Thơ Triệu Kim Văn - 7

Biểu tượng Nước


Thống kê cho thấy, có đến 56 lần tác giả sử dụng biểu tượng Nước theo nghĩa gốc và 224 lần sử dụng các biểu tượng phái sinh của nó. Đây là một con số cho thấy mật độ dày đặc của hệ thống những biểu tượng này trong thơ Triệu Kim Văn. Điều này khẳng định một lần nữa về sự gắn bó máu thịt, sự ám ảnh lâu bền của những cội nguồn văn hóa dân tộc trong tư duy nghệ thuật thơ Triệu Kim Văn.

So sánh với cách sử dụng biểu tượng nước của một số các nhà thơ các dân tộc thiểu số khác như Mai Liễu, Pờ Sảo Mìn, Dương Thuấn.v.v.., thì thơ của Triệu Kim Văn có sự khác biệt nhất định.

Với Mai Liễu, sông suối là quê hương, là nguồn cội, là nơi cuối cùng tìm về sau bao nhiêu nếm trải đắng cay của số phận con người:

Anh vẫn gặp dòng sông trong xanh Như buổi chiều xưa rì rào kỉ niệm Em lặng nhìn dòng sông cuộn chảy Và khe khẽ hát... khúc hát êm đềm

(Có một dòng sông xanh)


Với Triệu Kim Văn, sông suối là những đang gắn bó, đang hiện hữu trong đời sống thường ngày:

Một đời ta vui cùng suối mát Một đời ta không bước nổi qua

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Ơi suối nguồn mênh mông và khoáng đạt Bạc tóc đầu suối vẫn quấn ta

(Suối)

Thơ Triệu Kim Văn - 7


Dương Thuấn tự hào về làng quê tràn đầy sức sống c mình:


Bản tôi nhiều ruộng bậc thang


Bản tôi bên bờ sông Năng ầm ào


(Anh vẽ bản tôi nhé)


Pờ Sảo Mìn mang trong mình sự mạnh mẽ, phong trần nắng gió của một người con trai miền núi:

Dân tộc chỉ có hai ngàn người Biết gọi gió gọi mưa gọi nắng

Chắn suối ngăn sông nước ngược dòng Ngô lúa cười vui tận chân trời đó

Rượu uống quanh năm nước vẫn chảy về


(Cây hai ngàn lá)


Trong khi đó, Triệu Kim Văn bồng bềnh, huyền ảo:


Cõi xưa trong kí ức


Hiển hiện màu rêu phong Bản nhỏ miền sơn cước

Bồng bềnh chiều sương buông


(Cõi xưa)


Trong khi một số nhà thơ các dân tộc thiểu số khác thường dùng biểu tượng nước để tạo ra một sắc thái tươi vui, mạnh mẽ, khỏe khoắn, thì biểu

tượng nước trong thơ Triệu Kim Văn thường mang sắc thái nghĩa chậm buồn, trầm tư, mềm mại.

2.2.3. Biểu tượng Lửa


Với văn học nói chung và thơ ca nói riêng, lửa luôn là một biểu tượng hữu dụng để thể hiện sức sống, sức mạnh, sự linh thiêng và nhiều ý nghĩa cao cả của con người.v.v.. Điều này cũng đã được thể hiện một cách sâu sắc và ấn

tượng trong thơ Triệu Kim Văn.

,

.



Theo tổng hợp nghiên cứu của Jean Chevalier và Alain Gheerbrant trong Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, biểu tượng Lửa được giải thích với nhiều ý nghĩa.

Lửa với ý nghĩa bản thể: Ý nghĩa bản thể lửa trong văn hóa nhân loại được tri nhận và lí giải tương đối phong phú. Theo giáo thuyết Hindu, những dạng lửa của thế giới trần gian là: lửa thông thường, lửa sấm sét và mặt trời. Ngoài ra còn có hai dạng lửa khác: lửa xuyên thấu (hoặc lửa hấp thụ) và lửa hủy diệt.

