Đi Vào Vùng Mờ Tâm Linh, Vô Thức, Đậm Chất Siêu Thực

Trước hết cá thể đó thể hiện ngay trong cái tôi sáng tạo của mỗi nhà thơ. Trong xu hướng đổi mới chung, các nhà thơ hiện nay đã tìm tòi cho mình một hướng đi riêng, mang đậm dấu ấn cá nhân của một cái tôi đa chiều kích, đầy kiêu hãnh và độc lập. “Rời khỏi bầy đàn” trở thành tuyên ngôn chung cho cả một thế hệ nhà thơ, xác lập một tâm thế độc mã trên hành trình sáng tạo: “Anh là con cá miệng dàn dụa trăng/ Rời bỏ bầy đàn quẫy vào biển động (Ngậm em trong miệng - Mai Văn Phấn), “Tự dắt mình men theo mùa hạ/ Tìm một lối đi thu” (Men theo mùa hạ - Phan Huyền Thư ), “Tôi đi bằng những bức họa ở EL/ rời khỏi bầy đàn/ âm thầm như cơn bão” (Bão cấp – Thanh Xuân), “Độc mã/ Quyết làm những gì mình muốn/

… Tôi là tôi” (Tôi – Vi Thùy Linh), “Tôi bứt khỏi tập thể/ Câu thơ bứt khỏi máu còn nguyên rễ” (Giác quan ánh chớp – Nguyễn Hữu Hồng Minh), “Tôi là con chim thay lông muộn và đang tập giọng bằng cặp mỏ mềm còn ứ đầy máu loãng…/ Đợi bài ca sinh ra từ những hạt cơm vương trong chân cỏ dại/ Từ quả trứng buồn vừa bóc vỏ thời gian” (Bài hát – Nguyễn Quang Thiều). Nếu cái lạc lòng của các nhà Thơ mới là do bị đẩy ra khỏi bầy đàn thì cái lạc lòng của các nhà thơ đương đại là do họ chủ động lựa chọn, chấp nhận cô đơn, thậm chí quay lưng lại tập thể để xác lập một tiếng nói riêng. Cái tôi sáng tạo của thơ đương đại gai góc, nổi loạn một cách bản lĩnh. Bởi vậy đặc trưng của thơ cách tân đương đại là không dựa vào bất kỳ chuẩn mực nào, tự vươn tới những chân trời cao rộng của sáng tạo, bứt phá khỏi mọi chuẩn mực giá trị cũ để tìm một không gian sáng tạo mới: “Qua mọi ngả đường.../ Ruổi mãi ruổi mãi theo những câu kinh/ Tới vùng sa mạc ánh nhũ mặt trời xanh” (Song mã - Vi Thùy Linh), “Thức dậy đi hỡi chú ngựa non của lồng ngực trẻ/ Thức dậy và tung bờm cất vó/ Phóng như điên/ Chỉ cơn điên mới cứu khỏi nỗi sợ hãi/ Hèn nhát/ Trước khi băng qua bờ.../ Thức dậy, dẫm chân và lắc đầu kiêu hãnh/ Trước những yên cương rực rỡ sắc màu/ Thức dậy để uống sương mai/ Đón mặt trời mỗi sớm/ Thức dậy đi ơi chú ngựa/ Đã ngủ sâu trong đáy tim nhiều năm tháng (Bài ca ngựa non – Trần Lê Sơn Ý). Quả thật, như những chú ngựa non hăng hái, nhiệt huyết, các nhà thơ trẻ đương đại đang đem lại những luồng gió mới cho thi đàn.

Hiện tượng lấy tên mình đặt cho một bài thơ, một tập thơ không còn là hiếm (Trang Thanh - Trang Thanh, Vili in love - Vi Thuỳ Linh…) như một cách khẳng định cái tôi ngay từ tiêu đề tác phẩm. Con người ngày nay có khát vọng tạo dựng một chân dung riêng biệt của mình trong thơ. Đó có thể là chân dung ngoại hình: “tôi nhìn/ tôi/ trán dô cằm nhọn má cao/ nhân trung sâu/ thọ đau kiếp nạn/ mím môi/ không sẻ cho người” (Trang Thanh - Trang Thanh). Nhưng quan trọng hơn cả vẫn là chân dung tinh thần. Cái tôi cá thể dám làm và dám chịu trách nhiệm về những việc đã làm, cho dù đối lập với tất cả: “Tôi phóng sinh tất cả khỏi lề thói/ Lao vào đêm ca hát những điều tôi thích/ Trong sự bất cần của những mặt nạ lặng câm/ Trong sự ồn ĩ của những mặt nạ phản đối” (Bay lặng im - Trang Thanh). Con người kiêu hãnh trở thành môtíp trong thơ hiện nay. Kiêu hãnh trong hành trình tìm kiếm khát vọng, lý tưởng: “Thắp lên niềm kỳ vọng bầu trời/ tôi ký thác hồn mình nơi cao xanh vời vợi/ dù có thể sau ngàn mây kia/ là thăm thẳm còi hoang lừa dối/ thì người ơi tháng năm còn lại/ trái tim tôi kiêu hãnh tổn thương” (Tâm khúc - Lê Khánh Mai). Kiêu hãnh ngay cả trong lầm lỡ, khổ đau, thất vọng: “Con tim không dễ bảo/ Kiêu hãnh trong lưu đầy” (Nước mắt ngọt - Đoàn Thị Lam Luyến). Con người không bao giờ gục ngã sau những lần đổ vỡ: “Ta lại lớn sau mỗi lần đổ vỡ” (Những mảnh vỡ - Bùi Sim Sim). Đó là một tâm thế đáng trân trọng!

Trong thơ hôm nay chúng ta còn gặp những lời tự bạch của người chơi như một cách khẳng định cá tính. Người chơi ở đây được hiểu là người có lối sống tự do, phóng khoáng, thích rong chơi không vướng bận với đời. Người chơi không phải là xa lạ đối với thơ Việt Nam. Thời trung đại, trong khuôn phép ngặt nghèo của Khổng giáo vẫn đã xuất hiện những nhà nho tài tử với triết lý hành lạc mà Nguyễn Công Trứ, Phạm Thái, Tản Đà là những tên tuổi tiêu biểu. Trong Thơ mới có những chàng thi sĩ mộng mơ “Tôi chỉ là một khách tình si/ Ham vẻ đẹp của muôn hình muôn thể” (Cây đàn muôn điệu - Thế Lữ). Người chơi vắng bóng trong thơ cách mạng vì nó lạc lòng, phi lý trong điều kiện chiến tranh. Sau 1975, khi cuộc sống trở về bình thường người chơi trở lại trong thơ. Nếu như trong thơ 1975 - 2000, chơi có thể là một thái độ phản ứng lại những phi lý của cuộc đời “Rong hồn vào còi chơi vơi/ Quên mình khổ hạnh, quên đời nhiễu nhương” (Rượu tha hương - Lương

Định), hoặc chơi là một cách khẳng định cá tính đối lập với cuộc sống khuôn mẫu, buồn tẻ “Ta chẻ đầu ta chia hết thảy mọi người/ Thế gian này những kẻ bình thiên hạ / Còn gan, đủ mật để rong chơi/ Có như Quát khắc thơ vào vách đá/ Có như Xương nhét chữ dưới mông ngồi/ Và có dám như ta đọc những lời khí phách/ Rồi rủ Hồ Xuân Hương đánh cờ tướng tay đôi” (Ngó lại tiền nhân - Bùi Chí Vinh) thì trong thơ đầu thế kỷ XXI, hình tượng con người chơi mang một vẻ đẹp mới. Con người chơi hiện nay không ở tư thế đối lập với hoàn cảnh, môi trường sống mà ở tư thế vượt lên hoàn cảnh, đạt đến độ ung dung, tự tại “Có lẽ không gì vui sướng/ Bằng đi cho hết chiều thanh/ Có lẽ không gì tự tại/ Bằng nay ta sống riêng mình” (Tự tại - Phạm Văn Đoan). Chơi đối với họ vừa để khẳng định cá tính riêng không giống ai, vừa để khám phá những vẻ đẹp muôn màu của cuộc sống “Ta/ kẻ ăn sương đường phố/ Vẻ đẹp đêm/ Trăng chếnh choáng lên men/ Nhịp điệu màu nguyên thủy mê man/ Hồn hát cùng thân xác/ Muốn rủ cả bóng ma cậy nắp ván rong chơi/ Gò phách bầu trời/ Tình tang cây cỏ bị bỏ rơi” (Dạ ca - Trương Thị Kim Dung).

3.4.2. Cái tôi bản thể

Không chỉ đi tìm mình trong quan hệ với thế giới, con người còn đào sâu vào cái tôi bản thể để phát hiện ra những mặt khác nhau của cái tôi, những cái tôi đa ngã: “Cái tôi trước đây phải nương tựa vào đoàn thể, tìm thấy sức mạnh của mình trong đoàn thể, giờ đây, ý thức được mình là một cá thể toàn vẹn, nó tự tách mình ra, soi ngắm, khám phá chính mình và thế giới” [195, tr. 61].

Với nhà thơ Cát Du, khát vọng đi tìm cái tôi bản thể lại khởi đi từ những câu hỏi mang tính bản thể luận như nhà thơ tự bạch: “Ta từ đâu tới?/ Tới để làm gì?/ Ta sẽ về đâu?” (Nàng). Và những câu hỏi trong thơ Cát Du là những vấn đề mang tính triết luận, luôn tồn tại như ám ảnh của một tâm thức hiện sinh mà nhà thơ cứ mãi đi tìm như đi tìm cái tôi bản thể của mình. Đó là một cái tôi vừa thực lại vừa ảo, vừa gần gũi lại vừa xa xôi như một thứ ảo giác, nên khi nhìn vào gương, một chiếc gương cũng được làm bằng ảo giác của mộng mị vô thường, nhà thơ đã hoài nghi chính sự hiện hữu của mình: “Em đang làm gì?/ Soi gương/ Soi gương tìm gì?/ Tìm em/ Em sao?” (Ủa, lạ nào!). Chính vì vậy, cho dẫu nhà thơ đã hóa thân thành nhiều cái tôi hiện sinh khác nhau: Có khi giống “nàng Nguyệt Nga mặc đồ cổ trang và

ngồi trên xe ngựa liếc tình với Lục Vân Tiên”. Có khi lại “thấy mình giống công chức mặc áo cổ cồn và có đeo ve/ công chức mặt nghiêm không hé môi cười”. Có khi lại “thấy mình đang gặt hái trên cánh đồng lúa/ êm ả cò bay”... Nhưng rồi, những sự hóa thân này cũng chỉ là hư ảo: “Màn nhung khép lại/ Thế em đâu rồi?/ Không biết” bởi khi “Soi gương chỉ thấy cuộc đời” mà đó chỉ là “những cuộc đời không em”...!? (Ủa! lạ nào!)

Khát vọng khám phá chính mình được Ly Hoàng Ly thể hiện một cách ẩn dụ đầy ảm ảnh trong Mở nút đêm: “Chầm chậm, mở một chiếc nút áo/ Soi vào gương chầm chậm, mở hai/ chiếc nút áo/Chầm chậm, mở ba chiếc nút áo/ Soi vào gương, chầm chậm, mở chiếc/ nút thứ tư/ Chầm chậm, mở năm chiếc nút áo/Soi vào gương chầm chậm,/ mở nút thứ sáu.../ Tìm hoài không thấy nút thứ sáu/ Soi vào gương, cố tìm nút thứ sáu,/ nút thứ bảy, thứ tám, thứ chín.../ Mở mãi, muốn mở mãi/ Mở bầu trời đêm trong lồng ngực”. Nhưng áo chỉ năm nút mà đêm là vô tận , cho nên “Mở mãi, muốn mở mãi/ Mà bầu ngực vẫn trắng, không đêm/ Mở mãi, muốn mở mãi/ Bầu ngực này căng đêm/ Soi vào gương/ Bất lực và khóc/ Trong vô vàn những giọt nước mắt/ Một giọt đêm ứa ra từ bầu ngực trắng”. Khát vọng đi tìm bầu trời đêm trong ngực chính là khát vọng đi tìm cái tôi bản thể, muốn khám phá những bí ẩn bên trong chính mình. Hành trình ấy không dễ dàng, tưởng như vô vọng, muốn mở mãi, mở mãi mà không thấy đêm trong ngực. Nhưng chính trong vô vọng, con người lại khám phá ra một chút bí ẩn nào đó trong mình “một giọt đêm ứa ra từ bầu ngực trắng”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.

Anh Hồng trong Người đàn bà qua hai mùa tóc không những đi tìm cái “Tôi hiện hữu” mà còn đi tìm từng “mảnh vỡ” của cái “Tôi”: “Từng mảnh Tôi/ Từng mảnh Tôi/ Tan vỡ/ Chơi vơi/ Tìm nơi náu mình/ Trên ngọn cỏ.../ Mặt đất lè tè/ Ngọn cỏ thấp/ Từng mảnh Tôi/ Lặng lẽ.../ Tìm Tôi...” (Mở). Cái Tôi ấy hóa thân trong mảnh đời những người đàn bà – hình tượng trung tâm của tập thơ: Người đàn bà – những giấc mơ; Người đàn bà trên cao nguyên đá; Người đàn bà với trò chơi tiếp sức; Người đàn bà ngồi bên ô của sổ,… Anh Hồng viết về họ nhưng nhà thơ cũng nhìn thấy chính mình trong đó, từ đó cất lên những câu thơ rất ám ảnh về nỗi đau cũng như khát vọng của thân phận “đàn bà”: “Nửa yêu thương dành lại cho mình/ Là

chiếc bóng chập chờn trong hoang hoải/ Lặng lẽ quỳ giữa hai mùa tóc/ Em bối rối ... giật mình/ Tro hoa hồng lả tả trắng không gian...” (Dành lại cho mình).

Thơ Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI - 15

Cái tôi bản thể trong thơ Nguyễn Quang Thiều lại được khai thác ở một dạng khác. Trong Cây ánh sáng, một sử thi ngắn về mối băn khoăn truy tìm bản thể mình: “Chàng là ai? Chàng sinh ra trên thế gian này với sứ mệnh gì? Chàng có phải là một côn trùng tội lỗi?/ Để xoè cánh bay từ vòm cây này đến vòm cây kia và đẻ trứng trên những phiến lá?/ Hay chàng là một Thiên Thi bị Thượng Đế đầy đoạ vì những câu thơ tuyệt vọng và rồ dại/ Hay bởi da thịt nặng nề và nhớp nháp như một con đỉa khổng lồ bám lấy bộ xương chàng”. Trong hành trình đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi đầy tính hiện sinh ấy, Nguyễn Quang Thiều hình dung thi sĩ như một hỗn thân với bao đối cực kiểu cái tôi đa ngã: con côn trùng, con lạc đà, con đại bàng, con sói, con đỉa khổng lồ, ngôi sao cô độc. Rồi cuối cùng, theo lối qui nạp, các mảnh ẩn dụ ấy được qui tập về trong cặp đối cực gốc là phần sáng và phần tối: “Mi là ta bóng tối và ta là mi ánh sáng”. Cả hai phần sáng tối ấy hợp lại làm nên cái tôi bản thể của thi sĩ với những đối lập “Một kẻ là chàng ánh sáng và một kẻ là chàng bóng tối/ Một kẻ ngập tràn ánh sáng và miệng chứa đầy ngôn ngữ minh tuệ/ Một kẻ ngồi trên chiếc ghế hành hình ngập bóng tối tự trừng phạt mình, chỉ trái tim không ngơi nghỉ dội vang”. Xét cho cùng, có lẽ không chỉ riêng thi sĩ mới có cái tôi đa ngã, mà trong mỗi con người chúng ta đều có một cái tôi khác bị ẩn giấu, cho nên đôi khi không hiểu rò chính mình.

Trong hành trình tìm kiếm cái tôi bản thể, con người thường bị ám ảnh bởi nỗi cô đơn. Không phải là sự cô đơn đến từ ngoại cảnh mà là sự cô đơn cố hữu như một bản nguyên của kiếp người: “Còn lại ai đưa em cuối con đường/ Với nỗi cô đơn dằng dai số phận/ Dẫu bên em có ngàn khuôn mặt lạ/ Chén trà dư, tửu hậu hết say rồi.” (Trà nguội - Đặng Thị Thanh Hương); “Tôi siêu thực thế giới siêu thực tình yêu siêu thực chết/ Tồn tại nỗi cô đơn sóng thần” (Bay lặng im - Trang Thanh); “Tự dưng ta bật khóc/ Giữa cô đơn khôn cùng.” (Giữa cố đô khôn cùng - Lê Nguyên Ngữ), “Không ai đợi tôi về sau cánh cửa/ Không nồng nàn không ấm áp bao dung/Tôi như sống nửa đời đêm giấu lửa/ Một nửa đường đang khuất phía mông lung” (Một nửa đường đang khuất – Đinh Thị Thu Vân)... Thậm chí có cả cô đơn

khủng khiếp đầy huyễn hoặc: “Người thiếu phụ có đôi mắt buồn/ Đi lang thang trong chiều mùa hạ/ Nỗi cô đơn lây sang cả đá...” (Nỗi buồn thiếu phụ - Thúy Nga). Con người không tìm được chỗ bấu víu để thoạt khỏi cảm giác cô đơn, mọi sơi dây liên hệ với thế giới con người đều bị cắt đứt: “Không ai nhìn thấy tôi dù muốn hỏi tôi là ai. Nhưng vì đầu tôi cũng trắng nên không có câu trả lời” (Phòng trắng – Ly Hoàng Ly). Cô đơn đến như vậy đã là tuyệt đối.

Để diễn tả nỗi cô đơn, các nhà thơ hay dùng môtíp một mình lang thang, lạc lòng: “Một gương mặt không sớm, không trưa/ Một nụ cười không nắng, không mưa/ Một còi lòng không chiều, không tối/ Ta đi – miền lạc lối...” (Những mảnh vỡ

- Bùi Sim Sim); hoặc môtíp đối thoại với bóng mình: “Một ngày trở bước liêu xiêu/ Bóng theo luẩn quẩn trong chiều cũng vui/ Ta còn có bóng mà chơi/ Sao còn than thở trách đời cô đơn” (Bạn với bóng mình - Thu Nguyệt); “Ta nói bóng nghe/ Bóng mấp máy đôi môi” (Độc thoại - Vũ Thị Khương). Ám ảnh bởi cô đơn, con người sợ mình vẫn cứ cô độc cả khi đã chết: “Mai sau lòng đất vùi chôn/ Hồn ta rồi biết có còn bóng không?” (Bạn với bóng mình - Thu Nguyệt).

Đi tìm cái tôi bản thể là một bước tiến của ý thức cá nhân, ở đó con người đã khám phá mình đến tận cùng và đưa thơ đến một chiều kích khác của tính nhân bản.

3.5. Đi vào vùng mờ tâm linh, vô thức, đậm chất siêu thực

Đi sâu vào thế giới nội tâm của con người, tất yếu đến một lúc nào đó thơ sẽ chạm đến thế giới tâm linh. Khái niệm tâm linh thường được hiểu như cuộc sống tinh thần đầy bí ẩn đối lập với ý thức kiểu lý tính thuần túy. “Có thể nhấn mạnh ở khái niệm tâm linh phần trực cảm, linh giác, những khả năng bí ẩn nhưng không nên loại trừ hoàn toàn sự tham gia của ý thức như kinh nghiệm lắng đọng” [6, tr. 81]. Trước năm 1975 đời sống tâm linh ít được nhắc đến. Thậm chí theo quan điểm duy vật máy móc nó thường được xếp vào mê tín, dị đoan. Trong thực tế, đời sống tâm linh luôn tồn tại khiến con người ta nhiều lúc phải đối diện với còi hư vô sâu thẳm, với những quy luật, những giá trị vĩnh hằng. Thực ra, miền tâm linh sâu thẳm của con người đã được đề cập đến trong văn học trung đại. Những câu thơ Kiều dưới đây từng làm xúc động bao thế hệ: “Mai sau dù có bao giờ/ Đốt lò hương ấy so tơ phím này/ Trông ra ngọn cỏ lá cây/ Thấy hiu hiu gió thì hay chị về”. Nhưng tâm

linh trong văn học trung đại mới chỉ dừng lại ở niềm tin tôn giáo hoặc quan niệm về còi âm hay còn gọi là thế giới bên kia. Thơ sau 1975 đã chứng kiến sự trở lại và mở rộng của mạch cảm hứng về đời sống tâm linh, bên cạnh thế giới quan tôn giáo còn có thế giới của ảo giác, trực giác, linh giác, thế giới của những giấc mơ hoặc thậm chí còn là miền vô thức mông lung, mơ hồ. Cuối thế kỷ trước, đời sống tâm linh thể hiện rò nét nhất qua các tác phẩm của Hoàng Cầm, Phùng Khắc Bắc, Dương Kiều Minh, Nguyễn Linh Khiếu, Chế Lan Viên, Nguyễn Quang Thiều,...sang đầu thế kỷ XXI, đời sống tâm linh đậm đặc trong các tác phẩm của Tuyết Nga, Phạm Thị Ngọc Liên, Mai Văn Phấn,… Phạm Quốc Ca đã nhận xét: “Đời sống tâm linh trong những năm gần đây đã được xem như một giá trị nhân văn, tồn tại chính đáng, được các văn nghệ sĩ nhận diện và thể hiện” [6, tr. 82]. Đến đây, một câu hỏi được đặt ra: tại sao đến lúc này, thơ lại hướng mạnh mẽ vào còi tâm linh, tâm giới đầy bí ẩn, bất ngờ đến kinh ngạc như vậy? Câu trả lời nằm ở chỗ: các nhà thơ trẻ lúc bấy giờ đã vỡ lẽ ra một điều mà thế hệ các nhà thơ lớp trước do giới hạn lịch sử không nhận ra (hoặc có nhận ra nhưng cũng không dám theo đuổi) rằng, sự sống luôn luôn phức tạp, phong phú, bí ẩn vô cùng vô tận và bất khả tri. Cùng với ý thức chi phối đời sống, lại còn thế giới của cái vô thức, tiềm thức, cái bản năng; cùng với tính nhân quả trực tiếp, sáng rò, cắt nghĩa được còn là phi nhân quả, phi tuyến tính, đa chiều, bất khả giải…Trong nền văn học chiến tranh từ sau 1945 đến quãng những năm 80 của thế kỷ XX, chưa có một thức nhận nào khả dĩ thăm dò vào những vùng mờ tối của còi tinh thần như vậy.

Thơ Mai Văn Phấn ngập tràn yếu tố tâm linh. Đó là một thế giới đầy bí ẩn được tạo nên chủ yếu bởi những linh giác, trực giác với một cảm quan tôn giáo đậm nét. Đọc thơ Mai Văn Phấn, đôi khi ta bắt gặp một không khí đậm chất liêu trai. Nhà thơ đã mang đến cho người đọc trạng thái kinh hãi, rùng rợn khi kể về một ông khách xuất hiện trong ngôi nhà của mình, đang trò chuyện với mình thực chất là một bóng ma: “Pha xong ấm trà/ Quay ra/ Ông khách không còn ở đó/ Gọi điện thoại/ Người nhà bảo ông ấy mất đã bảy năm” Chủ nhà tưởng mình nhầm lẫn, nhưng không phải, sau khi đi anh ta ra ngoài và về lại nhà thì: “Trong nhà/ Trà vẫn nóng/ Đẩy chén nước về phía ông khách đã ngồi/ Luồng tử khí cao chừng một mét

sáu dựng đứng trước mặt/ Chốc lại cúi gập” (Vẫn trấn tĩnh tiễn khách ra ngò). Nhà thơ có một niềm tin mãnh liệt vào sự tồn tại của thế giới linh hồn – một thế giới tồn tại vô hình, song hành cùng thế giới người sống và người sống có thể giao cảm với linh hồn bằng linh giác: “Tắm gội cho mùa xuân về/ vừa lặn vào ánh sáng/ vừa gọi thầm ông bà, cha mẹ/ cơ thể bốc cao về phía ngọn đèn/ vừa xối mạnh vừa gọi tên em/ ánh sáng bồng bềnh bụng mang dạ chửa/ thử gọi một ai xa lắc xa lơ/ ngọn đèn lặng phắc càng tỏ/ càng tỏ” (Tắm đầu năm). “Theo ngọn gió mở cánh đồng buổi sớm, ùa vào những căn phòng lẫn bụi và ánh sáng, lau mồ hôi vừa tắm gội giấc mơ./Và như thế, cội nguồn trong gang tấc, lúc quay về là đi hết đời mình, hay chờ luân hồi trở lại kiếp sau./ Những linh hồn kia chưa kịp đầu thai, đang ngưng lại nơi không gian thờ phụng, bay lửng lơ rồi nấp vào bái vật giáo bất động… (Bức ảnh, trái cây và giấc mơ). Một không gian thơ tràn ngập sắc màu Phật giáo, không gian ấy với “những căn phòng lẫn bụi và ánh sáng”và cũng là không gian thiêng của sự “thờ phụng”. Trong đó, nó có khả năng ngưng đọng sự sống, để con người có dịp nhìn nhận lại cội nguồn, cuộc đời và sự sống sau khi chết. Hình ảnh con người xuất hiện mờ nhạt nhưng lại để lại ấn tượng sâu sắc về sự hiện tồn của “đời sống thứ hai”.

Cảm quan Phật giáo nâng đến tầm đốn ngộ đầy triết lý thể hiện rò trong Những ngôi chùa trong đêm của Nguyễn Việt Chiến. Có thể nói đây là bài thơ đẫm chất thiền nhất trong thơ đương đại. Triết lý nhà Phật hòa quyện cùng những giá trị tinh thần cao quý của dân tộc: sự nhẫn nại, bao dung và lạc quan “Tiếng hát đều đều và chậm rãi của người/ Như nước chảy trong đá/ Như trăng soi trong đá/ Như máu thức trong đá/ Tiếng hát mệt mỏi và tha thiết của người/ Đưa bàn tay lại gần một bàn tay/ Đưa ánh mắt lại gần một ánh mắt/ Đưa con người lại gần một con người”. Giọng thơ trầm đều, da diết, lắng sâu triết lý. Đây không chỉ là thơ mà còn như một khúc kinh cầu.

Cũng đi vào miền tâm linh, vô thức, Tuyết Nga khai thác một khía cạnh đặc biệt: ảo giác. Có những ảo giác hãi hùng tạo nên từ những ám ảnh đau đớn: “Lời ta là những mảnh thuỷ tinh rơi mãi/ trái tim co ro nhón gót hãi hùng/ máu rỏ xuống âm thầm kỷ niệm/ những giọt màu rong rêu (Ảo giác 2). Nhưng cũng có những ảo giác

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/07/2022