nhân văn và nên thơ cất lên từ tâm hồn dịu dàng, vị tha: “Một hoàng hôn/ Rong chơi khoác chiếc áo Cô đơn phong phanh gió lạnh/ lang thang trước ngò nhà em/ Một chiều mưa/ Tham lam sụp chiếc mũ Khổ đau/ co ro nép vào cánh cửa nhà em/ Em mở cửa ngôi nhà nghèo khó/ Nhóm lên từ đống thời gian mệt mỏi lụi tàn/ một ngọn lửa kham khổ/ Và Rong chơi đã khoác mình lên giá/ Để nỗi Cô đơn đến sưởi dịu dàng/ bên ngọn lửa mỏng manh vừa cháy sáng./ Và Tham lam tự treo mình lên chiếc đinh lạnh buốt/ để nỗi Khổ đau đến sưởi dịu dàng/ bên ngọn lửa niềm tin vừa cháy sáng.” (Ảo giác 1). Những vần thơ này một nửa như lời độc thoại, một nửa như lời đối thoại. Song, dẫu có đối thoại hay độc thoại đi chăng nữa, thế giới ảo trong còi thực của thơ Tuyết Nga đã đưa người đọc trở về với còi thiện, lay thức con người bằng những cảm xúc tinh tế, chân thành mà tha thiết.
Để thể hiện thế giới mơ hồ, huyễn hoặc của thế giới tâm linh, vô thức, các tác giả thường xây dựng không gian giấc mơ. Mai Văn Phấn thể hiện niềm tin đặc biệt vào sự ban phát của giấc mơ như một vị cứu tinh: Như bao muông thú/ Tôi lớn bằng giấc mơ/ Của ánh bình minh/ Của cơn mưa/ Bầy sao sa/ Trái đất/ …/ Trái đất màu đen/ Chín từ đỉnh trời/ Nơi hoa sen/ hoa cúc/ đang nở/ …/ Bình minh vắt ngang ngực/ lúc tôi bắt đầu hành thiền (Tĩnh lặng). Không gian giấc mơ, được nhà thơ phát huy một cách cao độ trong tưởng tượng, giả định. Đó là những câu chuyện phi logic, hoang tưởng từ Chỉ là giấc mơ, Kể lại giấc mơ, đến Giấc mơ vô tận. Dương Kiều Minh thì xây dựng không gian chập chờn giữa thực và ảo, ở đó những hình ảnh, mảng màu được gọi về từ còi tâm linh. Trong không gian giấc mơ huyền ảo ấy “anh” thấy mình nhảy nhót như con thú hoang: “Trong giấc mơ có anh/Bên em không hề biết/ Anh xoài mình khắp những tán cây/ Con dốc ven hồ, Vạt hoa trinh nữ/ Con thú hoang nhảy nhót trong mơ (Em đừng thức giấc). Trong thơ Dương Kiều Minh ranh giới quá khứ và hiện tại; giữa mơ và thực rất mong manh, là sự hòa trộn hiện thực và ký ức. Kết cấu đồng hiện, liên tưởng đa tuyến là kết cấu chủ đạo. Dương Kiều Minh thường sử dụng giấc mơ, huyễn tưởng, tưởng tượng để giãy bày tiếng nói nội tâm: “Mơ mơ cánh đồng thơ ấu/ không không không cả bóng người/ không bước chân ngày ngây dại/ cậu bé bây giờ về nơi? (Cánh đồng thơ ấu); “Con nằm ngủ như nàng công chúa út/ lang thang qua những
lâu đài/ cây lá um tùm/ cơ man là gió/cơ man là nắng.../ cánh rừng” (Giấc mơ). Trí tưởng tượng và những giấc mơ cũng tràn ngập trong thơ Nguyễn Quang Thiều (Trong giấc ngủ muộn, Nhịp điệu châu thổ mới, Âm nhạc...), trong thơ Phạm Thị Ngọc Liên (Giấc mơ, Giữa khuya có một giấc mơ, Ngủ mơ),…
Miền tâm linh, vô thức trong thơ hiện nay là sự tiếp nối mạch thơ mở ra từ sau Đổi mới nhưng thể hiện một cách sâu sắc hơn. Có thể nói, khi đi vào thế giới tâm linh, vô thức, thơ càng có giá trị nhân bản.
Tiểu kết chương 3
Thơ Việt Nam đầu thế kỷ XXI có nội dung rất phong phú, hướng tới mọi vấn đề trong cuộc sống, không một lĩnh vực nào bị coi là vùng cấm, từ những đề tài vốn rất quen thuộc như chiến tranh, thân phận con người, đạo đức thế sự,... đến những đề tài mới lạ hơn như ẩn ức tính dục, còi tâm linh, vô thức,.... Nhưng nhìn một cách khái quát, nội dung thơ Việt Nam đầu thế kỷ XXI có những đổi mới cơ bản sau đây: Thứ nhất, đây là một giai đoạn thơ với cảm hứng thế sự đậm nét, phản ánh những hiện trạng xã hội không chỉ của quốc gia trong thời đại hoàn cầu hóa mà còn của cả nhân loại trong thời đại cách mạng lần thứ tư. Thơ không chỉ phản ánh mà còn phản biện, cảnh tỉnh và dự báo về sự xói mòn những giá trị nhân sinh nhưng đồng thời vẫn gieo những hy vọng và thắp lên niềm tin vào tương lai đầy ánh sáng. Đây là một hướng vận động đúng đắn của thơ để thơ gần hơn với dân tộc và thời đại sau một khoảng thời gian quá thiên về hướng nội phơi bày những cảm xúc, thân
phận của cái tôi cá nhân.
Thứ hai, tình yêu – đề tài nở rộ trong thơ cuối thế kỷ XX tiếp tục là một nội dung quan trọng trong thơ đầu thế kỉ XXI. Nhưng tình yêu trong thơ hiện nay không chỉ dừng lại ở những rung động hay sự hòa hợp tâm hồn mà lại thiên về nhục cảm thể xác. Sự xuất hiện và phát triển của đề tài tính dục trong văn chương hiện nay là hệ quả tất yếu trong tiến trình phát triển của văn học nước nhà sau một thời kỳ rất dài tình dục bị xem là một vùng cấm. Giờ đây văn học trong nước đang đón chào luồng văn học ngoại nhập, tiếp nhận giải trí mới từ phương tây, khuynh hướng văn học tính dục là một tất yếu.
Thứ ba, khẳng đi tìm cái tôi là một nội dung quan trọng của thơ giai đoạn này. Xuất phát từ quan niệm làm thơ là hành trình tìm kiếm cái độc đáo, các nhà thơ hiện nay có khát vọng thể hiện trong thơ mình một cái tôi thật cá tính, cái tôi ngạo nghễ độc mã trên hành trình sáng tạo, cái tôi kiêu hãnh ngay cả trong buồn đau, đổ vỡ, cái tôi cuồng nhiệt giải phóng những ẩn ức tính dục. Để làm mới mình, họ đào sâu vào thế giới nội tâm để khám phá những chiều kích khác của cái tôi hình thành nên cái tôi bản thể, cái tôi đa ngã, cái tôi không ngừng ám ảnh về nỗi cô đơn tự nó như một bản nguyên của kiếp người.
Thứ tư, mở rộng hiện thực về chiều sâu còi tâm linh, vô thức của con người là một tất yếu trong nỗ lực tìm kiếm những đối tượng phản ánh mới. Còi tâm linh, vô thức với những giấc mơ, ảo giác, trực giác, niềm tin tôn giáo là một thế giới trừu tượng, ảo diệu, khó nắm bắt và lại càng khó biểu đạt là thách thức nhưng cũng là sự kích thích các nhà thơ đam mê sáng tạo chinh phục được mảng đề tài rất khó này.
Thứ năm, sự trở lại đầy ấn tượng của cảm hứng lịch sử dân tộc với chủ đề biển đảo và chủ đề lịch sử, truyền thống dân tộc là một đặc sắc trong nội dung của thơ đầu thế kỷ XXI, tạo nên một không khí khác lạ so với giai đoạn thơ hậu Đổi mới cuối thế kỷ XX.
Chương 4
ĐA DẠNG HÓA NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN
Nội dung và hình thức vốn là một phạm trù triết học có liên quan đến mọi hiện tượng trong đời sống. Hình thức tất yếu phải là hình thức của một nội dung nhất định và nội dung bao giờ cũng là nội dung được thể hiện qua một hình thức. Hình thức thơ bao gồm thể thơ, câu thơ, ngôn ngữ, giọng điệu, hình ảnh... Hình thức thơ còn là một cảm quan nghệ thuật, một hệ thống bộc lộ điểm nhìn mang tính mỹ học về mối quan hệ thơ và đời sống của một cái tôi trữ tình cụ thể. Khi nội dung trữ tình của thơ thay đổi thì hình thức cũng biến đổi theo để phù hợp, tương ứng với nội dung đó. Nói như nhà thơ Nga V. Briuxôp: “Lịch sử thơ đồng thời cũng là lịch sử hoàn thiện dần dần những phương tiện của thơ ca. Cũng giống như con người hiện đại có những phương tiện hiện đại hơn để đấu tranh với thiên nhiên so với những người nguyên thủy, nhà thơ hiện đại cũng có những phương tiện hữu hiệu hơn để đạt tới mục đích của mình so với những nhà thơ của thời đại trước”. [Dẫn theo Khrapchencô, 79, tr. 443].
Sang đầu thế kỷ XXI, tư duy thơ đang có sự vận động, biến chuyển, từ hướng nội đã chuyển sang hướng ngoại nhiều hơn, nội dung trữ tình trong thơ cũng có sự thay đổi nhất định so với giai đoạn trước, đòi hỏi thơ phải tìm cho mình những hình thức biểu đạt mới. Ngoại trừ một bộ phận nhà thơ vẫn trung thành với lối thơ truyền thống, các nhà thơ cách tân đều khao khát muốn tìm một cách một cách diễn đạt mới hơn cho thơ. Cá tính sáng tạo thúc giục những nhà thơ này thử nghiệm không chỉ một mà rất nhiều hình thức nghệ thuật mới khiến cho nghệ thuật thơ đầu thế kỷ XXI là một vấn đề rất đáng chú ý.
4.1. Mở rộng đường biên thể loại
Thể loại là “dạng thức của tác phẩm văn học, được hình thành và tồn tại tương đối ổn định trong quá trình phát triển lịch sử của văn học, thể hiện ở sự giống nhau về cách thức tổ chức tác phẩm, về đặc điểm của các loại hiện tượng đời sống được miêu tả và về tính chất của mối quan hệ của nhà văn đối với các hiện tượng
đời sống ấy” [45, tr. 299]. Như vậy thể loại không chỉ là hiện tượng về phương diện tổ chức tác phẩm mà còn là quan điểm thẩm mỹ đối với đời sống đã được cấu trúc hóa. Khi quan điểm thẩm mĩ đối với đời sống có sự biến đổi thì sự biến đổi thể loại là lẽ tất yếu.
Để nhận diện sự biến đổi thể loại trong thơ đầu thế kỷ XXI, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 457 tác phẩm trong tuyển tập Thơ mười năm đầu thế kỷ XXI, kết quả thu được như sau:
Bảng 3.1. Thống kê các thể thơ trong Tuyển tập Thơ mười năm đầu thế kỷ XXI
4 | 5 | 6 | 7 | 8 | Lục bát | Tự do và hợp thể | Thơ văn xuôi | |
Số bài | 1 | 22 | 14 | 18 | 35 | 59 | 292 | 16 |
Tỉ lệ | 0,2% | 4,8% | 3,1% | 3.9% | 7,7% | 12,9% | 63,9% | 3,5% |
Có thể bạn quan tâm!
- Trở Về Với Các Giá Trị Truyền Thống Như Một Giải Pháp Chống Lại Sự Tha Hóa
- Thơ Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI - 14
- Đi Vào Vùng Mờ Tâm Linh, Vô Thức, Đậm Chất Siêu Thực
- Thơ Ngũ Ngôn, Thất Ngôn Và Thơ Tám Chữ
- Xu Hướng Gia Tăng Ngôn Ngữ Đời Thường, Trần Tục
- Thử Nghiệm Chất Liệu Biểu Đạt Ngoài Ngôn Ngữ
Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.
Để so sánh, chúng tôi xin trích 2 bảng thống kê sau đây về thể thơ: Bảng 3.2: Thống kê từ 1144 bài thơ ở tuyển tập Thơ Việt Nam
1975 - 2000 [6, tr.185]
4 | 5 | 6 | 7 | 8 | Lục bát | Tự do và hợp thể | Thơ văn xuôi | |
Số bài | 7 | 118 | 34 | 95 | 18 | 221 | 645 | 6 |
Tỉ lệ | 0,6% | 10% | 3% | 8,3% | 1,5% | 19% | 56% | 0,5% |
Bảng 3.3: Thống kê từ 214 bài thơ trong tuyển tập Thơ Việt Nam 1945-1985, Nxb Văn học, Hà Nội, 1985 [6, tr.186]
4 | 5 | 6 | 7 | 8 | Lục bát | Tự do | |
Số bài | 2 | 27 | 1 | 28 | 5 | 30 | 119 |
Tỉ lệ | 1% | 13% | 0,5% | 13% | 2,3% | 14% | 50% |
Nhìn vào các bảng thống kê trên có thể rút ra kết luận về mặt thể loại, thơ trữ tình Việt Nam đang có sự vận động mạnh mẽ theo hướng tự do hóa. Điều này thể hiện ở tỉ lệ các bài thơ viết theo thể tự do và hợp thể ngày càng tăng và tỉ lệ các bài
thơ viết theo thể truyền thống ngày càng giảm. Riêng thể song thất lục bát không còn chỗ đứng trong thơ hiện đại. Trong số các thể thơ truyền thống, thơ 4 chữ, 6 chữ hầu như rất ít dùng; thể lục bát vẫn thể hiện một sức sống bền bỉ, còn thơ 5 chữ, 7 chữ, 8 chữ tuy chiếm tỉ lệ không lớn nhưng vẫn có chỗ đứng trong thơ hiện nay. Khi đi sâu phân tích các thể thơ truyền thống, chúng tôi nhận thấy các thể thơ truyền thống cũng không giữ nguyên những đặc trưng của nó mà đã có sự cách tân thể loại để làm tang sức biểu đạt của các thể thơ này.
4.1.1. Cách tân thể thơ truyền thống
4.1.1.1. Dòng chảy của thơ lục bát
Nói đến thơ lục bát, người ta thường nghĩ đến một sản phẩm văn hóa tinh thần độc đáo của dân Việt. Nó có một vẻ đẹp giản dị, nền nã không phai tàn theo thời gian. Thời nào, nơi nào có người dân Việt sinh sống là nó được yêu thích và tôn vinh. Nó có biến đổi theo năm tháng nhưng những cốt tính của nó không phai mờ. Cho dù trải hàng trăm năm cuộc sống bây giờ so với thời trước đã bề bộn hơn nhiều và tâm trạng con người đổi thay nhiều thì thơ lục bát vẫn biến hóa để thể hiện được những thay đổi đó một cách sinh động, uyển chuyển. Có một điều đáng chú ý là các nhà thơ đương đại từ người chưa thành danh đến người đã thành danh, từ người nặng lòng với thơ truyền thống đến người có khát vọng cách tân thơ táo bạo hầu như ai cũng từng tự thử thách mình với thể lục bát.
Trở về với quê hương, với văn hóa truyền thống, các nhà thơ hiện nay tìm thấy ở lục bát một hình thức tương thích. Nói về tình yêu với ca dao, còn gì hợp lý hơn khi sử dụng chính thể thơ phổ biến nhất của ca dao: “Người bươn trải chốn sang giầu/ Ta vin dải yếm bắc cầu ca dao” (Người và ta - Hồ Thủy Giang). Tương tự như vậy, nói về tình cảm tha thiết với văn hóa truyền thống, với quê hương xứ sở cũng không có thể nào phù hợp hơn lục bát. Tình yêu với xứ Đoài của Lê Đình Cánh dường như được chắp cánh thăng hoa với thể lục bát ngọt ngào: “Rét trùm mây núi Tản Viên/ Mưa nghiêng sông Đáy. Gió xiên sông Đà/ Rét cong mái ngói đền Và/ Ngoài trăm tuổi rét lim già hắt hiu...” (Rét xứ Đoài). Tính dân tộc thấm đẫm trong những câu thơ trên từ hình ảnh, cảm xúc đến ngôn từ, nhịp điệu. Thể lục bát cũng làm da diết thêm hoài niệm của Trần Thị Thu Huề về một miền quê thuở
hoang sơ, chưa có dấu vết của cuộc sống đô thị: “Ếch kêu xiết nỗi nhớ đồng/ Nhớ bè rau muống, nhớ vồng cải hoa/ Nhớ gốc chuối, nhớ vườn cà/ Giàn bầu cọc nạng, ngôi nhà cột tre.../ Tiếng ếch kêu gọi ta về/ Với miền ký ức tình quê, tình đời” (Ếch kêu trong phố).
Thể lục bát với âm điệu du dương, ngọt ngào còn thích hợp để diễn tả đời sống tình cảm âm thầm mà mãnh liệt của con người, đặc biệt là diễn tả nỗi buồn: “Thầy nằm nhắm mắt xuôi tay/ Như nguôi quên nỗi tù đầy ngày xưa/ Như xong nợ sớm nần trưa/ Như là rũ hết gió mưa một thời...” (Đất lành - Lê Đình Cánh ), “Núi buồn núi tựa vào sương/ Em buồn em tựa vào đường gió đi” (Với núi - Thu Nguyệt).
Nhưng khả năng của lục bát không chỉ có thế. Trước kia ta lầm tưởng lục bát chỉ phù hợp với những gì da diết, ngọt ngào nhưng bây giờ, qua khảo sát thơ hiện đại và đương đại chúng ta không khỏi ngạc nhiên bởi khả năng biểu hiện to lớn của lục bát “cái mình mẩy mộc mạc ấy lại vừa vặn giao hòa với tất cả: từ tinh thần khâm nghiêm của cổ đến táo bạo của kim; từ dịu dàng lời ru đến tưng tửng humour; từ mộc mạc ca dao đến hàn lâm minh triết; từ trữ tình ướt át đến nghịch ngợm trào phúng…” [158]. Lục bát có được khả năng biểu đạt to lớn ấy là nhờ vào sự cách tân của các nhà thơ hiện đại. Phạm Công Trứ đã đưa hơi thở của cuộc sống thị trường vào lục bát bằng cách sử dụng ngôn ngữ thời hiện đại: “Bây giờ chợ Bưởi liền phiên/ Người ta đến chợ đờ - rem, a - còng” (Hai khúc sông Tô). Trước kia, lục bát là địa hạt của trữ tình, còn ngày nay, các nhà thơ đã tăng cường tính triết lý vào thơ lục bát tạo cho thể thơ này vẻ đẹp của trí tuệ “Phù sinh cái kiếp nhạt nhòa/ Rong rêu dẫu sạch vẫn là rong rêu/ Chia ly là lúc mình yêu/ Cái trong tử tế gặp nhiều gió mưa” (Lục bát đời thường - Nguyễn Hoạt). Trên phương diện nhạc điệu mà xét, chúng ta thấy những câu thơ lục bát truyền thống nhạc điệu tuy uyển chuyển nhưng khá ổn định, họa hoằn mới có một vài trường hợp phá cách, găp một câu thơ ngắt nhịp kiểu: “Nửa chừng xuân/ thoắt/ gẫy cành thiên hương” (Truyện Kiều) xem như một trường hợp lạ, tài tình. Còn thơ lục bát bây giờ nhạc điệu cực kỳ phong phú. Đọc bất kỳ bài thơ lục bát nào ta cũng thấy được sự đa dạng ở nhạc điệu. Nếu trong thơ lục bát cổ điển tiết tấu thường cấu tạo theo nhịp chẵn, nhịp cân đối phổ biến là nhịp 2 - 2 , thơ lục bát mới ngắt nhịp biến hóa khá tự do:
Về đi thôi./ Gió./ Đừng chờ
Chẳng còn chi nữa./ Mắt mờ tìm nhau Về đi thôi./ Gió./ Bay mau
Chẳng còn em./ Vẫn một màu./ Phố xưa Về đi thôi./ Gió đừng mơ
Xa bàn tay ấy./ Bất ngờ nỗi đau. (Về đi thôi gió - Lê Huy Quang)
Nhạc cảm của đoạn thơ đọc lên thật sinh động luôn thay đổi biến hoá. Đó là nhạc của thơ, mà cũng chính là nhạc lòng của tác giả vậy.
Hình thức câu thơ lục bát cũng có sự thay đổi. Trong thơ lục bát cổ điển, một cặp 6-8 mới tạo thành một kết cấu câu hoàn chỉnh, nhưng ngay ở ví dụ trên một dòng thơ chứa từ 2 đến 3 câu tạo cảm giác dòng thơ bị phân đoạn, xé lẻ. Hoặc có khi cặp lục bát vẫn giữ nguyên kết cấu là một câu nhưng không giữ trạng thái trên 6 tiếng, dưới 8 tiếng nữa mà bị ngắt ra làm nhiều dòng:
Bâng khuâng như thiếu như thừa
Như thao thức ngủ như vừa đi xa
Như em rực rỡ đóa hoa Lại như em
lá vàng sa cuối chiều...
(Như - Nguyễn Ngọc Ký)
Đặc điểm quan trọng và hầu như cố định trong thơ lục bát là vần. Chính sự hiệp vần ở tiếng thứ 6 của câu lục với tiếng thứ 6 (đôi khi là tiếng thứ 4) của câu bát và tiếng thứ 8 của câu bát với tiếng thứ 6 của câu lục tiếp theo góp phần không nhỏ tạo nên giọng điệu du dương trữ tình của thể thơ này. Nhưng với nỗ lực chuyển từ giọng hát sang giọng nói, Hữu Thỉnh đã xóa bỏ luôn cả vần trong thơ lục bát: “Một lời như thể mái chèo/ Khi gãy cán đã bao người cập bến/ Một lời như thể lưỡi cưa/ Khi nghĩ lại bao thân cây đã đổ/ Một lời như thể giếng thơi/ Soi trong đất lại thấy