Lửa với ý nghĩa thần thánh: Ý nghĩa siêu nhiên của lửa trải rộng từ những linh hồn lang thang (ma trơi, đèn lồng) đến anh linh thần thánh. Nhiều nền văn hóa trên thế giới coi lửa là một vị thần có sức mạnh siêu nhiên, là vị thần sống và tư duy.

Lửa với ý nghĩa tẩy uế và tái sinh: Ý nghĩa tẩy uế của biểu tượng lửa thường gắn liền với sự tái sinh. Theo một số truyền thuyết, chúa Ki tô (và các thánh) tái sinh cơ thể bằng cách đi qua lò lửa của xưởng rèn. Những người theo Đạo giáo bước vào lửa để tự giải phóng khỏi thân phận mà con người phải chịu đựng. Họ bước vào lửa mà không bị thiêu cháy.

Lửa với ý nghĩa hủy diệt: Ý nghĩa hủy diệt của biểu tượng lửa thể hiện ở chỗ nó làm tối và chết ngạt bởi khói; nó đốt cháy, tàn phá, thiêu hủy; nó là lửa của những dục vọng, của sự trừng phạt, của chiến tranh. Và theo đó, lửa trong tay ma quỷ, trở thành công cụ của quỷ.

Lửa với ý nghĩa giác ngộ: Lửa bên trong, lửa là tri thức xuyên suốt, là sự giác ngộ, là sự hủy bỏ cái vỏ bọc ngoài. Lửa mặt đất tượng trưng cho trí khôn, nghĩa là ý thức, với tất cả tính hai chiều đối nghịch của nó; ngọn lửa bốc lên trời thể hiện khí thế hướng tới sự thăng hoa tinh thần; ngọn lửa chao đảo biểu thị trí khôn, tinh thần sao nhãng.

Lửa với ý nghĩa phương tiện vận chuyển: Một số nghi lễ hỏa táng có nguồn gốc ở sự chấp nhận lửa như là một phương tiện vận chuyển, hay là sứ giả, từ thế giới người sống sang thế giới người chết. Trong nghi lễ tang ma của nhiều dân tộc trên thế giới, người ta đặt phần thức ăn dành cho người chết vào đống lửa trên đầu quan tài, ngọn lửa có nhiệm vụ chuyển đồ cúng đó cho người chết.

Như bao con người tồn tại ở các vùng miền khác nhau trên trái đất này, con người Việt Nam cũng được hưởng nhiều ân huệ từ lửa. Người ta sống nhờ lửa (lửa làm chín thức ăn, lửa xua đi cái giá lạnh, lửa bảo vệ con người trước thú dữ …). Người ta yêu bằng lửa - lửa tình, tình yêu quê hương đất nước, tình yêu trai gái. Và khi chết, con người ta cũng không thể thiếu lửa. Nhiều người Việt Nam sống cả đời chỉ chăm chút sao cho sau này chết đi có người hương khói. Trong phong tục tổ chức lễ tang của người Việt chúng ta thấy không thể không có lửa (lửa của nhang khói, lửa của đèn nến). Sự hiện diện của người thân yêu đã khuất trong mỗi mái ấm gia đình là bàn thờ. Những người còn sống thể hiện sự tưởng nhớ người đã khuất bằng việc thắp hương, không để “hương tàn khói lạnh”…Như thế, còn lửa là còn sự sống, còn tình yêu, khi đã “tắt lửa lòng” cũng là khi người ta đã tuyệt tình cạn nghĩa. Người ta thắp lửa là muốn thắp lên sự sống, và tất nhiên người thắp lửa bao giờ cũng rất được trân trọng.

Cũng như nhiều dân tộc trên thế giới, người Việt Nam có tục thờ thần lửa (biểu hiện củavăn hóa sùng bái lửa). Nói cách khác, lửa là thần thánh, là lực lượng siêu nhiên. Rất nhiều các dân tộc ở Việt Nam có tục thờ thần lửa mặc dù cách thức và mức độ thể hiện có khác nhau. Có những dân tộc thờ lửa quanh năm nhưng không có lễ cúng dành riêng cho thần lửa vào dịp tết, trong khi một số dân tộc khác thì lễ tết luôn gắn liền với nghi thức thờ thần lửa. Trong đời sống tâm linh người Việt, lửa còn có ý nghĩa như là cầu nối, là phương tiện vận chuyển từ thế giới người sống sang thế giới người chết. Điều này được thể hiện rất rõ nét trong nghi thức dâng hương (thắp hương, đốt hương) của người Việt. Người Việt tin rằng nén hương khi đốt lên (có lửa) như một nhịp cầu vô hình nối kết hai thế giới hữu hình và vô hình với nhau. Ngày giỗ, ngày tết, bàn thờ không thể không có lửa đèn, khói nhang. Chỉ khi thắp lửa đèn, khi dâng hương, người Việt mới khấn vái, cầu mong gia tiên phù hộ độ trì, thành kính mời ông bà, ông vải về ăn cỗ cúng và tin rằng tấm lòng thành kính của người thắp hương sẽ quyện theo làn khói thơm hướng về cõi thiêng liêng.

Cũng trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng của người Việt, lửa còn có sức mạnh xua đuổi tà khí - lửa tẩy uế. Ý nghĩa này thể hiện trong những phong tục như đốt vía, xua đuổi tà ma, ám khí. Người đi chợ gặp người mà họ cho là có vía xấu, họ châm lửa đốt giấy hoặc rơm rạ để “vía lành ở lại, vía dữ bay đi”. Người mới chuyển đến nơi ở mới thường đốt một đống lửa to trong nhà để xua đuổi không khí lạnh lẽo cũng là tạo hơi ấm, khơi thắp lên sức sống mới cho ngôi nhà.

Lửa đã được người tiền sử phát hiện ra cách đây nhiều nghìn năm. Sự phát hiện ra lửa và sử dụng lửa cho mục đích của cuộc sống được coi là một bước tiến quan trọng trong văn minh của loài người. Nhờ có lửa, con người dần biết ăn chín, uống sôi, biết dùng lửa để sưởi ấm, xua côn trùng, thú dữ… Cũng nhờ có lửa, con người biết đốt nóng kim loại để rèn, đúc dụng cụ, tăng năng suất lao động, phục vụ nhu cầu cuộc sống. Có thể nói: lửa có mặt trong mọi hoạt động

của cuộc sống con người và trở thành một biểu tượng trong đời sống tinh thần của người dân. Nói đến lửa, người ta nghĩ đến ánh sáng, hơi ấm và sức nóng, sự đốt cháy…

Chưa phải là tất cả, nhưng những trường hợp dẫn ra ở trên phần nào cho thấy: biểu tượng lửa trong đời sống văn hóa Việt vừa mang những ý nghĩa chung của một biểu tượng trong văn hóa nhân loại vừa có những nét ý nghĩa in đậm dấu ấn riêng của đời sống văn hóa dân tộc.

Triệu Kim Văn có nhiều suy tư về

, đưa nó vào trong thế giới thơ của mình như một biểu tượng giàu ý nghĩa.



Cùng với hai biểu tượng đất nước, thì biểu tượng lửa đã làm nên thêm một chiều kích độc đáo ấn tượng trong thơ Triệu Kim Văn. Đó có khi là ngọn lửa của tình yêu, có khi còn là ngọn lửa của trí tuệ, nồng đượm và trầm nghị.

..Những đặc tính này cũng hòa quyện và hun đúc nên hồn thơ Triệu Kim Văn.



.

Với một người sinh trưởng và gắn bó với quê núi như nhà thơ Triệu Kim Văn, lửa luôn là một thành tố đặc biệt quan trọng trong đời sống tinh thần. Lửa có thể được coi như sự sống trong tim, như nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng mãnh liệt của con người. Nếu một ngày để tắt đi ngọn lửa đam mê nhiệt huyết cháy bỏng ấy, trái tim và tâm hồn con người sẽ nguội lạnh và buồn chán biết bao:

Củi tôi hái từ con tim


Cánh rừng con tim rộng dài không đo được Lửa cháy hết rồi tôi ngồi khóc

Nhớ chàng mồ côi kiếm củi đổi hạt kê.


(Thơ củi)

Lửa là sức mạnh sưởi ấm, che chở và bảo vệ con người qua những khắc nghiệt của

:

Đêm đông núi

Cùng ngồi co bên lửa

Mắt nhíu vào không muốn mở Miệng dính vào không muốn mở

(Đêm đông sơn cước)


Có lúc, lửa là nơi hội tụ, tìm về. Cái ấm áp, ấm cúng của bếp lửa là một không gian lí tưởng để những đôi trai gái trẻ hẹn hò, chờ đợi. Lửa sẽ hun đúc và thôi thúc tình cảm con người, sẽ chứng kiến và se duyên cho tình yêu đôi lứa. Những lúc như vậy, lửa thật hiền hòa bao dung và nồng nàn:

Mùa thu bản làng thư thả Đỏ hồng bếp lửa chờ nhau

(Vị rừng)

Có khi, lửa ghi lại dấu tích của những năm tháng thơ trẻ vụng dại mà trong sáng, đáng yêu. Có cái gì bỏng rát tâm can khi nhớ về những kí ức xa xưa đó:

Chẳng biết năm đó chim có về quấy phá Bọn trẻ chỉ thích nhặt bánh vùi lửa

Những mẩu bánh phồng phồng Bám đầy tro than

(Bánh hoa chim sẻ)


Nhiều khi, với người miền núi, lửa không còn là ngọn lửa thực, mà nó là lửa trong lòng, trong mắt, trong tim. Nhìn vào mắt nhau, người ta nhận ra tất cả tình cảm chân thành mà mãnh liệt nhất:

Gần nhau


Gần nhau gần nhau


Bốn mắt soi vào có lửa


(Vô đề)


Chính vì vậy, khi ngọn lửa được nhóm lên bập bùng thì cũng chính là lúc mà trái tim con người cất lên lời yêu thương: “Em nhóm lửa/Lửa chảy trên hai má/Lửa bập bùng /Tim nói lời yêu đương.”(Khắc nghiệt)

Rõ ràng, đã trở thành một hình tượng nên thế giới tinh thần của Triệu Kim Văn. Lửa như nguồn tỏa ra ánh sáng, phát ra nhiệt, và bởi vậy, lửa như là biểu tượng của nguồn sáng, nguồn ấm trong thơ ông. Biểu tượng trong thơ Triệu Kim Văn cũng có ý nghĩa là sự sống, thắp lên lửa là thắp lên sự sống, thắp lên tình yêu, thắp lên niềm tin, sự lạc quan vào tương lai tương sáng.

Bắt đầu từ biểu tượng gốc là , nhà thơ đã triển khai thành một hệ thống các hình tượng mang ý nghĩa như là các biểu tượng phái sinh của , như là bếp, sấm sét, mặt trời.v.v..

Lửa là biểu trưng của tình cảm vợ chồng, tình yêu nam-nữ. Lửa trở thành biểu tượng ngôn từ, lửa cũng được dùng nhiều với ý nghĩa biểu thị cho những sắc thái, cung bậc khác nhau của tình yêu đôi lứa, tình cảm vợ chồng. Vì vậy, khi không còn giữ được hạnh phúc gia đình, bếp lửa kia sao lẻ loi nguội lạnh như sự cô đơn của lòng người: “ Thế là còn một mình tôi/Lui cui một bếp một nồi /Mớ rau con tôm cái cá/Một mâm bát lẻ đũa đôi.”

(Thế là)


Có lúc, lửa lặn mình hóa thân vào trong những sấm sét.

:


Sét đánh

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 16/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí