Thơ Triệu Kim Văn - 2

học thiểu số nói riêng và trong chuyên ngành văn học nói chung ở các trường đại học ngành Sư phạm.

2. Lịch sử vấn đề:


So với việc nghiên cứu văn học Việt Nam hiện đại nói chung thì những nghiên cứu dành cho mảng văn học dân tộc thiểu số còn ở mức độ khiêm tốn. Trong bối cảnh đó, trong số các bài nghiên cứu, phê bình thơ ca dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, việc nghiên cứu thơ của Triệu Kim Văn còn rất ít ỏi, thưa thớt. Một số bài viết và công trình đã có những tìm hiểu, đánh giá về một số phương diện trong thơ Triệu Kim Văn ở những mức độ khác nhau.

Trong cuốn chuyên luận Văn học dân tộc thiểu số Việt Nam thời kỳ hiện đại

- Một số đặc điểm (PGS. TS Trần Thị Việt Trung - TS Cao Thị Hảo đồng chủ biên), các tác giả đã có những nhận diện khái quát và chỉ ra một đặc điểm quan trọng trong thơ Triệu Kim Văn: “Yếu tố tâm linh hòa quyện trong sự ước muốn hồn nhiên, chất phác – phản ánh mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên thật gắn bó, hài hòa. Đây cũng là nguồn sức mạnh để giúp con người miền núi gần gũi, chan hòa với thiên nhiên và sản xuất tích cực hơn” [45.210].

Trong cuốn sách Bản sắc dân tộc trong thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại (PGS. TS Trần Thị Việt Trung chủ biên), các tác giả đã có những nhận định về đặc trưng phong cách mang tính đóng góp của thơ Triệu Kim Văn, vẫn mang những nét truyền thống của văn hóa Dao, nhưng đã có sự hiện đại, đổi mới để tạo nên nét riêng: “Được thừa hưởng những giá trị văn hóa đầy bản sắc của dân tộc Dao, Triệu Kim Văn đã cất lên một tiếng thơ, một giọng Páo dung mới tươi rói, đầy sức trẻ và ngồn ngộn sức sống… Bằng sự thể hiện linh hoạt trong hình thức thể loại, sự mới mẻ và đầy sáng tạo trong cách cảm, cách nghĩ, cách diễn đạt, Triệu Kim Văn đã phần nào tiếp cận và hòa nhịp với đời sống thơ ca đương đại cũng như hòa mình với dòng hải lưu thơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam vốn đã rất phong phú và giàu bản sắc” [46.354].

Trong cuốn sách Hoa văn thổ cẩm, tác giả Lò Ngân Sủn đã chỉ ra chất dân tộc hòa quyện hiện đại trong thơ Triệu Kim Văn. Tác giả khi bình về một số bài thơ của Triệu Kim Văn đã rất tinh tường và sâu sắc để đưa ra đánh giá: “chất dân ca, dân dã của điệu Páo dung đã được hòa quyện vào trong hơi thở hiện đại, cái dân tộc đã được hòa nhập vào nhân loại, với một giọng điệu khá hào hoa, phong nhã, với một lối kết cấu, bố cục tự do, tung tẩy, phóng thoáng” [33.55].


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.


Thơ Triệu Kim Văn - 2


n, Nông Minh Châu,

-


[7.131]

ông


Khóa luận tốt nghiệp Thơ dân tộc Dao từ Bàn Tài Đoàn đến Triệu Kim Văn của tác giả Phùng Thị Thuận khảo sát khá công phu, từ đó có cái nhìn đối sánh để chỉ ra sự vận động phát triển của thơ Dao, trong đó thơ Triệu Kim Văn được đặt vào vị trí một chủ thể quan trọng của tiến trình vận động phát triển ấy: “Nếu nhà thơ Bàn Tài Đoàn được ví là cây cao bóng cả của thơ Dao, thì Triệu Kim Văn chính là người tiếp tục vun trồng để cho bóng cây thơ ca dân tộc Dao mãi mãi xanh tươi” [38.25]; “Nhà thơ Bàn Tài Đoàn là người đã đặt nền móng cho thơ dân tộc Dao thời kì trước cách mạng tháng Tám. Còn trong thời kì hiện đại, nhà thơ Triệu Kim Văn là người kế thừa và phát triển thơ Dao. Thơ của hai ông đã phản ánh rất chân thực và sinh động cuộc sống của dân tộc Dao, nó tồn tại như một món ăn tinh thần không thể thiếu đối với đồng bào Dao” [38.86].

Cùng với đó, một số bài viết cũng đã đóng góp những cách tiếp cận, nhận diện thơ Triệu Kim Văn.

Bài bình tác phẩm Đá núi Đồng Văn của Vân Long chỉ ra cái thần, cái hồn của một người con miền núi ngự trong sâu thẳm tâm thức rồi hiện lên trong thơ Triệu Kim Văn. Tác giả bài viết đánh giá: “tác giả đã tạo một thế liên lập giữa con người (người Mông), thiên nhiên, (từ một hùng vĩ Đồng Văn đó mà có) văn hoá (văn Nguyễn Tuân, thơ Xuân Diệu). Ý tưởng không mới, nhưng cách nói hay” [24].

Bài viết Xuân của hương ngàn của Lâm Tiến trong cuốn sách Về một mảng văn học dân tộc đã chỉ ra hồn thơ tươi tắn, giàu tin yêu và gắn bó tha thiết với quê hương của Triệu Kim Văn: “Mùa xuân gắn với thiên nhiên, cuộc sống con người miền núi. Lời mùa xuân là lời của đất, của cây, của suối, của mây, gần gũi thân quen” [41.181].

Bài viết Người về theo lối cỏ của Tuệ Minh đã khẳng định một cách mạnh mẽ, thuyết phục về tiếng nói dân tộc, giọng điệu dân tộc, tâm hồn dân tộc trong thơ Triệu Kim Văn. Tác giả viết: “với một nhà thơ - người viết ra những ý tứ, nhịp điệu, rung động của tâm hồn mình thì văn hoá tộc người là một suối nguồn mát lành chở đầy phù sa bồi đắp nên những thức điệu tâm hồn. Nhà thơ Triệu Kim Văn trên hành trình của mình đã đi, đã đến với dòng suối nguồn ấy, đồng thời góp thêm một mạch nguồn khơi dậy những tình tự dân tộc” [28].

Như vậy qua các công trình nghiên cứu, các bài viết... chúng ta nhận thấy các tác giả đã có những đóng góp nhất định trong việc phát hiện ra một số đặc điểm về nội dung, nghệ thuật nổi bật trong thơ Triệu Kim Văn. Nhưng nhìn chung các bài viết này mới chỉ dừng lại nghiên cứu một khía cạnh, một mặt nào đó trong thơ Triệu Kim Văn. Cho đến nay, chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu, khảo sát toàn diện và có hệ thống về thơ ông, để từ đó rút ra những đặc điểm khái quát về nội dung tư tưởng, nghệ thuật trong thơ Triệu Kim Văn.

Tuy nhiên, đây là những nhận định hết sức đáng quý, gợi mở cho chúng tôi nhiều vấn đề tìm hiểu một cách hệ thống, toàn diện về thơ Triệu Kim Văn.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:


3.1 Đối tượng nghiên cứu


Tiến hành thực hiện luận văn, chúng tôi tập trung tìm hiểu nét đặc sắc ở phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật của thơ Triệu Kim Văn.

. Từ đó, luận văn chỉ ra thành công, hạn chế và đóng góp của thơ Triệu Kim Văn với thơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam nói riêng, với thơ ca Việt Nam hiện đại nói chung.

3.2. Phạm vi nghiên cứu


- Để thực hiện đề tài, chúng tôi nghiên cứu, khảo sát, phân tích, đánh giá 10 tập thơ của Triệu Kim Văn: Hoa núi (1989); Mùa sa nhân (1994); Lá tìm nhau (1999); Con của núi (Thơ song ngữ Dao- Việt- 2002); Lửa của mồ côi (2002); Lối cỏ (2004); Suối nguồn du du (Thơ song ngữ Dao- Việt- 2010); Hoa nắng (2010); Trời về (2010); Sợi mưa hiền (2011).

- Các tác phẩm thơ của một số nhà thơ dân tộc khác nhằm so sánh, đối chiếu làm nổi bật những nét riêng trong thơ Triệu Kim Văn.

4. Mục đích nghiên cứu:


Nghiên cứu đề tài “Thơ triệu Kim Văn”, luận văn nhằm chỉ rõ tính truyền thống trong thơ và sự kế thừa phát triển thơ Dao trong thời kỳ hiện đại của thơ Triệu Kim Văn. Đồng thời, qua việc nghiên cứu đề tài, chúng tôi muốn khẳng định những đóng góp của thơ Triệu Kim Văn đối với sự phát triển của thơ Dao nói riêng và thơ ca dân tộc chung.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu:

Luận văn tập trung nghiên cứu giá trị nội dung và nghệ thuật của thơ Triệu Kim Văn, khẳng định tính truyền thống và tính hiện đại trong sáng tác của nhà thơ này, từ đó chỉ ra những đóng góp, thành công và hạn chế, cũng như cá tính sáng tạo của thơ Triệu Kim Văn.

6. Phương pháp nghiên cứu:


Tiến hành luận văn, chúng tôi tích hợp đồng bộ một số phương pháp sau:

- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Kết hợp đồng bộ phương pháp nghiên cứu nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu

.


- Phương pháp tiếp cận văn hóa học: Văn hóa và văn học có những mối quan hệ tương hỗ, biện chứng. Muốn giải quyết vấn đề của luận văn, cần tiếp cận từ giác độ văn hóa học. Sử dụng phương pháp tiếp cận này, chúng tôi khai thác những vẻ đẹp và đặc trưng của văn hóa dân tộc thiểu số nói chung, văn hóa dân tộc Dao nói riêng thể hiện trong thơ Triệu Kim Văn.

- Các thao tác nghiên cứu khác: Ngoài việc sử dụng thao tác phân tích tác phẩm theo loại thể, chúng tôi kết hợp sử dụng một số thao tác như tổng hợp, , so sánh nhằm khảo sát tác phẩm một cách chi tiết và hệ thống.

- i:



.


7. Đóng góp của luận văn


Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên khảo sát, phân tích, đánh giá toàn bộ sự nghiệp sáng tác thơ ca của nhà thơ Triệu Kim Văn. Từ đó, khẳng định thành tựu, đóng góp cũng như hạn chế của thơ Triệu Kim Văn với nền văn học

thiểu số Việt Nam hiện đại nói riêng và nền thơ Việt Nam hiện đại nói chung.



.


8. Cấu trúc của luận văn


Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có cấu trúc gồm 3 chương:


Chương 1: Thơ Triệu Kim Văn trong thơ dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại.

Chương 2: Hệ thống biểu tượng trong thơ Triệu Kim Văn.


Chương 3: Ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật trong thơ Triệu Kim Văn.

PHẦN NỘI DUNG


Chương 1

THƠ TRIỆU KIM VĂN TRONG

THƠ DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI


1.1. Tiểu sử và quan điểm sáng tác

1.1.1. Tiểu sử

Tiểu sử đầy đủ và chân thật nhất của một nhà thơ nằm ngay trong chính tác phẩm của nhà thơ đó. Do vậy, những điều mà một nhà thơ tự viết về mình bao giờ cũng là một nguồn tư liệu quan trọng và đáng tin cậy để tìm hiểu tác giả ấy. “Tôi tự hào là đứa con của đại ngàn, với những cánh rừng nguyên sinh âm u, mây buông sương ủ, nơi núi đá tai mèo dựng đứng như bờm ngựa chiến... Tôi sinh ra trên tay người mẹ nghèo hiền lành, buổi chập chững theo các anh chị lên nương ngơ ngác nghe kể đầy gùi cổ tích...” (Trích “Đối khúc đại ngàn”). Đó là những lời của nhà thơ dân tộc Dao đỏ Triệu Kim Văn - nhà thơ người Dao đầu tiên của Bắc Kạn đang tự viết về mình. Có thể nói, sau Bàn Tài Đoàn, tên tuổi Triệu Kim Văn đã góp phần làm phong phú thêm cho đời sống thơ ca dân tộc Dao nói riêng và thơ dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại nói chung.

Triệu Kim Văn (bút danh Hoa Sơn) sinh ngày 14.7.1945 ở vùng quê Cao Sơn, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. Vùng đất ấy với “núi cao sừng sững như đỡ lấy bầu trời, nơi bản làng ẩn trong mây núi bao phủ, nơi có những bài láu ton (hát ru) độc đáo”...[28] vừa là môi trường sống, vừa là không gian văn hóa nuôi dưỡng tâm hồn con người, vừa là nguồn cảm hứng trong các sáng tác của Triệu Kim Văn.

Mười ba tuổi Triệu Kim Văn biết nói tiếng Kinh, lúc này ông đi học tại trường thiếu nhi vùng cao Việt Bắc. Ông tâm sự: Thuở ấy mọi người đặt cho ông biệt danh “con mọt sách” vì khi ông biết tiếng Kinh ông đã đọc rất nhiều,

cả kho sách văn học của thư viện nhà trường đều được ông đọc bằng hết. Học hết lớp 7, ông tiếp tục sang trường Bổ túc Công - Nông học lớp 8, sau đó ông học sư phạm và giảng dạy tại trường trung cấp Công nghiệp nhẹ của Bộ công nghiệp. Năm 1973 ông thi vào đại học tổng hợp Hà Nội, ra trường ông về công tác tại Ban dân tộc tỉnh ủy Bắc Thái, rồi công tác tại huyện ủy Bạch Thông. Đến năm 1997, ông được kết nạp vào Hội nhà văn Việt Nam. Từ đó, ông hoạt động chuyên bên văn học nghệ thuật và giữ chức chủ tịch hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bắc Kạn cho đến lúc nghỉ hưu.

Cuộc đời Triệu Kim Văn là một minh chứng sống động cho sự nỗ lực tự vượt lên chính mình, bằng nền tảng là cội nguồn cốt cách văn hóa của dân tộc Dao để hòa mình vào dòng chảy chung của đời sống văn hóa – văn học Việt Nam. Trong suốt cuộc đời sáng tạo nghệ thuật không ngừng nghỉ của mình, dù ở đâu, dù lúc nào, dù làm gì, nhà thơ Triệu Kim Văn vẫn luôn như một con chim của núi rừng, uống nước khe ngậm lúa nương mà hót lên những bài ca của quê hương xứ sở.

1.1.2. Quan điểm sáng tác.


Dù đã đạt được những thành tựu đáng trân trọng và ghi nhận trong sáng tác thơ ca, nhưng khi được hỏi về quan điểm sáng tác thì nhà thơ Triệu Kim Văn khiêm tốn: “Tôi chưa bao giờ nhận mình là nhà thơ”. Suy nghĩ về nghề văn, ông cho rằng: “Sáng tác là một phần của cuộc sống. Và thơ là tình yêu, là nhịp đập của trái tim”.[55.64] Đến với thơ, Triệu Kim Văn chỉ nghĩ đơn giản và chân thành: Thơ là tiếng nói của tâm hồn, nghĩ sao thì nói vậy, chỉ đơn giản thế thôi. Là người “Con của núi”, ông nghĩ về sứ mạng cao cả của thơ ca thật mộc mạc. Suy nghĩ ấy được thể hiện khá rõ qua bài “Thơ củi”. Trong bài, ông ví mình như cây củi và luận bàn về các thứ củi: Củi gộc, củi mòn, củi cành và cả củi mục để rồi đi đến khẳng định về một thứ thơ gần gũi với cuộc sống, phục vụ cuộc sống.:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/10/2023