Định Nghĩa: Thuốc Hóa Đờm Dùng Trị Các Bệnh Do Đờm Trọc Gây Ra.

Thuốc thanh nhiệt giảng hòa được sử dụng khi hỏa độc xâm phạm phần khí, hoặc kinh dương minh. Thuốc có tác dụng hạ hỏa, dùng khi cơ thể sốt rất cao, khát nước, phát cuồng, mê man, nói sáng, ra nhiều mồ hôi, nước tiểu vàng đậm, sợ nóng, rêu lưỡi vàng khô.

Phần lớn các vị thuốc thanh nhiệt tả hỏa có tác dụng thanh giải lý nhiệt (thanh tâm nhiệt, trừ phiền) tiêu viêm, an thần, chỉ khát, sinh tân dịch.

Khi dùng thuốc thanh nhiệt giảng hòa, có thể phối hợp với các loại thuốc khác, như:

- Phối hợp với thuốc thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt trừ thấp để điều trị nguyên nhân.

- Phối hợp với thuốc an thần khi bệnh nhân sốt cao, phát cuồng.

- Phối hợp với thuốc bổ âm khí có dấu hiệu âm hư hỏa vượng. Có thể dùng chung với thuốc bình can tức phong khi can dương vượng.

- Phối hợp với thuốc bỗ dưỡng khí cơ thể bệnh nhân đã suy nhược (hư chứng), đồng thời giảm liều thuốc thanh nhiệt để tránh khắc phạt quá mạnh.

Nhiệt tà có thể xâm phạm vào các tạng, phủ, vị trí khác nhau, nên cần căn cứ vào tính chất qui kinh của vị thuốc mà sử dụng cho phù hợp.

Các vị thuốc trong nhóm này gồm có: Thạch cao, Chí tử, Thài lài, Rau má, Cỏ mần trầu, Cối xay, Râu mèo…

2.4. Thuốc thanh nhiệt tảo thấp:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 68 trang tài liệu này.

Là các thuốc có tác dụng thanh trừ nhiệt độc và làm khô ráo những ẩm thấp trong cơ thể Thấp trong cơ thể được hình thành trong quá trình chuyển hóa, phần nước đó được nhiệt

độc trong cơ thể nung nấu, là môi trường phát sinh của bệnh thấp nhiệt. Đây là hiện tượng thấp và nhiệt trong cơ thể kết hợp với nhau, còn gọi là thấp tả hóa nhiệt.

Thấp nhiệt thường xảy ra trong một số tạng phủ nhất định như can đờm thấp nhiệt, tỳ vị thấp nhiệt, bàng quang thấp nhiệt…, biểu hiện của chứng thấp nhiệt là sốt, miệng khô, bứt rứt, tiểu tiện khó, kiết lị, tiêu chảy, đau bụng…

Phần lớn các thuốc thanh nhiệt tảo thấp có vị rất đắng, tính hàn. Do đó, khi sử dụng cần chú ý nắm vững nguyên tắc sử dụng thuốc có tính hàn: không dùng kéo dài, liều cao, vì có thể ảnh hưởng tới chức năng ích khí của tỳ, làm giảm khả năng tiêu hóa, hấp thụ của cơ thể (gây chán ăn, khó tiêu); không dùng liều cao khi tân dịch đã hao tổn.

Có thể phối hợp với các thuốc thanh nhiệt khác (thanh nhiệt tả hỏa, thanh nhiệt lương huyết) để tăng hiệu lực điều trị. Nếu có dấu hiệu xung huyết, xuất huyết, cần phối hợp thuốc hoạt huyết. Nếu co thắt, mót rặn, tiểu rất phối hợp với thuốc hành khí.

Nhóm này gao gồm: Hoàng bá, Hoàng cầm, Hoàng liên, Long đởm thảo, Nha đàm tử, Nhân trần…

2.5. Thuốc thanh nhiệt lương huyết:

Là những thuốc được sử dụng khi nhiệt độc xâm phạm phần dính, huyết (ôn bệnh) các chứng sốt cao, mặt đỏ, mắt đỏ, lưỡi đỏ đậm, nước tiểu đỏ, mê sảng, hôn mê hoặc co giật, có

thể gây xuất huyết (ban chẩn, chảy máu cam, thổ huyết, tiện huyết, niệu huyết…). Còn dùng khi đau nhức khớp, mụn nhọt lở ngứa do nhiệt, sốt kéo dài (âm hư nội nhiệt), da khô nóng, đạo hãn, lưỡi khô, mạch tế sác.

Thuốc thanh nhiệt lương huyết thường có vị đắng hoặc ngọt, tính hàn, vừa có tác dụng hạ nhiệt, vừa có khả năng dưỡng âm sinh tân, hạn chế sự suy giảm tân dịch do sốt cao.

Để phát huy hiệu quả điều trị, tùy triệu chứng mà kết hợp thuốc thanh nhiệt lương huyêt với các nhóm thuốc khác:

- Phối hợp với thuốc bổ âm để tăng tân dịch trong các trường hợp sốt cao, mát.

- Phối hợp với thuốc thanh nhiệt giải độc trong các trường hợp có nhiễm trùng, truyền nhiễm.

- Phối hợp với thuốc khu phong tiêu viêm khi có đau nhức khớp, dị ứng.

Không nên sử dụng thuốc thanh nhiệt tảo thấp trên bệnh nhân tiêu chảy do tỳ hư, hoặc khi bệnh tả còn ở khí phận.

Một số vị thuốc thường dùng: Bạch mao căn, Huyền sâm, Đơn bì, Sinh địa, Xích thược, Cỏ mực…

II. THUỐC CHỈ KHÁI HÓA ĐÀM, BÌNH SUYỄN

1. Định nghĩa: Thuốc hóa đờm dùng trị các bệnh do đờm trọc gây ra.

Đông y quan niệm đờm là chấ dịch nhớt và dính, được tạo ra trong quá trình hoạt động của lục phủ, gũ tạng, chất dịch đó ngưng đọng lại mà thành đờm. Đờm không những ở phế mà còn xuất hiện ở các tạng phủ. Nếu đờm ở phế thì sinh đờm rãi, gây bệnh cho đường hô hấp, nếu ở tỳ vị thì đờm sẽ gây bẹnh cho tỳ vị, làm ăn uống không tiêu, tích trệ. Nếu đờm ở não sẽ gây bệnh động kinh, điên giản.

2. Phân loại:

2.1. Thuốc hóa đờm:

Thuốc hóa đờm tín vị không giống nhau, tùy theo tính chất mà chia làm 2 nhóm.

Thuốc ôn hòa đờm hàn: (Bán hạ, Bạch giới tử, Cát canh…) có vị cay, tính ấm, nóng, bản chất khô táo, dùng với chứng đờm hàn, đờm thấp do tỳ vị dương hư không vận hóa được thủy thấp, ứ lại thành đờm, chất đờm lỏng, trong, dễ khạc ra, tay chân lạnh, đại tiện lỏng. Hàn đờm ứ lại ở phế gây ho, ứ lại trong kinh lạc, cơ nhục, gây đau nhức ê ẩm.

Thuốc thanh hóa đờm nhiệt: (Thiên trúc hoàng, Trúc lịch, Thường sơn, Thiên môn..) có tính hàn, lương, dùng điều trị chứng đờm hỏa thấp nhiệt, uất kết gây ra ho, nôn ói ra đờm đặc, vàng, có mùi hôi, hoặc các chứng điên gián do đờm ngưng trệ, bệnh lao tâm ba kết, sưng tuyến giáp trạng.

2.2. Thuốc chỉ khái bình suyễn:

Các thuốc chỉ khái bình suyễn có tác dụng cắt hoặc giảm cơn ho, khó thở.

Nguyên nhân gây ho có nhiều, nhưng phần lớn đều thuộc phế, vì vậy, trị ho phải lấy phế làm chính. Ho có đờm có quan hệ mật thiết với nhau, thuốc trị ho có tác dụng trừ đờm, thuốc trừ đờm có tác dụng giảm ho. Thuốc chỉ khái có tác dụng thanh phế, nhuận phế, giáng khí nghịch ở phế, đồng thời cũng có tác dụng hóa đờm.

Thuốc chỉ khái dùng cắt cơn ho do nhiều nguyên nhân: đờm ẩm, nhiệt tà, phong tả phạm phế khiến cho khí bị trở ngại mà gây ho. Thuốc còn có tác dụng trừ hen suyễn khó thở và trừ đờm.

Do nguyên nhân gây ho có tính chất hàn nhiệt khác nhau, nên thuốc chỉ khái bình suyễn cũng được chia làm 2 loại:

Thuốc ôn phế chỉ khái có tính ôn dùng trị ho do hàn, bao gồm: Hạnh nhân, Bách bộ, Tử uyển, Khoản đông hoa… Sử dụng khi nguyên nhân gây ho là ngoại cảm phong hàn (kèm theo ngạt mũi), hoặc do nội thương (thường gặp ở người già, dương khí suy kém, ho nhiều khi trời lạnh). Dùng thuốc nhóm này khi bệnh nhân ho ra đờm lỏng, mặt hơi phù, sợ gió, rêu lưỡi trắng trơn, tự hãn.

Thuốc thanh phế chỉ khái có tính hàn lương dùng trị ho do nhiệt, bao gồm: Tang bì, La bạc tử, Bạch quả, Tiền hồ… Trị ho do nhiệt tả làm tổn thương phế khí, đờm dính, hoặc ho khan, mặt đỏ, miệng khát, có sốt, khó thở, rêu lưỡi vàng, đại tiện táo bón… hay gặp trong các bệnh viêm họng, viêm phế quản cấp, viêm phổi, hoặc các bệnh điên gián, kinh phong có đờm ngưng trệ, lao lâm ba kết, sưng tuyến giáp trạng… Theo quan niệm của Y học cổ truyền, đó là những bệnh do đờm hỏa thấp nhiệt, uất kết gây ra.

Các vị thuốc thường dùng để trị hen suyễn là Ma hoàng, Cà độc dược, Địa long…


MỘT SỐ VỊ THUỐC TIÊU BIỂU


BỒ CÔNG ANH Bộ phận dùng là lá đã làm khô của cây Bồ công anh Việt Nam có 1

BỒ CÔNG ANH


Bộ phận dùng: là lá đã làm khô của cây Bồ công anh (Việt Nam) có tên khoa học là: Lactuca indica L., họ Cúc (Asteraceae).

Đặc điểm: lá mỏng nhăn nheo, đa dạng, có lá hình mác, có lá gần như không cuống, dài 10 - 20 cm, rộng 5 – 7 cm. Mặt trên lá

màu nâu sẫm, mặt dưới màu nâu nhạt. Mép lá có khía răng cưa không đều, có phiến lá xẻ thùy, các thùy hẹp dài, thẳng góc với gân giữa. Vị đắng.

Thành phần hoá học: flavonoid, tanin, các polyphenol.


Tính vị - Qui kinh : vị đắng, ngọt, tính lạnh. Qui kinh can, tỳ, vị.

Công năng : Thanh nhiệt tiêu độc, bài nùng, lợi thấp thông lâm.

Công dụng giải độc tiêu viêm chữa tràng nhạc mụn nhọt đinh độc viêm tuyến 2

Công dụng: giải độc, tiêu viêm, chữa tràng nhạc, mụn nhọt, đinh độc, viêm tuyến vú, viêm đường tiết niệu, tỳ vị hỏa uất.

Cách dùng: ngày dùng 8 - 30 gam dạng thuốc sắc.


CAM THẢO


Bộ phận dùng: là rễ đã phơi hay sấy khô của cây Cam thảo bắc có tên khoa học là: Glycyrrhiza uralensis Fisch., họ Đậu (Fabaceae).

Đặc điểm: đoạn rễ hình trụ, dài 20 – 30 cm, đường kính 5 – 20 mm, có khi to hơn. Loại Cam thảo châu âu thường phân nhánh, hình thù cong queo đa dạng, sần sùi nhiều nếp nhăn. Bên trong vàng nhạt. Vị rất ngọt, mùi thơm đặc biệt. Vết bẻ nhiều xơ. Mặt cắt thấy rõ các tia ruột, libe-gỗ thành những tia như nan hoa bánh xe.

Thành phần hoá học: saponin triterpenoid: acid glycyrrhizic, các flavonoid là liquiritin, … Tính vị - Qui kinh: vị ngọt, tính bình (sinh cam thảo), chích thảo tính ôn. Qui vào 12 kinh Công năng: Sanh cam thảo tả hỏa dung trong các bệnh cảm. Chích cam tảo ôn trung

Công dụng: sanh Cam thảo (cam thảo sống) chữa ho mất tiếng, viêm họng, mụn nhọt, ngộ độc thuốc. Chích Cam thảo (tẩm mật sao) bổ trung khí, hòa hoãn, giải độc. Chữa tỳ vị hư nhược, suy nhược, kém ăn mất ngủ.

Cách dùng: dùng 2 – 12 gam/ ngày (không dùng chung với Đại kích, Cam toại, Nguyên hoa, Hải tảo).


CÁT CÁNH Bộ phận dùng là rễ đã cạo bỏ vỏ ngòai của cây Cát cánh có tên 3

CÁT CÁNH


Bộ phận dùng : là rễ đã cạo bỏ vỏ ngòai của cây Cát cánh có tên khoa học là: Platycodon grandiflorum (Jack.) A. DC., họ Hoa chuông (Campanulaceae).

Đặc điểm: rễ hình trụ có khi phân nhánh, dài 5 – 15 cm, đường

kính 1 – 2 cm. Phía trên còn sót lại gốc thân, phía dưới thuôn dài. Mặt ngoài màu vàng nhạt,

có nhiều rãnh dọc sâu, vân sẹo, nếp nhăn ngang dọc, vết rễ con, lỗ vỏ và đôi khi đoạn rễ con sót lại. Thể chất cứng chắc, vết bẻ thô xốp, màu vàng nhạt. Mặt cắt ngang có mô mềm vỏ màu trắng ngà. Tầng sinh gỗ thành vòng rõ, gỗ màu vàng nâu nhạt. Không mùi, vị hơi đắng.

Thành phần hóa học: saponin triterpenoid.


Tính vị - Qui kinh: vị đắng, cay, tính ôn. Qui kinh phế

Công năng: Thông phế khí, tuyên phế khử đờm, bài nùng, tán phong hàn.

Công dụng: chữa cảm mạo phong hàn, ho có đàm hôi tanh, ngạt mũi, khan tiếng, đau họng, tức ngực khó thở, vết thương ngoài da nhiễm trùng.

Cách dùng: dùng 3 - 9 gam/ ngày dạng thuốc sắc (phụ nữ có thai không dùng).


HẠNH NHÂN


Bộ phận dùng: hạt của quả Mơ có tên khoa học: Armeniaca vulgaris Lamk. Họ: Hoa hồng (Rosaceae)

Đặc điểm Thu hái vào tháng 3 4 khi quả đã chín vàng Đem rửa sạch phơi 1 2 4

Đặc điểm: Thu hái vào tháng 3-4, khi quả đã chín vàng. Đem rửa sạch, phơi 1-2 nắng cho héo. Sau đó cho vại vào sành muối như muối cà (không cho nước) trong 3 ngày 3 đêm, vớt ra phơi khô tái rồi lại muối tiếp lần hai trong một ngày một đêm nữa. Lấy ra phơi cho thật khô, ta được vị mơ muối. Mơ muối (gọi là Bạch mai hay Diêm mai) có màu trắng, trong màu đỏ. Bạch mai đã được ghi trong Dược đỉên Việt Nam

Thành phần hoá học: Trong thịt quả mơ có acid (chủ yếu là acid citric và tartric), đường, vitamin C, tanin, pectin…Nhân hạt có chứa amygdalin, dầu béo, benzaldehyd

Tính vị - Qui kinh: vị đắng, tính bình (hơi ấm, hơi độc). Qui kinh phế, đại tràng

Công năng: bình suyễn, tuyên phế, nhuận tràng, khử đờm.

Cách dùng: 4 – 12 gam/ngày. Dạng thuốc sắc.

MA HOÀNG

Công dụng: trị các chứng ho do phong hàn hay phong nhiệt, ho suyễn do phong nhiệt. Đại tiện táo bón.

Bộ phận dùng: dung toàn cây của cây ma hoàng có tên khoa học: Ephedra sinica Stapf., hoặc Ephedra equisetina Bge., Ephedra intermedia Schrenk et Mey.

Thành phần hóa học: Ma hoàng có alcaloid là ephedrin, pseudoephedrin, methylephedrin, nor-ephedrin.

Tính vị - Qui kinh: vị cay đắng, tính ấm. Qui kinh phế, bàng quang, tâm, đại trường. Công năng: giải biểu phong hàn, thông khí, bình suyễn, lợi tiểu.

Công dụng: chữa cảm gió, sốt cao kèm rét run, đau đầu, ngạt mũi, viêm khí quản, hen phế quản, phù thũng.

Cách dùng: thân 10 gam/ngày. Rễ 3 – 6 gam/ ngày.


BÁN HẠ Tên khác Củ chóc chóc chuột Bộ phận dùng thân rễ của cây Bán hạ có 5

BÁN HẠ


Tên khác : Củ chóc, chóc chuột

Bộ phận dùng: thân rễ của cây Bán hạ có tên khoa học:

Typhonium trilobatum (L.), họ Ráy (Araceae)

Thành phần hoá học: Bán hạ có alcaloid, một ít tinh dầu, chất béo, tinh bột , chất nhầy, …

Tính vị - Qui kinh: vị cay, tính ôn (có độc). Qui kinh phế, tỳ, vị.


Công năng: Táo thấp, hóa đàm, giáng nghịch, chỉ thổ, tiêu viêm, tán kết


Công dụng: chữa ho có đờm, đau họng, đau đầu do đàm thấp, tiêu viêm, nôn mửa do lạnh.


Cách dùng: 3 – 9 gam/ngày sắc uống hay hoàn tán.


HUYỀN SÂM Bộ phận dùng Rễ đã phơi hoặc sấy khô của cây Huyền sâm 6

HUYỀN SÂM


Bộ phận dùng: Rễ đã phơi hoặc sấy khô của cây Huyền sâm (Scrrophularia buergeriana Miq. et Scrophularia ningpoensis Hemsl.), họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae).

Đặc điểm: Rễ vẫn gọi là củ khô, hình trụ, chính giữa phình lớn, phía dưới thuôn nhỏ lần, ở phía trước gốc có cổ hẹp lại, phía trên có nuốm phình lớn, rễ dài từ 12-15cm, rộng chừng 21mm, 25mm, mặt ngoài biểu hiện màu nâu đất, có nếp nhăn sâu rõ ràng và các

bì khổng dài ngang màu đất sét, nếp nhăn nằm ngang tương đối ít, có khi cũng có thể thấy sẹo của nhánh rễ bị đứt ngang, chất cứng dẻo, khó bẻ gãy, mặt cắt ngang mềm màu đen


nhiều thịt, đầu ướt như keo khói đèn hoặc Thục địa, ở chính giữa hơi biểu hiện dạng xơ, phía ngoài cùng có lớp bần mỏng, phía trong có nhiều vân tỏa ra (bó libe gỗ). Bột màu đen, nhạt, vị hơi ngọt mặn.

Thành phần hóa học: Rễ có scrophularin phytosterol, tinh dầu, đường, chất béo.

Tính vị - Qui kinh: vị mặn, tính mát. Qui kinh phế, thận.

Công năng: Tư âm, giáng hỏa, trừ phiền, chỉ khát, giải độc, lợi yết hầu, nhuận táo, hoạt trường.

Công dụng: chữa sốt nóng do hư nhiệt hay thực nhiệt, các chứng họng sung đỏ đau, viêm phế quản mạn, lao hạch, thương hàn, phát ban.

Cách dùng 8 – 16 gam ngày dạng thuốc sắc KIM NGÂN HOA Bộ phận dùng là hoa sắp 7

Cách dùng: 8 – 16 gam/ ngày dạng thuốc sắc


KIM NGÂN HOA


Bộ phận dùng: là hoa sắp nở của cây Kim ngân có tên khoa học là: Lonicera japonica Thumb., họ Kim ngân (Caprifoliaceae).

Đặc điểm: chủ yếu là nụ hoa, có lẫn một số hoa đã nở. Nụ hoa hình ống hơi cong queo, dài 2 - 5 cm. Mặt ngoài màu vàng đến

nâu, phủ đầy lông ngắn. Phía dưới ống tràng có 5 lá đài nhỏ màu lục. Bóp đầu nụ sẽ thấy lộ ra 5 nhị và 1 nhuỵ. Hoa nở dài 3 – 5 cm, tràng màu vàng, hai môi cuốn ngược lại, môi trên xẻ thành 4 thùy, môi dưới nguyên. Nhị và nhuỵ thường thò ra ngoài tràng hoa. Mùi thơm nhẹ, vị hơi đắng.

Thành phần hoá học: flavonoid, carotenoid.


Tính vị - Qui kinh : vị ngọt, tính hàn. Qui kinh phế, vị, tâm.


Công năng: Thanh nhiệt, giải độc, tán phong nhiệt.

sảy, giải độc, viêm họng, lỵ, nhiễm trùng


Cách dùng: Kim ngân hoa dùng 12 – 16 gam/ ngày dạng thuốc sắc hay hãm.

Công dụng: kháng khuẩn, chống dị ứng, chữa mụn nhọt, ban sởi, lở ngứa, mày đay, rôm

HOÀNG CẦM


Bộ phận dùng: Lá rễ phơi khô của cây Hoàng cầm (Scutellaria baicalensis Georg.), họ Hoa môi (Lamitacaeae).

Thành phần hóa học: Tinh dầu, flavonoid

Tính vị - Qui kinh: Vị đắng, tính hàn, quy kinh Tâm, Phế, Can, Đờm, Đại trường.

Công năng: Tà thực nhiệt, thanh thấp nhiệt, thanh phế chỉ khái, thanh trường chỉ lỵ, lương huyết, an thai.

Công dụng: chữa lỵ, tiêu chảy nhiễm trùng, sốt cao, sốt rét, viêm phổi, mụn nhọt, động thai.

Cách dùng: dùng 9 – 30 gam/ ngày sắc uống hoặc hoàn tán.


LIÊN KIỀU Bộ phận dùng quả khô của cây Liên kiều có tên khoa học Forsythia 8

LIÊN KIỀU


Bộ phận dùng: quả khô của cây Liên kiều có tên khoa học:

Forsythia suspensa Vahl. Họ Nhài (Oleaceae).


Thành phần hóa học: Trong Liên kiều có chừng 4,89 Saponin và 0,2% Alcaloid

Tính vị - Qui kinh: vị đắng, tính hàn. Qui kinh, phế, tâm, tiểu trường.

Công năng: thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, bài Cách dung: nùng.


Công dụng: chữa mụn nhọt, sốt cao vật vã, mê sảng, viêm hạch, lao hạch, đái buốt, đái gắt, viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm tuyến vú.


MẠCH MÔN


Bộ phận dùng: là rễ phơi hoặc sấy khô của cây Mạch môn có tên khoa học là: Ophiopogon japonicus (Thumb) Ker. Gawl., họ Mạch môn (Haemodoraceae).

Cách dùng: dùng 6 – 15 gam/ngày sắc uống hoặc hoàn tán.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/10/2023