Thông tin bất đối xứng, quản trị công ty và hiệu quả hoạt động tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 2


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: So sánh đặc điểm về mô hình quản trị công ty các nước 14

Bảng 2.2: Lý thuyết người đại diện 22

Bảng 2.3: Các thước đo quản trị công ty 28

Bảng 4.1: Quy mô tài sản của mẫu 78

Bảng 4.2: Vốn điều lệ của các ngân hàng 79

Bảng 4.3: Mô tả thống kê các biến độc lập 83

Bảng 4.4: Mô tả thống kê các thang đo biến phụ thuộc 85

Bảng 4.5: Kết quả kiểm định hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc R&D đại diện cho thông tin bất đối xứng với các biến độc lập thuộc quản trị công ty 87

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

Bảng 4.6: Kết quả kiểm định hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc Leverage với các biến độc lập thuộc quản trị công ty 90

Bảng 4.7: Kết quả kiểm định hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc hiệu quả hoạt động của ngân hàng với các biến thuộc quản trị công ty 92

Thông tin bất đối xứng, quản trị công ty và hiệu quả hoạt động tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 2

Bảng 4.8: Kết quả kiểm định hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc hiệu quả hoạt động của ngân hàng với các biến đại diện cho thông

tin bất đối xứng và các biến kiểm soát 94

Bảng 4.9: Kết quả chạy hồi quy và đánh giá độ phù hợp của mô hình 1 97

Bảng 4.10: Hệ số phóng đại phương sai mô hình 1 99

Bảng 4.11: Kết quả chạy hồi quy và đánh giá độ phù hợp của mô hình 2 .. 100

Bảng 4.12: Hệ số phóng đại phương sai mô hình 2 102

Bảng 4.13: Hệ số phóng đại phương sai mô hình 3 103

Bảng 4.14: Hệ số phóng đại phương sai mô hình 3 sau khi loại biến 104

Bảng 4.15:Kết quả chạy hồi quy và đánh giá độ phù hợp của mô hình 3 ... 105 Bảng 4.16: Kết quả chạy hồi quy và đánh giá độ phù hợp của mô hình 4 .. 108 Bảng 4.17: Hệ số phóng đại phương sai mô hình 4b 110


DANH MỤC HÌNH


Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu dự kiến 4

Hình 2.1: Mô hình quản trị công ty Mỹ, Anh 10

Hình 2.2: Mô hình quản trị công ty kiểu Đức 12

Hình 2.3: Mô hình công ty kiểu Nhật Bản 13

Hình 2.4. Mô hình nghiên cứu 62

Hình 4.1: Mô hình hồi quy 112


CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU


1.1. Lý do chọn đề tài

Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về quản trị công ty cũng như mối quan hệ giữa Quản trị công ty (QTCT) với hiệu quả hoạt động của công ty hay mối quan hệ giữa QTCT với thông tin bất đối xứng. Các kết quả về các mối quan hệ này cũng hết sức khác nhau. Chẳng hạn, nghiên cứu của Hermalin và Weisbach (1998, 2003), Bhagat và Black (2002) chỉ ra rằng sự độc lập ngày càng lớn của ban giám đốc có mối quan hệ đồng biến tới kết quả hoạt động của công ty khi sự độc lập của ban giám đốc được chọn làm thước đo cho quản trị của công ty. Nhưng gần đây, Bhagat và Bolton (2008) phát hiện mối quan hệ nghịch biến giữa sự độc lập của ban giám đốc với kết quả hoạt động của công ty, trong khi quy mô của ban giám đốc cũng có mối quan hệ nghịch biến với kết quả hoạt động (Bhagat, Carey và Elson, 1999).

Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa QTCT và thông tin bất đối xứng có sự đồng thuận cao hơn. Lý thuyết cho thấy, cơ chế QTCT tại các tổ chức ngân hàng lớn bị ảnh hưởng lớn bởi thông tin bất đối xứng (Raheja, 2005 và Adams và Ferreira, 2007). Bên cạnh đó, ảnh hưởng của cơ chế quản trị dường như xuất hiện tại các lĩnh vực cụ thể và không có một cơ chế QTCT nào có thể phù hợp với mọi loại hình công ty (Coles, Daniel và Naveen, 2008). Vì vậy, việc hiểu rõ vai trò của thông tin bất đối xứng và mối quan hệ của thông tin bất đối xứng đối với cơ chế QTCT đối với từng lĩnh vực là quan trọng để có những cơ chế quản trị phù hợp với từng công ty thuộc các lĩnh vực khác nhau.

