Chương 2
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỖ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÀ QUẢNG, TỈNH CAO BẰNG
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa của huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng
Hà Quảng là huyện vùng cao biên giới nằm ở phía Tây bắc của tỉnh Cao Bằng, cách trung tâm thành phố Cao Bằng 40 km về hướng bắc. Phía Đông giáp huyện Trùng Khánh; phía Tây giáp huyện Bảo Lạc; phía Nam giáp các huyện Hòa An và Nguyên Bình; phía Bắc giáp huyện Nà Po, thành phố Tịnh Tây, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Diện tích tự nhiên 810,9399 km2.
Toàn huyện có 21 đơn vị hành chính, trong đó có 19 xã và 02 thị trấn, có trên 58.087 người gồm 05 dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao, Kinh cùng sinh sống. Huyện Hà Quảng có 08 xã biên giới giáp với Trung Quốc giáp với tổng chiều dài đường biên giới là 74,871 km, bao gồm các xã: Sóc Hà, Trường Hà, Lũng Nặm, Cải Viên, Nội Thôn, Tổng Cọt, Cần Nông, Cần Yên; huyện có cửa khẩu Sóc Giang (thuộc xã Sóc Hà) và nhiều đường mòn dân sinh.
Huyện Hà Quảng có do kiến tạo địa chất, do đó phân thành nhiều vùng khác nhau:
Tiểu vùng thấp: Đây là tiểu vùng có các thung lũng tương đối bằng phẳng, đất canh tác chủ yếu là đất trồng lúa, có hệ thống sông suối cơ bản đáp ứng được nhu cầu về nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Tiểu vùng cao: Đây là tiểu vùng hầu như không có sông suối, không đủ nước cho sinh hoạt và sản xuất, đất canh tác là đất trồng hoa màu, kết cấu hạ tầng cũng chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại, lưu thông hàng hóa của nhân dân.
Về cơ sở hạ tầng: Được quan tâm chỉ đạo thực hiện, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo Quốc phòng - An ninh trên địa bàn huyện. 100% xã có đường ô tô từ trung tâm xã đến trung tâm huyện; 94,5% xóm có
đường ô tô rộng từ 2,5-3m từ xã đến trung tâm xóm; trên 70% các tuyến đường được cứng hóa, đảm bảo không lầy lội vào mùa mưa. Từ năm 2016 đến 2020 đã triển khai thực hiện được 205 công trình giao thông; làm mới cải tạo nâng cấp trên 331 km đường huyện, xã, liên xã; 104 đường ngò xóm nội đồng với tổng mức kinh phí trên 853 tỷ đồng. Tập trung đầu tư xây dựng một số công trình thiết yếu, từng bước chỉnh trang, xây dựng mạng lưới hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ phù hợp với sự phát triển của huyện cùng với việc nâng cấp, cải tạo hệ thống bưu chính viễn thông, điện lực, nguồn nước sinh hoạt…[5,tr.10].
Lĩnh vực văn hóa - xã hội: Được tập trung thực hiện đảm bảo các chính sách an sinh xã hội, phúc lợi công cộng cho dân cư. Các hoạt động văn hóa, thể thao được đẩy mạnh, các chỉ tiêu về văn hóa cơ bản đạt kế hoạch đề ra; danh hiệu gia đình văn hoá đạt 102%, cơ quan, đơn vị, trường học đạt danh hiệu văn hóa đạt 100%; 90,5% xóm có nhà văn hóa, đạt 108% so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ 2015-2020. Mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở thường xuyên được quan tâm củng cố (toàn huyện có 220 giường bệnh; có 91 bác sĩ, đạt tỷ lệ 15 bác sĩ/01 vạn dân; có 19/21 xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế; 21/21 trạm y tế có bác sỹ) [5,tr.12-13].
Hệ thống điện, nước: Chủ động huy động và sử dụng nhiều nguồn vốn đầu tư xây dựng hạ tầng đưa điện lưới đến vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới; 21/21 xã, thị trấn với 96,3% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia; 100% các xã nhân dân được sử dụng nguồn nước sạch; nước sinh hoạt các xã vùng cao đạt 46 lít/người/ngày.
Công tác giáo dục và đào tạo: Mạng lưới trường, lớp học được củng cố, phát triển, chất lượng giáo dục đào tạo không ngừng được nâng lên. Toàn huyện có 79 trường học và 01 trung tâm GDNN-GDTX, 146 điểm trường lẻ; có 24 trường đạt chuẩn quốc gia; thành lập 05 trường phổ thông dân tộc bán trú; 100% xã, thị trấn có trung tâm học tập cộng đồng. Cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy và học được tăng cường đầu tư, tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 97,2%. Chất lượng giáo viên không ngừng được nâng lên, cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm
vụ đổi mới giáo dục. Chất lượng học sinh mũi nhọn, tỷ lệ học sinh giỏi các cấp ngày càng tăng; học sinh hoàn thành chương trình tiểu học và tốt nghiệp trung học cơ sở đạt 100%; tỷ lệ tốt nghiệp THPT bình quân hàng năm đạt trên 92,6%, tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường cao đẳng, đại học bình quân hàng năm đạt 11,96%. [5,tr.12].
* Đặc điểm thực chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
Với địa hình phức tạp, chủ yếu là đồi, núi độ dốc lớn, hay xảy ra thiên tai, mưa lũ, ngập úng, dịch bệnh gây ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội; địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn, cơ sở, hạ tầng mặc dù đã được đầu tư, song chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông - lâm nghiệp phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên; trình độ dân trí giữa các vùng không đồng đều đã ảnh hưởng đến việc triển khai, tổ chức thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đặc biệt là chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
Trong những năm qua hạ tầng kinh tế - xã hội của huyện được quan tâm đầu tư và từng bước hoàn thiện, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện, tiếp tục được nâng lên. Đặc biệt, với xuất phát điểm thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao (59,02% năm 2016), huyện đã triển khai đồng bộ các chủ trương, chính sách, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững nhằm phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành, các đoàn thể quần chúng trong việc tổ chức triển khai thực hiện. Mặt khác, tích cực tranh thủ sự ủng hộ, hỗ trợ, giúp đỡ của các Tập đoàn kinh tế và các doanh nghiệp trong và ngoài huyện; phát huy ý chí tự lực, tự cường, nỗ lực phấn đấu vươn lên của hộ nghèo trong việc triển khai thực hiện.
Như vậy để thực hiện thắng lợi Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện khóa XX, nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra là phấn đấu hết năm 2025 huyện Hà Quảng cơ bản thoát khỏi huyện nghèo; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân trên năm 4% là vấn đề khó khăn, thách thức của huyện Hà Quảng. Do đó để giảm tỷ lệ hộ nghèo, tăng thu
nhập bình quân hộ nghèo thì huyện cần có những chính sách hợp lý, tranh thủ sự hỗ trợ của các cấp, các ngành; chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm, mang tính đột phá nhằm thực hiện có hiệu quả về công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện.
2.2. Thực trạng thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng
2.2.1. Quá trình tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng
* Quán triệt quan điểm, định hướng chính sách giảm nghèo bền vững của cấp trên
Thực hiện chỉ đạo của tỉnh Cao Bằng về tiêu chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2016-2020 và đáp ứng các mục tiêu đề ra. Từ việc triển khai thực hiện có hiệu quả của chương trình giảm nghèo một số tiềm năng, thế mạnh của huyện được phát huy: tăng diện tích, sản lượng, số lượng cây trồng vật nuôi mũi nhọn, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp có năng suất, chất lượng, có giá trị kinh tế cao; kết nối được với một số doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm cho các cây trồng vật nuôi, tạo điều kiện cho sản xuất hàng hóa phát triển; việc xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn huyện đạt được nhiều kết quả nổi bật, huy động được các nguồn lực phát triển giao thông nông thôn tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân phát triển KT -XH. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển khởi sắc của một huyện biên giới nghèo, do xuất phát điểm thấp nên nhu cầu việc làm, nhu cầu nhà ở, dịch vụ công ích, cơ sở vật chất trường, lớp học, bệnh viện chưa đáp ứng nhu cầu phát triển; phát sinh nhiều tệ nạn xã hội ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội. Tỷ lệ người lao động có tay nghề còn thấp, vệ sinh môi trường còn nhiều hạn chế...những điều này tác động không nhỏ đến cuộc sống của người nghèo và cận nghèo làm cho họ khó thoát nghèo và dễ bị tái nghèo, là rào cản, ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện.
Giai đoạn từ năm 2016-2019, tỉnh Cao Bằng nói chung và huyện Hà Quảng nói riêng đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cho công tác giảm nghèo. Tuy
nhiên kết quả vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra: Tỷ lệ hộ nghèo, nguy cơ tái nghèo còn cao...
* Đặt ra các mục tiêu giảm nghèo bền vững tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng
Thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/HU, ngày 15/6/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020; Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐND, ngày 28/6/2017 của HĐND huyện về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 huyện Hà Quảng đã đề ra các mục tiêu như sau:
Mục tiêu tổng quát: (1) Đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo, hạn chế tối đa tái nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo người dân tộc thiểu số tiếp cận một cách tốt nhất các dịch vụ xã hội cơ bản (giáo dục - đào tạo; y tế; việc làm và bảo hiểm xã hội; điều kiện sống; tiếp cận thông tin). (2) Từng bước cải thiện nâng cao mức sống, điều kiện sống và chất lượng cuộc sống, sớm hoàn thành chương trình GNBV trong thời gian sớm nhất.
Mục tiêu cụ thể :
(1) Mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo: Đầu năm 2016 tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện chiếm 59,02%, đến cuối năm 2020 chiến 32,87% (theo chuẩn nghèo đa chiều) mỗi năm bình quân giảm trên 5,23%/ năm.
(2) Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
- Thu nhập bình quân đầu người trong năm 2020 là: 19,4 triệu đồng.
- Lao động lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 83,78%
- Lao động lĩnh vực Công nghiệp và xây dựng chiếm 2,78%
- Lao động lĩnh vực Thương mại và dịch vụ chiếm 13,40%
+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo là 80%
+ Tỷ lệ lao động có việc làm là 87,90%
* Công tác xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng
Bảng 2.1. Các chính sách được ban hành của huyện Hà Quảng
Số, ngày tháng năm ban hành | Cơ quan ban hành | Trích yếu nội dung | |
1 | Nghị quyết Số 28-NQ/HU Ngày 05/6/2017 | BCH Đảng bộ huyện | Nghị quyết về sự tăng cường lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 |
2 | Kế hoạch Số 45/KH-UBND ngày 25/3/2017 | UBND huyện | Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững huyện Hà Quảng giai đoạn 2016- 2020 |
3 | Quyết định Số 3181/QĐ- UBND ngày 29/12/2016 | UBND huyện | Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2016-2020 |
4 | Quyết định Số 385/QĐ-UBND ngày 25/3/2017 | UBND huyện | Phê duyệt nội dung kế hoạch vốn sự nghiệp thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ năm 2016 cho các ngành chức năng và ủy ban nhân dân các xã, thị trấn triển khai tổ chức thực hiện |
5 | Kế hoạch Số 235/KH-UBND ngày 25/4/2016 | UBND huyện | Thực hiện Chương trìnnh mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2016 |
6 | Quyết định Số 1067/QĐ- UBND Ngày 26/6/2017 | UBND huyện | Phê duyệt kế hoạch chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế giai đoạn 2016-2020 |
7 | Chương trình Số 12-CTr/HU Ngày 15/6/2016 | BCH Đảng bộ huyện | Phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2016- 2020 |
8 | Chương trình Số 13-CTr/HU Ngày 15/6/2016 | BCH Đảng bộ huyện | Phát triển nông nghiệp hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2016-2020 |
9 | Chương trình Số 14-CTr/HU Ngày 15/6/2016 | BCH Đảng bộ huyện | Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nhân dân thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020 |
10 | Kế hoạch Số 1044/KH- UBND | UBND huyện | Tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao năng lực cán bộ cơ sở về hướng dẫn lập kế hoạch, cách thức triển khai thực hiện và quản lý, theo dòi nguồn |
Có thể bạn quan tâm!
- Nội Dung Thực Hiện Chính Sách Giảm Nghèo Bền Vững
- Hỗ Trợ Phát Triển Sản Xuất, Đa Dạng Hóa Sinh Kế Và Nhân Rộng Mô Hình Giảm Nghèo Trên Địa Bàn Các Xã Ngoài Chương Trình 30A Và Chương Trình 135
- Hiệu Quả Và Các Yếu Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Giảm Nghèo Bền Vững
- Thành Tựu Và Hạn Chế Trong Quá Trình Thực Hiện Chính Sách Giảm Nghèo Bền Vững Trên Địa Bàn Huyện Hà Quảng, Tỉnh Cao Bằng
- Kết Quả Giảm Tỷ Lệ Hộ Nghèo Giai Đoạn 2016-2020
- Một Số Vấn Đề Đặt Ra Đối Với Việc Thực Hiện Chính Sách Giảm Nghèo Bền Vững Trên Địa Bàn Huyện Hà Quảng, Tỉnh Cao Bằng
Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.
ngày13/10/2016 | vốn sự nghiệp thuộc Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP năm 2016 | ||
11 | Kế hoạch Số 1080/KH- UBND Ngày 10/11/2016 | UBND huyện | Di dời chuồng trại gia súc ra khỏi gầm sàn nhà ở giai đoạn 2016-2020 |
12 | Kế hoạch Số 52/KH-UBND ngày 11/4/2017 | UBND huyện | Triển khai thực hiện công tác giảm nghèo năm 2017 |
13 | Kế hoạch Số 204/KH-UBND Ngày 01/3/2017 | UBND huyện | Di dời chuồng trại gia súc ra khỏi gầm sàn nhà ở năm 2017 |
14 | Kế hoạch Số 288/KH-UBND ngày 21/3/2018 | UBND huyện | Di dời chuồng trại gia súc ra khỏi gầm sàn nhà ở năm 2018 |
15 | Kế hoạch Số 20/KH-UBND Ngày 24/01/2019 | UBND huyện | Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm bền vững năm 2019 |
16 | Kế hoạch Số 30/KH-UBND Ngày 07/2/2020 | UBND huyện | Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm bền vững năm 2020 |
( Nguồn: Văn phòng Huyện ủy, Văn phòng HĐND&UBND huyện Hà Quảng)
Chương trình mục tiêu quốc gia GNBV luôn được sự quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện. Từ đầu năm 2016, Huyện ủy, UBND huyện Hà Quảng đã căn cứ các chủ trương, chính sách của Trung ương, của tỉnh và căn cứ tình hình phát triển KTXH của huyện để ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo trên địa bàn 21 xã, thị trấn và đến từng hộ dân. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các xã, thị trấn tổ chức thực hiện các chính sách GNBV đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất.
* Tiến hành phân công trách nhiệm, phối hợp thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng
Để điều hành tổ chức thực hiện chương trình, huyện đã Quyết định thành lập Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia GNBV giai đoạn 2016 - 2020
gồm 39 Thành viên. Đồng chí Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng Ban chỉ đạo. Các xã thành lập ban điều hành cấp xã để quản lý, triển khai thực hiện chương trình. Ban chỉ đạo xây dựng quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ từng thành viên phụ trách địa bàn, lĩnh vực cụ thể và thường xuyên kiện toàn khi có sự thay đổi về nhân sự.
Phòng LĐTB&XH: Là cơ quan thường trực tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện triển khai các nội dung của chương trình. Theo dòi, hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị thực hiện những nội dung được phân công. Định kỳ theo từng tháng, quý, năm tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân huyện về công tác giảm nghèo của huyện. Tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ chuyên trách làm công tác giảm nghèo...Triển khai việc cấp phát thẻ BHYT cho hộ nghèo; triển khai các nội dung về công tác hướng nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động thuộc hộ nghèo.
Phòng Giáo dục và đào tạo: Thực hiện việc nâng cao dân trí, hướng dẫn các trường miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh diện hộ nghèo. Tổ chức các hoạt động giáo dục chăm lo cho học sinh hộ nghèo; phối hợp với UBND các xã, thị trấn tổ chức tuyên truyền vận động học sinh ra lớp, duy trì sĩ số học sinh.
Phòng Giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội: Chủ trì, phối hợp với Phòng LĐTB&XH tổ chức quản lý điều hành tốt các loại quý như: Quỹ tín dụng học sinh sinh viên, quỹ tín dụng hộ nghèo, xuất khẩu lao động đảm bảo kịp tiến độ thời gian và đúng theo quy định.
Phòng Văn hóa và Thông tin: Hỗ trợ cho công tác thông tin, tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng, trang Thông tin điện tử huyện Hà Quảng về kế hoạch hóa gia đình cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, có kế hoạch tổ chức tiếp cận các hộ nghèo cam kết thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Thông tin, tuyên truyền về công tác xuất khẩu lao động thị trường trong và ngoài nước...
Phòng Tài chính - Kế hoạch: Tham mưu cho UBND huyện phân bổ ngân sách thực hiện chương trình giảm nghèo cho các xã, thị trấn.