.

(Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản gồm 10 chỉ số: Tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế (BHYT); trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin) [25].

Liên quan đến khái niệm nghèo còn có khái niệm nghèo tuyệt đối, nghèo tương đối, nghèo đa chiều, tái nghèo, giảm nghèo.

Nghèo tuyệt đối:

Nghèo tuyệt đối là không được thỏa mãn những nhu cầu cơ bản (cả nhu cầu lương thực cũng như nhu cầu phi lương thực) nhưng những nhu cầu cơ bản này lại phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế và phong tục tập quán của từng địa phương chứ không ổn định.

Nghèo tương đối:

Nghèo tương đối là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới trung bình của cộng đồng địa phương hay một nước.

Nghèo đa chiều:

Nghèo đa chiều là cách tiếp cận mới nhằm hạn chế việc bỏ sót những đối tượng tuy không nghèo về thu nhập nhưng lại nghèo về các chiều cạnh khác. Thay vì xem xét nghèo thu nhập, những ai không được khám chữa bệnh, không được đến trường, không được tiếp cận thông tin cũng được xác định là nghèo. Cái nghèo gắn liền với sự thiếu thốn thu nhập/chi tiêu mà còn là việc không được thỏa mãn các nhu cầu cơ bản khác.

Tái nghèo:

Tái nghèo được hiểu là tình trạng một hộ gia đình đã thoát nghèo quay trở lại hộ nghèo trong một thời gian nhất định. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã thực hiện có hiệu quả nhiều chính sách xóa đói, giảm nghèo nhưng kết quả giảm nghèo chưa thật sự bền vững, số hộ đã thoát nghèo nhưng mức thu nhập nằm sát chuẩn nghèo còn lớn, tỷ lệ hộ tái nghèo hằng năm còn cao; chênh lệch giàu và nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư vẫn còn khá lớn, đời sống người nghèo nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là ở khu vực miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Giảm nghèo:

Giảm nghèo là quá trình làm cho bộ phận dân cư nghèo nâng cao mức sống, từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo (tỷ lệ phần trăm và số lượng người

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 23/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí