Thơ Ngũ Ngôn, Thất Ngôn Và Thơ Tám Chữ

trời ở trong” (Một lời). Bài thơ có kết cấu 3 cặp lục bát trong đó hai cặp đầu không hiệp vần. Nếu hiệp vần ở hai cặp lục bát trên có thể tính triết lý sẽ bị trôi tuột đi bởi nhạc điệu du dương. Chính sự trúc trắc vì không hiệp vần mới làm cho những triết lý nhân sinh thể hiện trong bài thơ trở nên có sức nặng.

Với những cách tân như vậy và với những khả năng biểu đạt to lớn như vậy, chắc chắn lục bát sẽ còn có sức sống lâu bền trong thơ Việt Nam đương đại.

4.1.1.2. Thơ ngũ ngôn, thất ngôn và thơ tám chữ

Thơ ngũ ngôn, thất ngôn và thơ tám chữ dù không phổ biến nhưng vẫn tồn tại như một phần không thể thiếu trong đời sống thể loại thơ đương đại. Thơ ngũ ngôn truyền thống được sử dụng nguyên vẹn, có rất ít biến thể. Theo khảo sát của chúng tôi, 22 bài thơ ngũ ngôn trong tuyển tập Thơ mười năm đầu thế kỷ XXI, chỉ có 01 bài duy nhất thuộc dạng biến thể (Người trong tôi - Nguyễn Hoa). Các nhà thơ đương đại tiếp thu gần như nguyên vẹn thể thơ này, từ số tiếng trong một câu đến cách cách hiệp vần. Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt mang vẻ đẹp trang trọng, hàm súc của thơ cổ điển “Vắt đá tìm giọt nước/ Ẩm ướt mặt nhân gian/ Vắt nước làm ngọn sóng/ Soi nỗi đời ngổn ngang” (Viết ở Yaly - Định Hải). Còn thơ ngũ ngôn trường thiên phù hợp với những bài thơ có giọng điệu chủ yếu là giọng tự sự như Hoàn Kiếm hồ - Nguyễn Việt Chiến, Mưa phía La Thành - Ngọc Bái, Thị xã còn tất cả - Nguyễn Thị Mai...

Nếu thơ ngũ ngôn rất ít biến thể thì thơ thất ngôn và thơ tám chữ hầu như lại được sử dụng dưới dạng biến thể. Theo khảo sát của chúng tôi trong tuyển tập Thơ mười năm đầu thế kỉ XXI, trong số 18 bài thơ thất ngôn có tới 12 bài là biến thể; trong số 35 bài thơ tám chữ có tới 33 bài là biến thể. Các biến thể của hai thể thơ này rất phong phú. Có khi là sự chia nhỏ các dòng thơ theo lối bậc thang:

Em lang thang


Để góp lại

nhặt nắng


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.

giữa cơn mưa

cho cầu vồng

Thơ Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI - 17

khoe sắc

Tìm bàn tay


vô tình


em lạc mất

Thấy tay người


đan kín


một bàn tay!

(Người thứ ba - Nguyễn Thị Thanh Nga)

Có khi là sự co, dãn câu thơ một cách đột ngột theo cung bậc của cảm xúc:

Đôi bờ sông đợi bến bóng đò

cát cứ trắng để mềm, nước cứ trong để vỡ người ra đi mặt hướng vào giông gió

tôi nào hay thương nhớ phía phù sa. Tôi nào hay...

Hoa giấy vỡ đỏ trời xa cách bạn gió cuốn xác hoa về phía thắm

chút vô cùng gửi lại mong manh

(Tạm biệt Sài Gòn - Bùi Sim Sim)

Các ví dụ trên cho ta thấy sự phá thể thơ thất ngôn và thơ tám chữ còn thể hiện ở việc không viết hoa ở đầu mỗi dòng thơ, ở cách ngắt nhịp tự do theo cảm xúc.

Thơ biến thể chiếm ưu thế là một tất yếu trước sự bộn bề của hiện thực và cảm xúc. Các nhà thơ dù có nặng lòng với các thể thơ truyền thống cũng thể giữ nguyên vẹn những thể thơ này. Biến thể thơ truyền thống cũng là dấu hiệu của khuynh hướng tự do hóa thơ hiện nay

4.1.2. Tự do hóa hình thức thơ

Sự phá vỡ những khuôn khổ, hình thức quen thuộc, chối bỏ những kinh nghiệm thơ truyền thống luôn chứa đựng trong đó ý thức của nhà thơ về sự nảy sinh của những trạng thái tinh thần mới mà phương pháp cũ khó nắm bắt và diễn đạt xác đáng. Theo Phan Huyền Thư, những khuôn khổ, hình thức quen thuộc ấy đã đi đến chỗ cạn kiệt khả năng biểu cảm, gây ngạc nhiên, bất ngờ trong nhận thức: “Chúng tôi ít dùng các thể thơ có sẵn như lục bát, song thất lục bát, thất ngôn bát

cú, tứ tuyệt, xon-nê… không phải các thể thơ đó không hay, không có giá trị, nhưng đôi khi nó làm cho người viết bị cảm giác tù túng, mất tự do theo đuổi những ý nghĩ, cảm xúc và trí tưởng tượng, thi ảnh của mình bằng những giai điệu buồn tẻ. Làm thế, chẳng khác nào viết lời mới cho bản nhạc có sẵn. Thành kính mà nói, chúng tôi thấy các thể thơ trên đã được các thế hệ đi trước khai thác triệt để, cùng kiệt rồi, nếu làm chắc chúng tôi cũng không thể phát tiết hơn được” (trả lời phỏng vấn tạp chí Tia sáng số 12/2002). Quả vậy, sự nương tựa vào những mô hình đã ổn định, những thể thức diễn đạt quen thuộc dễ dẫn đến sự đơn điệu. Thái độ dứt khoát phủ định lại những khuôn phép cũ của các nhà thơ hôm nay chứa đựng trong đó sự dị ứng với sự sáo rỗng, cũ mòn, núp bóng truyền thống. Hệ quả tất yếu của thái độ đó là xu hướng tự do hóa hình thức thơ.

4.1.2.1. Thơ tự do

Về khái niệm thơ tự do, có thể lấy ý kiến sau đây của nhà thơ Ngô Quân Miện: “Đó là loại thơ có cấu trúc không đều đặn, nghĩa là về cơ bản (chứ không phải hoàn toàn) không theo luật vần, không theo luật bằng trắc, không có số âm tiết đều nhau trong một câu. Còn nhịp thơ, những chỗ ngắt hơi, những tiết tấu cũng không theo một quy định có sẵn. Nhưng tất cả những cái không đều đặn ấy đều tuỳ theo cái hơi thở nóng hổi, cái sức mạnh của cảm xúc, của ý, của trí, của sức mạnh bên trong của thơ quyết định chỗ này có vần, chỗ kia không, chỗ này câu dài, chỗ kia câu ngắn, chỗ này nhịp khoan, chỗ kia nhịp gấp, chỗ này bằng, chỗ kia trắc… để cho tất cả những cái xô lệch, những cái vênh, những cái nhấp nhô, có dụng ý ấy tập trung vào thành một cấu trúc nhất quán, một nhạc điệu tâm hồn riêng tuỳ theo tâm trạng của nhà thơ” [Dẫn theo Phạm Quốc Ca, 6, tr. 191].

Thơ tự do xuất hiện từ thời Thơ mới. Trong kháng chiến chống Pháp, thơ tự do gắn với tên tuổi của Hữu Loan, Trần Mai Ninh, Nguyễn Đình Thi, Hồng Nguyên… nhưng vào những thời điểm đó thơ tự do chiếm tỉ lệ không lớn so với thơ truyền thống. Nhưng kể từ sau chiến tranh, thơ tự do ngày càng chiếm vị trí chủ đạo trong thơ (có thể thấy rò điều đó qua các bảng thống kê mà chúng tôi đã trình bày ở trên). Về bản chất, kiểu thơ này chống được nguy cơ sáo mòn về ngôn ngữ, sáo mòn về nhạc điệu, gây được ấn tượng mạnh mẽ. Thơ tự do không đồng nghĩa với tự do

cho thơ. Không phải tự do về âm luật bằng cách văn xuôi hóa thơ, cũng không phải tự do biểu đạt hiện thực hay ý niệm bằng cách ném toàn bộ cái xô bồ hỗn độn của sự sống, kể cả những điều cấm kị như sex vào thơ. Thơ tự do được hiểu đúng nghĩa là sự giải thoát mọi ràng buộc của cái cũ, trong đó có ràng buộc về ngữ âm hoặc ngữ nghĩa. Chính sự liên kết lỏng lẻo giữa các chữ, những khoảng trống giữa các câu, những kết nối mập mờ giữa phần lộ của nghĩa và phần ẩn của chữ, những nhạc điệu vượt ra ngoài ý nghĩa bài thơ, dường như có một giá trị độc lập tương đối nào đó… Có nghĩa là ngôn từ thi ca có khả năng tạo ra một hệ hình ngữ pháp âm thanh hoặc ngữ pháp ngữ nghĩa hoàn toàn mới.

Nhiều tác giả hiện nay phần lớn sáng tác thơ tự do. Trong tổng số 55 bài thơ ở hai tập Nằm nghiêng Rỗng ngực (Phan Huyền Thư), thể thơ tự do chiếm tuyệt đối 100%. Bốn tập thơ của Vi Thùy Linh (Linh, Khát, Đồng tử, Vili in love) có tới 176 bài trên tổng số 184 bài thơ được sáng tác theo thể thơ tự do, chỉ có 4 bài được sáng tác theo thể thơ 4 chữ (Như tiếng đồng dao, Đồng dao trông trăng, Nhớ Hải Phòng, Biển trời của bé), 2 bài thơ theo thể thơ 5 chữ (Anh còn em, Giao cảm), 1 bài thơ 8 chữ (Thương sông Hồng), riêng bài Giáng sinh con có ba khổ đầu là thể thơ 4 chữ và hai khổ sau là thể thơ 5 chữ. Với Mai Văn Phấn – một nhà thơ từng khẳng định tên tuổi mình với những thể thơ truyền thống, ở 74 bài của ba tập thơ (Hôm sau, Và đột nhiên gió thổi, Bầu trời không mái che), tỉ lệ sử dụng thể thơ tự do là 100%.

Thơ tự do đem đến cho người viết sự phóng khoáng trong sáng tác bởi sự chối bỏ các quy tắc bó buộc. Nhưng điều đó không có nghĩa là người làm thơ có thể ngắt, nghỉ, xuống dòng, sắp xếp từ ngữ,... tùy tiện. Tự do cho thơ phải gắn liền với dụng ý nghệ thuật của tác giả, biểu đạt những ý tưởng và cảm xúc mới. Thơ tự do hiện nay không dừng lại ở việc giải phóng cảm xúc của người viết khỏi sự bó buộc của khuôn khổ ngôn từ, vần luật. Thơ tự do của Nguyễn Quang Thiều đặc sắc ở trật tự cú pháp và những liên tưởng lạ: “Rộng mê man, sông Hồng, chảy bên kia giấc mơ/ Tôi ra sông, tóc réo vang như lửa, bất tận trên cánh đồng Châu Thổ./ Vục tay xuống lòng sông, tôi dâng lên, xòe rộng/ Phù sa nhiễu dài – Máu – chầm chậm và rên rỉ” (Chiếc bình gốm). Những câu thơ không theo trật tự cú pháp thông thường

này từng bị coi là thơ tây, thơ dịch. Sự kết hợp những hình ảnh dường như ít liên quan tạo nên những ám tượng nằm ngoài những ảnh tượng của thị giác, là sự chập chờn giữa còi thực và còi mơ. Thơ tự do còn tạo ra những câu thơ phóng khoáng, đa tầng: “Và nước đã thấm sâu/ Nước đã đẫm từng cọng non mềm của rễ/ Dâng lên đi dòng nhựa trắng/ Dâng lên đi mùa hoa trắng/ Dâng lên dâng lên bung từng chùm/ Trắng như áo lụa/ Trắng như mây trắng/ Trắng như nụ cười/ Không nói toả hương mà nói là mê hoặc/ Không nói đẹp mà nói là kỳ diệu/ Không nói ngắm nhìn mà nói là ngất ngây/ Suốt một ngày chạy đuổi/ Suốt một ngày hai tay dang rộng/ Chỉ cây tiếp cây hoa tiếp hoa đến tận chân trời/ Hoa không nói lời hoa/ Chỉ trắng như một niềm vui sướng/ Và gió và ong và bướm/ Mang hoa về muôn nơi/ Và trên hoa lộng lẫy nắng trời..” (Trong mùa tưới rẫy – Đinh Thị Như Thuý). Những câu thơ không vần điệu khiến người đọc dường như hụt hơi vì không biết ngắt nghỉ để rồi đọc xong người ta lại lật lại để biết xem đâu là một câu thơ. Nhưng trong nhịp điệu tự do đó, người đọc dường như cảm nhận được nhịp chảy của dòng nước thấm dần xuống đất, thấm vào từng rễ cây, từ đó tích tụ dòng nhựa sống, dâng trào và bung nở thành mùa hoa lộng lẫy.

Với thơ tự do, các nhà thơ có thể sắp xếp câu thơ một cách linh hoạt nhằm tạo ra những khoảng trống hàm ẩn ngữ nghĩa:

Tự nhủ/ không thể yêu ai nữa

Người đàn bà sống một mình, vừa muốn quên, vừa mong ngóng. Chị cố tránh con đường xưa…

Lại đêm… Lại đêm…

(Thiếu phụ và con đường– Vi Thùy Linh)

Trong hai câu thơ đầu nhịp thơ chia cắt, câu thơ bị kéo dài đã gợi một không gian suy nghĩ miên man của dòng cảm xúc với những chán chường, nỗi buồn thương tuyệt vọng nơi người thiếu phụ rồi đột nhiên ngắn lại, rớt dòng tạo những hụt hẫng bâng khuâng như chính những hố sâu không thể thoát ra trong lòng người thiếu phụ.

Ly Hoàng Ly tận dụng ưu thế của thơ tự do để tạo ra sự kết hợp giữa thơ và nghệ thuật thị giác:

“Người phụ nữ tự trói mình

… Rồi cười sặc sụa chảy nước mắt Rồi bỗng mếu rồi bỗng khóc

Rồi giật đùng đùng Rồi gào lên ấm ức

Rồi rú lên tuyệt vọng”

(Performance photo)

Ở đây, sự cô đơn – vốn là cảm giác trừu tượng đã được Ly Hoàng Ly thể hiện một cách cụ thể qua những cử động của hình ảnh và cảm xúc trên gương mặt người đàn bà. Đó chính là nghệ thuật phối hợp trình diễn thông qua ngôn ngữ.

Với sự phóng khoáng và linh hoạt như vậy, dễ hiểu tại sao đây là thể thơ được nhiều nhà thơ ưa dùng và đang chiếm ưu thế tuyệt đối so với các thể thơ khác trên thi đàn hiện nay.

4.1.2.2. Thơ văn xuôi

Thơ văn xuôi là loại thơ trữ tình có cấu trúc giống văn xuôi, câu nọ tiếp câu kia không xuống dòng, gần như không vần, nhịp điệu không mang đầy đủ tính chất cố định, mạch câu chảy tràn không chịu ràng buộc nào, là sự dãn ra của các hình thức thơ tự do, rất dạt dào tình ý và cảm xúc. Trên thế giới thơ văn xuôi đã trở nên quen thuộc với độc giả qua tên tuổi của Baudelaire, Valéri, Whitsman, Tagore... Ở Việt Nam thơ văn xuôi ra đời từ thời thơ Mới với các sáng tác của Hàn Mặc Tử, Phạm Văn Hạnh, Nguyễn Xuân Sanh,... và được các nhà thơ hiện đại như Chế Lan Viên, Huy Cận, Thu Bồn, Phạm Thị Ngọc Liên... tiếp tục phát huy. Trong thời gian gần đây, thơ văn xuôi ngày càng chiếm vị trí quan trọng. Thơ văn xuôi là biểu hiện của việc đi tìm một cách thể hiện mới cho hình thức thơ đương đại với hai khuynh hướng: tìm kiếm một giọng điệu vừa phức tạp, vừa gai góc, lắm lí sự, nhiều chất nghĩ; bộc lộ cảm xúc ào ạt, mãnh liệt, gấp gáp, không điềm tĩnh mà say đắm, buông thả, không muốn bị ràng buộc bởi bất kỳ một niêm luật nào để giải phóng tối đa sự dạt dào của cảm xúc với lối kiến trúc bề thế, tầng lớp của hình ảnh, từ ngữ. Ở

khuynh hướng thứ nhất, thơ văn xuôi mang vẻ đẹp của trí tuệ, thấm đẫm triết lý nhân sinh. Thơ của Dương Kiều Minh thuộc dạng này: “Những cảnh tượng lớn dựng lên chói chang, náo động sự nghiệp hùng vĩ của con người, hay trò tiêu khiển của tạo hóa?/ Những đám mây chứa đầy âm mưu xô nhau đùn lên chân trời./ Ôi, những gì lòng ta xao động, ký ức trôi xa xăm những ngôi nhà tập thể nham nhở chắp vá giữa mênh mông sông núi trập trùng. Những quán lá công trường xiêu vẹo kéo ngang qua đường chân trời, rồi mất hút vào một ngày nào đấy.” (Dưới tán cây long não). Câu thơ dài thể hiện những suy ngẫm miên man của nhà thơ về cuộc sống. Ở khuynh hướng thứ hai, thơ văn xuôi có sự rung động bởi cảm xúc được giải phóng, tràn ra trên trang giấy “Biết nói gì về hoa sữa đây em, khi hoa lãng tử rụng đầy vai áo. Lúc thơm thảo hoa tận cùng thơm thảo, lúc phù du hoa dứt áo phù du.../ Hoa sữa làm nên một nửa mùa thu. Là tinh hoa của nắng mùa xuân, gió mùa đông và mưa rào mùa hạ. Mỗi sáng thức dậy em thấy tình yêu bừng trên má, ấy chính là hương hoa sữa vừa ghé thăm đêm qua.../ Hương thơm như níu lòng người đi xa. Mười năm trời Hà Nội trong tôi có mùi hương hoa sữa. Những chùm hoa mang hình chớp lửa, những cánh hoa hắt ánh sáng đầu ruồi ...” (Hoa sữa - Lương Ngọc An). Mỗi dòng thơ văn xuôi trải dài thể hiện sự tuôn chảy một tình yêu mãnh liệt với hoa sữa và em. Dấu “...” ở cuối mỗi dòng thơ còn ngầm ý diễn tả cảm xúc của nhân vật trữ tình chưa dừng lại ở đó, nó vượt ra ngoài khả năng biểu hiện của ngôn từ.

Qua các ví dụ trên, có thể thấy thơ văn xuôi đã thoát ra ngoài qui tắc của vần luật nhưng vẫn ràng buộc bởi nhịp điệu (tiết tấu) và âm thanh (trầm bổng) của thơ, mà ta vẫn thường gọi là nhạc điệu. Nhờ vào tính chất đặc trưng đó mà phân biệt thơ văn xuôi (thơ không vần biến cách) với văn xuôi giàu “chất thơ”.

Tuy nhiên, đôi khi thơ văn xuôi bị đẩy đi xa quá khiến yếu tố thơ cuối cùng là nhạc điệu cũng không còn tồn tại:

“Hơn năm mươi năm trước, các anh treo mình bên vách núi, bàn tay bỏng rộp đục đá mở đường/ Để có một kỳ quan mấy chục cây số mang tên Mã Pí Lèng, ngạo nghễ góc trời Tổ quốc thẳm xa. Nhiều anh chị tôi phải đổi cả thời tuổi trẻ”

(Trên Mã Pí Lèng - Cao Xuân Thái)

“Những con đường tối sẫm và bóng ướt (vì luôn được phun nước lúc hai mươi hai giờ) như cái cống ngầm, nổi trên mặt đất? Không biết kết thúc ở đâu... với những người đàn ông như cá vừa mắc lưới những người đàn bà như con mèo giả bộ hiền lành”

(Mùa đông cuối cùng - Vi Thùy Linh)

Ở đây những từ vựng diễn tả xuất hiện liên tiếp, sự vật này lấn sang sự vật khác, hành động này nối với hành động kia, kéo dài, đều đều, mệt mỏi. Và người đọc nhận ra cấu trúc câu thơ giống cấu trúc câu văn. Các biện pháp nghệ thuật tu từ giảm thiểu, ngữ điệu như bị triệt tiêu, nhịp điệu văn xuôi/ nhịp điệu nói chi phối toàn bộ.

Thiết nghĩ mỗi thể loại đều có đặc trưng riêng của nó. Cũng có ý kiến cho rằng: nòng cốt thể loại tồn tại như những mô chuẩn nghệ thuật ít nhiều mang tính quy ước, chỉ có ý nghĩa tương đối và luôn có khả năng biến đổi. Nhưng chúng tôi cho rằng, trải qua hàng ngàn năm, khi nhân loại đã tư duy và hình thành nên những thể loại văn học cụ thể thì đã là xác định trong mỗi thể loại đó những hạt nhân đặc thù. Việc cách tân thơ bằng cách du nhập nhiều yếu tố của các thể loại khác nhằm đáp ứng những nhu cầu biểu đạt mới là cần thiết nhưng tới mức bỏ hết các yếu tố hạt nhân của thơ như sự cô đọng hàm súc, tính ẩn dụ và biểu tượng, nhạc điệu đến mức xóa nhòa ranh giới thơ và văn xuôi là một sự quá đà, rất dễ đưa việc làm thơ thành một công việc dễ dãi.

4.2. Hệ thống ngôn ngữ

Thơ nói riêng và văn chương nói chung là nghệ thuật ngôn từ, một nghệ thuật dùng ngôn từ để khám phá và biểu hiện. Vậy thì muốn hiểu được, cảm thụ được nghệ thuật đó phải bắt đầu từ ngôn từ. Ngôn từ sẽ làm hiện lên vẻ đẹp hình thức, tư tưởng, tâm sự mà nhà thơ muốn gửi gắm vào đứa con tinh thần do chính họ tạo tác. “Các nghệ thuật khác tuyệt đại bộ phận thường lấy chất liệu biểu đạt trong khách thể (màu sắc, đường nét, âm thanh, hình khối, các loại vật liệu được gia công…). Văn chương có cái khác, chất liệu ngôn ngữ nằm trong chủ thể (người nói) bởi vậy, việc sử dụng cái chất liệu đó có mối quan hệ rất đặc biệt với sở biểu của sản phẩm. Người sáng tác, trực tiếp thể hiện khả năng tri nhận và khả năng tái tạo

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/07/2022