Bức Tranh Thiên Nhiên Làng Tày Xứ Non Nước Cao Bằng


của cộng đồng. Ví dụ, trong ngày xuân hát hội hay trong các buổi đi chợ về, nam thanh, nữ tú của các làng Tày thường hát vọng cho nhau nghe những câu phuối rọi trữ tình như:

Nọọng nàng nủng sửa đăm píc niếng Mừa họa chài bản Viểng lẻ mừa

Đin bản Viềng au sơ liệng mọn


Phải họa sơ riểng ruổm hóm sắc vầy

Áo em mặc màu đen cánh niếng Vô theo anh bản Viểng thì vô Quê anh hái lá ươm tơ

Vải tơ chung xếp cho vừa hòm rương


Thơ song ngữ Y Phương cũng sử dụng thứ ngôn ngữ đẹp, giàu hình ảnh, giàu chất so sánh hoa mỹ và tinh tế của người Tày để diễn tả các cung bậc cảm xúc, các trạng thái tình yêu, tình cảm của mình. Bởi thế, thơ ông rất đậm chất Tày. Ví dụ như khi nói về nỗi nhớ, Y Phương viết: Cần đeo chứ cần đeo/Hêt hẩư mẻ đin kèng/Fản cần mí chắc (Một người nhớ một người/Làm trái đất nghiêng/Cả nhân loại không ai biết)- (Mẻ đin kèng - Trái đất nghiêng); còn đây là cảm xúc của sự chờ đợi: Pửa nảy/Chài chứ nọong bặng nổc chứ rằng/Chài chứ/Căm mốc chứ/Nắm chắc hết lăng mòn (Lúc này/Anh nhớ em như chim nhớ tổ/Anh cầm lòng mình/Còn biết làm gì nữa) - (Nọong tói nả - Em trước mặt); còn đây là những lời thiết tha, rạo rực của kẻ đang yêu: Tứn dạu rà chứ điếp/Điếp chứ thâng pài đăm (Ta yêu em sớm mai/Ta yêu em chiều tà/Ta yêu em trùng điệp) - (Dẻc - Xé); và đây nữa là nỗi buồn dai dẳng: Rà puồn lai dá/Puồn them/Puồn mại/Tó pền nẩy đai (Tôi buồn nhiều rồi/Buồn nữa/Buồn mãi/Cũng đến thế thôi) - (Theo fừn - Que củi).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Cùng với việc sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ, Y Phương cũng đã tư duy thơ với lối tư duy của người Tày để viết nên những bài thơ song ngữ của mình (trong 2 tập thơ Thất tàng lồm - Ngược gió Tủng Tày - Vũ khúc Tày). Trong đó, nhiều bài thơ đã thể hiện rất rõ vẻ đẹp và sự tinh tế, giàu cảm xúc của thứ ngôn ngữ Tày vừa mộc mạc, vừa uyển chuyển, sinh động. Ví dụ như trong bài thơ Muối hai (Hạt trăng): Bại muối hai fải fạc/Đang slí nhào


Thơ song ngữ Y Phương - 7

nhào pây tẻo/Mì muối hai đeo khua fằng/Bên mà rà/Rà kin khẩu đang/Pền báo ón/Bấu ké. (Những hạt trăng vương vãi/Đang ồn ào đi lại/Có một hạt trăng hồn nhiên/Lăn về ta/Ta uống em/Trẻ mãi/Không già).

Trong bài thơ này, sự uyển chuyển, sinh động và giàu hình ảnh của ngôn ngữ Tày thể hiện rất rõ ngay từ tiêu đề của bài thơ Muối hai (Hạt trăng). Hai từ “hạt trăng” khi đọc lên đã thấy rất “gợi” cho ta hình dung về hình ảnh những tia sáng của mặt trăng trong đêm rằm. Những tia sáng ấy lan tỏa ( vương vãi, ồn ào đi lại, lăn về)… khiến cho những người xứ núi yêu trăng, say trăng và muốn được “uống trăng” - thứ ánh trăng mát lành, trong trẻo, ngọt ngào, lãng mạn như tình yêu “trẻ mãi không già”.

Hay trong bài thơ Nài lấn… nắm lấn (Sương rơi…không rơi), sự linh hoạt, uyển chuyển của ngôn ngữ Tày cũng thể hiện rất rõ: Mừng rà căm đấc nài/Nham đấc nài/Chướng chực đấc nài (Tay ta cầm giọt sương/Nắm giọt sương/Giữ giọt sương)... Trong đoạn thơ trên, Y Phương đã sử dụng rất linh hoạt các từ như căm (cầm), nhám (nắm), chướng chực (giữ) để diễn đạt cảm xúc của mình. Qua đó, nhà thơ đã thể hiện được nỗi lo lắng khi đang có trong tay một thứ vẻ đẹp, nhưng mỏng mảnh, có thể biến mất bất cứ lúc nào… Và chỉ có niềm tin mới có thể giữ lại tất cả khi: Tọ đấc nài ái rỏ lấn/Rà mủng đấc nài/Đấc nài mủng rà/Tò xày lấn/Tẻo nắm lần. (Ta nhìn giọt sương/Giọt sương nhìn ta/Cùng nhau rơi…/Thế rồi/Không ai rơi).

Vẻ đẹp ngôn ngữ Tày còn được thể hiện trong rất nhiều bài thơ khác nữa - ví dụ như bài thơ Khửn muối (Nẩy hạt): Nâư nảy/Nọong pồng pềnh/Tói kha sláy tồng nặm luây tả khuổi/Tồng mươi móoc (Sáng nay/Em bồng bềnh/Đôi chân nhỏ như suối như sông/Như mây như sương…). Bằng những từ rất bay bổng, thăng hoa… nhà thơ đã thể hiện sự uyển chuyển, nhẹ nhàng của đôi chân - người đẹp: mềm mại như suối, nhẹ nhàng như sương, như mây: tồng nặm luây tả khuổi (như sông như suối), tồng mươi móóc (như mây như


sương)… Người đẹp trong thơ Y Phương thật dịu dàng, tha thiết, duyên dáng vô cùng.

Ngôn ngữ Tày đẹp còn bởi nó đậm “chất thơ”. Được nuôi dưỡng trong cộng đồng mà từng lời ăn, tiếng nói hàng ngày đã có chất thơ, nên Y Phương có sự ảnh hưởng khá rõ rệt của lối diễn ngôn dân gian ấy. Bởi thế, trong các sáng tác của mình, đặc biệt là các bài thơ song ngữ. Ta hay gặp lối “nói thơ” đậm chất Tày:

Bại gằm slim tầư phuối Tán mì chài chắc đai Ngì ngùm gằm nọong gạ Tán mì chài chắc đai

Tứ nầy nọong dá xam Điếp căn lai bặng tâừ.


(Dá xam)

Những gì trái tim nói Chỉ mình anh biết thôi Thì thầm lời em gọi Chỉ mình anh nghe thôi Từ giờ em đừng hỏi

Yêu nhau nhiều chừng nào


(Đừng hỏi)


Lối “nói thơ” này cũng được tìm thấy trong thơ song ngữ với nhan đề

Quản Bạ của nữ nhà thơ Hoàng Kim Dung, người dân tộc Tày ở Lạng Sơn:


Xe phjồng phjèng tênh phjả Lủm lây tềnh ngân hà

Cần pây chang vằn moóc Lầm pặt tu fạ khay

Xe bồng bềnh trên mây Như lướt trên ngân hà Người đi trong nương khói Gió cổng trời vờn bay

Lối “nói thơ” này không chỉ được tìm thấy trong thơ Y Phương, Hoàng Kim Dung, mà còn được tìm thấy trong thơ của các tác giả người dân tộc Tày khác như Nông Quốc Chấn, Nông Viết Toại, Dương Thuấn, Hoàng Văn An…

Một đặc điểm nổi trội của diễn ngôn dân gian là việc sử dụng lối nói bóng bẩy, chứa nhiều ẩn dụ. Ví dụ như lời trong một bài lượn chẳng hạn:


Nọong điếp chài bâứ điếp/Bặng phưn thứt táng slại/ Chài điếp nọong bâứ điếp/Bặng tuôi khuốc táng kha (Em thương anh không thương/Bằng tấm màn khác mảnh/Anh thương em không thương/Bằng đôi guốc khác chân…); hoặc trong các bài dân ca Tày: Điếp căn lủm kha mạ khửn lính/Náu căn lủm fạ phứn phứn phân (Yêu nhau như chân ngựa bổ đường/Giận nhau như một cơn mưa nhẹ); Điếp căn nặm to slâng mí láng/Mí điếp căn nặm to áng nhằng lây (Yêu nhau nước đựng sàng không chảy/Không yêu nhau nước đựng chậu còn trôi)…

Ngôn ngữ trong thơ song ngữ của Y Phương cũng sử dụng lối nói chứa nhiều ẩn dụ như thế: Rà pin khử phja mủng hải pế/Pế slung tồng phja mí táng căn (Ta trèo lên núi nhìn sâu về biển/Biển xanh cao như núi khác gì nhau) - (Lẩc vạ slung - Sâu và cao); Vằn pôm zên tồng nem/Nắm hăn nả căn/Slim slẩy pò nem pò lứp/Ngoẳc khảu rườn khay nhạc/Cần ruổng tồng tả nặm. (Người nóng lạnh như chập/ Chả nhìn thấy mặt nhau/Lòng dạ bỗng cồn lên/Lớp này đè lớp khác/Đành quay vào nghe nhạc/Người lỏng ra như sông).

- (Cẩn tả - Người sông).


Một đặc điểm nổi bật nữa là: Y Phương hay sử dụng các tục ngữ, thành ngữ Tày vào trong các câu thơ, bài thơ. Ví dụ, ngạn ngữ Tày có câu Lảo lức hò khăn ni (Ngơ ngác hồn vía bay). Trong thơ Y Phương cũng có bài thơ mang tên Lảo lức (ngơ ngác) với ý nói tình cảm của chàng trai dành cho cô gái nhiều đến mức “hồn vía” của chàng đã đi theo cô mất rồi. Từ lảo lức (ngơ ngác) đã trở thành “chất liệu” ngôn ngữ rất đặc sắc, giúp cho bài thơ thấm đẫm “chất Tày”; tục ngữ Tày có câu: Ngần chèn tang tôm nhả/Tha nả tảy xiên kim (Tiền bạc như đất cỏ/Danh dự tựa ngàn vàng) ca ngợi giá trị của con người quý hơn mọi giá trị tiền bạc. Cùng một dụng ý ca ngợi giá trị của con người và tình yêu, Y Phương đã viết bài thơ Hưa khỏi pjá gằm (Trả lời hộ tôi): Vảng gạ au lạo nẩy đăm lồng nặm/Tha nả/Tỷ nẳng/Ngần chèn/Xẹ fù pống páng xày nhả nhù/Vảng gạ au lạo tỷ đăn lồng nặm/Slim điếp/Slim


điếp/Slim điếp/Xẹ chẳng lồng/Thon xỏn…(Nếu đem người kia dìm xuống nước/Danh phận/Chức tước/Tiền bạc/Sẽ nổi lềnh bềnh cùng cỏ rác/Nếu đem người này dìm xuống nước/Tình yêu/Tình yêu/Tình yêu/Sẽ lắng đọng/Trầm tích). Y Phương cũng đã sử dụng các từ như ngần chèn (tiền bạc) và tha nả (danh dự) và ý nghĩa của câu tục ngữ trên để làm chất liệu ngôn ngữ trong bài thơ này. Chính điều đó đã khiến cho ngôn ngữ trong thơ ông luôn có dáng dấp của thành ngữ, tục ngữ Tày.

Hoặc trong một câu thành ngữ khác có thể hiện tính ngay thẳng, sự kiên quyết giữ gìn phẩm chất của con người cho dù có nguy hiểm đến tính mạng: Nhẳn slưa quà/Bấu nhẳn đa đat (Chịu hổ vồ/không chịu điên đảo). Y Phương đã sử dụng ý tứ của câu tục ngữ và rõ nét nhất là ở các từ slưa quà (hổ vồ) để viết nên câu thơ của mình: Slưa tỏn tàng/Chàng tó thâng (Hổ báo đón đường/Anh vẫn đến). - (Nâng - một). Với cách kế thừa (về mặt ngôn ngữ về ý tứ) của văn hóa, văn học dân gian như vậy, Y Phương đã làm cho ngôn ngữ trong thơ ông mang đậm chất Tày hơn.

Việc sử dụng một cách khá thường xuyên các tục ngữ, các ý, tứ của lời các bài dân ca, các câu tục ngữ, thành ngữ Tày vào trong các câu thơ của mình một cách linh hoạt, hiệu quả - nhà thơ Y Phương thể hiện rất rõ tình yêu, lòng tự hào về thứ ngôn ngữ mẹ đẻ của mình; về vốn văn hóa, văn học dân gian Tày của mình. Qua đó cũng đã thể hiện rõ bức chân dung của nhà thơ, một tri thức Tày có tầm văn hóa, có vốn văn hóa Tày, văn học dân gian Tày giàu có, phong phú. Và đặc biệt - ông là người luôn tha thiết tới mức đau đáu về việc gìn giữ bản sắc quê hương, gìn giữ ngôn ngữ dân tộc trong thời kỳ hiện đại ngày nay.

Là người con đích thực của cộng đồng Tày, nhận thức được việc “Sáng tác thơ bằng tiếng dân tộc là rất cần thiết. Đó cũng là một cách tốt nhất để góp phần bảo tồn văn hóa và chữ viết” [13], Y Phương đã chủ trương sáng tác thơ bằng ngôn ngữ mẹ đẻ. Trong quá trình sáng tác thơ song ngữ, Y


Phương viết bằng tiếng Tày rồi mới dịch ra tiếng Kinh. Với những câu thơ, bài thơ song ngữ hàm chứa những triết lý về cuộc sống, tình yêu và con người cũng như tình cảm trong sáng, đẹp đẽ, đáng trân trọng… đã phản ánh rõ, phản ánh sinh động trong thơ ông - ông đã chứng minh được lòng yêu mến, ý thức bảo tồn ngôn ngữ, chữ viết của dân tộc trong ông. Và trong quá trình sáng tác, Y Phương có ý thức vận dụng thứ ngôn ngữ Tày bản địa ấy với việc làm mới lên, sáng tạo thêm để tiếng Tày tăng thêm khả năng diễn đạt và có tính nghệ thuật cao.

2.2. Bản sắc Tày nhìn từ phương diện nội dung


Y Phương sinh ra và lớn lên, sống gắn bó với núi rừng, tâm hồn ông được dung dưỡng trong bầu khí quyển văn hóa của dân tộc. Cảnh sắc thiên nhiên, cuộc sống, tâm hồn của con người vùng cao với những phong tục, tập quán đã được nhà thơ phản ánh một cách chân thực, sinh động, phong phú mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Trước tiên phải kể đến là hình ảnh quê hương vùng cao biên giới Trùng Khánh - Cao Bằng - một vùng núi non xanh thẳm, hùng vĩ, thơ mộng và giàu bản sắc.

2.2.1. Bức tranh thiên nhiên làng Tày xứ non nước Cao Bằng


Quê hương, hai tiếng thân thương mà bình dị ấy đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác của nhiều nhà văn, nhà thơ. Với tình yêu tha thiết, nhiều tác giả đã dành cho quê hương của mình những trang viết đầy xúc động để rồi qua thời gian, qua thăng trầm của cuộc sống, khi họ nhìn về quê hương, những gốc cây, ngọn cỏ, dòng sông, cánh đồng, núi rừng… như một điểm tựa để nhớ, để yêu.

Quê hương đối với Y Phương là những kỷ niệm xưa và nay, những hình bóng quen thuộc. Khi viết những bài thơ song ngữ, mặc dù Y Phương đã rời khỏi vùng Tày nhưng tất cả những gì thân thuộc của quê hương vẫn hiện


lên trong suy tưởng của nhà thơ. Bởi thế, Y Phương đã say sưa viết về rừng núi vùng biên giới xa xôi, xanh thẳm - ngọn nguồn của sự sống với sắc màu rực rỡ tươi sáng, đầy sức sống và tràn ngập chất thơ: Bươn slam đin rà/Lóoc léc bjooc tềnh phia/Mạy ooc bâư ooc cáng (Tháng ba quê tôi/Núi ra hoa/ Cây ra lộc ra cành)- (Bài hát bươn slam - Bài hát tháng ba)

Thiên nhiên vùng quê non nước Cao Bằng với những hình ảnh núi hoa - nét đặc trưng của thiên nhiên vùng cao còn xuất hiện ở nhiều bài thơ song ngữ khác của Y Phương như Pò phja (Núi), Cáy khăn xăm tiểng bâư mạy (Tiếng gà chen lá); Khoăn (Vía), Phja phầy (Núi lửa)

Hay có khi đó là những hình ảnh thiên nhiên núi rừng đầy hoang sơ nhưng sinh động: Pửa ngoài ngòi kiếng hăn muốc bạ pò phja/Tắm pjét bại pò đỏong/Tắm pjét bại mạy nhả/Tắm pjét bại ruồng bjooc/Tắm pjét bại cần/Cần xáu tuô quang, tuô nạn lít lít pin khửn, luốt luồng/ Tâử ngòm đông bâư mạy hảo hú hốt fản tuô tạc (Khi soi gương thấy mờ mờ những núi/Những đồi/Những lúp xúp cỏ cây/Lúp xúp hoa/Những lúp xúp người/Người như hoẵng, như nai trèo lên, tụt xuống/Dưới tán em lua nhua ngàn con vắt) - (Khoăn - Vía).

Đôi khi đó là thiên nhiên núi rừng vào thu thật đẹp: Rườn rà dú tin đỏong/Mì kha khuổi nặm luây/ Mì phổng phảng kèng kèng cốc fàng/ Mà kha tàng sláy sláy/Chòn pây tổng theo mây (Nhà ta ở dưới chân đồi/Có con suối nước gầy/Chảy lè phè chân rạ/Có con đường đất đỏ/Xuyên qua như sợi chỉ)- (Rà mừa rườn rà - Ta về nhà ta thôi); đó là hình ảnh “cánh đồng khỏe”, cho mùa vàng bội thu với những gánh lúa vàng “nghít ngát”:

Thấp khẩu lương


Ít áp tháp khẩu lương Tổng nà

(Gánh lúa vàng


Nghít ngát gánh lúa vàng Cánh đồng khỏe)

Lồm Loảng (Gió hoang)


Hay có khi là hình ảnh cánh đồng đang “râm ran tiếng núi”: Cần rọng cần ới ới/Khóp tổng nà heng tỏng nằn phja (Ới ới người gọi người/Khắp cánh đồng râm ran tiếng núi). Câu thơ gợi cho chúng ta hình ảnh những cánh đồng lúa nằm dưới chân núi, khi tiếng gọi nhau cất lên vọng vào vách núi tạo thành những tiếng nói râm ran cả một vùng rừng núi. Chỉ ở vùng núi cao mới có những cánh đồng “râm ran tiếng núi” như thế.

Trong thơ Y Phương, hình ảnh bình mình của vùng cao hiện lên thật đẹp: Xoác rủng lương nhù/Fạ kheo bâư mạy/Đin têm pền bjooc/Cần thêm mủa thu (Hửng màu vàng rơm/Trời những lá/Đất những hoa/Người lúc lỉu những mùa thu chín) - (Cáy khăn xem tiểng bâư mạy - Tiếng gà chen lá).

Thiên nhiên núi rừng vùng cao lúc xuân sang vừa có nét chung lại vừa mang những nét rất riêng trong những ngày mưa phùn ẩm ướt: Phân pện nẩy chăn đây nó mẩy/Bấu đây đuổi nổc/Rằm thuổn píc nòn đông/Đông đeng chít, tha vằn màu khích (Mưa thế này thì tốt cho măng/Không tốt cho chim/Chim cụp cánh nhớ rừng/ Rừng lá thắm/Mặt trời say tít ) - (Phân nèn - Mưa Tết).

2.2.2. Hình ảnh người đồng mình” đầy yêu thương, tự hào nhưng thấp thoáng nỗi buồn xót xa

Viết về hình ảnh con người vùng cao, Y Phương đã khắc họa thành công hình ảnh con người miền núi nơi quê hương yêu dấu của ông, nơi vùng cao biên giới thăm thẳm, trập trùng - những con người “thô sơ”, mộc mạc nhưng luôn lấp lánh những vẻ đẹp thuần khiết, trong trẻo, khỏe khoắn, rất đáng tự hào. Đó có khi là vẻ đẹp “chắc chắn”, khỏe mạnh của những người phụ nữ miền núi, những chủ nhân trong ngôi nhà sản ở làng Tày: Kha

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 04/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí