- Cải cách thủ tục hành chính kết quả mang lại chưa rò nét, chưa xác định được các khâu then chốt để có biện pháp đột phá.
Tiểu kết chương 2
Phân tích các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện Cư Jút, số liệu thứ cấp của các phòng ban của huyện và số liệu sơ cấp thu thập được làm cơ sở phân tích, nhận xét, đánh giá về thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn huyện Cư Jút. Qua phân tích, tổng hợp các số liệu báo cáo, các bảng biểu, sơ đồ cho thấy bên cạnh những kết quả còn có những hạn chế ở 7 nội dung thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Qua đó cho thấy việc thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn huyện Cư Jút chưa đáp ứng được với nhu cầu thực tế đang diễn ra. Đồng thời chương 2 cũng phân tích những nguyên nhân cơ bản được coi là những điểm nghẽn, nút thắt, là vấn đề then chốt cần giải quyết trong thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn huyện Cư Jút. Đây là cơ sở thực tiễn để xây dựng các giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông trong những năm tới.
Chương 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐẤT ĐAI ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ Ở HUYỆN CƯ JÚT, TỈNH ĐẮK NÔNG
3.1. Các định hướng về thực hiện chính sách đất đai ở Tây Nguyên; trong đó có định hướng thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở khu vực Tây Nguyên
Các định hướng và tư duy trong quản lý và sử dụng đất đai cần xuất phát từ tầm nhìn chính trị, khoa học và văn hoá, nhưng nhất thiết phải sát với yêu cầu của đời sống, phát huy được tác dụng định hướng phát triển, nhu cầu và xu hướng lựa chọn bền vững của người dân trong thực tế. Ngoài các chính sách chung, cần có những chính sách đặc thù đối với các ngành và tỉnh ở Tây Nguyên như: Rà soát lại các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển để thực hiện cơ cấu lại kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng sang phương thức tăng trưởng xanh, đảm bảo sự kết hợp chặt chẽ, lồng ghép các vấn đề sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên đất, nước và bảo vệ môi trường với tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội phù hợp với điều kiện của Tây Nguyên.
Nông lâm trường trực tiếp sử dụng đất và mọi người được phân giao đất phải nộp phí sử dụng đất, nước một cách bình đẳng theo các quy định của Nhà nước. Khi quyền sử dụng đất được giao cho người trực canh một cách minh bạch và hợp pháp, họ sẽ tự chủ sản xuất, có thể thế chấp vay vốn, trực tiếp mua bán hàng hóa đầu vào và sản phẩm đầu ra với những đối tác mà họ lựa chọn, không phải nộp phí cho các khâu quản lý trung gian. Bộ máy quản lý trung gian ở các nông lâm trường phải thực sự chuyển sang cung cấp dịch vụ khoa học kỹ thuật và thương mại cho những người trực canh theo hợp đồng, liên kết các hộ sản xuất, hướng dẫn và ràng buộc họ bằng những điều khoản hợp đồng để tạo
Có thể bạn quan tâm!
- Thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông - 7
- Thực Tiễn Việc Thực Hiện Chính Sách Đất Đai Đối Với Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Tại Chỗ Trên Địa Bàn Huyện Cư Jút
- Thực Trạng Điều Chỉnh Chính Sách Đất Đai Đối Với Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Tại Chỗ Trên Địa Bàn Huyện Cư Jút
- Thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông - 11
- Thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông - 12
Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.
lập các vùng sản xuất quy mô lớn, thống nhất về quy trình kỹ thuật và chất lượng của sản phẩm đầu ra.
Giải quyết tình hình thiếu đất sản xuất của nhân dân, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ, theo cách thức bền vững lâu dài.
Đổi mới chính sách giảm nghèo theo hướng tập trung hỗ trợ nâng cao kiến thức và năng lực làm ăn của người nghèo, giúp đỡ về các yếu tố và điều kiện sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong khâu đảm bảo đầu ra thị trường ổn định và có lợi. Đối với các cộng đồng dân tộc thiểu số, cần thực hiện chế độ giao đất đồng bộ (bao gồm cả đất ở, đất nông nghiệp, đất rừng, đất chuyên dùng).
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đất đai trên địa bàn huyện Cư Jút
Qua phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn huyện Cư Jút và rút ra bài học kinh nghiệm, những mặt đạt được cần được khuyến khích phát huy, những tồn tại và nguyên nhân tồn tại cần có biện pháp khắc phục. Những điểm còn chưa tốt trong thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở địa phương cần có giải pháp bổ sung, điều chỉnh quá trình thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở huyện Cư Jút. Trên cơ sở các đánh giá về kết quả thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ của huyện Cư Jút giai đoạn 2018-2020 tác giả đề xuất một số giải pháp sau:
3.2.1. Giải pháp về cồng tác tuyên truyền thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ
Để công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nói chung và thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ đạt được những kết quả như mong muốn, nhằm góp phần tích cực vào việc nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật và tạo được ý thức tôn trọng pháp luật, chấp hành việc thực
hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trong mọi tầng lớp nhân dân, bảo đảm cho chính sách này được thực hiện một cách nghiêm minh, hiệu quả, theo tác giả cần thực hiện những nội dung như sau:
- Tập trung giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt và tranh chấp, khiếu kiện về đất đai; đẩy nhanh việc hoàn thành các dự án định canh, định cư gắn với quy hoạch sắp xếp, ổn định dân di cư tự do, hạn chế và tiến tới chấm dứt tình trạng di cư tự phát. Đến năm 2025, giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất sản xuất, đất ở cho đồng bào, tạo sinh kế cho người dân sống gần rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, không gian sinh sống của đồng bào.
- Các cấp, các ngành cần có một khoản kinh phí phù hợp trong hoạt động thường xuyên của mình để phục vụ cho công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật như tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật; mời báo cáo viên tổ chức tập huấn cho cán bộ, công chức trong cơ quan đơn vị mình các văn bản pháp luật mới, có liên quan trực tiếp đến chuyên môn nghiệp vụ của ngành; tham gia in ấn phát hành tờ rơi, tờ gấp tuyên truyền pháp luật...
3.2.2. Giải pháp về đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ
Trong quá trình thực hiện các nội dung, các hoạt động của thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ việc ứng dụng công nghệ và xây dựng giải pháp nâng cao độ chính xác trong đo đạc. Điều này gắn với việc đào tạo nghiệp vụ và kỹ thuật đo đạc đối với các cán bộ thực hiện công tác đo đạc theo các công nghệ tiên tiến nếu mua công nghệ mà không đào tạo thì gây lãng phí vì không có con người sử dụng được công nghệ mới. Đây là việc làm rất cần thiết trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở địa phương.
Việc nâng cao năng lực công tác của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ về thẩm định các hồ sơ đo đạc, tham gia cùng các đơn vị được thuê thực hiện các công tác về đo đạc địa chính, thống kê, thiết lập cơ sở dữ liệu số để giám sát, theo dòi và nghiệm thu đảm bảo khối lượng và chất lượng theo hợp đồng đã ký kết. Nếu đội ngũ này không có chuyên môn thì việc tổ chức thực hiện các hoạt động và nội dung của việc thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ không thể triển khai nhanh được và không hoàn thành đúng kế hoạch.
3.2.3. Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thực hiện quản lý và sử dụng đất đai trong quá trình thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ.
Thanh tra, kiểm tra giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai là những vấn đề có liên quan với nhau, chính quyền huyện muốn giải quyết đúng các quy định của thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ; các vụ khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai thì phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để tìm ra nguyên nhân vụ việc xử lý theo quy định của chính sách. Từ đó thấy được việc chấp hành pháp luật, chấp hành thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ của cơ quan quản lý nhà nước và người sử dụng đất. Đồng thời có thể phát hiện nội dung của chính sách chưa phù hợp với thực tiễn của từng địa phương để có biện pháp giải quyết hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền về thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Do đó, giải pháp trong thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trong thời gian đến cần tập trung là:
- Chính quyền huyện cần có biện pháp tăng cường hơn nữa vai trò quản lý của mình trong thanh tra, kiểm tra hoạt động thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Giao trách nhiệm cho Thanh tra huyện
phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra chuyên đề như: việc chấp hành pháp luật về đất đai ở phường, xã; các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trên địa bàn. Qua kiểm tra phát hiện những sai phạm xử lý hoặc kiên nghị câp trên xử lý kịp thời.
