Hệ Thống Biểu Tượng Trong Thơ Triệu Kim Văn

mình những hình ảnh trở đi trở lại, có sức ám ảnh, khơi gợi lớn mà người ta gọi là biểu tượng. Do đó, biểu tượng cho ta thấy cá tính sáng tạo,

, thời đại, khuynh hướng văn học và cả đặc trưng văn hóa của từng dân tộc.


Các biểu tượng không chỉ dừng lại ở những nét nghĩa ổn định trong truyền thống thơ ca mà nó liên tục được mở rộng, biến đổi và tăng cường các khả năng biểu hiện mới. Một mặt, thơ tiếp tục sử dụng các phương thức khai thác biểu tượng nghệ thuật từ trong truyền thống, khơi sâu những kinh nghiệm mĩ cảm đã được lưu giữ, bồi đắp trong truyền thống thơ ca trước đó, mặt khác, mỗi nhà thơ đều xuất để sáng t

vận động của biểu tượng. Việc sáng tạo biểu tượng theo khía cạnh này hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực thụ cảm và nhu cầu biểu hiện của nhà thơ trước hiện thực đời sống. Điều này có liên quan đến đặc điểm tư duy nghệ thuật và khuynh hướng thẩm mĩ ở mỗi nhà thơ cụ thể.

2.2. Hệ thống biểu tượng trong thơ Triệu Kim Văn


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

,

Thơ Triệu Kim Văn - 5



.




-

.


2.2.1. tượng Đất



.

Trong đời sống của con người, Đất luôn là một biểu tượng mang ý nghĩa quan trọng, bởi nó là mẫu số gốc của sự sống. Cũng nằm trong quy luật tinh thần đó, Triệu Kim Văn có nhiều suy tư về đất, đưa nó vào trong thế giới thơ của mình như một biểu tượng giàu ý nghĩa.

2.2.1.1. Biểu tượng Đất trong văn hóa học


Đất là một biểu tượng quan trọng trong hệ thống các biểu tượng văn hóa. Theo các nhà nghiên cứu, đất đối lập với trời một cách tượng trưng như là bản nguyên thụ động đối lập so với bản nguyên chủ động, tính nữ so với tính nam, âm so với dương, bóng tối so với ánh sáng, sự cố định tập trung so với sự biến động hòa tan.

Nói về bản chất cũng như vẻ đẹp và sức mạnh của đất mẹ, Kinh Rig – Veda đã viết:

Hãy nằm xuống Đất là Mẹ của người


Nơi tọa lạc mênh mông ấy chứa chan ân huệ Ai biết dâng hiến, với họ Đất êm như len

Cầu Đất canh giữ người khỏi sa ngã vào cõi hư vô Hỡi Đất Mẹ

Hãy xây cho con người này một mái vòm, đừng đè bẹp Hãy tiếp nhận, hãy tiếp đón sinh linh này, hỡi Đất Hãy lấy vạt áo của mình che cho nó

Như mẹ hiền che chở đứa con yêu .


Mọi con người đều sinh ra từ đất, vì đó là gốc, là mẹ, là khởi nguyên. Đất là nguồn gốc của hiện hữu và sự sống, che chở chống lại mọi sức mạnh hủy diệt. Cũng vì vậy, đất còn mang ý nghĩa như sự sản sinh, sức sống và sự tái

sinh. Xét về phương diện tích cực, những đặc tính của đất là sự phản chiếu đức tính dịu dàng, phục tùng, kiên định, bền bỉ và khiêm nhường.

So với nước (cũng là gốc của vạn vật), người ta thấy sự khác biệt ở chỗ: nước có trước sự hình thành vũ trụ, còn đất thì sản sinh ra các hình dạng sự sống; nước là cái khối lượng chưa phân hóa, còn đất là biểu thị của những mầm mống phân biệt.

Ruộng đất và người đàn bà thường được đồng nhất trong văn học. Nó là những luống cày gieo hạt, sinh sôi, gặt hái.v.v.. Đối với một dân tộc gắn bó chặt chẽ với đời sống sản xuất nông nghiệp, đất lại càng trở nên một yếu tố trung tâm, cốt lõi trong đời sống, một biểu tượng gốc quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần.

Triệu Kim Văn có nhiều suy tư về

Đất, đưa nó vào trong thế giới thơ của mình như một biểu tượng giàu ý nghĩa.


2.2.1.2. Biểu tượng Đất trong thơ Triệu Kim Văn


Mỗi nhà thơ sinh ra và lớn lên, trưởng thành, gắn bó với mảnh đất quê hương bản quán của mình. Và vùng đất chôn nhau cắt rốn luôn là cội rễ, là mạch nguồn cảm hứng trong công cuộc sáng tạo của nhà thơ. Và trong công cuộc sáng tạo đó, mỗi nhà thơ luôn luôn có một vùng đất, một không gian, một thế giới của riêng mình. Nhà thơ Triệu Kim Văn cũng đã đi theo quy luật sáng tạo ấy.

.

iểu tượng gốc:


Sinh trưởng và gắn bó với một vùng quê núi, nhà thơ Triệu Kim Văn bám chặt vào thế giới của núi đồi. Trong thế giới ấy, đất là một biểu tượng gốc để Triệu Kim Văn xây dựng nên những tứ thơ đẹp và sâu sắc. Trong thế giới ấy, tràn ngập các hình ảnh, các hình tượng về đất.

Đất là mẫu gốc tạo thành bản thể, như cách suy tư và giãi bày đầy hình ảnh của tác giả: “Hạt nghiến gieo nhầm chỗ/ Chưa thấy nên lõi nghiến bao giờ/

….Loay hoay chọn chỗ gieo thơ/ Nhặt đá xếp bờ tra hạt/ Chợt nghĩ/ Hạt nghiến và câu thơ chắc cần đất như nhau”.(Siu đất)

Chỉ cần “gieo nhầm” và nằm ra ngoài vùng đất thực sự của mình, con người ta sẽ ngay lập tức bị biến thành một người khác, đánh mất cái bản thể đích thực duy nhất trong mình. Cũng tương tự như vậy, nhà thơ tách mình ra khỏi vùng đất, vùng sinh quyển nghệ thuật của mình, thì sẽ đồng nghĩa với việc đánh mất bản thể thi sĩ của chính mình. Đây là một chiêm nghiệm sâu sắc, có thể coi như một bài học nhận thức căn cốt nhất trong cuộc đời con người, cũng như trong hành trình sáng tạo của nhà thơ, người nghệ sĩ.

Suy ngẫm về thân kiếp và số phận con người, nhà thơ nhận thấy mỗi người con của quê hương cũng như ngọn cỏ trên đất:

Cỏ ăn theo đất Nên cỏ cứ là cỏ

Muôn đời kiếp cỏ thôi

(Cỏ)

Vậy mới thấy, nếu ta biết sống một cách tự nhiên, thành thực với bản tính con người mình, thì đó là một niềm hạnh phúc thực sự lớn lao – niềm hạnh phúc mãi mãi được là chính mình. Đó là cái ý thức về một bản thể tuy bé nhỏ, bình dị, hồn nhiên nhưng cũng đầy mạnh mẽ, kiêu hãnh của con người miền núi.

Nhà thơ – người con của đất ấy còn nhận ra một điều thật liêng liêng và bền bỉ vĩnh hằng ở đất: “Suối cứ chảy, đất không thể thiếu suối/ Ngày nối đêm rung nhịp tiếng đàn/ Nghìn năm suối không thôi dào dạt/ Nghìn năm đất chịu ân ban”.(Suối)

Giữa mạch chảy của thời gian, của đời sống này, đất như là một biểu tượng của sự sinh sôi, của sự phong nhiêu, của sức sống lâu bền kì diệu.

Mượn những hình ảnh gần gũi quen thuộc trong đời sống miền núi, nhà thơ đã có những liên tưởng đầy triết lí thông qua biểu tượng : “Măng vầu trong lòng đất/ Măng ngọt/ Măng đã trông thấy trời / Măng đắng /Cho hay

/Khi chết người ta về với ”.(Đất)


Đây là những suy nghiệm hết sức thấm thía về lẽ đời, về con người. Dù là từ lúc khởi nguyên sinh ra cho đến lúc quay trở về già con người ta có thể đổi thay nhiều lắm (để ứng phó hoàn cảnh, để thỏa mãn tham vọng.v.v.) nhưng rồi cuối cùng vẫn phải giữ lấy cội nguồn. Đất mẹ là điểm xuất phát mà cũng là điểm kết thúc của chu trình vòng tròn của con người. Mới hay, đất sinh ra ta và đất sẽ nhận ta về. Và tác giả đã đúc kết những chân lí đó thành quy luật: “ Đọt măng trồi lên từ lòng đất /Con ve ngoi lên từ lòng đất/ Lòng đất mẹ bao dung/ Cây tre lột giáp trả về đất/ Con ve lột xác trả lại đất/ Ấy là luật tự )

Như vậy, có thể thấy, nhà thơ Triệu Kim Văn đã rất có dụng ý khi xây dựng biểu tượng Đất trong thơ của mình, thông qua đó tác giả đã truyền tải và bày tỏ được những suy tư chiêm nghiệm và đúc kết thành những triết lí rất sâu sắc, cao đẹp, nhân văn về con người, cuộc sống.

Khởi phát từ biểu tượng gốc : Đất, nhà thơ đã xây dựng thế giới hình tượng nghệ thuật trong thơ của mình một hệ thống các biểu tượng phái sinh. Những biểu tượng phái sinh thấy

trong thơ Triệu Kim Văn đó là: Núi, Đồi, Cánh đồng.v.v..


hế giới nghệ thuật thơ Triệu Kim Văn tràn ngập hình ảnh về núi, đồi. Ở đó, núi đồi gắn liền với cuộc sống con người, núi đồi là bạn, là nhân chứng.v.v.. Nhà thơ luôn vẽ lại trong thơ mình những đỉnh núi mờ sương, và qua đó gợi nhớ trong ta nỗi niềm quê hương tha thiết của một người “con của nú tác giả sinh ra và lớn lên từ núi, sống giữa không gian núi rừng, không gian của những “Tháng chín sợi nắng mềm/ Dập dình nhịp chày giã cối”[53.49].

Có lúc, nhà thơ thơ

với cảm hứng về nhịp điệu của cuộc sống mới, nhưng đọc rồi thấy đậm đặc chất miền núi ngàn đời, thấy nhớ thương gắn bó tha thiết:

Tôi người núi Là người ở núi

Đi một vòng lên núi xuống đồng Thấy ở đâu cũng chật cũng đông

Người với người thích vai sát cánh



Nhưng tôi người núi


Vẫn chỉ thật lòng yêu núi


(Đất nước rộng dài)


Chính vì luôn một nỗi niềm tha thiết khôn nguôi với bản quán cội nguồn, nhà thơ luôn tự ghi khắc trong tâm khảm của mình một lời hứa. Nó như sự tự nhắc nhở, tự ý thức, tự thức tỉnh

. Đó là một sự tự ý thức thật sự đáng quý, đáng trân trọng:


Nếu con quên


Rằng con sinh ra trên núi Mẹ tắm con trong chậu gỗ Nước máng hứng từ ruột đá Ba lần mặt trời mọc đặt tên

Thì con xin không là con của mẹ Thì con xin không là con của núi

(Con của núi)

Những lời hẹn ước ấy được gửi lại với đất mẹ thiêng liêng, khiến người đọc như vẫn còn cảm nhận được hương sắc núi rừng lan tỏa mênh mang. Đó là cái lan tỏa mênh mang của hồn người, hồn núi.

Có những khi, hồn núi bay đi mất, người đọc giật mình cùng tác giả bởi sự mất mát không thể đong đếm được:

Không còn dấu vết núi Không còn dấu vết rừng Không còn dấu vết bản

Đến chút hơi chàm cũng không Tất cả đã là người Hà Nội

Nhưng làm người Hà Nội thế cũng buồn


(Làm người Hà Nội thế cũng buồn)


Chính vì vậy, dù có vật đổi sao rời, dù có muôn vàn biến động đổi thay của cuộc sống hay con người, thì tác giả vẫn nguyện tìm về với núi của mình, coi đó là hạnh phúc đích thực:

Tôi từ núi đi quành xuống bản Từ bản đi ra phố thị thành

Từ thị thành mà đi ra biển Rồi lại trở về với núi xanh

(Hạnh phúc)


Suốt một đời trải qua bao phiêu dạt, đổi thay, dù đến chết thì người con của núi rừng vẫn chỉ nguyện hóa thân vào quê hương xứ sở:

Nếu tôi chết hãy đưa tôi về núi


Để hồn tôi tìm lại chiếc nhau mình

Trong lồng nhỏ mẹ tôi treo bờ suối Cành cây giờ đã vươn xanh

(Nếu tôi chết)

Khi nhìn cảnh tượng đồi đất dần bị san ủi để xây dựng công trình mới, nhà thơ xót xa như vừa mất đi cái gì đó

:

Thị xã bụi đủ màu

Vật vã mùa xây dựng


Phố gối lên đồi dốc đứng

Làng chen nhau những mái nhà sàn

(Thị xã đầu nguồn sông)

Trong cuộc sống của những con người miền cao, đồi núi như là nguồn sống màu mỡ, gắn bó. Đồi núi đem lại cho họ sự sinh sôi, trù phú nên họ cảm thấy trân trọng, biết ơn khi đón nhận nó:

Mỡ màu ơi đồi núi

Phì nhiêu ơi ruộng đồng Thấu tình ai miền tủi

Đêm quàng bờ trăng suông

(Cầu mùa)

Bên cạnh biểu tượng đồi núi, nhà thơ Triệu Kim Văn cũng thường hay xây dựng trong tác phẩm của mình biểu tượng cánh đồng. Với tác giả, đồng ruộng là nơi quy tụ, hợp quần của người dân, của bản làng:

Đồng ruộng quy tụ về nơi đây Làng bản hợp quần nơi đây

(Rượu núi)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/10/2023