VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
----------
PHÙNG ĐỨC NAM
THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ ĐỐI VỚI TỘI GIẾT NGƯỜI TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAI
Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số : 8.38.01.04
Có thể bạn quan tâm!
- Thực hành quyền công tố đối với tội giết người từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 2
- Phạm Vi Thực Hành Quyền Công Tố Đối Với Tội Giết Người
- Hoạt Động Thực Hành Quyền Công Tố Trong Giai Đoạn Xét Xử
Xem toàn bộ 82 trang tài liệu này.
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGUYỄN THANH DƯƠNG
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rò ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả luận văn
Phùng Đức Nam
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT THỰC
HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ ĐỐI VỚI TỘI GIẾT NGƯỜI 7
1.1. Khái niệm thực hành quyền công tố đối với tội giết người 7
1.2. Đặc điểm của thực hành quyền công tố đối với tội giết người 10
1.3 Mối quan hệ giữa thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong quá trình giải quyết vụ án giết người 13
1.4 Quy định của pháp luật về THQCT đối với tội giết người 12
Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ ĐỐI VỚI TỘI GIẾT NGƯỜI CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI 25
2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động THQCT các vụ án giết người
của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai 25
2.2 Thực tiễn THQCT đối với các vụ án giết người của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai 27
Chương 3: YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP VỀ THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ ĐỐI VỚI TỘI GIẾT NGƯỜI CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI 44
3.1 Yêu cầu bảo đảm áp dụng pháp luật về THQCT đối với tội giết 44
3.2. Các giải pháp bảo đảm áp dụng pháp luật trong THQCT đối với tội giết người của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới 46
KẾT LUẬN 60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLHS : Bộ luật Hình sự BLTTHS : Bộ luật Tố tụng hình sự CQĐT : Cơ quan điều tra
ĐTV : Điều tra viên
KSV : Kiểm sát viên
TAND : Toà án nhân dân THQCT : Thực hành quyền công tố TTHS : Tố tụng hình sự
VKS : Viện kiểm sát
VKSND : Viện Kiểm sát nhân dân KTVA : Khởi tố vụ án
KTBC : Khởi tố bị can
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tổng số vụ án, bị can thụ lý án HS (Toàn tỉnh)
Bảng 2.2: Tình hình đội ngũ kiểm sát viên Viện KSND tỉnh Đồng Nai Bảng 2.3: Tình hình đội ngũ kiểm sát viên phòng Thực hành quyền
công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm án tham nhũng, kinh tế, chức vụ và trật tự xã hội (Phòng 2) - Viện KSND tỉnh Đồng Nai.
Bảng 2.4: Tình hình VKS phê chuẩn quyết định tố tụng về tội giết người.
Bảng 2.5: : Tình hình VKS yêu cầu CQĐT khởi tố bị can trong vụ án về tội gây rối trật tự công cộng, che giấu tội phạm.
Bảng 2.6: VKS yêu cầu CQĐT thay đổi tội danh từ tội Cố ý gây thương tích sang tội Giết người
Bảng 2.7: Cơ cấu tội giết người theo địa điểm phạm tội
Bảng 2.8: Cơ cấu tội giết người theo hình thức thực hiện tội phạm Bảng 2.9: Cơ cấu tội giết người theo động cơ phạm tội
Bảng 2.10: Cơ cấu tội giết người theo theo giới tính, độ tuổi của bị can Bảng 2.11: Cơ cấu tội giết người theo đặc điểm “phạm tội lần đầu”, “tái
phạm nguy hiểm”
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, đất nước ta đã đạt được rất nhiều thành tựu quan trọng trên nhiều mặt về kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao, đất nước ta ngày càng vững bước đi trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), hội nhập kinh tế quốc tế, hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội… Thực tế những năm qua cho thấy, mặc dù Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và tăng cường lãnh đạo đối với các cơ quan tư pháp, kiên quyết đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm nói chung và tội phạm xâm phạm về tính mạng, sức khỏe của con người đặc biệt là tội "Giết người" nói riêng, qua đó góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội (TTATXH), bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo vệ pháp chế XHCN. Tuy nhiên, tình hình vi phạm, tội phạm vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp, tính chất, thủ đoạn ngày càng tinh vi, vì vậy Viện kiểm sát nhân dân có chức năng thực hành quyền công tố (THQCT) và kiểm sát hoạt động tư pháp để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được thi hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Để thực hiện chức năng trên, một trong những công tác quan trọng nhất của VKSND là THQCT, cũng như việc áp dụng pháp luật trong đấu tranh, phòng, chống tội phạm nói chung luôn là vấn đề cần thiết đặt ra trong tiến trình cải cách tư pháp của nước ta.
