Thực hành quyền công tố đối với tội giết người từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 2

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu nhằm làm rò một số vấn đề về lý luận và pháp luật về THQCT đối với tội giết người, tập trung làm rò khái niệm, đặc điểm, quy trình và các yếu tố đảm bảo việc áp dụng các quy định của pháp luật trong hoạt động điều tra – truy tố - xét xử các vụ án giết người của Viện kiểm sát nhân dân Đồng Nai.

Nghiên cứu thực trạng của công tác THQCT đối với tội giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ năm 2016 đến 2020. Rút ra những kết quả đạt đựơc, những tồn tại hạn chế cần khắc phục và các nguyên nhân khách quan, chủ quan của những ưu điểm, hạn chế từ đó đề ra các giải pháp cụ thể, khoa học, khả thi nhằm nâng cao chất lượng THQCT đối với các vụ án giết người, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn sử dụng các quan điểm khoa học của các tác giả khác nhau để nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn về thực hành quyền công tố các vụ án giết người từ khi phát sinh tội phạm đến khi vụ án được đưa xét xử.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Giới hạn về không gian và thời gian: Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của THQCT các vụ án giết người của VKSND tỉnh Đồng Nai từ năm 2016 đến năm 2020. Đây là khoảng thời gian có ý nghĩa cho việc đánh giá thực trạng, đúc kết kinh nghiệm về hoạt động THQCT loại tội phạm này, đảm bảo tính thời sự, giá trị thực tiễn cho kết quả nghiên cứu của luận văn.

Giới hạn về giai đoạn tố tụng: Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn THQCT các vụ án giết người của VKSND tỉnh Đồng Nai. Cụ thể là từ giai đoạn tiếp nhận nguồn tin báo tố giác tội phạm, khởi tố vụ án hình sự đến giai đoạn truy tố, xét xử sơ thẩm đối với tội giết người.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 82 trang tài liệu này.

5.1. Cơ sở lý luận

Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật, các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam về đổi mới toàn diện đất nước nói chung, về cải cách tư pháp nói riêng, chính sách pháp luật của nhà nước Việt Nam trong lĩnh vực hình sự, tố tụng hình sự nhằm xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Thực hành quyền công tố đối với tội giết người từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 2

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng của triết học Mác - Lênin và các khoa học chuyên ngành khác. Ngoài ra, luận văn còn kết hợp các phương pháp khác như: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, khảo sát, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1. Ý nghĩa lý luận

Luận văn góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, thực tiễn về THQCT các vụ án giết người của VKSND tỉnh Đồng Nai. Đồng thời với những quan điểm và kiến nghị, đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động công tác kiểm sát. Có thể sử dụng làm cơ sở cho việc xây dựng và hoàn thiện một số quy định của pháp luật liên quan đến chủ trương tăng cường gắn công tố với hoạt động điều tra trong việc giải quyết các vụ án về tội giết người.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn đánh giá thực trạng THQCT các vụ án về giết người của VKSND tỉnh Đồng Nai, đề xuất các giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng THQCT. Kết quả nghiên cứu luận văn có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu, các cơ quan nhà nước trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật; có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho điều tra viên

(ĐTV), kiểm sát viên (KSV) các cấp, nhất là những KSV trực tiếp làm công tác THQCT các vụ án hình sự về tội giết người.

7. Kết cấu của luận văn

Luận văn có các phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo.

Về nội dung, Luận văn gồm có 3 chương.

Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về thực hành quyền công tố đối với tội giết người

Chương 2: Thực trạng thực hành quyền công tố đối với tội giết người từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai

Chương 3: Yêu cầu và giải pháp bảo đảm áp dụng đúng quy định pháp luật về thực hành quyền công tố đối với tội giết người

Chương 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ ĐỐI VỚI TỘI GIẾT NGƯỜI


1.1. Khái niệm thực hành quyền công tố đối với tội giết người

1.1.1 Khái niệm quyền công tố

Theo từ điển tiếng Việt thì Công Tố là:“điều tra, truy tố, buộc tội kẻ phạm pháp trước Tòa án ”[21, tr.204], theo từ điển Luật học thì đó là quyền buộc tội đối với người phạm tội.

Trong các tài liệu pháp lý của nước ta, hiện nay còn có nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm QCT và nội dung QCT: Một số nhà nghiên cứu tiếp cận khái niệm QCT dưới góc độ rất rộng, có tác giả cho rằng, mọi hoạt động kiểm sát tuân theo pháp luật đều là THQCT, coi công tố không phải là chức năng độc lập của VKSND, mà chỉ là một quyền năng, một hình thức thực hiện chức năng kiểm sát tuân theo pháp luật [19, tr.85-87]. Chúng tôi cho rằng quan điểm này là chưa chính xác vì đã đồng nhất QCT với chức năng kiểm sát tuân theo pháp luật (nay là KSHĐTP) của VKS, không phân định hai chức năng cơ bản VKS mặc dù có mối quan hệ nhau nhưng hoàn toàn độc lập nhau đó là THQCT và KSHĐTP.

