Thơ song ngữ Y Phương - 6


của mình, như cá được trở về với nước. Đối với bạn đọc, còn gì hạnh phúc hơn khi được nghe, được đọc những tác phẩm văn học nghệ thuật viết về cuộc sống của mình bằng chính tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình. Sáng tác bằng tiếng mẹ đẻ còn là sự bộc lộ đầy đủ niềm trân trọng đối với bạn đọc là người thuộc dân tộc mình. Những tác phẩm mẹ đẻ thường dễ trở thành gần gũi, đi vào lòng người đọc.

Y Phương cũng ý thức rất sâu sắc rằng, các tác phẩm sáng tác bằng tiếng dân tộc thiểu số có một vị trí không gì thay thế được. Nó đến với bạn đọc bằng con đường riêng, đầy tính thuyết phục, đặc biệt là bạn đọc là người DTTS. Bởi, khi sáng tác bằng tiếng mẹ đẻ cũng có nghĩa là người nghệ sĩ tư duy bằng tư duy của dân tộc mình, thể hiện nếp nghĩ, nếp cảm, sắc thái, giọng điệu, hình tượng nghệ thuật mang bản sắc dân tộc mình.

Y Phương luôn tự hào mình là người con của đồng bào dân tộc Tày. Tiếng Tày không chỉ là niềm khao khát và hạnh phúc của riêng ông mà còn của biết bao người dân tộc Tày. Nhưng xã hội ngày càng phát triển, tiếng Tày ngày càng có xu hướng “Kinh hóa” khiến Y Phương không khỏi xót xa. Trong tản văn “Bơm kim tiêm rải trắng nương ngô”, ông viết: “Chẳng hiểu vì sao, trẻ con trong bản thuần Tày mà không thèm nói tiếng Tày. Chúng bị bố mẹ dạy tiếng Kinh từ khi bập bẹ nói. Chào “bó”! Ăn “cơm chơ”, “Phò uống nấc đá”. Chúng phát ra tiếng Kinh, nghe méo mó, lệch lạc. Cái thứ không phải thứ nhà mình, nó nằm ườn như con cá thối. Tôi buồn. Một luồng gió lạnh khắp làn da”. Y Phương thấy buồn là bởi ông rất yêu, trân trọng và mong muốn giữ gìn ngôn ngữ của dân tộc mình. Ông cho rằng:“Người ta phải yêu tiếng mẹ đẻ cái đã. Yêu hết mình mới có thơ ca. Yêu từ tim gan bên trong xương thịt mình. Khi con tim không rung, đôi tay không buồn, cầm cây bút sao nổi. Cầm bút không nổi lấy đâu ra thơ ca” [42, 14].

Niềm tự hào tiếng nói của dân tộc đã cho ông niềm đam mê để viết các tập thơ song ngữ. Tập đầu tiên là Thất tàng lồm (Ngược gió), xuất bản năm


2006, gồm 44 bài thơ, do Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc ấn hành. Tập thứ hai là Tủng Tày (Vũ khúc Tày), gồm 108 bài thơ tình, xuất bản năm 2015, do Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên ấn hành.

Quan điểm về sáng tác thơ song ngữ đã được phát hiện, trực tiếp trong một bài thơ - như là một sự định nghĩa về tiếng Tày, là sự trân trọng, mến yêu, tha thiết với thứ tiếng mẹ của mình trong sáng tác thơ ca:

“Tiếng Tày Nói ra là sáng Tiếng Tày

Nói xong là ấm Tiếng Tày

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Thẳng ngay như đường kẻ Tiếng Tày

Thật thà như chị, nồng nàn như mẹ Tiếng Tày

Thơ song ngữ Y Phương - 6

Trong ta đi từng giây”.


Chỉ có một người yêu dân tộc mình, thương dân tộc mình, hiểu đến tận gốc rễ ngọn nguồn dân tộc mình, trân trọng tiếng nói của dân tộc mình mới viết được những vần thơ như thế.

Y Phương từng thể hiện sự lo lắng khi rời làng Tày về thành phố, đời sống đô thị mài mòn dần “tâm hồn Tày” trong ông. Nhưng chính tình yêu quê hương và ý thức, trách nhiệm, khát vọng gìn giữ tiếng nói và bản sắc văn hóa dân tộc mình đã làm cho “chất Tày” trong ông không hề mất đi, mà càng đầy lên thêm. Y Phương đã thể hiện rất rõ quan điểm này qua bài thơ Khốm (Chiết): Rà/Thỏ pỏn gần Tày/ Cà này đang slí dú háng cai/ Vằn vằn piến khoong Tày lai nọi/ Tọ mì pày khua mì pày hảy/ Rà khốm đang khảu


nọong/Tứ nẩy/Ăn thình Tày têm vựn (Tôi/Một người đàn ông Tày/ Giờ đang sống ở thành phố này/ Mỗi ngày hao chất Tày một ít/ Nhưng mỗi khi cười khóc// Tôi chiết mình vào em/ Bỗng thấy/ Chất Tày tôi đầy lên).

Tiểu kết: Qua những suy nghĩ, phát biểu trên của Y Phương, chúng ta thấy rõ được tư tưởng của của nhà thơ, thấy được tình cảm, trách nhiệm của nhà thơ đối với việc giữ gìn, phát huy vẻ đẹp bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình sáng tác thơ nói chung, sáng tác thơ song ngữ nói riêng. Đây chính là những suy nghĩ, trăn trở, sự ý thức sâu sắc về trách nhiệm của người cầm bút (người DTTS) đối với việc cần phải biết trân trọng, tự hào, cần phải biết cách gìn giữ, phát huy… những vẻ đẹp bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Điều này cũng được thể hiện rất rõ trong sáng tác của các nhà thơ, nhà văn DTTS trong thời kỳ hiện đại và hội nhập hôm nay.

Đặt Y Phương vào môi trường sáng tác chung của văn học DTTS, có thể thấy cũng có nhiều người trăn trở, suy nghĩ về việc sáng tác song ngữ. Tuy nhiên việc sáng tác song ngữ của các tác giả người DTTS khác “nở rộ” vào những thập niên 70, 80, 90 của thế kỷ XX và có phần trầm lắng trong những năm gần đây, còn Y phương thì ngược lại, ông là một trong số ít tác giả người DTTS sáng tác nhiều thơ song ngữ ở đầu thế kỷ XXI. Chính vì vậy có thể khẳng định, Y Phương là một trong số ít những tác giả sáng tác thơ song ngữ tiêu biểu, xuất sắc ở đầu thế kỷ XXI này. Thơ song ngữ của ông mang đậm bản sắc văn hóa Tày nhưng lại có sự mới mẻ, có sự hấp dẫn riêng bởi phong vị đặc biệt của nó.

Trong các tác phẩm thơ song ngữ của ông luôn thể hiện sự quan sát, chiêm nghiệm cuộc sống từ nhiều phía, nhiều chiều khác nhau với cái nhìn đầy nhân hậu, đầy tự tôn về con người, về văn hóa cội nguồn và những khát khao vươn cao, vươn xa của những tri thức, những nhà văn người DTTS trong thời kỳ hiện đại và hội nhập. Sự thành công của thơ, văn Y Phương nói chung, thơ song ngữ nói riêng cũng như cái đã làm nên sự hấp dẫn, mới lạ mà


hết sức quen thuộc, gần gũi trong mỗi tác phẩm của ông đối với bạn đọc chính là tính truyền thống đậm đà và tính hiện đại, mới mẻ cả trong tư duy nghệ thuật và trong cách thể hiện, cách diễn đạt. Với sự thành công của Y Phương, một lần nữa chúng ta cần khẳng định một điều là: Ông đã góp phần trong việc hướng cho các nhà văn, nhà thơ DTTS hiện nay có một hướng đi đúng đắn trong sáng tác văn chương thời kỳ hiện đại (trong đó có mảng sáng tác song ngữ). Đó là con đường luôn hướng tới sự đổi mới, đến sự sáng tạo trong tác phẩm nhưng không rời xa, cắt đứt với truyền thống văn hóa, không quên đi nguồn cội dân tộc của mình.


Chương 2


BẢN SẮC TÀY TRONG THƠ SONG NGỮ Y PHƯƠNG


Song song với sự phát triển mạnh mẽ của đời sống văn hóa, văn học theo xu hướng hiện đại là sự dần phai nhạt, dần mai một đi bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc (trong đó có các DTTS vùng cao). Các nhà văn DTTS tiêu biểu như: Nông Quốc Chấn, Vương Trung, Vương Anh, Bế Thành Long, Cao Duy Sơn, Inrasara… luôn ý thức cao về việc giữ gìn bản sắc văn hóa trong các sáng tác của mình. Nhà văn Nông Quốc Chấn trong tản văn “Góp cho trời xanh” đã “khuyên nhủ rất nhiều về tình người, về lòng tự tôn dân tộc, về tiếng nói và chữ viết, về văn hóa người Tày - Nùng…”. Lời khuyên ấy như thổi ngọn lửa tình yêu dân tộc cho Y Phương.

Nhà thơ Y Phương cũng là một trong những người có nhiều sự trăn trở, suy nghĩ về vấn đề giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa tộc người trong đời sống văn hóa, văn học DTTS thời kỳ hiện đại. Bản thân ông trong các sáng tác của mình (kể cả thơ và văn xuôi) đều luôn thể hiện rõ: lòng tự hào, trân trọng và tha thiết gìn giữ những nét đẹp của văn hóa Tày, của văn học truyền thống và ngôn ngữ Tày. Ông luôn lo lắng, day dứt về việc: làm thế nào để tiếng Tày không mất đi? để ngôn ngữ Tày tồn tại mãi trong đời sống văn học và trong đời sống thường ngày của cộng đồng Tày? Có lẽ, chính từ những suy nghĩ, băn khoăn, trăn trở đó - ông đã chủ trương và tích cực sáng tác thơ bằng tiếng mẹ đẻ (sau đó dịch ra tiếng Việt) trong một giai đoạn văn học mới - giai đoạn đầu thế kỷ XXI. Điều này cho thấy, ông viết thơ song ngữ không phải do ngẫu hứng, không phải do ông thông thạo tiếng mẹ đẻ hơn tiếng Việt mà là do ông có ý thức gìn giữ ngôn ngữ, chữ viết và bản sắc văn hóa của dân tộc mình trong một giai đoạn mới của đất nước - giai đoạn hội nhập quốc tế với một tốc độ nhanh và mạnh mẽ. Do đó, đi vào nghiên cứu thơ song ngữ của Y Phương sẽ thấy được một giọng thơ Tày đẹp, dân tộc mà hiện đại.


2.1. Bản sắc Tày trong ngôn ngữ thơ


- Ngôn ngữ Tày - một thứ ngôn ngữ khá giàu có về mặt từ vựng, ngữ nghĩa và giàu hình ảnh. Điều đó đã khiến cho lời ăn tiếng nói của người Tày trở nên phong phú, uyển chuyển và tinh tế. Với số đơn vị ngữ âm khá giàu có

- ngôn ngữ Tày đã có khả năng diễn đạt mọi khía cạnh của đời sống vật chất và tinh thần bên cạnh vốn từ vay mượn từ tiếng Hán và tiếng Việt. Đặc biệt, ngôn ngữ Tày đã đủ khả năng diễn tả những suy nghĩ, cảm xúc, tình cảm của con người với tất cả sự phong phú, phức tạp của nó. Bởi thế, tiếng Tày đã trở thành phương tiện gìn giữ và lưu truyền kho tàng văn học dân gian phong phú bao gồm: truyện thần thoại, truyện cổ tích, truyền thuyết; cùng với vốn thi ca dân gian phong phú bao gồm cả: Trường ca (Trường ca Khảm hải) cùng các bài dân ca trữ tình, thơ ca đám cưới, hát ru, văn cúng bái... đã được sáng tác từ xa xưa. Nội dung chủ yếu của những câu chuyện cổ, những bài thơ đó nhằm giải thích vũ trụ, nguồn gốc loài người, nguồn gốc các dân tộc, đề cao chính nghĩa, ghét gian tà, thể hiện tinh thần đấu tranh anh dũng nhằm giải thích các hiện tượng siêu nhiên thần kỳ, chống giặc ngoại xâm, chống cường quyền ác bá; đấu tranh chống lại hủ tục, ca ngợi tình yêu chung thuỷ, tình cảm lứa đôi, tình nghĩa gia đình và bạn bè…

Ví dụ như nói về tình cảm giữa con người với con người, người Tày có câu: Lảc mạy tẩn, lạc gần rì (Rễ cây ngắn, rễ người dài). Hay ca ngợi giá trị của con người (quý hơn giá trị tiền bạc) được các thế hệ ông cha đúc kết lại: Ngần chèn tang tôm nhả/Tha nả tảy xiên kim (Tiền bạc như đất cỏ/Danh dự tựa ngàn vàng)…; hoặc khi nói về tình yêu thương cha mẹ dành cho con cái, người Tày có câu: Ún bấu quá phầy/Đây bấu quá pỏ, mẻ (Ấm không gì hơn đống lửa/ Thân thương không gì hơn bố mẹ); khi nói về công ơn cha, mẹ, người Tày nhấn mạnh: Khuý mạ khứn keng/Chắng chắc công lèng pỏ mẻ (Cưỡi ngựa leo đèo/ Mới biết công lao cha mẹ). Hay khi phản ánh mối quan hệ vợ chồng và cách ứng xử trong gia đình, người Tày nhận định: Phua mìa


điếp căn/ Mì chin puộn tởi (Vợ chồng hoà thuận/ No ấm muôn đời); Mìa đá phua bấu dăng thắc ý/ Phua đá mìa đắc đí hết chin (Vợ chửi chồng, chồng không nói một lời/ Chồng chửi vợ nín lời làm ăn)…

Những lời thơ, câu văn hàm súc giàu chất triết lý và rất ý nghĩa ấy, lúc đầu được lưu truyền từ người này sang người khác bằng phương thức truyền miệng, về sau được ghi chép bằng chữ Nôm Tày và chữ Tày (theo phiên âm la tinh).

Thời phong kiến, chữ Nôm Tày xuất hiện và được dùng để sáng tác, ghi chép các văn bản hành chính, các sáng tác văn chương, các bài cúng tế của thày Mo, thày Tào. Đặc biệt, chữ Nôm Tày được dùng để ghi chép nhiều nhất trong sách cúng của các thầy Tào, ngoài ra còn được dùng để ghi chép các truyện thơ của người Tày… Thơ chữ Nôm Tày khá phong phú: ngoài số sáng tác của người xưa (hiện nay không còn lưu giữ) còn có những tác phẩm (có thể là những tác phẩm dịch từ thơ Nôm của người Kinh) như: Truyện thơ Thạch Sanh, Tống Trân Cúc Hoa, Phạm Tải Ngọc Hoa… Còn trong đời sống hàng ngày, tiếng Tày nguyên bản giữ địa vị là phương tiện giao tiếp phổ biến trong cộng đồng Tày. Đó là ngôn ngữ trong cuộc sống gia đình, cộng đồng, xã hội - là thứ ngôn ngữ sử dụng trong sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật dân gian, dân tộc (lời hát Sli, hát lượn, hát ru, hát quan làng (hát đám cưới)… Đây là những bài hát Sli, hát lượn… với lời lẽ rất hoa mĩ, bay bổng, tinh tế… diễn tả được thế giới nội tâm với các cung bậc tình cảm phức tạp của con người… Ví dụ bài hát Sli được sử dụng trong lời hát giao duyên, biểu hiện tình cảm riêng tư, sâu lắng, sự mong ước được sum vầy đôi lứa của nam nữ thanh niên sau đây: Vằn đeo mại mại nghịa tối lầu/Fạ đã tặp hẩư bấu pền đôi/ Dom sle slin slẩy hẩư đây nỏ/ Dom căm đây mịac mại quây lí/ Bặng pù pài slung cải bặng fả đàm/ Dá bặng phèo luây quá nả pây… (Một ngày muôn thuở nghĩa đôi ta/Trời đã xe duyên, chẳng gọi xa/ Dành trúc mai cho kỹ nhé/


Giữ lời vàng đá thế ru mà/ Sao như non ngất xuyên mấy vững/ Chớ tựa bèo trôi lướt sang qua…)…

Hoặc trong bài hát lượn sau:


Tính vuồn tính khát sai tả coóc Mèng vuồn mèng hăn bioóc dạn tom Cáy vuồn cáy hăn non dạn khuế

Lủc vuồn lủc hăn mẻ dạn giăng


Nghĩa vuồn nghĩa hăn căn dạn phuối…

(Đàn tính buồn, đàn tính đứt dây Ong buồn hoa nở ong bay chẳng vờn Gà buồn lười bới sâu ăn

Con buồn thấy mẹ ngại ngần dạ thưa Người buồn gặp nghĩa thờ ơ

Lời sao ngại nói biết chờ đợi chi)


Hay những lời hát thường được người Tày hát vào ngày Hội lúc tiễn đưa nhau về hay dịp phiên chợ: Thai lẻ thai, slà bấu tả/Khả lẻ khả, slà bấu lìa/Kết căn pền phua mì, noọng ới! (Chết thì chết, ta không bỏ/ Giết thì giết, ta không rời/ Kết nhau nên vợ chồng, em ơi!)…

Bên cạnh các điệu hát sli, lượn, then thì phong slư là một thể loại hát thơ mà người Tày rất thích, rất hay sử dụng trong cuộc sống tình cảm của mình. Đó là những “bức thư tình” được hát lên để gửi trao tình yêu của đôi trai gái Tày (được cho rằng đã ra đời cùng với chữ Nôm - Tày). Phong slư (thơ - thư hát) thường viết theo thể 7 chữ, có khi viết theo từng khổ 4 câu. Phong slư thường mang nội dung trữ tình, lời lẽ bóng bẩy, như là một cách thức thể hiện tâm hồn, tình cảm của người viết, cũng như của người hát. Ví dụ như: Fạ xuân đắc đỉ bứa lai/Căm búp chép slong bài phác nọong/ Vằn xuân đắc đỉ nòn chường bjóoc…(Trời xuân vắng vẻ buồn thay/ Cầm bút chép đôi bài gửi bạn/ Ngày xuân vắng vẻ ngự giường hoa…).

Cùng với phong slư, người Tày còn có một hình thức giao lưu bước đầu có mang sắc thái thẩm mĩ là phuối pác (còn gọi là phuối rọi), một kiểu nói có vần trong giao lưu nam - nữ hàng ngày, hoặc trong các sinh hoạt lễ hội

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/10/2023