Thực hành Nhận thức Đông dược - Trường trung cấp Tây Sài Gòn Dùng đào tạo Y sỹ Y học cổ truyền - 8

Công dụng: chữa thống kinh, rong kinh, sung huyết, đau dạ dày, đau dây thần kinh, tiêu viêm.

Cách dung: 6 – 12 gam/ ngày.


HÀ THỦ Ô Bộ phận dùng là rễ củ đã phơi hoặc sấy khô của cây Hà thủ ô 1

HÀ THỦ Ô

Bộ phận dùng: là rễ củ đã phơi hoặc sấy khô của cây Hà thủ ô đỏ có tên khoa học là: Polygonum multiflorum Thumb., họ Rau răm (Polygonaceae).

Đặc điểm: rễ củ đã được cắt thành phiến mỏng, màu nâu đỏ, nhiều lát cong queo, bên ngoài còn lớp bần màu nâu sẫm, bên trong nhiều lát có lõi gỗ, có nhiều sớ dọc màu nhạt, vị nhạt, chát, gần như không mùi.

Thành phần hoá học: tanin, anthraglycosid.

Tính vị - Qui kinh: vị đắng ngọt, tính ôn. Qui kinh can, thận.

Công năng: bổ huyết, cố tinh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 68 trang tài liệu này.

Công dụng: chữa di tinh, lưng gối mềm yếu, đen tóc, tê liệt nửa người do thiếu máu, mất ngủ, ăn kém, làm nhanh lành vết thương.

Cách dùng: 4 – 12 gam/ ngày.

Thực hành Nhận thức Đông dược - Trường trung cấp Tây Sài Gòn Dùng đào tạo Y sỹ Y học cổ truyền - 8


THỤC ĐỊA Bộ phận dùng là rễ củ của cây Địa hoàng có tên khoa học là 2

THỤC ĐỊA

Bộ phận dùng: là rễ củ của cây Địa hoàng có tên khoa học là: Rehmannia glutinosa (Gaertn.) Libesch., họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae) đã chế biến phơi hay sấy khô thành Sinh địa sau đó đem nấu với rượu, gùng và sa nhân, rồi tẩm phơi nhiều lần đến khi nước nấu ngấm hết vào củ (cửu chưng, cửu sái) rồi phơi hay sấy khô được Thục địa

Đặc điểm: rễ củ cong queo, dài 5 – 15 cm, đường kính 2 – 5 cm, hai

đầu nhọn, mặt ngoài màu đen bóng dính tay, có nếp nhăn dọc và ngang. Thể chất mềm dẻo, dính tay. Mặt cắt ngang màu đen hoặc đen bóng, có khi đen nhánh, sáng bóng cả củ ướt và dính. Mùi thơm đặc trưng ngọt dịu, vị hơi ngọt, hơi đắng.

Thành phần hoá học: glycosid là rehmannin; đường, acid amin.

Tính vị - Qui kinh : vị ngọt, tính ôn. Qui kinh tâm, can, thận.

Công năng : dưỡng huyết, bổ âm.

Công dụng : chữa thiếu máu, đau lưng, chân yếu, kinh nguyệt không đều, tai ù, mắt mờ, tiêu khát.

Cách dùng : 8 – 16 gam/ ngày.


NGŨ VỊ TỬ Bộ phận dùng là quả chín đã phơi hoặc sấy khô của cây Bắc ngũ 3

NGŨ VỊ TỬ

Bộ phận dùng: là quả chín đã phơi hoặc sấy khô của cây Bắc ngũ vị có tên khoa học là: Schisandra chinensis Baill., họ Ngũ vị (Schisandraceae).

Đặc điểm: quả hình cầu đa dạng, đường kính 0,5 - 0,8 cm, một số quả dính vào nhau. Vỏ ngoài màu đỏ tía hay đỏ tối,

nhăn nheo có dầu, cùi quả mềm, bên rong có 1 - 2 hạt. Hạt hình thận màu vàng, nâu, bóng cứng, đập vỡ hạt có mùi thơm, nhân màu trắng. Quả có vị chua, ngọt, mặn, cay và đắng (5 vị) do đó có tên Ngũ vị.

Thành phần hoá học: có tinh dầu thành phần là các sesquiterpen, aldehyd, ceton, các acid

Tính vị - Qui kinh: vị chua, tính ôn. Qui kinh phế, thận.

Công năng: thu liễm phế khí, chỉ khái, sáp trường, chỉ tả, liễm hãn.

Công dụng: chữa ho, miệng khô khát nước, mệt mỏi, di tinh, tả lỵ lâu ngày, mồ hôi trộm.

Cách dùng: 2 – 4 gam/ngày.


LONG NHÃN Bộ phận dùng long nhãn là lớp áo hạt của quả Nhãn hay gọi là cùi 4

LONG NHÃN

Bộ phận dùng: long nhãn là lớp áo hạt của quả Nhãn (hay gọi là cùi) lấy ở những quả chín, phơi sấy khô của cây Nhãn: Euphoria longan (Lour.) Steud., họ Bồ hòn (Sapindaceae).

Đặc điểm: long nhãn có độ dày mỏng không đều, màu vàng cánh gián hay nâu trong mờ. Long nhãn có thể chất mềm nhuận, dẻo, sờ không dính tay. Mùi thơm nhẹ, vị ngọt đậm. Độ ẩm không quá 18%.

Thành phần hóa học: long nhãn có thành phần hóa học chủ yếu là đường (glucose, saccharose), các base nitơ, acid hữu cơ, vitamin A, vitamin B, protid, lipid.

Tính vị - Qui kinh: vị ngọt, tính bình. Qui kinh tâm, tỳ. Công năng: bổ huyết, kiện tỳ, bổ thận, an thần.

Công dụng: chữa mất ngủ, kém ăn, hay quên, thiếu máu, cơ thể suy nhược, tim hồi hộp. Cách dung: 3 – 6 gam/ ngày.


CÂU KỶ TỬ Bộ phận dùng là quả chín phơi hay sấy khô của cây Câu kỷ hay 5

CÂU KỶ TỬ

Bộ phận dùng: là quả chín phơi hay sấy khô của cây Câu kỷ hay Khủ khởi có tên khoa học là: Lycium sinense Mill., họ Cà (Solanaceae).

Đặc điểm: quả hình trứng hay trái xoan, giữa phình to, dài 0,5 – 1 cm, đường kính 0,2 - 0,4 cm. Mặt ngoài màu đỏ tươi hay đỏ sẫm, thường nhăn nheo. Một đầu có vết trắng do vết cuống quả để lại, đầu

kia nhỏ hơi nhô lên hoặc một mặt lõm. Hạt màu vàng nâu, có nội nhũ, quanh mép hạt có chỗ lõm xuống, đó là rốn hạt. Thể chất mềm, vị ngọt hơi chua.

Thành phần hoá học: acid amin, carotenoid, vitamin C, protid, lipid, calci, phosphor, sắt.

Tính vị - Qui kinh: vị ngọt, tính bình. Qui kinhphe61, can, thận.

Công năng bổ can thận nhuận phế kiện cân cốt Công dụng chữa can huyết hư ho 6

Công năng: bổ can, thận, nhuận phế, kiện cân cốt. Công dụng: chữa can huyết hư, ho lao, tiểu đường. Cách dung: 4 – 16 gam/ ngày dạng sắc hay ngâm rượu.


BẠCH THƯỢC

Bộ phận dùng: là rễ đã phơi hay sấy khô của cây Thược dược có tên khoa học là: Paeonia lactiflora Pall., họ Mao lương (Ranunculaceae).

Đặc điểm: rễ hình trụ tròn, thẳng có khi cong queo, dài 10 – 20 cm,

đường kính 1 – 2 cm. Mặt ngoài màu nâu hoặc phấn trắng, đôi khi có sót lại vỏ nâu xám, có thể có nếp nhăn dọc (củ non) và nốt sần ngang. Thể chất rắn chắc, nặng, khó bẽ gãy, mặt cắt ngang màu trắng tro, phần tâm giữa có hình nang hoa xe đạp. Vị hơi chua, đắng.

Thành phần hoá học: tinh bột, flavonoid, diterpen.

Tính vị - Qui kinh: vị chua đắng, tính hơi hàn. Qui kinh can, phế, tâm, tỳ.

Công năng: trừ huyết tích, dưỡng can huyết, chỉ thống, liễm âm.

Công dụng: chữa kiết lỵ đau bụng, hòa huyết mạch, giải nhiệt, thông kinh. Sao cháy cạnh trị bang huyết.

Cách dùng: 6 – 12 gam/ ngày.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Võ Văn Chi, 2011, Từ điển cây thuốc Việt Nam, tập 1 và 2, NXB Y học.

2. Bộ môn Dược liệu, Trường Đại học Y Dược tp Hồ Chí Minh, 2009, Giáo trình thực tập Dược liệu, Tp Hồ Chí Minh.

3. Đỗ Tất Lợi, 2004, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học.

4. Trường Trung cấp Tây Sài Gòn, Giáo trình y học cổ truyền (Chuẩn tay nghề), Tp Hồ Chí Minh.

5. Dược học cổ truyền GS.TS Phạm Xuân Sinh NXB Yhọc Hà Nội 2018

62


TRƯỜNG TRUNG CẤP TÂY SÀI GÒN


GIÁO TRÌNH THỰC HÀNH NHẬN THỨC ĐÔNG DƯỢC Ds. Hồ Đông Thảo

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/10/2023