Thực Trạng Điều Chỉnh Chính Sách Đất Đai Đối Với Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Tại Chỗ Trên Địa Bàn Huyện Cư Jút


2.2.5. Thực trạng điều chỉnh chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn huyện Cư Jút

Chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trong quá trình thực hiện do tác động của nhiều yếu tố sẽ bộc lộ sự bất cập. Điều chỉnh giải pháp thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ là một hoạt động cần thiết diễn ra thường xuyên trong tiến trình tổ chức thực hiện chính sách. Nó được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền để cho công tác thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ngày càng phù hợp với yêu cầu quản lý và tình hình thực tế. Căn cứ vào nội dung chính sách, cơ quan thường trực thực hiện chính sách ở địa phương (sở Tài nguyên và Môi trường hoặc phòng Tài nguyên và môi trường) tham mưu cho UBND cấp tỉnh hoặc cấp huyện điều chỉnh, bổ sung các giải pháp thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Trên thực tế, việc điều chỉnh các biện pháp, cơ chế chính sách đặc thù để thực hiện chính sách này diễn ra rất linh hoạt, vì thế sở Tài nguyên và Môi trường hoặc phòng Tài nguyên và môi trường ở các địa phương chủ động trình UBND cấp mình điều chỉnh biện pháp, cơ chế chính sách đặc thù để thực hiện có hiệu quả chính sách (sở Tài nguyên và Môi trường hoặc phòng Tài nguyên và môi trường).

2.2.6. Thực trạng theo dòi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn huyện Cư Jút

Thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ diễn ra trên địa bàn rộng và do nhiều cơ quan, tổ chức, các nhân tham gia. Các điều kiện về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường ở các vùng, miền, địa phương không giống nhau, cũng như trình độ, năng lực tổ chức điều hành của cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước không đồng đều, do vậy các cơ UBND các cấp, cơ quan chuyên môn tài nguyên và môi trường ở các địa phương và các cơ quan phối hợp phải tiến hành theo dòi, kiểm tra, đôn đốc việc


thực hiện chính sách. Qua đó, các mục tiêu và biện pháp của chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ lại được khẳng định để nhắc nhở mỗi cán bộ, công chức, mỗi đối tượng thực hiện chính sách tập trung chú ý những nội dung ưu tiên trong quá trình thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Căn cứ theo kế hoạch kiểm tra, đôn đốc đã được phê duyệt, các tổ chức và cá nhân có trách nhiệm thực hiện hoạt động kiểm tra có hiệu quả.

Đây là khâu không thể thiếu trong quá trình thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở địa phương. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai là khâu hoàn chỉnh trong quá trình thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở địa phương.

Quy trình thanh tra, kiểm tra về thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở huyện Cư Jút như sau:

Hàng năm cơ quan thanh tra huyện lấy thông tin khảo sát để lập kế hoạch thanh tra gởi UBND huyện phê duyệt, UBND ký quyết định phê duyệt kế hoạch thanh tra, sau đó Thanh tra huyện ký quyết định Thanh tra gửi cho đơn vị được thanh tra yêu cầu các đơn vị báo cáo theo nội dung thanh tra. Thanh tra tiến hành lấy thông tin để xác minh. Sau đó, báo cáo kết quả dự thảo thanh tra cho đơn vị thanh tra biết để giải trình nếu có, sau đó ra Xây dựng và phê duyệt, ban hành Kết luận thanh tra. Tiếp theo Tổng kết, rút kinh nghiệm hoạt động của Đoàn thanh tra. Cuối cùng là Lập, quản lý và bàn giao hồ sơ thanh tra.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Kiểm tra thường xuyên giúp cho nhà quản lý nắm được tình hình thực hiện chính sách, nhờ đó:


Thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông - 9

- Phát hiện, đánh giá khách quan về những điểm mạnh, điểm yếu của công tác tổ chức thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ;

- Giúp phát hiện những thiếu sót trong công tác lập kế hoạch tổ chức thực hiện để điều chỉnh giải pháp thực hiện đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ;

- Tạo điều kiện phối hợp nhịp nhàng các hoạt động độc lập của các cơ quan, đối tượng thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ;

- Tạo ra sự tập trung thống nhất trong việc thực hiện mục tiêu chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ;

- Kịp thời khuyến khích những nhân tố tích cực trong thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ để tạo ra những phong trào thiết thực cho việc thực hiện mục tiêu.

Ngoài ra, công tác kiểm tra đôn đốc này còn giúp cho các đối tượng thực hiện chính sách:

- Nhận ra được những hạn chế của mình để có thể điều chỉnh bổ sung, hoàn thiện giải pháp thực hiện ;

- Nhận thức đúng vị trí và nhiệm vụ của mình để yên tâm thực hiện có trách nhiệm công việc được giao;

- Giúp các đối tượng nắm chắc quyền lợi, nghĩa vụ của mình trong thực hiện chính sách để yêu cầu các cơ quan Nhà nước chấp hành đầy đủ nghĩa vụ.

Kiểm tra, theo dòi sát tình hình việc tổ chức thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ để kịp thời bổ sung, hoàn thiện chính sách, và chấn chỉnh công tác tổ chức thực hiện chính sách, giúp cho việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện mục tiêu chính sách.


2.2.7. Thực trạng đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm thực hiện đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn huyện Cư Jút

Trong những năm qua, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện luôn xác định thực hiện chính sách đất đai cho đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và của cả hệ thống chính trị; tổ chức triển khai thực hiện chính sách đất đai cho đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ của Đảng và Nhà nước trên địa bàn huyện, thực hiện mục tiêu “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển”; ưu tiên trước hết cho các mục tiêu nâng cao dân trí; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc, tập trung vào đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, đã đóng góp tích cực trong công tác dân tộc của huyện; tỉ lệ giảm hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số phải đạt năm sau cao hơn năm trước và cao hơn tỉ lệ giảm hộ nghèo của cả huyện.

Qua thực hiện chính sách đất đai cho đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn huyện, đã có nhiều hộ được hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nhà ở từ đó ổn định cuộc sống vươn lên thoát nghèo. Ngoài ra, UBND huyện còn đầu tư công trình hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ hàng trăm hộ đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) nghèo làm nhà ở (xóa nhà dột nát), xây dựng 04 trung tâm cụm xã. Các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước được tuyên truyền sâu rộng tới vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Hàng trăm ha đất được chuyển đổi, mở rộng diện tích xây dựng khu định canh, định cư tập trung và xen ghép; người dân tộc thiểu số được phổ biến, chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất. Diện tích, năng suất, chất lượng các loại cây trồng được nâng lên, tỉ lệ hộ nghèo vùng đặc biệt khó khăn giảm 2 - 4%/năm. Đã có 01 xã hoàn thành mục tiêu chương trình 135 giai đoạn I, 02 xã hoàn thành mục tiêu chương trình 135 giai đoạn II... Với việc triển khai thực hiện đồng thời nhiều chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Chính phủ trên địa bàn huyện; các chương


trình, dự án được thực hiện công khai, dân chủ từ cơ sở, đầu tư đúng mục đích, đối tượng, đã tạo được lòng tin và hưởng ứng nhiệt tình của Nhân dân về tính thiết thực, hiệu quả của chính sách dân tộc, chính sách đất đai.

Việc thực hiện đồng bộ và có hiệu quả chính sách đất đai cho đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ đã góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện nói chung và trong vùng ĐBDTTS nói riêng. Huyện Cư Jút đã hoàn thành cơ bản và toàn diện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hằng năm. Tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm đạt 9% trở lên, huyện bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, không còn hộ đói, tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 4,02% (số liệu điều tra hộ nghèo năm 2019). Kết cấu hạ tầng được tăng cường đầu tư, 100% xã có đường ô tô đến trung tâm, 100% xã có điện lưới quốc gia, số hộ sử dụng điện đạt 99%, tỉ lệ hộ nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 100%. Các chính sách dân tộc, an sinh xã hội được triển khai đồng bộ và mang lại hiệu quả cao. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội, Y tế, giáo dục có nhiều tiến bộ, bản sắc văn hóa các dân tộc được quan tâm bảo tồn và phát triển. Diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới. Hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở không ngừng được nâng cao. Chính trị, xã hội ổn định; quốc phòng - an ninh và trật tự, an toàn xã hội được giữ vững, Nhân dân tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được vùng ĐBDTTS và việc thực hiện chính sách đất đai cho đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ còn những khó khăn, hạn chế đó là: Các yếu tố đặc thù về vị trí địa lý, địa bàn cư trú, phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số, thách thức về mặt bằng dân trí, trình độ phát triển của các dân tộc chưa đồng đều, đặc biệt là chất lượng nguồn nhân lực thấp; tỉ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo vùng đồng bào dân tộc còn cao; giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khoẻ còn chưa đáp ứng nhu cầu; kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, xuống cấp nhiều, nhất là giao thông, thủy


lợi, điện, nước sinh hoạt... Một số nét đẹp trong bản sắc văn hoá của các dân tộc thiểu số, đặc biệt là dân tộc thiểu số tại chỗ (Ê đê; M’Nông) đang có xu hướng bị mai một như tiếng nói, chữ viết, trang phục, văn hóa Lễ hội, Cồng chiêng. Mức hưởng thụ văn hóa của đồng bào còn thấp, giảm nghèo nhanh nhưng chưa bền vững.... Một số chương trình, dự án triển khai còn chậm, nhiều chính sách chưa đạt được mục tiêu đề ra; công tác phối hợp thực hiện chương trình, chính sách giữa các phòng, ban, ngành và UBND các cấp chưa đồng bộ, chế độ thông tin báo cáo chưa đầy đủ, kịp thời; việc kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách dân tộc còn hạn chế; nguồn vốn của Trung ương và của Tỉnh, Huyện đầu tư vào vùng ĐBDTTS còn hạn chế và dàn trải, nhất là lĩnh vực nông nghiệp, vốn cho khuyến nông, chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ còn quá ít, nên chưa đáp ứng được việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, các mô hình kinh tế ứng dụng công nghệ cao trong vùng ĐBDTTS.

Trong quá trình thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, người ta có thể đánh giá từng phần hay toàn bộ kết quả thực hiện chính sách, trong đó đánh giá toàn bộ được thực hiện sau khi kết thúc toàn bộ chính sách. Đánh giá tổng kết được hiểu là quá trình xem xét, kết luận về chỉ đạo - điều hành và chấp hành chính sách của các đối tượng thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ.

2.3. Đánh giá chung về thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở huyện Cư Jút

2.3.1. Kết quả đạt được

Thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn huyện từng bước đi vào nề nếp, ngày càng tốt hơn. Bước đầu đã tạo ra những cơ sở quan trọng giúp Nhà nước quản lý được nguồn tài nguyên đất đai, đảm bảo phân bổ quỹ đất đai cho sự phát triển toàn diện của tất cả các ngành,


các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển của huyện theo hướng ổn định, bền vững.

Công tác tuyên truyền, phổ biến thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ mang lại kết quả nhất định giúp đồng bào các dân tộc thiểu số ở địa phương trên địa bàn hiểu pháp luật về đất đai hơn trước.

Công tác thực hiện các nội dung của chính sách như giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất có những kết quả nhất định như: Ban hành quy trình về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất; công tác thẩm định hồ sơ công đất, cho thuê đất, chuyển mục đích, thu hồi đất nhanh hơn và hiệu quả hơn trước.

Huyện đã từng bước trang bị các phần mềm về thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ cho một cửa của huyện và Văn phòng đăng ký đất đai của huyện góp phần giải quyết hồ sơ của công dân tốt hơn trước.

Công tác phối hợp các cơ quan chủ trì thực hiện chính sách và cơ quan tham gia phối hợp, các tổ chức chính trị xã hội để thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở địa phương dần dần hình thành cơ chế phối hợp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở địa phương.

2.3.2. Hạn chế yếu kém

- Công tác tuyên tuyền phổ biến thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ chưa thường xuyên, tuy có mang lại hiệu quả nhưng chưa cao, chưa đáp ứng được quá trình thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở địa phương.

- Công tác quản lý tài chính về đất đai, dịch vụ công trong việc tổ chức thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ tuy có tạo được nguồn thu ngân sách huyện góp phần đầu tư cơ sở hạ. Tuy nhiên, tình


hình về giá đất còn nhiều bất cập và các đơn vị thực hiện các dịch vụ đất đai trên địa bàn huyện chưa thực hiện nhiệm vụ hiệu quả, còn chậm so với tiến độ.

- Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ chưa thật sự hiệu quả.

- Đội ngũ cán bộ thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ còn yếu về năng lực thực thi công vụ và chuyên môn thấp; nhất là đội ngũ cán bộ ngành tài nguyên - môi trường từ huyện đến xã, thị trấn nhìn chung chưa đảm bảo yêu cầu của việc thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ và thiếu và còn yếu so với yêu cầu.

2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại trong thực hiện chính sách đất đai

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

- Hệ thống văn bản pháp lý về đất đai chưa đồng bộ, thường xuyên thay đổi.

- Sự đổi mới hoạt động quản lý nhà nước về đất đai chưa theo kịp tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Các vấn đề tồn tại trong quản lý đất đai do lịch sử để lại chưa được tháo gỡ dứt điểm, gây nhiều lúng túng cho công tác quản lý của chính quyền địa phương.

- Nhu cầu của nhân dân về thực hiện các quyền của người sử dụng đất trong thời gian qua tăng cao.

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền huyện trong quản lý nhà nước về đất đai chưa được chú trọng.

- Tổ chức thực hiện Luật Đất đai của chính quyền huyện chưa tốt, còn thụ động, chạy theo sự vụ, thiếu biện pháp điều chỉnh thường xuyên liên tục trong quản lý.

- Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật chưa tốt, pháp luật về đất đai chưa thật sự đi vào cuộc sống.

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 23/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí