thế giới trong ngôn ngữ riêng của chính mình. Họ không lấy cái của thế giới để mô tả thế giới mà lấy ngay ở cái vốn riêng của bản thân mình. Đó là ngôn ngữ, ngôn ngữ nghệ thuật [38, tr. 146] . Mỗi thời đại khác nhau thì ngôn ngữ thơ khác nhau bởi tư duy của con người không giống nhau giữa các thời đại. Sang thế kỷ XXI, có nhiều điều cần phải đặt ra và suy nghĩ lại trong ý thức tư duy mới nhằm hình thành và phát triển một cách nhìn mới, một cách hiểu mới. Xã hội có nhiều biến đổi, mọi suy nghĩ được giải phóng, mọi sản phẩm vật chất tinh thần được tăng cường với tốc độ lớn. Sáng tác thơ xét về kết quả thành tựu là phải có nhiều sản phẩm, nhiều tác phẩm. Quan niệm, châm ngôn “quý hồ tinh bất quý hồ đa” đã bị những tư duy năng động vượt qua. Ý nghĩ về thơ thay đổi, “nàng thơ” bây giờ hiện ra trong những “bộ cánh” có khi lộng lẫy, có lúc bình thường, lam lũ trong cuộc sống trần tục. Vì vậy, ngôn ngữ trước đây không thể phù hợp nữa. “Cuộc sống đích thực và chân lý thơ không phải luôn đồng nhất với các mệnh đề ngôn ngữ phổ biến. Nhiều khi do nó mang nhiều những chiều kích lớn hơn, tinh vi hơn, bí ẩn hơn ngôn ngữ nên nó phải phá tung bộ áo ngôn ngữ khô cứng, chật chội để hiện ra trong sinh thể quyến rũ và vạm vỡ của sự sống và nhiều khi của chính lịch sử. Đó chính là cuộc sống đang tuôn chảy trong tiềm thức, vô thức của nhà thơ, cuốn trôi đi các bờ đê ngôn ngữ tạo nên một thác lũ, một phù sa mới” [206]. Nghiên cứu những cấu trúc ngôn ngữ cũng là một trong những phương diện quan trọng để nhận diện và đánh giá những cách tân hình thức thơ đang rất sôi nổi trong những năm gần đây.
4.2.1. Ngôn ngữ giản dị, trong sáng, hàm súc
Ngôn ngữ thơ cần có sự giản dị và trong sáng. Sự giản dị và trong sáng của ngôn ngữ thơ xuất phát từ đòi hỏi của cuộc sống và từ yêu cầu của nghệ thuật. Cuộc sống đòi hỏi thơ phải bén rễ vào đấy để mà lớn lên bởi thơ nếu thiếu cuộc sống thì thơ sẽ không thành, cuộc sống nếu thiếu thơ thì cuộc sống sẽ mất đi thi vị. Còn nghệ thuật thì không chấp nhận những điều tầm thường, giả dối nên ngôn ngữ thơ phải đạt đến mức trong sáng, đồng thời còn phải có khả năng gợi cảm, gợi tả, gợi lên cho người nghe, người đọc những liên tưởng và để lại trong lòng người đọc dấu ấn đậm đàLoại ngôn ngữ này có truyền thống lâu dài trong thơ dân tộc. Ngôn ngữ giản dị, trong sáng đã làm nên vẻ đẹp của ngôn ngữ ca dao, dân ca và thơ cổ điển. Sẽ rất
nhầm lẫn nếu xem loại ngôn ngữ này là ít sáng tạo. Loại ngôn ngữ này cũng đề cao tính sáng tạo nhưng không sa vào hiểm quái, cầu kỳ, lạ lẫm mà mang vẻ đẹp chau chuốt, dễ tiếp nhận. Gần đây, một số nhà thơ cách tân cho rằng ngôn ngữ này đã cũ, nhưng thực tế cho thấy những bài thơ viết bằng ngôn ngữ tân kì hay suồng sã đều không nhận được sự chú ý của bạn đọc, trong khi những bài viết bằng ngôn ngữ trong sáng, giản dị nhận được nhiều sự yêu thích. Ngay cả với “phu chữ” Lê Đạt, đọc thơ ông, người ta ít nhớ đến những câu thơ dụng chữ cầu kì, rối rắm, mà lại nhớ đến những câu thơ đẹp một cách giản dị: “Anh đến mùa thu nhà em/ Nắng cúc lăm răm vũng nhỏ/ Mà cho đấy rửa lông mày/ Nông nỗi heo may từ đó” (Thu nhà em). Hoàng Hưng sau một thời gian tìm tòi, vật lộn với thơ vụt hiện đã trở về với sự trong sáng giản lược qua tập thơ Hành trình, (giải thưởng Thơ Hội Nhà văn Hà Nội 2006). Thử so sánh để thấy sự khác biệt giữa hai loại thơ này của Hoàng Hưng “Biển hà hát. Tóc mướt. Vòng cong. Riu ríu cánh bàng bàng. Chấm chấm nở. Phanh phanh bay. Núm núm…/Dương tràn sức đặc động sấm nổ. Bấu cắn kiệt. Háp háp. Sắp tan sắp tan sắp tan. Cồn xa mờ láng váng chân mây. Chốt giật tung, xỏa tóc.” (Những khoảnh khắc); “Trời không đứng không đi/ Chén vàng Lệ Mật. Người về đốm râu/ Chùm si nòn…” (Ngày lạ). Ví dụ thứ nhất tiêu biểu cho loại thơ vụt hiện mà Hoàng Hưng theo đuổi từ những năm 80 của thế kỷ trước, lạ nhưng khó cảm, khó hiểu, ít chất thơ. Ví dụ thứ hai, dễ cảm, dễ hiểu hơn, ngôn từ giản dị nhưng hàm súc, nhiều sức gợi.
Trong thơ đương đại, ngôn ngữ giản dị, trong sáng thường được sử dụng trong thơ về các đề tài truyền thống như quê hương, thiên nhiên, tình cảm gia đình, bản sắc văn hóa dân tộc. Ngôn ngữ trong sáng góp phần tái hiện những khung cảnh thiên nhiên thơ mộng như cổ tích: “Anh bắt gặp vòm mây em trẻ lại/ Suối sông thấm đẫm mưa hè/ Mùi ngấy ngái của râu ngô bùn bãi/ Chú nhái nằm thom thóp lá sen che” (Miền em - Trương Nam Hương). Đây cũng là loại ngôn ngữ phù hợp nhất với tâm hồn người dân quê chân chất, thật thà, nhân hậu: “Ở đây còn gặp nâu sồng/ Môi trầu còn thắm đượm nồng nét xưa/ Vẫn còn đôi bóng già nua/ Nét cười đen nhánh chào thưa ân cần” (Chợ của muôn đời - Phạm Thái Quỳnh). Ngôn ngữ trong sáng, giản dị cũng làm tăng sự chân thành, mộc mạc trong những bài thơ viết về
tình cảm với gia đình, bè bạn: “Con đi vào bếp/ con ra góc vườn/ mấy quả cau già héo hắt qua đêm/ dây trầu leo lá khô lá úa/ vẫn đợi mẹ về” (Đợi mẹ - Mã Giang Lân), “Bạn đến rồi đi như mây trắng/ Ta buồn như đỉnh lang Bian/ Tựa khung cửa sổ ngồi độc ẩm/ Cuối năm nở muộn đóa quỳ vàng” (Đối ẩm với người xa - Phạm Quốc Ca). Trở về truyền thống là trở về với những giá trị tự nhiên, vì vậy cần đến lớp ngôn ngữ trong sáng, giản dị như là một biểu hiện của sự thanh lọc tâm hồn.
Các nhà thơ hiện nay cũng hay mượn chất liệu ngôn ngữ dân gian như một cách quay về với truyền thống. Ngôn ngữ đồng dao được sử dụng như một cách quay về với thế giới tuổi thơ trong trẻo, hồn nhiên: “Nu na nu nống/ Trái đất nằm trong/ Trẻ con quay vòng/ Nối liền thế giới/ Mùa đông thật ấm/ Noel cho em/ Noel lung linh/ Bính boong náo nức/ Xoa dịu đớn đau/ Vỗ về thiếu thốn/ Xua tan tủi sầu (Giáng sinh con – Vi Thùy Linh), “Tình dậy/ tháng tư/ ngượng ngùng lưỡi dao/ pha những thớ buồn ba chỉ/ Bàn tay đuổi nhau/ ngã dưới vạt đồi âu yếm/ dắt về mùa hạ trầy sước đồng thau/ Tìm thấy nhau/ tiêu điều hồn nhiên/ trẻ bạc đầu/ Dung dăng dung dẻ/ Đi bộ trên mây (Tỉnh dậy tháng tư – Phan Huyền Thư)”. Ngôn ngữ ca dao được sử dụng một cách tinh tế: “Địa cầu mai mốt người thưa/ Thế gian mất đất, hồ chưa ai đào/ Cá voi về sống ở ao/ Đòng đòng ra bể nhảy vào kinh đô/ Trai tân thoát tục ở chùa/ Gái tân xuống tóc còn chưa hội làng/ Cau non xước chúm đã vàng/ Chưa lên sợi vải áo chàm đã phai” (Lục bát đời thường – Nguyễn Hoạt). Đọc bài thơ người ta nghĩ ngay đến các loại bài Vè nói ngược của dân gian kiểu như: “Tháng sáu xuống nước giá chân/ Tháng chạp nằm trần bức đổ mồ hôi”. Cách nói ngược ấy thể hiện những lo lắng, bất an của nhà thơ về thực trạng xã hội có nhiều đảo lộn. Sử dụng chất liệu ngôn ngữ ca dao một cách sáng tạo cũng là nét độc đáo riêng của Trần Nhuận Minh trong Miền dân gian mây trắng. Đó là thứ ngôn ngữ tình tứ của ca dao giao duyên: “Một lần em ghé qua đây/ Đánh rơi một chiếc lông mày xuống sân” (Một lần em ghé qua đây), thấy hao hao giống cái tình tứ của bài “Hôm qua tát nước đầu đình/ Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen”. Hay hai câu “Sáng qua anh đến thăm em/Thấy cha đứng ở bên thềm, tưới hoa” (Sáng qua anh đến...) có cái thi vị của bài ca dao “Hôm qua anh đến chơi nhà, Thấy mẹ nằm vòng, thấy cha nằm giường”. Đó còn là cách nói ẩn dụ mang đậm triết lý dân gian: “Châu chấu sang hỏi
cào cào/ Nước trong, cá sống thế nào, hở anh?” (Châu chấu sang hỏi cào cào), “Không mưa, biển nước vẫn đầy/ Vì cành nặng quả mà cây cúi đầu” (Gió đưa khói bếp) “Cho hay sợi tóc đàn bà/ Trói trâu trâu chết, kéo nhà nhà xiêu” (Trời cho nhan sắc). “Cây trong im lặng, trổ hoa/ Trời xanh không nói vẫn là trời xanh…” (Khó thay là biết…).
Ngôn ngữ thơ không chỉ trong sáng, giản dị mà còn phải đạt đến độ hàm súc. Hàm súc, giàu sức gợi là đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật. “Hàm súc là hình thức diễn đạt, qua đó, người nói có thể thông báo được một nội dung lớn nhất bằng một số lượng các yếu tố ngôn ngữ ít nhất. Đây là đặc điểm, đồng thời cũng là yêu cầu rất cao của của ngôn từ văn học” [45, tr.138]. Tính hàm súc của ngôn ngữ thơ thể hiện ở các phương diện:
Thứ nhất, hàm súc thể hiện ở tính đa nghĩa của ngôn từ, “lời ít, ý nhiều”, cùng một lời có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau, hiểu theo cách nào cũng có lí.
Có thể bạn quan tâm!
- Đi Vào Vùng Mờ Tâm Linh, Vô Thức, Đậm Chất Siêu Thực
- Thơ Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI - 16
- Thơ Ngũ Ngôn, Thất Ngôn Và Thơ Tám Chữ
- Thử Nghiệm Chất Liệu Biểu Đạt Ngoài Ngôn Ngữ
- Giọng Độc Thoại – Giãi Bày Chiếm Vị Trí Chủ Đạo
- Thơ Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI - 21
Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.
Thứ hai, tính hàm súc thể hiện ở sự thống nhất tối đa các chức năng và đặc điểm của ngôn từ nghệ thuật trong câu thơ, bài thơ.
Thứ ba, tính hàm súc của ngôn ngữ thơ còn thể hiện ở dung lượng lớn những ý nghĩ, tình cảm mà người viết không viết ra nhưng người đọc có thể suy ra được.
Trong thơ hiện nay, ngôn ngữ hàm súc, giàu sức gợi vẫn là mục tiêu tìm kiếm của nhiều nhà thơ mà biểu hiện đầu tiên là sự sáng tạo ra nhiều kết hợp từ lạ, cho phép mở ra nhiều chiều liên tưởng: “Chiều Đồng Văn/ Ta ngóng nắng Cô Tiên” (Thụy Anh); “Tôi ngồi lắng giọt thu sa dịu dàng”, “Buổi sáng ra vườn nghe mưa ký ức” (Hoàng Quý) “lục bình một nửa là hoa/ nửa như châu thổ câu ca tím buồn” (Nguyễn Hữu Quý), “Giấc mơ hình chiếc thớt”, “siêu thị mặt”, “Trăng hổn hển tuột đêm thiếu nữ” (Trần Quang Quý), “Thời gian màu cỏ” (Cao Ngọc Thắng), “Giọt mưa con gái vỡ ra phố dài” (Nguyễn Hoạt)... Những kết hợp từ lạ không phải là sản phẩm của sự ngẫu nhiên, tùy tiện mà là kết quả của sự cô đọng nghĩa của ngôn từ một cách tối đa, nói ít gợi nhiều. Ví dụ như “nắng Cô Tiên” là nắng như thế nào? Chắc hẳn không chỉ là nắng đẹp mà còn là nắng của huyền thoại, của cổ tích, là khát vọng của con người muốn hướng đến một thế giới thanh khiết, đẹp đẽ. Hay như
cụm từ “mưa kí ức”, có thể hiểu là mưa trong ký ức, mưa mang đến ký ức, hoặc ký ức dội về như mưa... cách hiểu nào cũng có giá trị thẩm mỹ.
Bên cạnh đó, các nhà thơ còn sử dụng nhiều biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ, so sánh, nhân hóa... để làm mới và để tăng sức biểu đạt, biểu cảm cho ngôn từ. Biện pháp nhân hóa sử dụng nhiều trong thơ miêu tả thiên nhiên, khiến cảnh vật trở nên sinh động, có hồn qua đó thể hiện thế giới nội tâm sâu kín của con người: “Tạm biệt Sài Gòn,/ mưa nắng đuổi nhau trên màu tóc/ hoa cúc muộn chở buồn sang khóm trúc/ chiều cố tình lỡ nhịp với trăng non.” (Tạm biệt Sài Gòn - Lê Quang Sinh). “Người nón trắng che nụ cười rất trắng/ Con thuyền tách nắng chở mưa đi” (Miền Tây - Nguyễn Phan Quế Mai). Trong khi đó, biện pháp so sánh, ẩn dụ, đặc biệt là những hình ảnh so sánh ẩn dụ độc đáo (cái được so sánh và cái so sánh dường như không có liên quan đến nhau) lại tạo ra những trường liên tưởng bất ngờ, thú vị: “Giữa khoảng thiên đường/ Thiêm thiếp em/ E ấp môi hoa trinh nữ/ Thơm như nỗi buồn/ Những giọt nước Thánh/ Anh chết dịu dàng từ đó hồi sinh” (Miền em - Trương Nam Hương).
Những dòng thơ “ý tại ngôn ngoại” với những tầng nghĩa sâu xa luôn đem lại cho người đọc những dư âm ám ảnh. Đoạn thơ sau là một ví dụ: “Bao năm rồi anh tìm em/ trong những bình minh không có mặt trời/ trong những lâu đài chỉ có cánh dơi/ trong những giấc mơ không đầu không cuối./ Anh hỏi dòng sông về hạnh phúc trên đời/ sông trả lời anh sông chỉ biết trôi,/ anh hỏi ngọn núi/ núi trả lời anh núi chỉ biết ngồi,/ anh hỏi con người/ người trả lời anh bằng nước mắt rơi!” (Ảo ảnh – Trương Đăng Dung). Hành trình kiếm tìm em cũng là hành trình kiếm tìm tình yêu, hạnh phúc trong còi nhân sinh. Nhưng cuộc kiếm tìm ấy sao mà vô vọng. Những hình ảnh liên tiếp: bình minh không có mặt trời, lâu đài không có sự sống, giấc mơ không đầu không cuối xoáy sâu vào sự bất lực của con người. Ngay cả trong giấc mơ con người cũng không đạt được mục đích kiếm tìm ấy. Khát vọng cháy bỏng được đến bến bờ hạnh phúc làm nhà thơ cất lên câu hỏi lòng, mà hỏi lòng cũng bằng không, anh hỏi sông, hỏi núi như những chứng nhân đã trải bao thăng trầm song câu trả lời không có. Giá như con người cũng vô cảm , vô tri như dòng sông kia "chỉ biết trôi", như ngọn núi kia "chỉ biết ngồi" thì đỡ đau khổ bao nhiêu. Đoạn
thơ mang đậm tâm thức hiện sinh, để lại một ám ảnh lớn về sự bất hạnh của số kiếp con người.
Sử dụng được ngôn ngữ hàm súc đòi hỏi nhà thơ phải dụng công và có thực tài. Nhiều tác giả đương đại luôn cố gắng thơ mình đạt đến độ hàm súc. Nhụy Nguyên là một điển hình. Ngôn ngữ trong thơ Nhụy Nguyên được đẽo gọt đến mức gần như không thể giản lược được thêm. Nhiều bài thơ trong tập Khi người ta cúi mặt được viết dưới mỹ học cực hạn. Có bài thơ bao chỉ có 14 âm tiết, tựa đề cũng chỉ là một dấu chấm than (!): “đội mồ che những hồn oan - Mái hiên đời dột lệ tràn âm ty” (!). Nhiều bài khác chỉ có hai câu, rất ngắn: “một ngày xác chữ lên ngôi - Huyệt thơ rỗng suốt cuộc đời thi nhân” (Huyệt thơ); “Bao son phấn Tử Cấm Thành
– hòa màu trinh nữ sơn mành cung phi” (Cung oán ngâm)… Hữu Thỉnh trong Thương lượng với thời gian cũng cho thấy nỗ lực dồn nén ý tưởng trong một khối lượng hạn hẹp câu chữ, tạo nên nhưng câu thơ có dáng dấp như châm ngôn, triết lý: “Một lời như thể giếng thơi/ Soi trong đất lại thấy trời ở trong” (Một lời), “Bao kỳ quan che không kín những gì lầm lạc/ Mây vừa đi vừa ngoái lại trông người” (Ngẫu cảm). Xu hướng viết thơ tối giản cũng được nhiều nhà thơ khác theo đuổi như Mai Văn Phấn với thơ ba câu (thả, Hoa giấu mặt), Mai Quỳnh Nam với các tập thơ Các sự việc rời rạc, Phép thử thuật tư biện, Biến thể khác, Không thiên vị,... và rải rác trong thơ Thụy Anh, Cao Xuân Thái,... Nhiều bài thơ trĩu nặng tư tưởng: “Bức tranh không còn trên tường/ ám ảnh vẫn ở đó/ nỗi sợ/ quá khứ bị gỡ bỏ” (Không thiên vị - Mai Quỳnh Nam), Tôi đi tìm nửa của tôi/ Trớ trêu thay,/ tôi thành nửa của người không quen!” (Trớ trêu – Thuỵ Anh); có bài lại gợi ra nhiều liên tưởng thú vị không ngờ trong một khuôn khổ ngôn từ chật hẹp: “Thiếu nữ lội qua suối/ Mặt trời nhấp nhô mấy lần/ Mới lặn” (Chiều tà – Mai Văn Phấn),...
Ngôn ngữ, hàm súc giàu sức gợi làm nên vẻ đẹp riêng của ngôn ngữ thơ, cũng là điểm phân biệt ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ văn xuôi. Tuy vậy, các nhà thơ trẻ hiện nay do xu hướng giãi bày, kể lể nên nhiều khi ngôn ngữ ít có sự cô đọng, tính hàm súc của ngôn ngữ thơ bị giảm bớt.
4.2.2. Xu hướng gia tăng ngôn ngữ đời thường, trần tục
Xu hướng đưa vào thơ những câu nói thường đã có từ những năm đầu kháng chiến chống Pháp trong thơ Trần Mai Ninh, Hữu Loan và sau đó là thơ Nguyễn Đình Thi, Quang Dũng, Hồng Nguyên, Chính Hữu… Hướng về đối tượng là quần chúng công, nông, binh thơ chuộng sự chân thành, mộc mạc, giản dị, biểu hiện trước hết là ở ngôn ngữ thơ gần với lời ăn tiếng nói thường ngày. Trong thơ đương đại, việc sử dụng ngôn ngữ đời thường, suồng sã không phải để phù hợp với lời ăn tiếng nói của nhân dân mà là do xuất phát từ điểm nhìn có tính chất dân chủ hoá, thể hiện cái nhìn của nhà thơ về đời sống, về quan niệm thẩm mỹ. Thơ không còn là địa hạt của những gì cao sang, thanh khiết, thơ gắn với cuộc sống đời thường, bởi vậy ngôn ngữ thơ cũng phải có cái lấm lem, trần tục.
Việc sử dụng ngôn ngữ đời thường có ý nghĩa tạo dựng một không khí, một màu sắc đương thời trong thơ. Tức là mỗi thời đại đều có lớp ngôn ngữ đặc trưng cho thời đại ấy. Nếu như trong thơ kháng chiến, ta hay bắt gặp những từ như đồng chí, đồng đội, giải phóng quân, độc lập,... (trong thơ viết về đề tài người lính) hoặc lợn, gà, sắn, khoai,…(trong thơ viết về đề tài sinh hoạt kháng chiến) thì trong thơ đương đại ta thấy xuất hiện những thuật ngữ chỉ có trong thời đại này: “Tôi bây giờ bận nhắn tin và mải mê trên bàn phím/ Trong thế hệ “ngón tay cái” này/ Quạt giấy và quạt mo biết vịn vào đâu?” (Nhật ký Hà Nội - Bùi Tuyết Mai), “Tình đã nghẽn mạch, chẳng giao thoa, không hồi âm, đồng vọng/ Chúng mình đã ngoài vùng phủ sóng.” (Ngoài vùng phủ sóng - Quang Khải). “Hàng triệu người điên lên theo mãnh lực của phần mềm Microsoft/ Những tâm hồn đang được mã hóa với nhịp điệu sống lập trình/ Ngày đêm, những nơron thần kinh căng cứng cập nhật dữ liệu/ Con người không ngây thơ, không nhiều mơ ước và mất dần lãng mạn/ màu dollar sắp nhuộm cả da trời” (Thế giới hiện hữu – Vi Thùy Linh). Những từ như bàn phím, thế hệ ngón tay cái, nghẽn mạch, phủ sóng, phần mềm Microsoft, mã hóa, lập trình, cập nhật dữ liệu chỉ có thể là sản phẩm của thời đại công nghệ thông tin và truyền thông hiện nay, hay nói cách khác, đó là những từ ngữ có giá trị xác định dấu vết thời đại.
Việc gia tăng ngôn ngữ đời thường trong thơ hiện nay còn là hệ quả tất yếu của quá trình xâm nhập chất văn xuôi vào thơ. Chất văn xuôi biến ngôn ngữ thơ từ
mượt mà, giàu nhạc tính thành ngôn ngữ kể, không ẩn dụ, không vần điệu. Nói cách khác ngôn ngữ thơ bị văn xuôi hóa, ví dụ như đoạn thơ sau: “Mùa hè/ Ngày ít nhất hai lần tôi qua cầu Chương Dương/ Có người đi cạnh tôi ước/ Giá dòng nước Hồng cuồn cuộn như dòng người trên cầu/ Người khác lại mơ/ Giá dòng người trên cầu lững lờ như dòng nước dưới sông/ Tôi vô cảm đốt những ước mơ ấy và nhả khỏi lên trời.” (Nhả khói lên trời - Lê Thái Sơn). Nếu chúng ta bỏ đi việc xuống dòng thì đoạn thơ trên không khác một đoạn văn tự sự. Trong thơ hiện nay, những bài thơ như thế rất phổ biến, đặc biệt trong sáng tác của những nhà thơ có xu hướng cách tân như Nguyễn Quang Thiều, Mai Văn Phấn, Dương Kiều Minh, Vi Thuỳ Linh,...
Ngôn ngữ đời thường trong thơ hiện nay còn bị đẩy đi xa hơn nữa trở nên trần tục, đôi khi nếu không khéo trở thành thô thiển. Điển hình là xuất hiện loại “ngôn ngữ thân thể” trong thơ. Theo Đoàn Tiến Dũng trong bài viết Ngôn ngữ thân thể và hành trình đi tìm cái đẹp của Nguyễn Huy Thiệp “Khái niệm ngôn ngữ thân thể (body language), nó bắt đầu từ kịch hình thể (Theatre of images), nghệ thuật hình thể (bodyart), sau đó li tâm khỏi hai ngành nghệ thuật này, và trở thành một trào lưu phổ biến lan sang địa hạt văn học. Ngôn ngữ thân thể thể hiện đậm nét ở chủ nghĩa Nữ quyền luận (feminism), bên cạnh mục đích bình đẳng giới, nữ quyền luận còn lấy thân thể phụ nữ làm phương tiện chủ âm cho dòng viết, người phụ nữ viết văn tự khám phá, tự nhận thức về ngoại hình cơ thể của chính mình và cũng tin rằng người khác cũng thấy mình như vậy. Ngôn ngữ thân thể trong nghĩa ban sơ tự nó đã khẳng định tính nhân và bản tạo ra quyền năng sự sống hứa hẹn sự tái sinh. Vốn thiên về phái âm, nữ tính, ngôn ngữ thân thể gắn liền với sự thanh xuân, trẻ trung đổi mới” [25]. Nhưng trong văn học hiện nay, đôi khi ngôn ngữ thân thể bị lạm dụng quá đà, quá trần trụi, gây phản cảm
Ngôn ngữ thân thể chẳng phải bây giờ mới xuất hiện trong thơ. Trong văn học trung đại, việc miêu tả vẻ đẹp thân thể thường mang tính ước lệ: “Làn thu thủy, nét xuân sơn”, hoặc “Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang”. Các tác giả không miêu tả thân thể trực diện mà hay sử dụng cách nói bóng gió: “Rò ràng trong ngọc trắng ngà/ Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên” (Nguyễn Du). Nhiều khi lại được ngụy trang bằng những ẩn dụ kín đáo: “Đôi gò bòng đảo sương còn ngậm/ Một lạch