Đặc điểm: rễ hình thoi, hai đầu thuôn, ở một đầu có vết rễ con dài 2 – 7 cm, đường kính 0,2
- 0,8 cm. Mặt ngoài màu vàng nâu, có nhiều nếp nhăn dọc, mặt cắt ngang có nếp bần mỏng,
Thành phần hóa học: saponin, chất nhầy, đường, …
Tính vị - Qui kinh: vị ngụt, đắng, tính hàn. Qui kinh tâm, phế, vị
Công năng: thanh tâm nhuận phế, trừ phiền nhiệt, chỉ khái huyết.
Công dụng: chữa ho, long đờm, tâm phiền, sốt cao, khát nước, ho ra máu, chảy máu cam, lợi tiểu, táo bón.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực hành Nhận thức Đông dược - Trường trung cấp Tây Sài Gòn Dùng đào tạo Y sỹ Y học cổ truyền - 1
- Thực hành Nhận thức Đông dược - Trường trung cấp Tây Sài Gòn Dùng đào tạo Y sỹ Y học cổ truyền - 2
- Định Nghĩa: Thuốc Hóa Đờm Dùng Trị Các Bệnh Do Đờm Trọc Gây Ra.
- Thực hành Nhận thức Đông dược - Trường trung cấp Tây Sài Gòn Dùng đào tạo Y sỹ Y học cổ truyền - 5
- Trình Bày Được Tên Việt Nam Của Các Vị Thuốc Lợi Thủy, Thẩm Thấp – Khử Thấp – Tả Hạ - Tiêu Đạo Và Cố Sáp
- Thực hành Nhận thức Đông dược - Trường trung cấp Tây Sài Gòn Dùng đào tạo Y sỹ Y học cổ truyền - 7
Xem toàn bộ 68 trang tài liệu này.
Cách dùng: Mạch môn dùng 6 – 12 gam/ ngày (bỏ lõi) dạng thuốc sắc (tỳ vị hư hàn, ăn không tiêu không dùng).
NHÂN TRẦN
Bộ phận dùng: toàn cây trên mặt đất của cây Nhân trần có tên khoa học là Adenosma caeruleum R. Br.,họ Hoa mõn chó (Scrophulariaceae). Thu hái khi cây đang ra hoa. Phơi trong bóng râm đến khô.
Đặc điểm: thân dài ngắn không đều, lá mọc đối, phía trên có thể mọc cách, phiến lá hình trái xoan nhọn, có răng cưa. Cụm hoa ở nách lá hoặc dạng chùm ở ngọn cành.
Thành phần hóa học: tinh dầu, saponin, flavonoid.
Tính vị - Qui kinh : vị cay, tính ôn. Qui kinh can, đởm
Công năng : Thanh thấp nhiệt (khu phong trừ thấp), hành khí chỉ thống, phát hãn, hạ đờm
Công dụng: Nhân trần có tác dụng lợi gan mật, trừ phong thấp đau xương , mụn ghẻ lở, giúp tiêu hóa, làm ra mồ hôi. Chữa viêm gan, vàng da, tiểu tiện ít, phụ nữ sau sinh kém ăn.
SA SÂM
Bộ phận dùng: Rễ đã bỏ vỏ, phơi hoặc sấy khô của cây Sa sâm bắc (Glehnia littoralis Fr. Schm.), họ Hoa tán (Apiaceae).
Cách dùng: dùng 10 – 15 g/ ngày, dạng thuốc sắc, hãm.
Đặc điểm: rễ hình trụ, đoạn giữa thường to hơn hai đầu, dài 20 – 30 cm, đường kính 0,5 - 1,5 cm. Mặt ngoài màu trắng ngà, hơi xù xì, có nếp nhăn dọc và rãnh dọc, vết rễ con lốm đốm vàng nâu. Thể chất đặc rắn, dễ bẻ gãy. Mặt cắt ngang mịn, mỡ màng, ở giữa có tâm tròn màu vàng. Hơi có mùi dầu, vị ngọt.
Thành phần hóa học: Sa sâm bắc có tinh dầu, acid triterpenic, β-sitosterol, polysaccharid, nhiều dẫn chất coumarin, dẫn chất của psoralen và scopoletin… có tác dụng giãn mạch, tăng trương lực cơ tim, trừ đàm và kháng trực khuẩn.
Tính vị - Qui kinh: vị ngọt hơi đắng, tính mát. Qui kinh phế, vị.
Công năng: dưỡng âm thanh phế, tả hoả, chỉ thấu, ích vị sinh tân.
Công dụng: Viêm phế quản mạn tính, ho, ho khan; Bệnh nhiệt bao tân dịch, gầy róc, lưỡi khô, khát nước.
Cách dùng: ngày dùng 10 – 15 gam sắc uống.
SÀI ĐẤT
Bộ phận dùng: dùng toàn cây của cây Sài đất có tên khoa học:Wedelia chinensis (Osb.) Merr. Học Cúc (Asteraceae)
Thành phần hóa học : Toàn cây có chứa wedelolacton, isoflavonoid, caroten, saponin, tanin, một ít tinh dầu và rất nhiều các muối vô cơ.
Tính vị - Qui kinh: vị đắng tính mát. Qui kinh tâm, phế, vị.
Công năng: Thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng, chỉ thống.
Công dụng: chữa viêm cơ, mụn nhọt, lở loét, viêm tuyến vú, viêm khớp cấp, nhiễm trùng.
SINH ĐỊA
Bộ phận dùng: là rễ củ đã chế biến phơi hay sấy khô của cây Địa hoàng có tên khoa học là: Rehmannia glutinosa (Gaertn.) Libesch., họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae).
Cách dùng: ngày dùng 20 – 40gam dạng thuốc sắc hay cao lỏng.
Đặc điểm: rễ củ cong queo, dài 5 – 15 cm, đường kính 2 – 5 cm, hai đầu nhọn, mặt ngoài màu xám tro hay xám nâu, có khi điểm màu đen, nếp nhăn dọc và ngang. Thể chất đặc, mềm dẻo. Mặt cắt ngang màu đen tro hoặc đen nâu, có khi đen nhánh, sáng bóng có đầu ướt và dính. Không mùi hoặc thoảng mùi thơm ngọt dịu, vị hơi ngọt, hơi đắng.
Thành phần hoá học: glycosid là rehmannin; đường, acid amin. Tính vị - Qui kinh : vị ngọt đắng, tính hàn. Qui kinh tâm, can, thận Công năng : thanh nhiệt, lương huyết, dưỡng âm sinh tân
Công dụng: chữa thiếu máu, kinh nguyệt không đều, chảy máu cam, người yếu mệt.
Cách dùng: dùng 9 – 15 gam/ ngày dạng thuốc sắc, thuốc rượu.
TRI MẪU
Bộ phận dùng: thân rễ cây Tri mẫu có tên khoa học:
Anemarrhenae asphodeloides Bge họ: Hành Liliaceae.
Thành phần hoá học Trong tri mẫu có một chất saponin gọi là asphonin. Ngoài ra còn một chất có tinh thể chưa xác định.
Tính vị - Qui kinh: vị ngọt đắng, tính hàn. Qui kinh phế, vị, thận.
Công năng: Tư thận, bổ âm, tá hỏa, nhuyễn kiên
Công dụng: chữa ho, ho khan, sốt, sốt do viêm phổi, đái đường
Cách dùng: ngày uống 6 – 12 gam
RAU SAM
Bộ phận dùng: dùng toàn cây Rau sam, tên khoa học: Portulaca oleracea L. họ Rau sam (Portulacaceae)
Thành phần hóa học: protid, glucid, muối K,P,Fe, các vitamin.
Tính vị - Qui kinh: vị chua, tính hàn. Qui kinh tâm, can, tỳ.
Công năng: thanh nhiệt táo thấp, giải độc, lương huyết, chi huyết, lợi niệu
Công dụng: chữa xích lỵ, viêm bang quang cấp, tiểu đục, mụn nhọt.
Cách dùng: 6- -12 gam/ngày
XẠ CĂN
Bộ phận dùng: thân rễ cây Xạ căn có tên khoa học: Belamcanda chinensis Lem. Họ La dơn (Iridaceae)
Thành phần hóa học: alcaloid: Belamcanidin, Iridin…
Tính vị - Qui kinh: vị đắng cay, tính hàn (có độc). Qui kinh phế, can.
Công năng: Thanh nhiệt giải độc, giáng phế khí, tán huyết, tiêu đờm, bình suyễn.
Công dụng: chữa hầu họng sung đau, ho nhiệt đờm nhiều đặc, bế kinh, đại tiện bí kết.
Cách dùng: 4 – 12 gam/ngày
DIỆP HẠ CHÂU
Bộ phận dùng: Dùng toàn thân cây Chó đẻ răng cưa (Phyllanthus urinaria L.), hoặc (Phyllanthus niruri L.) họ Thầu dầu (Euphorblaceae).
Đặc điểm: đoạn thân hoặc toàn cây màu xanh đậm hoặc nâu, thân nhẵn. Lá nhỏ, hình trứng thuôn, mọc so le rất giống lá kép
lông chim. Quả hình cầu nhỏ treo ở mặt dưới cành mang lá. Vị đắng ngọt. Thành phần hóa học: alcaloid, flavonoid, tanin, chất đắng (glycosid đắng) Tính vị - Qui kinh: vị đắng, hơi ngọt, tính mát. Qui kinh can, phế.
Công năng: Thanh nhiệt, giải độc, thông huyết mạch, trừ thấp
Công dụng: chữa sỏi thận, sỏi mật, viêm gan siêu vi B, gan nhiễm mỡ.
Cách dùng: dùng 12 – 16 gam/ ngày.
BÀI 3: NHẬN THỨC CÁC VỊ THUỐC AN THẦN – LÝ KHÍ - LÝ HUYẾT
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng:
1. Trình bày được tên Việt Nam của các vị thuốc an thần, lý khí, lý huyết.
2. Trình bày đúng bộ phận dùng của các vị thuốc an thần, lý khí, lý huyết.
3. Liệt kê được tính vị, qui kinh và các công năng, chủ trị của các vị thuốc an thần, lý khí, lý huyết.
NỘI DUNG:
I. ĐẠI CƯƠNG
1. Thuốc an thần:
Thuốc an thần là những thuốc có tác dụng dưỡng tâm, an thần, bình can, tiềm dương. Dùng trong các trường hợp âm hư, huyết hư, tỳ hư không nuôi dưỡng được tâm, nên tâm không tàng thần, hoặc âm hư không nuôi dưỡng được can âm, can dương vượng lên, khiến thần chí không ổn định.
Thuốc an thần dùng thích hợp với những bệnh tim loạn nhịp, mất ngủ, cuồng phiền, bệnh thường do chức năng thần kinh, chức năng tạng tâm mất thăng bằng. Trong khi dùng thuốc, tùy theo tình hình cụ thể mà phối hợp với các thuốc khác cho thích hợp. Ví dụ: nếu tâm hỏa cường thịnh thì phối hợp với thuốc tà hỏa, nếu đờm nhiều thì phối hợp với thuốc hóa đờm, âm hư huyết thiếu thì phối hợp thuốc bổ huyết. Các vị thuốc an thần có khuynh hướng trầm giáng, trấn nghịch nên còn gọi là thuốc trấn kinh hay thuốc trọng trấn an thần.
Tùy theo cường độ tác dụng, có thể chia thuốc an thần thành 2 loại:
- Dưỡng tâm an thần: thường là những thảo mộc có thể chất nhẹ, tác dụng dưỡng tâm, bổ can huyết, tạo giấc ngủ sinh lý, dùng cho chứng hư. Các thuốc thuộc nhóm này là Toan táo nhân, Bá tử nhân, Vông nem, Viễn chí, Lạc tiên, Liên tâm, Bình vôi…
- Trọng trấn an thần: thường là các loại khoáng vật hoặc thực vật có tỷ trọng nặng, tác dụng tiết giáng, trấn tĩnh, dùng cho chứng thực. Các vị thuốc thuộc nhóm này là Chu sa, Thần sa, Long cốt…
II. THUỐC LÝ KHÍ:
1. Định nghĩa:
Thuốc lý khí là những thuốc có tác dụng điều hòa phần khí trong cơ thể, dùng để điều trị các chứng bệnh thuộc về khí, như can khí uất kết, tỳ vị khí trệ, phế khí trưởng nghịch, sán khí, thổng khí, có biểu hiện: kinh nguyệt không đều, có kinh đau bụng, đau dạ dày, ho đờm, thoát vị, mệt mỏi, vô lực.
2. Phân loại:
2.1. Thuốc hành khí:
Thuốc hành khí là những thuốc có tác dụng thuận khí, giúp khí và huyết lưu thông, dùng trị các chứng khí trệ, khí uất, khí nghịch, bế chứng.
Tác dụng chủ yếu của thuốc hành khí là điều hòa sự vận hành của khí huyết, làm khoan khoái lồng ngực, giải uất, giảm đau, kiện vị.
Tùy theo cường độ tác dụng, có thể chia thuốc hành khí làm 3 nhóm: hành khí giải uất, phá khí giáng nghịch, thông khí khai khiếu.
2.1.1. Thuốc hành khí giải uất:
Là những thuốc dùng khi khí hành khó khăn, khiến huyết ứ gây đau đớn (vì khí hành huyết, khí tắc huyết trệ, huyết trệ gây đau).
Tác dụng chính của nhóm này là làm cho tuần hoàn khí huyết thông lợi, giảm đau, giải uất kết. Sử dụng khi tỳ vị yếu, khí trệ, gây đầy bụng, khó tiêu, ợ chua, buồn nôn, đại tiện khó; can khí, đờm khí uất kết, khiến tinh thần uất ức, hay cáu gắt, thở dài, đau tức hạ sườn; hoặc kinh nguyệt không đều, thông kinh, bế kinh…
Nhóm này bao gồm: Hương phụ, Trần bì, Hậu phác, Uất kim, Mộc hương, Sa nhân, Bạch đậu khấu…
2.1.2. Thuốc phá khí giáng nghịch:
Loại thuốc này dùng khi khí trệ với mức độ lớn hơn. Khí huyết lưu thông khó khăn, thường bị tích lại thành khối cục. Thuốc có tính chất mạnh hơn loại hành khí giải uất, đồng thời có tác dụng hạ khí giáng nghịch.
Dùng trong trường hợp phế khí không thông, gây ho suyễn khó thở, tức ngực; hoặc can khi phạm vi gây nôn nấc; đau vùng thượng vị, đầy chướng, ợ hơi, hoặc khí kết không tan lâu ngày gây đầy trướng bụng ngực, cơ cứng thành bụng, đau nóng vùng bụng.
Nhóm này bao gồm: Chí thực, Chí xác, Thanh bì, Trầm hương, Thị đế..
2.2. Thuốc bổ khí (thuốc bổ dưỡng)
III. THUỐC LÝ HUYẾT:
1. Định nghĩa: Thuốc lý huyết là các thuốc dùng trị các bệnh về huyết.
2. Phân loại:
2.1. Thuốc hành huyết:
Thuốc hành huyết có tác dụng lưu thông huyết mạch, dùng điều trị các chứng huyết ứ do sang chẩn, viêm tắc, bế kinh, làm sưng tẩy, nóng đỏ, đau nhức, các bệnh sang lỡ, mụn nhọt thời kỳ đầu. Dựa vào tính năng hành huyết ở những mức độ mạnh yếu khác nhau, có thể chia làm 2 loại:
Những dược liệu hành huyết ở mức độ yếu gọi là thuốc hoạt huyết, loại này dùng điều trị các chứng sưng đau do huyết mạch lưu thông kém. Bao gồm: Ngưu tất, Đơn đỏ, Xuyên khung, Ích mẫu, Hồng hoa…
Những vị thuốc hành huyết mạnh hơn gọi là thuốc phá huyết trực ứ, dùng điều trị các chứng ứ huyết ở mức độ nặng hơn, gây đau đớn mãnh liệt. Bao gồm: Khương hoàng, Nga truật, Tô mộc…
2.2. Thuốc chỉ huyết (thuốc cầm máu)
Thuốc chỉ huyết dùng điều trị các chứng xuất huyết phù tạng như vị xuất huyết, phế xuất huyết gây nôn ra máu, ho ra máu, trị xuất huyết.
Trong nhóm này, có loại vừa chỉ huyết vừa làm tiêu huyết ứ (Tam thất) có thể dùng để đắp, rắc vào vết thương, cầm máu bên ngoài.
Các vị thuốc chỉ huyết thường có tính hàn lương, để tăng tác dụng, trước khi sử dụng thường chế thuốc bằng cách sao tổn tính hoặc sao cháy.
Sử dụng thuốc chỉ huyết thường căn cứ vào các tạng có liên quan đến huyết (Can, Tỳ, Tâm) và căn cứ vào chứng xuất huyết cụ thể để phối hợp cho thích hợp. Có thể chia làm 4 nhóm thuốc chỉ huyết:
Lương huyết chỉ huyết (Hoa hòe, Cỏ mực, Trắc bá, Bạch mao căn, Tỳ bà diệp…) là những dược liệu có tính hàn lương, điều trị xuất huyết do nhiệt tà nhập vào huyết phận (chảy máu do sốt nhiễm khuẩn, nhiễm độc gây rối loạn thành mạch), gây xuất huyết dưới da, chảy máu cam, ho ra máu, đại tiểu tiện ra máu, khi dùng, phối hợp với các thuốc thanh nhiệt lương huyết, hoạt huyết để phát huy hiệu quả của thuốc.
Khử ứ chi huyết (Tam thất, Bạch cập, Bổ hoàng, Bách thảo sương…) điều trị các chứng chảy máu do xung huyết, ứ huyết, trật đá, bầm tím, trĩ máu, viêm tắc động mạch, chảy máu đường tiết niệu do sỏi, khái huyết, thổ huyết… phối hợp với các thuốc hoạt huyết để tăng tác dụng.
Thu liễn chi huyết (Liên ngẫu, Liên phòng, Trắc bá…) là những dược liệu có vị đắng, sáp, bình, có tác dụng liễm sáp, dùng trị các chứng âm hư nội nhiệt xuất huyết do hỏa làm tổn thương lạc, gây xuất huyết.
Nhóm bổ ích chi huyết có tác dụng đa dạng, dùng điều trị các chứng xuất huyết 2 nhóm nguyên nhân chủ yếu sau:
- Trường hợp tỳ hư không thống nhiếp huyết, biểu hiện sắc mặt vàng héo, ăn ít, tiêu chảy, lưỡi có vệt rang, dùng Ngải cứu, A giao, Ô tặc cốt… kết hợp với các thuốc kiện tỳ ích khí (Hoài sơn, Bạch truật, Phục linh).
- Trường hợp khí hư không thống nhiếp được huyết, biểu hiện sắc mặt trắng bệch, đoản hơi, mệt mỏi… thì kết hợp các thuốc bổ khí nhiếp huyết (Nhân sâm, Hoàng kỳ, Bạch truật). Nếu chảy máu nhiều, gây choáng, trụy tim mạch (thoát dương) thì phải dùng thuốc bổ khí loại mạnh (Nhân sâm…)
MỘT SỐ VỊ THUỐC TIÊU BIỂU BÁ TỬ NHÂN
2.3. Thuốc bổ huyết: (xem phần thuốc bổ dưỡng)
Bộ phận dùng: Là hạt của cây Trắc bách có tên khoa học: Biota orientalis (L) Endl.), họ Trắc bách (Cupressaceae).
Thành phần hóa học: - Hạt chứa dầu béo, saponosid.
Tính vị - Qui kinh: vị ngọt, tính bình, qui kinh Tâm, Vị.
Công năng: an thần dưỡng khí, bổ tâm tỳ, nhuận huyết bổ huyết, nhuận trường.
Công dụng: trị chứng tâm phiền hồi hộp, ra nhiều mồ hôi, mất ngủ hay chiêm bao, hay quên. Trị táo bón, trĩ, bí kết, đại tiện ra máu. Trị kinh giản, trẻ em khóc đêm.
Cách dùng: 4 – 12 gam/ngày, khi dung sao qua.
TÁO NHÂN
Bộ phận dùng: Dùng nhân hạt của cây Táo có tên khoa học:
Zizyphus mauritiana Lamk.), họ Táo ta (Rhamnaceae).
Đặc điểm: nhân hạt hình tròn hay hình trứng dẹt có 1 đầu nhọn. Một mặt gần như phẳng, mặt kia khum. Dài 0,5 - 0,8 cm, rộng 0,4 - 0,6 cm, dày 0,2 - 0,3 cm. Ở đầu nhọn có rốn hạt hơi lõm. Mặt ngoài nhẵn bóng, màu nâu đỏ hay nâu vàng, có khi lốm đốm nâu đen. Thể chất mềm dễ cắt ngang, trong màu trắng ngà có dầu. Hơi có mùi, vị ngọt, béo. Loại hạt to mập, nguyên vẹn, màu nâu đỏ, không lẫn vỏ hạt cứng là tốt.
Thành phần hóa học: saponin, betulin, vitamin C.
Tính vị - qui kinh: vị chua, tính bình, qui kinh Tâm, Can, Đờm
Công năng: dưỡng tâm an thần, bổ can đờm, liễm hãn
Công dụng: trị tâm huyết không đủ, tâm thần bất an, tim hồi hộp, chóng mặt.
Cách dùng: Ngày dùng 4 – 12 gam (sao đen)
LẠC TIÊN
Bộ phận dùng: là toàn cây Lạc tiên (Herba Passiflorae), đã bỏ gốc rễ, cắt ngắn 4 – 5 cm phơi hay sấy ở 5oC đến khô. Tên khoa học của cây Lạc tiên là: Passiflora foetida L., họ Lạc tiên (Passifloraceae).
Đặc điểm: đoạn thân dài khoảng 5 cm, hình trụ tròn, đường kính khoảng 0,2 cm, rỗng, mang tua cuốn và lá, lẫn với lá rời nhàu nát. Thân và lá có nhiều lông, lá dài khoảng 7 cm, rộng khoàng 10 cm, chia 3 thùy nhọn. Cuống lá dài 3 – 4 cm, tua cuốn mọc từ kẽ lá,