Một ý kiến khác thì cho rằng quyền công tố là quyền của VKS khi xuất hiện các hành vi vi phạm pháp luật và vai trò cần thiết để bảo vệ lợi ích chính đáng của nhà nước ,của công dân.

Quyền công tố xuất hiện trong lĩnh vực tố tụng hình sự cũng như quan điểm buộc tội của Nhà nước đối với các cá nhân, tổ chức đã vi phạm pháp luật liên quan đến các lĩnh vực pháp luật hành chính, dân sự, kinh tế và hình sự [24, tr. 82-88]. Đây là quan điểm được đặt ở dưới góc độ rộng, bao hàm nhiều lĩnh vực nó không thể hiện rò nét quyền công tố của Viện kiểm sát đã được nêu ở Luật tổ chức Viện kiểm sát.

Cũng có ý kiến khác khái niệm quyền công tố theo nghĩa hẹp hơn, tức là chỉ truy tố kẻ phạm tội ra trước Toà án. Ý kiến nay nó không thể hiện hết được vai trò quan trọng của Viện kiểm sát, bỡi lẽ quyền công tố đã có từ khi phát sinh vụ án hình sự ngày từ lúc tiếp nhận nguồn tin báo tội phạm.

Như vậy QCT chính là sự buộc tội của nhà nước, phát sinh khi có tội phạm hoặc đã có hành vi nguy hiểm xâm phạm tới các quan hệ xã hội, xâm hại đến lợi ích của nhà nước, của công dân, tổ chức xã hội. QCT xuất hiện trong tố tụng hình sự và gắn liền với chức năng buộc tội của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Còn các hoạt động tố tung khác trong các lĩnh vực hành chính, kinh doanh thương mại, dân sự nó chỉ là quan hệ dân sự, thương mai, không có ý nghĩa buộc tội như luật hình sự, tố tụng hình sự đã quy định.

Từ các phân tích nêu trên chúng tôi cho rằng “Quyền công tố là một loại quyền lực nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền (ở Việt Nam là Viện kiểm sát) thực hiện, nhằm truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội ra trước Toà án để xét xử và bảo vệ sự buộc tội đó tại phiên toà”. [12, tr.28]. Khái niệm này có thể được hiểu một cách đầy đủ, rò ràng về quyền công tố của Viện kiểm sát.

1.1.2 Khái niệm thực hành quyền công tố đối với tội giết người

Theo Điều 19 Hiến pháp quy định tính mạng của con người có giá trị cao nhất. Con người khi sinh ra có quyền được sống, đây cũng là quyền cơ bản của con người, mọi hành vi xâm phạm đến quyền được sống của con người đều là vi phạm pháp luật.

Tội giết người theo quy định tại Điều 123 BLHS là hành vi cố ý tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác bằng mọi hình thức. Xâm trực tiếp đến quyền được sống của con người. Mặt khách quan được thể hiện ra bên ngoài là hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác. Hậu quả là gây ra cái chết, việc người bị hại không chết vì những nguyên nhân khách quan thì hành vi đó cũng được xem là phạm tội giết người. Người

có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi do pháp luật quy định là chủ thể của tội phạm. Lỗi được xác định là lỗi cố ý trực tiếp, cố ý gián tiếp, mong muốn cho hậu quả chết người xảy ra.

Như vậy, một người phải chịu trách nhiệm hình sự là người có đủ khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi và đủ 14 tuổi trở lên có hành vi cố ý (trực tiếp, gián tiếp) gây ra cái chết cho người khác một cách trái pháp luật.

Có thể thấy, bản chất hoạt động THQCT các vụ án hình sự đó là thực hiện quyền năng của Viện kiểm sát trong quá trình giải quyết vụ án, thực hiện vai trò buộc tội, phê chuẩn, không phê chuẩn, yêu cầu thu thập chứng cứ, tài liệu liên quan vụ án nhằm xử lý người phạm tội một cách khách quan, đúng tội đã phạm.

Hoạt động THQCT với tính chất là một chức năng cơ bản của VKS theo đó hoạt động này vai trò đảm bảo mọi hành vi vi phạm và tội phạm phải được phát hiện và xử lý chính xác kịp thời, đảm bảo tội phạm phải được đưa điều tra, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội.

Thực hành quyền công tố là một quyền năng với các nhiệm vụ quan trọng trong số các quyền hạn mà ngành kiểm sát được giao.

Đối tượng của thực hành quyền công tố là tội phạm và người phạm tội.

Phạm vi của hoạt động thực hành quyền công tố được xác định bắt đầu từ khi có khi có nguồn tin báo về tội phạm, có người phạm tội cho tới khi vụ án được đưa ra xét xử. Việc xác định phạm vi của thực hành quyền công tố để có căn cứ pháp lý, cơ sở pháp luật rò ràng, cụ thể và nhìn nhận vai trò quan trọng của chức năng thực hành quyền công tố đối với ngành kiểm sát.