Đối với địa bàn tỉnh Đồng Nai thời gian qua, tội giết người luôn ở mức cao về số vụ, tính chất, phương thức hoạt động rất đa dạng, phức tạp với những thủ đoạn mới tinh vi, xảo quyệt, có trường hợp manh động, liều lĩnh,
một số vụ án đã vượt ngoài dự đoán của cơ quan chức năng, gây khó khăn cho các cơ quan trong công tác đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này và tội giết người còn gây ra những hậu quả lớn không những đối với nạn nhân mà còn cho xã hội, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
Với đặc thù của hành vi giết người cũng như do quy định của pháp luật về khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với tội phạm này thường có khung hình phạt rất nặng, việc thu thập chứng cứ để chứng minh hành vi phạm tội rất phức tạp. Các cơ quan tố tụng còn một số hạn chế, khó khăn khi giải quyết vụ án, sự thống nhất đánh giá hành vi phạm tội giết người có lúc còn chưa chính xác. Việc nghiên cứu, phân tích hạn chế, khó khăn, vướng mắc gặp phải là rất cần thiết nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả trong công tác thực hành quyền công tố.
Đó là lý do người viết chọn đề tài: “Thực hành quyền công tố đối với tội giết người theo pháp luật tố tụng hình sự từ thực tiễn Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai” làm luận văn Thạc sĩ Luật học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chức năng THQCT của VKSND đối với các loại tội phạm nói chung, tội giết người nói riêng là vấn đề được quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau, thể hiện qua một số công trình sau đây: Qua tìm hiểu, tác giả nhận thấy các công trình tiêu biểu sau đây: Sách chuyên khảo: THQCT và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra do tác giả Lê Hữu Thể làm chủ biên [17]; Hay dưới góc độ giáo trình của một số cơ sở đào đạo luật có: "Luật hình sự Việt Nam" của GS.TS Vò Khánh Vinh [29].
Một số bài viết, công trình nghiên cứu của các tác giả, nhà khoa học có liên quan được đăng trên các báo, tạp chí chuyên ngành và các Website trên mạng Internet.
Bài viết nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hải Phong với các vấn đề về tăng cường trách nhiệm công tố theo yêu cầu cải cách tư pháp (11).
Luận án tiến sĩ luật học của tác giả Lê Thị Tuyết Hoa nghiên cứu về quyền công tố [6].
Luận án tiến sĩ luật học của tác giả Tôn Thiện Phương nghiên cứu các vấn đề về THQCT từ thực tiễn tỉnh Nghệ An [12].
Ngoài ra, tác giả còn nghiên cứu, thảm khảo các luận văn thạc sỹ khác như: THQCT trong giai đoạn điều tra VAHS từ thực tiễn tỉnh Khánh Hòa của tác giả Huỳnh Khởi [9]; THQCT trong giai đoạn điều tra VAHS từ tiễn tỉnh Long An của tác giả Lê Thanh Cường [2]. Các bài viết liên quan đến luận văn như: “Kinh nghiệm THQCT, KSĐT các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản” của tác giả Lê Thị Thùy Hương, Nguyễn Thu Quý (Tạp chí kiểm sát 2021. Số 13); “Kết quả và bài học kinh nghiệm trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra của VKS quân sự của tác giả Nguyễn Trọng Nghĩa (Tạp chí kiểm sát 2021, số 09).
Những công trình nghiên cứu này đề cập đến cơ sở lý luận của quyền công tố, thực hành quyền công tố, phạm vi nghiên cứu, mục đích nghiên cứu, các giải pháp đề ra để khắc phục hạn chế trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của Viện kiểm sát về công tác THQCT nói chung và đối với tội giết người nói riêng. Việc tiếp tục nghiên cứu loại tội này xảy ra trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong khoảng thời gian gần đây và tìm ra giải pháp phòng ngừa cho những năm tiếp theo là hết sức cần thiết.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích lý luận về áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra về tội giết người, đánh giá thực trạng THQCT các vụ án giết người của Viện KSND tỉnh Đồng Nai, tìm ra nguyên nhân của những kết quả và tồn tại, từ đó luận văn đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, tăng cường năng lực hoạt động, hiệu quả cho VKS trong đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội giết người nói riêng trong thời gian tới.