- Để hạn chế đơn thư khiếu nại, tố cáo, chính quyền huyện phải thường xuyên duy trì thời gian và làm tốt công tác tiếp dân. Mỗi xã, thị trấn phải có trụ sở tiếp dân, nơi tiếp công dân phải niêm yết công khai số điện thoại, số fax, hòm thư, địa chỉ email và bố trí cán bộ chuyên môn để làm cầu nối tiếp nhận và giải đáp những thắc mắc của nhân dân và doanh nghiệp. Việc này trên địa bàn huyện đã có cơ sở vật chất cũng như bố trí con người, tuy nhiên quá trình thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ vẫn chưa mang lại hiệu quả. Nguyên nhân chủ yếu là do những cán bộ tiếp dân chưa đủ kinh nghiệm trong công tác dân vận và khả năng nói thuyết phục người khác. Vì vậy, trong thời gian qua công tác này chưa thật sự đem lại hiệu quả dẫn đến khiếu kiện vượt cấp ngày càng nhiều. Do đó việc tổ chức kiểm tra thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở địa phương nhằm phát hiện những bất cập trong quá trình thực hiện chính sách này ở địa phương.
3.2.4. Hoàn thiện bộ máy của cơ quan thực hiện chính sách đất đai ở địa phương cấp huyện và cấp xã
3.2.4.1. Tăng cường quản lý cán bộ và kiện toàn bộ máy thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ
Đội ngũ công chức của huyện được xem là thiếu và yếu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Chính quyền huyện cần có những biện pháp làm thay đổi nhận thức của công chức thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở địa phương.
- Đẩy mạnh việc quản lý biên chế gắn với tích cực tình giản biên chế theo Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17-4-2015 cùa Bộ Chính trị về tinh giản biên chế
và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định số 108/2014/NĐ- CP ngày 20-11- 2014 của Chỉnh phủ về chính sách tỉnh giản biên chế.
- Quy hoạch, bồi dưỡng cán bộ cần chọn đúng đối tượng, có chính sách thu hút người tài phục vụ trong bộ máy quản lý nhà nước nói chung, thực hiện chính sách đất đai nói chung và chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ nói riêng.
3.2.1.2. Tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chỉnh về thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ
Cải cách thủ hành chính trong lĩnh vực thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ là một yêu cầu có tính khách quan, bởi vì chất lượng quản lý nhà nước về đất đai phụ thuộc rất nhiều vào thủ tục hành chính. Mặc dù trong những năm qua, chính quyền huyện có quan tâm thực hiện và đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều bất cập về chất lượng, hiệu quả, hiệu lực chưa tốt. Người dân vẫn còn than phiền, chủ yếu là về các thủ tục hành chính về đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Để khắc phục yếu kém trong việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, trước hết chính quyền huyện cần thực hiện một số nhiệm vụ như:
- Sơ kết đánh giá mô hình “một cửa”, rút ra bài học kinh nghiệm; củng cố và hoàn thiện việc thực hiện mô hình “một cửa” theo hướng các bộ phận liên quan có trách nhiệm phối hợp giải quyết các thủ tục hành chính theo yêu cầu của công dân và tổ chức thông qua quy trình quy định rò thời gian thực hiện. “Quy trình tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả” đưa trên mạng internet tại Website của cơ quan chuyên môn để tất cả người dân và doanh nghiệp biết được hồ sơ gì, thủ tục như thế nào, vấn đề mình yêu cầu được giải quyết đến đâu và kết quả giải quyết như thế nào. Các quy trình có thể thực hiện được là: cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thủ tục đăng ký thống kê, thủ tục thực
hiện các quyền của người sử dụng đất, thủ tục giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân.
Tiểu kết chương 3
Trên cơ sở những hạn chế với nguyên nhân được đưa ra ở chương 2, tác giả đã nêu định hướng chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên cũng như ở tỉnh Đắk Nông để làm căn cứ đề xuất một số giải pháp thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông trong những năm tới.
Các giải pháp về công tác tuyên truyền; về nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ thực thi công vụ để thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở địa phương; giải pháp về hoàn thiện bộ máy, cải cách thủ tục hành chính trong quá trình thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở địa phương.
Từ đó đưa ra kết luận và kiến nghị đến các cấp chính quyền trong công tác thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn huyện Cư Jút nói riêng và cả nước nói chung.