Tại Việt Nam gần đây cũng đã có nhiều hơn những nghiên cứu về mối quan hệ giữa QTCT với hiệu quả hoạt động hay QTCT với thông tin bất đối xứng. Tuy vậy, hầu như chưa có nhiều nghiên cứu đề cập đến mối quan hệ của ba nhân tố này trong cùng một nghiên cứu hoặc việc đề cập đến rất mờ nhạt và không rõ ràng.


Chính vì vậy, xuất phát từ thực tế trên, tác giả thấy cần thiết có một nghiên cứu thực nghiệm nhằm kiểm định mối quan hệ giữa ba nhân tố: thông tin bất đối xứng, quản trị công ty , hiệu quả hoạt động ngân hàng trên cùng một mô hình, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng, một lĩnh vực tài chính có nhiều tính chất đặc thù. Do vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Thông tin bất đối xứng, quản trị công ty và hiệu quả hoạt động tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án

Luận án có những mục tiêu chính như sau:

Thứ nhất, kiểm định mối quan hệ giữa quản trị công ty với thông tin bất đối xứng trong hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.

Thứ hai, kiểm định mối quan hệ giữa quản trị công ty với hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.

Thứ ba, kiểm định mối quan hệ giữa thông tin bất đối xứng và hiệu quả hoạt

động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.

Thứ tư, Trên cơ sở kiểm định các mối quan hệ, phân tích thực trạng quản trị công ty tại các NHTMCP, để xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao năng lực quạn trị, hạn chế thông tin bất đối xứng để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.

1.3. Câu hỏi nghiên cứu

Với mục tiêu nghiên cứu như đã nêu trên, trong nghiên cứu này của mình, câu hỏi nghiên cứu của tác giả như sau:

- Những yếu tố nào của quản trị công ty ảnh hưởng đến thông tin bất đối xứng trong ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.

- Những yếu tố nào của thông tin bất đối xứng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt

động của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.

- Những yếu tố nào của quản trị công ty ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.



1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là mối quan hệ giữa quản trị công ty, thông tin bất đối xứng và hiệu quả hoạt động của NHTM

Phạm vi nghiên cứu: Quản trị công ty, thông tin bất đối xứng, hiệu quả hoạt động của NHTM cổ phần niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội và TP Hồ chí Minh từ năm 2006 đến năm 2014.

1.5. Phương pháp nghiên cứu

- Quá trình nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng.

- Mẫu nghiên cứu gồm 16 ngân hàng thương mại được niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội và TP Hồ Chí Minh từ năm 2006 đến 2014.

- Các biến được chia thành 04 nhóm:

o Nhóm thứ nhất, các biến đo lường quản trị công ty gồm 08 biến.

o Nhóm thứ hai, các biến đo lường thông tin bất đối xứng gồm 02 biến.

o Nhóm thứ ba, biến đo lường hiệu quả quản trị công ty gồm 01 biến.

o Nhóm thứ tư, các biến kiểm soát gồm 03 biến.

- Phương pháp phân tích dữ liệu: dùng phần mềm SPSS, Excel…

1.6. Kết quả đạt được của luận án

- Xây dựng được một hình nghiên cứu.

- Kiểm định được mối quan hệ giữa ba nhân tố: quản trị công ty, thông tin bất

đối xứng và hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại.

- Đưa ra các kiến nghị đối với việc tăng cường hoạt động quản trị công ty và giảm thiểu thông tin bất đối xứng tại ngân hàng thương mại Việt Nam.

1.7. Bố cục luận án

Bố cục của luận án dự kiến gồm 5 chương

Chương 1: Giới thiệu chung về nghiên cứu.

Chương 2: Cơ sở lý luận về quản trị công ty, thông tin bất đối xứng và hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại


Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu.

Chương 5: Kiến nghị.

1.8. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết dự kiến

H1: có mối quan hệ giữa thông tin bất đối xứng và hiệu quả hoạt động ngân hàng. H2: có mối quan hệ giữa quản trị công ty và thông tin bất đối xứng.

H3: có mối quan hệ giữa quản trị công ty và hiệu quả hoạt động ngân hàng.



Quản trị công ty


Thông tin bất đối xứng


Hiệu quả hoạt động ngân hàng


Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu dự kiến


CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY, THÔNG TIN BẤT ĐỐI XỨNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI


2.1. Tổng quan về quản trị công ty

2.1.1. Các định nghĩa về quản trị công ty

Các nhà nghiên cứu đã có nhiều định nghĩa về quản trị công ty. Tuy vậy, các nhà nghiên cứu thường phân chia định nghĩa quản trị công ty theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Financial Times (1997) coi “quản trị công ty có thể được hiểu theo nghĩa hẹp là quan hệ của một công ty với các cổ đông, hoặc theo nghĩa rộng là quan hệ của công ty với xã hội…”.

Các nhà nghiên cứu định nghĩa quản trị công ty theo nghĩa hẹp có thể kể đến những nghiên cứu của Macey, (2008); Mathiesen (2002); Shleifer và Vishny (1997); Maw (1994). Theo Mathiesen (2002) thì “quản trị công ty thường giới hạn trong phạm vi câu hỏi về cải thiện hiệu suất tài chính”. Còn theo Shleifer và Vishny (1997) thì “quản trị công ty giải quyết vấn đề cách thức các nhà cung cấp tài chính cho công ty đảm bảo quyền lợi của mình để có thể thu về lợi tức từ các khoản đầu tư của mình”. Theo tác giả khác như Macey, (2008) thì “mục đích của QTCT để giảm những hoạt động rủi ro, trái luật của nhà quản lý và trái với kỳ vọng của nhà đầu tư”.

Các nhà nghiên cứu định nghĩa QTCT theo nghĩa rộng được đề cập trong nhiều nghiên cứu, có thể kể đến các định nghĩa của Mulbert (2010); Wells (2010); Stuart Gillian (2006); Hillary Sale (2004), Luigi Zingales (1998). Ví dụ, tác giả Mulbert (2010) coi “QTCT là quá trình ra quyết định của Hội đồng quản trị và các nhà quản lý cao cấp nhằm đạt được mục tiêu của công ty và cổ đông”. Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu này, QTCT được định nghĩa là một tập hợp các mối quan hệ giữa quản lý của một công ty, hội đồng quản trị, các cổ đông và các bên liên


quan khác. Một cơ chế QTCT được coi là phù hợp khi đảm bảo được hoạt động của HĐQT và các nhà quản lý theo đuổi mục tiêu vì lợi ích của công ty và cổ đông của mình (OECD, 2004). Stuart Gillian (2006) cho rằng “QTCT gắn liền với việc giải quyết Thuyết đại diện, đó là giải quyết mâu thuẫn giữa chủ sở hữu và nhà quản lý”. Bên cạnh đó, Stuart Gillian (2006) cho rằng “có sự tách biệt giữa đối tượng bên trong hoặc bên ngoài cung cấp vốn với các đối tượng quản lý (Internal) và sự cần thiết phải có cơ chế để đảm bảo HĐQT không thực hiện các hoạt động kinh doanh rủi ro ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp”. Một định nghĩa khác của Wells (2010) khẳng định “QTCT là cơ chế để nhằm giảm thiểu các vấn đề do việc chia tách quyền sở hữu và kiểm soát”. Nói cách khác, QTCT thực hiện chức năng kiểm tra các vấn đề liên quan đến pháp lý, kinh tế, cơ chế xã hội nhằm thúc đẩy các nhà quản lý thực thi công việc đảm bảo lợi ích của cổ đông và phát triển công ty.

Từ hai cách tiếp cận trên, ta nhận thấy tuy các nhà nghiên cứu có những cách tiếp cận khác nhau về QTCT theo nghĩa hẹp và rộng nhưng giữa hai cách tiếp cận này vẫn có những điểm tương đồng. Thứ nhất, cơ cấu của bộ máy quản lý công ty xác định sự phân chia quyền hạn và trách nhiệm giữa các thành viên khác nhau trong công ty. Cấu trúc QTCT hoàn chỉnh và hiệu quả gồm các cấu phần: chủ sở hữu, HĐQT, các Ủy ban giúp việc cho HĐQT, Ban điều hành cấp cao, cấp trung và các nhân viên tác nghiệp trực tiếp. Thứ hai, cấu trúc QTCT được coi như một yếu tố vô hình nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các cổ đông, của người gửi tiền đảm bảo tính minh bạch trong việc cung cấp các thông tin, báo cáo; tính tuân thủ các chuẩn mực kế toán, kiểm toán quốc tế; văn hóa tổ chức và những chuẩn mực đạo đức. Thứ ba, QTCT có thể coi là một trong những công cụ của quản lý nhằm giúp người chủ công ty có thể kiểm soát được các hoạt động của giám đốc điều hành, ban kiểm soát, hội đồng quản trị và một số đối tượng khác trong công ty.

2.1.2. Tầm quan trọng của quản trị công ty

Quản trị công ty được tạo ra với mục đích cuối cùng là ra các quyết định đúng đắn để vận hành công ty thông qua việc xây dựng một cơ chế phân định rõ quyền và trách nhiệm của mỗi thành phần liên quan đến công ty. Việc nhìn rõ trách nhiệm,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/12/2022