Từ những phân tích trên cho thấy, THQCT đối với tội giết người đó là hoạt động của VKS trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội đối với người có hành vi cố ý gây ra cái chết cho người khác một cách trái pháp luật,

do người có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 14 tuổi trở lên thực hiện, được thực hiện từ khi cơ quan có thẩm quyền điều tra giải quyết nguồn tin về tội phạm và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án.

1.2. Đặc điểm của thực hành quyền công tố đối với tội giết người

1.2.1 Những đặc điểm chung, cơ bản của thực hành quyền công tố đối với tội giết người được quy định tại Điều 123 BLHS:

Thực hành quyền công tố các vụ án giết người chỉ do VKS tiến hành. VKSND các cấp được pháp luật quy định các quyền đồng thời cũng chính là trách nhiệm phải kiểm sát tất cả các lệnh, quyết định của CQĐT và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra liên quan đến vụ án, bị can, trong đó có một số lệnh, quyết định bắt buộc phải có sự phê chuẩn trước của VKSND mới có giá trị pháp lý như: quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam, lệnh bắt tạm giam...

Thực hành quyền công tố các vụ án giết người của VKSND được tiến hành theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định chặt chẽ nhằm cá biệt hóa các quy phạm pháp luật hình sự, TTHS vào các trường hợp cụ thể; Mục đích của THQCT là nhằm truy cứu TNHS đối với người phạm tội, buộc họ phải gánh chịu những hậu quả bất lợi do các chế tài pháp luật hình sự đặt ra.

Thực hành quyền công tố các vụ án giết người của VKSND được tiến hành trên cơ sở pháp lý của Bộ luật tố tụng hình sự. Khi thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, quyền và nghĩa vụ của VKS được quy định rất đầy đủ tại Hiến pháp, Luật TTHS và Luật Tổ chức VKSND. Với đặc thù riêng, tội phạm giết người là loại tội đặc biệt nghiêm trọng, người phạm tội phải đối mặt với hình phạt nặng nên sau khi gây án thường có xu hướng không nhận tội, hoặc không khai báo đầy đủ các tình tiết xảy ra vụ án, các đồng phạm khác luôn gặp khó khăn khi lấy lời khai cũng cố chứng cứ. Vì vậy, ngay từ khi xảy ra tội phạm, vai trò của Viện kiểm sát là rất quan trọng. Đảm bảo khi phê chuẩn các lệnh của Cơ quan điều tra, khởi tố, truy tố, xét xử bị can là có

căn cứ.

Hoạt động thực hành quyền công tố được thực hiện theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ do pháp luật TTHS, đó là xem xét tính có căn cứ, trình tự tố tụng, các chứng cứ, vật chứng được thu thập, lời khai của người phạm tội, người làm chứng,….để xác định có hay không có hành vi phạm tội, cơ sở để khởi tố bị can, ngoài ra còn xem xét các yếu tố khác có liên quan đến đồng phạm, nhân thân người phạm tội, động cơ, mục đích phạm tội.

Ví dụ: Khi có hành vi phạm tội xảy ra, CQĐT và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khởi tố vụ án hình sự, Viện kiểm sát với chức năng thực hành quyền công tố sẽ tham gia ngay từ khi Cơ quan điều tra tiếp nhận có tin báo tội phạm xảy ra, cụ thể là vụ án giết người vừa xảy ra trên địa bàn. KSV nhanh chóng cùng điều tra viên và các cơ quan có liên quan khác tổ chức khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, tiếp cận những người có liên quan. Chủ động xác định người phạm tội và truy bắt ngay đối tượng để điều tra. Các hoạt động này khi được tiến hành cũng phải đảm bảo đúng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Việc tham gia ngay từ khi mới nhận nguồn tin báo tội phạm sẽ rất thuận lợi để điều tra viên, kiểm sát viên đánh giá chứng cứ, xem xét việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can và áp dụng biện pháp ngăn chặn phù hợp.

Đối với hoạt động lấy lời khai, thu thập chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ án của CQĐT được VKS (KSV) phối hợp chặt chẽ với điều tra viên, yêu cầu điều tra viên thực hiện các bước như: giám định, thực nghiệm điều tra, nhận dạng, đối chất để cũng cố chứng cứ, tạo cơ sở vững chắc cho VKS xem xét phê chuẩn các quyết định của CQĐT và cũng là tiền đề để VKS truy tố, buộc tội người phạm tội ra Tòa bằng cáo trạng. Thực hiện tốt các bước này cũng làm biện pháp tối ưu nhằm hạn chế việc khởi tố oan sai, bỏ lọt tội phạm.

1.2.2 Đối tượng của thực hành quyền công tố đối với tội giết người

Để thực hiện mục đích truy cứu TNHS và buộc tội những người có

Xem tất cả 82 trang.

Ngày đăng: 24/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí