Thực hành Nhận thức Đông dược - Trường trung cấp Tây Sài Gòn Dùng đào tạo Y sỹ Y học cổ truyền - 5

không mùi, vị hơi đắng.

Thành phần hoá học: saponin, flavonoid, coumarin.

Tính vị - Qui kinh: vị ngọt, nhạt, tính mát. Qui kinh tâm, can.

Công năng: thanh tâm, an thần, thanh can nhiệt.

Công dụng: chữa suy nhuộc thần kinh, mất ngủ, ngủ hay mơ mộng. Tiêu viêm, lợi tiểu.

Cách dùng: ngày 4 – 8 gam sắc uống hay nấu cao.


VIỄN CHÍ Bộ phận dùng Rễ đã bỏ lõi gỗ phơi hoặc sấy khô của một số 1

VIỄN CHÍ

Bộ phận dùng: Rễ đã bỏ lõi gỗ, phơi hoặc sấy khô của một số loài Polygala, thường dùng rễ cây Viễn chí lá nhỏ (Polygala tenuifolia Willd.), hoặc cây Viễn chí Siberi (Polygala siberica L.), họ Viễn chí (Polygalaceae),

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 68 trang tài liệu này.

Đặc điểm: vỏ rễ hình ống, máng hoặc từng mảnh, thường cong queo dài 5 – 15 cm, đường kính 0,2 - 0,6 cm, đầu trên đôi khi còn gốc thân. Mặt ngoài màu xám nâu nhạt hay xám tro, có

nếp nhăn và đường nứt ngang, có nếp nhăn dọc nhỏ và vết rễ con như nốt sần. Mặt cắt ngang có lớp vỏ nâu nhạt, ruột rỗng. Những rễ còn lõi gỗ khi cắt ngang thấy phần gỗ trắng xám và có chỗ rách. Lớp vỏ dễ tách khỏi gỗ. Thể chất nhẹ, xốp, mùi thơm đặc biệt, vị đắng hơi cay, kích ứng khi nhấm.

Thành phần hóa học: Viễn chí có sapogenin là presenegin, một monosid của presenegin là prosenegin (tenuifolin), một đường là polygalitol, chất kiềm hữu cơ là tenuidin. Còn có tinh dầu.

Tính vị - Qui kinh: vị đắng cay, tính ôn. Qui kinh tâm, thận

Công năng: an thần, ích trí, tiêu đờm, giải uất.

Công dụng: chữa lo sơ, mất ngủ, hay quên, giảm trí nhớ, di mộng tinh, ho nhiều đờm, mụn nhọt.

Thảo

PHỤC THẦN

Cách dùng: 4 – 10 gam/ngày sắc uống (chế với nước sắc cam thảo)

Bộ phận dung: Là thể quả đã phơi hay sấy khô của nấm Phục linh (Poria cocos (Schw.) Wolf.), họ Nấm lỗ (Polyporaceae) kí sinh trên rễ một số loài thông. Dược liệu có nhiều hình dạng khác nhau: hình cầu, hình thoi, hình cầu dẹt hay khối không đều với độ to, nhỏ không đồng nhất. Mặt ngoài màu nâu đen xù xì, nhăn nheo, có khi thành bướu, cắt ngang thấy bề mặt lổn nhổn màu trắng là bạch phục linh hoặc màu hồng là xích phục linh, còn phục thần là những “củ” phục linh ở giữa có lõi gỗ rễ thông.

Thành phần hóa học: Phục linh có đường pachymose, glucose, fructose, chất khoáng.

Tính vị - Qui kinh: vị ngọt nhạt, tính bình> Qui kinh tâm, phế, thận, tỳ, vị

Công năng: dưỡng tâm, kiện tỳ, lợi thủy.

Công dụng: chữa suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, an thần, đau đầu chóng mặt, di mộng tinh.

Cách dùng: 4 – 12 gam/ngày sắc uống.


CÂU ĐẰNG Bộ phận dùng là những đoạn thân có gai hình móc câu đã phơi khô 2

CÂU ĐẰNG

Bộ phận dùng: là những đoạn thân có gai hình móc câu đã phơi khô của cây Câu đằng có tên khoa học là: Uncaria rhynchophylla (Miq.) Jack., họ Cà phê (Rubiaceae).

Đặc điểm: những đoạn thân dài 2 – 5 cm, có đoạn 1 móc, có đoạn 2 móc, thân vuông. Móc câu cứng, cong xuống, quặp vào, mặt ngoài

nhẵn, màu nâu sẫm, không mùi, vị đắng. Loại thân nhỏ, có 2 móc câu, thể chất chắc, màu đỏ tía, láng bóng là tốt.

Thành phần hoá học: alcaloid là rhynchophylin và isorhynchophylin

Tính vị - Qui kinh: vị ngọt, tính hàn. Qui kinh can, tâm bào lạc.

Công năng: trị can phong nội động, bình can, tiềm dương.

Công dụng: chữa kinh phong, co giật, chóng mặt, đau đầu, hoa mắt, mất ngủ, cao huyết áp.

HẬU PHÁC

Bộ phận dùng: dùng vỏ thân của cây Hậu phác (Magnolia officinalis Rehd. Et Wils.), họ Mộc lan (Magnoliaceae).

Thành phần hóa học: magnolol, tinh dầu,

Cách dùng: 12 – 30 gam/ngày sắc uống.

Tính vị - Qui kinh: vị đắng, tính ấm. Qui kinh tỳ, vị, đại trường. Công năng: ôn trung, táo thấp.

Công dụng: chữa đầy bụng, chướng bụng, tức ngực, khó thở, táo bón, đau dạ dày do tỳ vị hư hàn, nôn mửa, trừ đờm.

Cách dung: 4 – 8 gam/ ngày, tẩm nước gừng.


HƯƠNG PHỤ Bộ phận dùng là thân rễ phơi khô của cây Hương phụ cây Cỏ gấu 3

HƯƠNG PHỤ

Bộ phận dùng: là thân rễ phơi khô của cây Hương phụ (cây Cỏ gấu) có tên khoa học là: Cyperus rotundus L., họ Cói (Cyperaceae).

Đặc điểm: thân rễ hình thoi dài 1 – 4 cm, đường kính 0,5 – 1 cm. Mặt ngoài màu nâu sẫm đến nâu đen, có nhiều nếp nhăn dọc và đốt ngang, các đốt cách nhau 0,1 - 0,5 cm. Trên các đốt có lông cứng màu nâu hay đen và vết tích rễ con. Vết bẻ có sợi và bóng nhoáng.

Mặt cắt ngang thấy rõ vỏ màu hồng nhạt, trụ giữa màu nâu sẫm. Mùi thơm, vị hơi đắng cay. Hương phụ biển có kích thước to 3 - 4 lần Hương phụ đồng.

Thành phần hoá học: alcaloid, flavonoid, tinh dầu.

Tính vị - Qui kinh : vị cay đắng, tính ấm. Qui kinh tâm, can. Công năng : hành khí, giải uất, điều kinh.

Công dụng : chữa đau dạ dáy, ăn không tiêu, tình chí uất ức, kinh nguyệt không đều, thống kinh, rong huyết, cảm mạo do lạnh.

Cách dùng 4 – 8 gam ngày TRẦN BÌ Bộ phận dùng là vỏ quả chín phơi hoặc sấy 4

Cách dùng : 4 – 8 gam/ ngày.


TRẦN BÌ

Bộ phận dùng: là vỏ quả chín phơi hoặc sấy khô và để lâu năm của cây Quít (Citrus reticulata Blanco.) Họ Cam quít (Rutacea).

Thành phần hóa học: tinh dầu, hesperidin, vitamin A,B. Tính vị - Qui kinh: vị cay đắng, tính ấm. Qui kinh tỳ, phế. Công năng: kiện tỳ, hành khí, hóa đờm.

Cách dùng: 4 – 8 gam/ ngày.

Công dụng: chữa chứng khí trệ, nôn mửa, ăn chậm tiêu, ho nhiều đờm.

MỘC HƯƠNG

Bộ phận dùng: dùng rễ của cây Vân mộc hương (Saussurea lappa Clarke.), họ Cúc (Asteraceae).

Thành phần hóa học: tinh dầu, alcaloid.

Tính vị - Qui kinh: vị cay, đắng, tính ấm, qui kinh Tỳ, Vị, Đại trường.

Công năng: hành khí điều trung, kiện tỳ hỏa vị, khai uất chỉ thống, giải độc, lợi tiểu.

Công dụng: dung khi can, tỳ, vị khí trệ, ngực bụng dầy trướng, đau bụng, tiêu chảy. Canđởm cường thịnh gây cao huyết áp.

Cách dùng: 4 – 12 gam/ ngày (Mộc hương kỵ lửa).


THĂNG MA Bộ phận dùng dược liệu là rễ của cây thăng ma có tên khoa học 5

THĂNG MA

Bộ phận dùng: dược liệu là rễ của cây thăng ma có tên khoa học:

Cimicifuga foetida L- Họ Mao Lương (Ranunculacae).

Thành phần hóa học: Isoferulic acid, Cimigenol, Cimigenyl xylosid, Dahurinol.

Tính vị - Qui kinh: vị đắng, tính hơi hàn. Qui kinh phế, tỳ, vị, đại trường.

Công năng: tuyên độc, thăng dương khí, thấu chẩn, hành ứ huyết.

Công dụng: hạ nhiệt, giảm đau, chống viêm, chống co giật, làm chậm nhịp tim hạ huyết áp, chữa các chứng sa giáng.

Cách dung: 4 – 6 gam/ ngày.


ĐÀO NHÂN Bộ phận dùng hạt đã phơi hoặc sấy khô từ quả chín của cây Đào 6

ĐÀO NHÂN

Bộ phận dùng: hạt đã phơi hoặc sấy khô từ quả chín của cây Đào (Prunus persica (L.) Batsch.), họ Hoa hồng (Rosaceae),

Thành phần hóa học: đào nhân có glycosid là amygdalin, dầu béo.

Tính vị - Qui kinh: vị khổ cam, tính bính. Qui kinhtam6, can, đại trường.

Công năng: hoạt huyết, thống kinh, trừ đàm, nhuận trường.

Công dụng: chữa kinh nguyệt bế tắc, hành kinh đau bụng, táo bón, ho. Cách dùng: 8 – 12 gam/ ngày.


HỒNG HOA Bộ phận dùng là hoa đã phơi hoặc sấy khô của cây Hồng hoa có tên 7

HỒNG HOA

Bộ phận dùng: là hoa đã phơi hoặc sấy khô của cây Hồng hoa có tên khoa học là: Carthamus tinctorius L., họ Cúc (Asteraceae).

Đặc điểm: hoa rời dài 1 – 2 cm, màu đỏ tươi hoặc vàng đỏ. Phần dưới tràng hoa liền thành ống, phần trên xẻ 5 cánh hẹp, đầu nhọn. Bên trong có 5 nhị màu vàng ánh, nhưng cánh hoa ngâm nước không mất màu đỏ.

Thành phần hoá học: flavonoid là carthamin (màu vàng), carthamon (màu đỏ). Tính vị - Qui kinh: vị cay, tính ấm. Qui kinh: tâm, can.

Công năng: trục ứ sinh tân.

Công dụng: chữa kinh nguyệt không đều, ứ huyết sau sinh, thai chết lưu, viêm dạ con, viêm buồng trứng, giải nhiệt, phát hãn.

Cách dung: 3 – 8 gam/ ngày.


ÍCH MẪU Bộ phận dùng toàn cây phơi hay sấy khô của cây Ích mẫu gọi là Ích 8

ÍCH MẪU

Bộ phận dùng: toàn cây phơi hay sấy khô của cây Ích mẫu (gọi là Ích mẫu thảo) có tên khoa học là: Leonurus heterophyllus Sweet., họ Hoa môi (Lamiaceae).

Đặc điểm: thân vuông dài không quá 40 cm (thường đã được cắt thành đoạn 3 – 5 cm) xốp. Mặt ngoài có nhiều rãnh dọc và lông mịn. Lá mọc đối chéo chữ thập, chia 3 thùy hình chân vịt, mỗi thùy

lại chia thành thùy nhỏ hơn, mặt trên màu xanh lục, mặt dưới nhạt hơn, hai mặt đều có lông. Cụm hoa mọc vòng ở kẽ lá, tràng hình môi màu nâu nhạt, thường bị rụng gần , điều kinh.

Công dụng : . Đài hình ống có 5 thùy, bọc quanh 4 quả bế. Mùi nhẹ, vị đắng.

Thành phần hoá học: alcaloid, flavonoid, tanin.

Tính vị - Qui kinh : vị cay hơi đắng, tính hàn. Qui kinh can, tâm. Công năng : hoạt huyết, điều kinh.

Công dụng : chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, giảm đau do té ngã xung huyết, thai không xuống, mụn nhọt, viêm tuyến vú.

Cách dùng : 6 – 12 gam/ngày.


NGÃI CỨU Bộ phận dùng là cành lá đã làm khô của cây Ngãi cứu có tên khoa 9

NGÃI CỨU

Bộ phận dùng: là cành lá đã làm khô của cây Ngãi cứu có tên khoa học là : Artemisia vulgaris L., họ Cúc (Asteraceae).

Đặc điểm: cành hình trụ mang lá dài khoảng 30 cm, có nếp nhăn dọc màu vàng nâu hay nâu xám. Cành non có nhiều lông tơ dài, cành già ít lông và lông ngắn hơn. Lá mọc so le có cuống hoặc không có, phiến lá thường quăn queo. Lá trên ngọn có phiến nguyên, hình mác, lá phía dưới xẻ lông chim 1 - 2 lần. Mặt trên màu nâu, màu xám

hoặc xanh đen, dưới màu trắng tro, có nhiều lông tơ. Mùi thơm đặc biệt, vị hơi cay, đắng.

Thành phần hoá học: tinh dầu (thành phần chính là cineol, α-thuyon), flavonoid.

Tính vị - Qui kinh : vị đắng thơm, tính ấm. qui kinh can, tỳ, thận.

Công năng : trừ hàn thấp, điều hòa khí huyết, điều kinh, an thai.

Công dụng : chữa kinh nguyệt không đều, bụng lạnh đau, bạch lỵ, cầm màu.

Cách dùng 12 – 20 gam ngày NGHỆ VÀNG Bộ phận dùng là thân rễ của cây Nghệ có 10

Cách dùng : 12 – 20 gam / ngày.


NGHỆ VÀNG

Bộ phận dùng: là thân rễ của cây Nghệ có tên khoa học Curcuma longa L., họ Gừng (Zingiberaceae). Thu hái khi cây sắp rụi, cắt bỏ rễ con, rửa sạch, phơi sấy khô.

Đặc điểm: hình trụ, dài 2 – 5 cm, mặt ngoài màu xám nâu, nhăn nheo, có vòng vân sát nhau (vết tích nơi lá gắn vào thân), đôi khi còn vết tích của nhánh và rễ con.

Thành phần hóa học: chất màu curcumin (0,5 – 3%), tinh dầu (1 – 3%).

Tính vị - Qui kinh : khương hoàng vị cay đắng tính ôn. Qui kinh can, tỳ. Uất kim vị cay đắng, tính mát qui kinh tâm, phế, can.

Công năng : khương hoàng phá huyết trục ứ. Uất kim hoạt huyết, chỉ thống, hành khí giải uất.

Công dụng : Khương hoàng chữa tiểu tiện ra máu, thổ huyết, ngực sườn đầy tức. Uất kim trị các chứng sườn đau, đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, các

chứng trừng hà tích tụ.

Cách dùng : 2 – 10 gam / ngày sắc hay dạng bột.

ĐAN SÂM

Bộ phận dùng: là rễ đã phơi hoặc sấy khô của cây Đan sâm có tên khoa học là: Salvia miltiorrhiza Bunge, họ Hoa môi (Lamiaceae).

Đặc điểm: rễ hình trụ tròn, đầu còn vết của thân, phía dưới có có rễ nhánh dài. Rễ dài 10-25 cm, đường kính 0,3-1,5 cm. Vỏ ngoài màu đỏ nâu hoặc đỏ gạch, ráp, có vằn nhăn dọc, xốp dễ bóc. Thể chất cứng nhưng dòn, dễ bẻ gãy, mặt vết bẻ không phẳng. Mặt cắt ngang có tầng sinh libe - gỗ mảnh, ngoằn nghèo, vùng gỗ rộng chiếm 2/3 bán kính, bó gỗ màu trắng ngà xếp thành tia. Không mùi, vị ngọt hơi đắng, nhấm vào nước bọt có màu hồng.

Thành phần hoá học: hợp chất naphtaquinon là tansinon. Tính vị - Qui kinh : vị đắng, hơi lạnh. Qui kinh can, tâm. Công năng : hoạt huyết, khứ ứ, điều kinh, thanh nhiệt.

Công dụng : chữa đau dạ dày, sốt cao vật vã, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, thai chết lưu.

Cách dùng : 4 – 8 gam / ngày.


XUYÊN KHUNG Bộ phận dùng là thân rễ đã phơi hay sấy khô của cây Xuyên khung có 11

XUYÊN KHUNG

Bộ phận dùng: là thân rễ đã phơi hay sấy khô của cây Xuyên khung có tên khoa học là: Ligusticum wallichii Franch., họ Hoa tán (Apiaceae).

Đặc điểm: thân rễ có hình khối đa dạng, gồ ghề do phân nhánh nhiều, đường kính 1 – 5 cm, có nhiều đốt, giữa các đốt có đoạn lõi ngắn. Mặt ngoài màu nâu đất, có thể còn rễ con sót lại. Thể

chất cứng chắc khó bẻ gãy. Mặt cắt ngang màu vàng ngà, rải rác có chấm nâu. Mùi thơm ngát vị hơi cay. Thân rễ to, cứng mập, mùi thơm ngát, mặt cắt nhiều dầu, màu vàng ngà là loại tốt.

Thành phần hoá học: alcaloid bay hơi, tinh dầu.

Tính vị - Qui kinh : vị cay, tính ấm. Qui kinh can, đởm, tâm bào lạc .

Công năng : hoạt huyết, hành khí, khu phong, chỉ thống.

Công dụng : chữa đau đầu, chóng mặt, bế kinh, hành kinh đau bụng, tay chân tê dại.

Cách dùng : 4 – 8 gam / ngày.


NGƯU TẤT

Bộ phận dùng là rễ đã chế biến khô của cây Hoài ngưu tất còn gọi là Ngưu 12

Bộ phận dùng: là rễ đã chế biến khô của cây Hoài ngưu tất (còn gọi là Ngưu tất bắc) có tên khoa học là: Achyranthes bidentata Blume, họ Rau giền (Amaranthaceae).

Đặc điểm: rễ hình trụ tương đối thẳng, dài 20 – 30 cm, đường kính 0,5 – 1 cm. Đầu trên mang vết gốc thân, đầu dưới thuôn nhỏ. Mặt ngoài màu vàng đất hay nâu nhạt, nhiều nếp nhăn dọc và vết tích của rễ con. Thể chất mềm dẻo, vị hơi ngọt, thoảng mùi đặc biệt. Loại to dài, màu vàng đất, nạc, mềm dẻo là tốt.

Thành phần hóa học: saponin triterpenoid.

Tính vị - Qui kinh: vị đắng chua, tính bình. Qui kinh can, thận.

Công năng: hoạt huyết, điều kinh, chỉ thống.

Công dụng chữa đái ra máu do sỏi tểu buốt bế kinh thống kinh đau khớp giải 13

Công dụng: chữa đái ra máu do sỏi, tểu buốt, bế kinh, thống kinh, đau khớp, giải độc, họng sung đau, loét miệng.


HOA HÒE

Bộ phận dùng: là nụ hoa đã phơi hay sấy khô của cây Hòe có tên khoa học là: Sophora japonica L., họ Đậu (Fabaceae).

Đặc điểm: nụ hoa dài 0,5 - 0,8 cm, rộng 0,2 - 0,3 cm. Cánh hoa màu vàng, đài hình chuông màu vàng xám, bằng 1/2 chiều dài của hoa. Phía trên đài xẻ thành 5 răng mỏng. Mùi thơm nhẹ vị đắng. Loại nụ mập màu vàng, không lẫn cành lá, lẫn ít hoặc không có hoa nở là tốt.

Thành phần hóa học: flavonoid (rutin), saponin.

Tính vị - Qui kinh: vị đắng, tính hàn. Qui kinh can, đại trường.

Công năng: thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết.

Công dụng: chữa trĩ, lỵ, đại tiện ra máu, bang huyết, huyết áp cao, đề phòng xuất huyết mao mạch, ho, viêm họng, mụn nhọt.

Cách dùng: 6 – 12 gam/ ngày sắc hay hãm.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/10/2023