Biểu Tượng Nước Trong Thơ Triệu Kim Văn

Cũng có những lúc, nhà thơ nhìn cánh đồng với tất cả tấm lòng thấu hiểu. Cánh đồng cũng nhọc nhằn, chắt chiu, qua bao nhiêu gian khó để có được mùa màng cho con người:

Mây mẩy cánh đồng phì nhiêu Nhọc nhằn mùa gieo cấy

(Bản ngã Mường)


, chúng tôi nhận

được kết quả về số lần xuất hiện của biểu tượng Đất trong thơ

cho việc tìm hiểu nghiên cứu của

luận văn:


Biểu tượng Đất

Tập 1

Tập 2

Tập 3

Tập 4

Tập 5

Tập 6

Tập 7

Tập 8

Tập 9

Tập 10


Tổng


gốc


5


9


10


4


4


15


3


2


12


5


69


phái sinh


8


23


19


30


23


33


19


28


42


36


261

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Thơ Triệu Kim Văn - 6


Qua thống kê, chúng tôi thu được kết quả rất ấn tượng về tần số xuất hiện của biểu tượng Đất và các biểu tượng phái sinh của nó. Tổng cộng trong 10 tập thơ, đã có 69 lần tác giả sử dụng biểu tượng Đất theo nghĩa gốc và 261 lần sử dụng biểu tượng Đất theo nghĩa phái sinh của nó. Số lượng lớn và mật độ cao như vậy là sự khẳng định rõ ràng cho dụng ý nghệ thuật của nhà thơ.

để chứng tỏ tầm quan trọng của biểu tượng này trong thế giới nghệ thuật thơ Triệu Kim Văn.

So sánh với việc sử dụng biểu tượng đất của một số các nhà thơ dân tộc thiểu số khác như Mai Liễu, Y Phương…, có thể thấy thơ Triệu Kim Văn có cả sự tương đồng và sự khác biệt với họ.

Mai Liễu thương nhớ cội nguồn với những câu thơ đau đáu:


Vẫn nhớ núm nhau mình nơi đồi vắng Mà khóc cười xa biệt mấy mươi năm

(Đêm nay gió Khau Mòn lại nổi)


Y Phương tha thiết dặn dò con về làng quê, bản quán của mình:


Ơi cái làng của mẹ sinh con Có ngôi nhà xây bắng đá hộc

Có con đường trâu bò vàng đen đi kìn kịt Có niềm vui lúa chín tràn trề

Có tình yêu tan thành tiếng thác Vang lên trời

Vọng xuống đất


Cái tên làng Hiếu Lễ của con


(Tên làng)


Trong khi đó, Triệu Kim Văn nghĩ đến một sức mạnh nội sinh cho cuộc sống mới đầy sinh lực:

Những ngọn đồi đang thoát tục


Những làng Dao đang cuộc hồi sinh


Bởi những bàn tay không chỉ biết làm hoa nên vải Còn giỏi chạm vào đất cằn biết nói

Âm thanh của mùi hương là màu sắc cuộc đời


(Gặp bên đèo)

Điểm tương đồng ở đây là các tác giả đều sử dụng biểu tượng để hướng đến các giá trị văn hóa quê hương, vùng miền. Sự khác biệt là ở chỗ, trong khi các nhà thơ dân tộc thiểu số khác chủ yếu dùng biểu tượng để hàm chỉ ý nghĩa cội nguồn, thì Triệu Kim Văn còn sử dụng nó để hàm chỉ về sự sinh sôi, phát triển. Đấy cũng là nét mới, nét riêng của Triệu Kim Văn.

2.2.2. Biểu tượng Nước

Nước là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng đối với đời sống. Nó có sự gắn bó chặt chẽ, sâu sắc trong mọi phương diện đời sống của con người. Thơ Triệu Kim Văn như một dòng chảy dào dạt mà trong đó biểu tượng nước là một trong những mạch chảy trung tâm.

:

2.2.2.

Nước giữ vai trò quan trọng trong đời sống của cư dân nông nghiệp và

rất gắn bó với cuộc sống của người dân Việt Nam. Nước trở thành một biểu tượng văn hóa, trở thành mẫu gốc trong tư duy và trong sáng tạo văn hóa nghệ thuật của người Việt Nam.

Nước trong tiềm thức con người có ý nghĩa rất quan trọng. “Những ý nghĩa tượng trưng của nước có thể quy về ba chủ đề chiếm ưu thế: nguồn sống, phương tiện thanh tẩy, trung tâm tái sinh. Ba chủ đề này thường gặp trong những tiểu thuyết cổ xưa nhất và hình thành những tổ hợp hình tượng đa dạng nhất và đồng thời cũng chặt chẽ nhất” [6.709].

Nước là nguồn gốc sự sống và là yếu tố tái sinh thể xác và tinh thần, là biểu tượng của khả năng sinh sôi nảy nở, của tính tinh khiết, tính hiền minh, tính khoan dung và đức hạnh. “Nước còn là nguồn gốc và phương tiện chuyển tải sự sống, là hình tượng của hơi thở sự sống” [17.710]. Nước được coi là biểu tượng phổ biến về sự phì nhiêu và khả năng sinh sản dồi dào.

Nước còn trở thành biểu tượng của đời sống tinh thần mà Thánh thần, Chúa trời ban cho loài người. Nước của sự sống được coi là một biểu tượng về

nguồn gốc vũ trụ. Nước làm cho thanh khiết, chữa khỏi bệnh, làm trẻ lại vì vậy đưa con người vào cõi vĩnh hằng. Bản thân nước có tính năng làm sạch và cũng vì lý do đó, được coi là thiêng liêng. Vì thế, nước được dùng trong các nghi lễ tắm gội, nước có hiệu lực xóa bỏ mọi lỗi lầm và mọi vết nhơ. Ngoài ra, nước tượng trưng cho sự sống: nước hồi sinh mà con người tìm được trong cõi tối tăm, có tính năng làm sống lại. Kinh veda ngợi ca:

Hỡi những Dòng nước hồi sức cho đời Hãy mang lại cho chúng tôi sức mạnh Sự cao cả, niềm vui, cảnh mộng

Hỡi những Dòng nước, nữ chúa của những điều kỳ diệu Là những vị nữ nhiếp chính của mọi giống nòi

Hỡi những Dòng nước


Hãy ban cho phương thuốc đầy đủ tính năng vẹn toàn Để trở thành một tấm áo giáp bảo vệ con người tôi

Và nhờ đó tôi được nhìn lâu dài ánh sáng mặt trời Hỡi những Dòng nước, xin hãy cuốn đi

Cái tội lỗi này, dù lớn hay nhỏ, mà tôi đã phạm Cái điều không hay mà tôi đã gây ra cho ai đó Câu thề nguyện dối trá mà tôi đã thốt ra.

Người Việt là những cư dân nông nghiệp, lấy ruộng đất và nghề nông làm bản vị. Do đó, dân tộc ta thuộc loại hình văn hóa gốc nông nghiệp và mang đậm đà đặc trưng của loại hình văn hóa này. Nước là một quyền năng, một giá trị. Nước là nguồn sống tự nhiên quan trọng bậc nhất của loài người. Chính vì thế mà những dòng sông lớn trên thế giới luôn luôn là khởi nguyên của các nền văn minh lớn. Đối với người Việt Nam, những con người quen nếp sống dựa

vào thiên nhiên, nước càng trở nên thiêng liêng bởi nước là sự sống. Sự sùng bái nước là một hành vi mang tính cộng đồng và đã ăn sâu vào tâm thức cộng đồng. Nước mặc nhiên trở thành một biểu tượng mang tính giá trị, mang một quyền năng, một sức mạnh đặc biệt đối với đời sống con người. Từ một góc độ khác, biểu tượng Nước lại được thiêng liêng hóa, trở thành một mạch nguồn linh diệu của tình cảm. Trong thẳm sâu tâm thức mỗi con người, nước là nguồn cội, nước là những gì thanh khiết, trong sáng. Nước cũng được quan niệm là số phận, là định mệnh. Đặc tính về sự trôi chảy liên tục của nước khiến người ta thường liên tưởng đến dòng đời, đến số phận của con người.

2.2.2.2. Biểu tượng Nước trong thơ Triệu Kim Văn


Thấm thía sâu sắc ý nghĩa của nước với đời sống con người, hòa mình và gắn bó với những mạch nguồn giá trị của quê hương, Triệu Kim Văn đã xây dựng rất thành công biểu tượng nước bằng một hệ thống các hình ảnh, chi tiết giàu ý nghĩa biểu trưng.

iểu tượng gốc:


Với cuộc sống người Dao, nước là yếu tố gắn chặt với sinh tồn. Nước là khởi thủy cho mọi sự sống, là nguồn mạch cho mọi cảm hứng. Nước được bắt đầu hình thành một cách thật tự nhiên:

Miệng nước


Nước từ lòng đất chảy ra Nước từ lòng đá chảy ra Thăng hoa nguồn diệu vợi

(Pác Nặm)


Trong tâm thức của tác giả, nước là điều gì đó , với người Dao thì nước không đơn thuần là một yếu tố trong sinh hoạt đời sống, mà nó được coi như một biểu tượng, một ước lệ của tình người:

Ơn trời nước vẫn nước non


Còn câu lục bát sắt son cùng người


(Lục bát cùng người)


Có thể thấy, nước là khởi nguồn sinh sôi bất tận cho sự sống, là sự quy tụ tích trữ những mạch ngầm văn hóa, là dòng chảy đồng hành cùng sự chảy trôi của thời gian, đồng hành cùng cuộc sống con người. Khi thì nước tràn ngập sức sống:

Con suối nhỏ nước vẫn reo trong vắt Đôi cây cộng sinh trùm bóng một vùng

(Tháng 5 Nà Pậu)


Khi thì nước gắn với tục lệ và sinh hoạt đời sống con người:


Nếp nhà trầm tư hoang tưởng bên khe Những máng nước bao nhiêu đoạn nối Đêm đêm tiếng tắc kè vẫn gọi

Nước măng nước măng cho cậu lên nhà


(Giữa ngày xưa)


Như vậy, có thể thấy thơ Triệu Kim Văn trong những mạch nguồn văn hóa dân tộc để xây dựng nên một hệ thống hình ảnh tràn ngập sắc thái văn hóa miền núi. Trong đó, nước là một biểu tượng sống động của những mã văn hóa như vậy.

Từ biểu tượng gốc, thơ Triệu Kim Văn tiếp tục mở rộng biên độ bằng hệ thống các biểu tượng phái sinh của Nước như là sông suối, sương, mây.v.v.. Với mỗi vùng đất, mỗi miền quê, sông là văn hóa quê hương xứ sở. Nó như mạch nguồn để từ đó thi sĩ chắt chiu, góp thành bản sắc văn hóa quê hương

hôm nay. Triệu Kim Văn cũng là một người con đang chắt chiu trong mạch nguồn những điều như thế.


cuộc sống nhọc nhằn của con người trên miền cao quanh năm suốt đời chỉ biết bó :

Hạt kê nấu cháo mẹ con cùng húp Một đời không vượt nổi suối khe

(Quả kê còn lại)

Nhưng người ta không bao giờ “vượt suối khe” bởi sông suối là mạch nguồn cuộc sống, đã chắt chiu từng giọt chảy mà thành:

Có một dòng sông bắt nguồn từ Phja Bjoóc Nơi ngàn năm núi ngủ trong mây

Mỗi giọt chảy đều được cây chiu chắt Để thành sông nguồn suối gom đầy

(Có một dòng sông)

Từ chỗ gắn với đời sống sinh hoạt, nước trở nên thân thuộc trong đời sống tinh thần của người vùng núi. Có lúc, nhà thơ nhìn dòng suối

. Bởi vậy, thật tự nhiên, nhà thơ ví suối như mái tóc

sơn nữ tuổi mười lăm:

Những dòng suối nào đây Những nguồn nước nào đây Gội mềm từng sợi tóc

Uốn nên vuông nên góc Mái tóc tuổi mười lăm

(Núm tóc Mùi Pham)

Có lúc, dòng sông như một bến neo đậu của tình cảm con người. Nó là nơi người ta tìm về, sẻ chia. Dòng sông trở thành chứng nhân, trở thành người bạn thân thiết, tin cậy để có thể san sẻ những nỗi niềm trong cuộc sống của con người. Nó trở thành một bến đậu bình yên của tâm hồn bao người miền núi:

Ở bên sông sâu có một ngôi nhà Ngôi nhà dưới lùm cây yên ắng

(Ngôi nhà cửa đóng)


Cũng có lúc, biểu tượng Nước còn được biến thể vào trong mây núi sương mờ. Trước hết, sương núi gắn liền với cái không khí bồng bềnh trầm mặc hư ảo và ngọt ngào muôn đời của miền núi:

Đi trong bồng bềnh sương Trong cái lạnh rét tê núi đá

(Lội bộ cùng Cao Sơn)


Và tất nhiên, không thể thiếu, sương cũng còn gắn với những vẻ đẹp, những niềm vui của con ngưuời nơi đây. Nó chứng kiến và hòa tan vào niềm vui của những điệu hát, những sợi thêu, những duyên tình đằm thắm:

Chỉ thấy má hồng môi thắm Trai tài gái sắc chen đua

Chỉ nghe câu sli câu lượn


Trong sương trong nắng ban trưa


(Chợ tình Xuân Dương)


, chúng tôi khảo sát thống kê được số lần mà biểu tượng Nước xuất hiện trong các tập thơ của Triệu Kim Văn, từ đó có được cơ sở để làm rõ hơn các luận điểm:

Tập 1

Tập 2

Tập 3

Tập 4

Tập 5

Tập 6

Tập 7

Tập 8

Tập 9

Tập 10

Tổng


gốc


4


7


7


3


7


12


4


2


3


7


56

phái sinh


13


16


30


13


24


28


12


5


44


39


224

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 16/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí