Thơ song ngữ Y Phương - 5


[34, 543]. Với một cách nói thật khiêm tốn, nhà thơ thổ lộ: “Những gì mình làm được đấy là của ông bà cả thôi” [40, 270]. Có thể thấy, nguyên tắc ấy đã theo ông suốt từ khi có ý thức trở thành nhà văn, nhà thơ cho đến tận khi đã thành danh bây giờ.

Sống giữa Thủ đô Hà Nội cũng là một dịp để nhà thơ tự nhận thức về mình và dân tộc mình. Ông vẫn giao tiếp với vợ con bằng tiếng Tày để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Nhà thơ cảm thấy buồn khi thấy nhiều con em dân tộc ít người đã quên đi nguồn cội, quên đi bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Y Phương tâm sự: “Cứ phải sống thẳng băng như đường mực. Người làng dạy tôi như vậy - Nhất định không bao giờ quỳ gối và nói lời cong để lấy lòng mọi người” [36]. Với Y Phương - ông luôn muốn vươn đến sự bình đẳng

- ngay cả trong văn học nghệ thuật. Ông quan niệm không có văn học thiểu số hay văn học đa số mà: “chỉ có tác phẩm văn học hay hoặc dở mà thôi. Chỉ có nhà văn thực sự tài năng và… Tác phẩm văn học có giá trị cao tự nó đã nói lên điều đó” [35]. Lời nói khắc cốt ghi tâm mà nhà thơ Y Phương học được ở nhà văn bậc đàn anh Vi Hồng: “Mình là người Tày, phải hiểu biết cặn kẽ, thấu đáo và chỉ viết những gì gắn bó máu thịt với người vùng mình. Tuyệt đối không vay mượn. Ở đời có vay có trả, chẳng ai cho không ai cái gì bao giờ. Tự làm lấy - Phận sự của nhà văn miền núi là làm sao giúp cho dân tộc mình canh chừng với kẻ ác, cái ác… Người miền núi thật thà ngây thơ nên rất dễ mắc lừa” [48] . Đọc thơ Y Phương, và cả những bài Tản văn giới thiệu phong tục tập quán của người Tày, chúng ta càng thấm thía hơn quan niệm sống và viết của nhà thơ. Đúng như Y Phương bộc bạch: “Cuộc đời tôi sống và viết như tờ giấy này, có thể nhàu nát và rách nhưng không mất lề” [34, 543].

- Nhưng mặt khác, với cái nhìn hiện đại, Y Phương lại có quan niệm: Văn chương là một trò chơi ngôn ngữ phục vụ cho chính bản thân nhà thơ và cho người đọc. Ông cho rằng: “Cho đến bây giờ tôi vẫn cho văn chương là


một thứ chơi. Chơi cho mình thích và cho người ta thích” [11, 252] . Vì thế, các tác phẩm của Y Phương luôn gắn với chiều sâu thế giới nội tâm của ông; được khơi nguồn từ sự sống, từ cuộc đời cụ thể, từ những trải nghiệm của riêng ông. Thơ ca theo Y Phương đó là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ bằng thơ. Ông tìm đến thơ để thể hiện những tâm tư, nỗi niềm, những trăn trở băn khoăn, day dứt… từ những điều mắt thấy, tai nghe. Với Y Phương, văn chương chính là một kiểu “chơi” - sang trọng, công phu và giầu ý nghĩa, mang tính nhân văn cao. Sáng tác văn chương là một trò chơi ngôn ngữ, bởi mỗi tác phẩm nghệ thuật là một công trình bằng ngôn từ, công trình ấy được xây dựng bằng các con chữ theo dụng ý nghệ thuật của nhà thơ. Để có được những công trình nghệ thuật đặc sắc thì người nghệ sĩ phải lao động cật lực, huy động cả tình cảm, trí tuệ của mình trên từng trang viết, trong từng con chữ. Với trò chơi ngôn ngữ này, Y Phương yêu cầu rất cao với bản thân. Đó là phải luôn thỏa mãn ý thích của mình và của người khác. “Người khác thích” chính là việc Y Phương quan tâm đến độc giả, bởi lẽ trong quá trình sáng tác văn chương mối quan hệ giữa nhà văn và công chúng rất mật thiết. Khi đề cập đến mối quan hệ giữa nhà văn với độc giả nhà thơ Y Phương cho rằng: “giữa nhà văn, nhà thơ với độc giả chỉ là những người bạn - thông tin với nhau về tâm hồn, thông qua hình tượng nghệ thuật - nhà văn và bạn đọc không hề có khoảng cách - Và coi họ như những người bạn thì mới có thể bộc bạch hết lòng mình” [22]. Theo lí luận văn chương thì bốn thành tố tạo nên chu kì một quá trình sáng tác và thưởng thức văn học bao gồm: thời đại, nhà văn, tác phẩm, bạn đọc, trong đó nhà văn - chủ thể sáng tạo đóng vai trò quan trọng nhất. Khi ví văn chương với trò chơi “là phải thấy hết sự tự nguyện, đam mê, không vụ lợi; chơi được cho mình thích và người khác thích thì đã hàm chứa những điều cao cả và tốt đẹp trong đó rồi”[9].

Y Phương đến với cuộc sống, với công việc sáng tạo bằng tâm hồn giàu cảm xúc và khả năng quan sát tinh tế. Từ đó, nhà thơ phát hiện ý nghĩa sâu xa trong từng sự vật hiện tượng rồi truyền những cảm xúc của mình vào thế giới


nội tâm của người đọc. Để trở thành một nhà thơ có phong cách riêng, tạo dấu ấn trong lòng độc giả thì bản thân Y Phương đã không ngừng trau dồi tư tưởng, tình cảm, vốn sống, nhân cách sống, vốn văn hóa, nghệ thuật và đặc biệt là cách viết (nghệ thuật viết)… Đối tượng mà ông thực sự quan tâm chính là độc giả - mà độc giả đầu tiên lại chính là bản thân tác giả. Chỉ khi tác giả cảm thấy yêu thích đứa con tinh thần của mình thì ông mới để đứa con ra tiếp xúc với bạn đọc. Theo Y Phương, độc giả trình độ ngày càng cao vì thế bản thân nhà thơ phải thường xuyên trau dồi kiến thức để theo kịp độc giả, và “nhà văn nào có ý định răn dạy người đời là một sai lầm lớn” [22]. Hơn nữa, sáng tác cũng như thưởng thức nghệ thuật đều nhằm thỏa mãn nhu cầu được giao tiếp. Vì thế “trong sáng tác, dù ít dù nhiều, tác giả cũng phải đứng về phía người đọc mà viết, cho nên trong ngôn ngữ của tác giả đã có ngôn ngữ của người đọc” [12, 62]. Và đặc biệt, ông hiểu rất rõ rằng: “không quan tâm tới khía cạnh giải trí là bỏ sót một khả năng tác động và tự giới hạn tầm ảnh hưởng của văn học trong đời sống thực tiễn" [12, 59]. Đây là những quan niệm rất mới, rất hiện đại của ông về chức năng của văn chương và trách nhiệm của nhà văn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

- Trong quá trình sáng tác, ông đã luôn trung thành với “tuyên ngôn” của mình: Văn chương là một việc làm trả ơn những người sinh thành và nuôi dưỡng mình” [34,776]. Trả ơn nơi đã sinh ra ông - mảnh đất Trùng Khánh, Y Phương viết về quê hương bằng tất cả tấm lòng mình. Trùng Khánh là vùng đất đầy tinh thần thượng võ và giàu truyền thống văn hóa. Những làn điệu dân ca ở Trùng Khánh đã nuôi dưỡng tâm hồn nhà thơ Y Phương, nên ông thường nói: “Những gì mình làm được, đấy là của ông bà cả thôi” [40, 270]. Với Nguyễn Hữu Tiến, câu nói của Y Phương “thể hiện đức khiêm tốn, lòng tôn kính của anh đối với di sản văn hóa dân tộc” [40,271]. Y Phương viết rất nhiều về quê hương Trùng Khánh - nơi có cảnh đẹp thần tiên (thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao…), nơi có nhiều sản vật nổi tiếng, nơi cuộc sống thật bình yên, đoàn kết giữa các dân tộc anh em. Và cũng là nơi “đầu


Thơ song ngữ Y Phương - 5

sóng ngọn gió” khi quân xâm lược tràn sang. Những bài thơ viết về quê hương là những sáng tác thành công nhất của Y Phương, như Lên Cao Bằng, Phòng tuyến Khau Liêu, Tên làng, Nói với con… Có thể khẳng định “anh là một nhà thơ chung thủy với quê hương” [40, 271]. Sự tha thiết với xứ sở dân tộc mình chính là ngọn nguồn cảm hứng trong hầu hết các bài thơ của Y Phương và là cốt lõi trong giọng hát Y Phương. Vì tâm nguyện Văn chương là một việc làm trả ơn những người sinh thành và nuôi dưỡng mình” [34,776] nên mục tiêu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc của nhà thơ rất rõ và luôn được hướng tới. Y Phương có thể vẽ chân dung những người con của dân tộc mình, quê mình bằng những đường nét chắc, khỏe, chân thực mà gây lên một niềm xúc cảm đặc biệt:

Da thịt người da thịt đất đai Cùng một màu đồng hun lặng lẽ Nặng nhọc cười

Nặng nhọc người đàn bà đeo gùi


Nặng nhọc hai bầu vú mọng căng như nước Nặng nhọc hai bầu vú phì nhiêu như đất Đất nước

Sinh ra từ ngực người đàn bà


(Chín tháng)


Đọc những câu thơ này càng thể hiện lời nhận xét của nhà thơ Trúc Thông: “Y Phương không yêu dân tộc mình ở đầu lưỡi, lạm dụng chất dân tộc. Qua tất cả những cảnh huống sinh hoạt vật chất và tinh thần hiện thực, những đam mê và đau khổ trần trụi, những chìm lặng không sao nói hết và những sự thật cuộc đời… Y Phương tiếp tục phát hiện về dân tộc mình


[40,237]. Vì mong muốn được làm một cái gì đó, làm một cái gì đó để trả ơn quê hương và con người vùng đất thương yêu nơi biên giới.

Khi Y Phương rời xa quê hương cũng là một dịp để nhà thơ tự kiểm nghiệm tình cảm của mình với dân làng. Sống giữa Thủ đô Hà Nội nhà thơ cảm thấy cô đơn: “Người thì ở Hà Nội, nhưng hồn lại trở về làng - Người làng tôi là thảo dân. Thảo dân nên được bền như đất, giàu có như đất, ngọt ngào như đất, nhân ái khoan dung như đất. Ôi người làng tôi. Họ đẹp biết chừng nào” [36]. Nhớ về họ, Y Phương viết những bài tản văn như: Còn có một cái tết vía trâu, Về Trùng Khánh đắm trong mưa hạt dẻ, Hội tung còn làng tôi, Tết anh cả, Cầu và cây số mệnh, Bận rộn như lửa, Chuyện ma gà và những giấc mơ đầy trứng, Hỏi người lòng cũng nông như vậy, Làm sao biết yêu sâu?...

Có thể khẳng định, những quan niệm đó đã thể hiện được ý thức, trách nhiệm và những khát vọng của Y Phương đối với việc sáng tác văn chương… Đó là ý thức, trách nhiệm của việc giữ gìn nét đẹp bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Vĩ lẽ đó, cả đời mình, Y Phương viết về quê hương Cao Bằng yêu dấu; viết về cuộc sống, con người, phong tục, tập quán và nét đẹp, bản sắc văn hóa quê hương. Y Phương luôn khát khao cháy bỏng đem đến cho bạn đọc một cái nhìn chân thực và chuẩn xác nhất về cảnh sắc thiên nhiên và con người quê hương ông, cũng như cuộc sống và con người của đồng bào Tày ở Cao Bằng nói chung và quê hương Trùng Khánh nói riêng. Bởi vậy, trong các tác phẩm của ông chất “miền núi” và “chất” Tày luôn thấm sâu và lan tỏa trên từng con chữ, câu văn… Điều này thể hiện rất rõ qua những bức tranh thiên nhiên núi rừng; qua phong tục tập quán trong các ngày lễ, tết, trong cưới xin, tang ma, các tập quán sinh nở, lễ đầy tháng tuổi và một số văn hóa tín ngưỡng dân gian dân tộc trong mỗi tác phẩm của ông.

Những quan niệm sáng tác văn chương còn được bộc lộ từ chính trong tác phẩm của Y Phương. Điều dễ nhận thấy là Y Phương trong cuộc sống và


Y Phương trong thơ là một. Y Phương từng nói: “Ai cũng chỉ sống một lần. Nên ta tranh thủ sống. Tích cực sống. Nhiệt tình sống. Hăm hở sống. Sống như cháy đến giọt cuối cùng. Sống phải đáng sống. Sống không làm con bù nhìn” [36]. Ông phần nào bộc bạch quan niệm sống, quan niệm sáng tác của mình qua bài thơ “Chén nước”: Anh tự biết mình như chén nước/ Chớ rót đầy.

Cũng giống như những người nghệ sĩ tài ba khác, trước sau ông vẫn nhất quán một xác tín nghề nghiệp:

Cao hơn cơm là nước Cao hơn nước là khí trời

Cao hơn khí trời là em bồ-câu-lơ-mơ-thơ của ta


(Bồ câu)


Chỉ qua những dòng thơ ngắn gọn, có thể thấy rõ quan niệm của Y Phương trong sáng tác văn chương. Với ông, việc sáng tác chính là tình yêu, lẽ sống, là tất cả. Bởi thế cả cuộc đời mình, ông không ngừng sáng tác, cống hiến và đã mang đến cho độc giả cả một “gia tài” văn chương không hề khiêm tốn.

Không chỉ quan niệm văn chương là tình yêu, lẽ sống, là tất cả, Y Phương còn rất quan tâm đến nhu cầu thưởng thức của người đọc. Chính vì lẽ đó, thơ Y Phương thường ngắn gọn mà xúc tích, thông qua con chữ, nhà thơ muốn nói với bạn đọc thật nhiều điều. Bài thơ Chơi râu là một minh chứng - “Buộc nhiều người phải giật mình”: Trời bảo/ Ứ thèm chơi với ta đâu./ Tùy thôi./ Trời bảo: Ta là đồ linh tinh, đồ dở hơi./ Tùy thôi/ Trời không chơi thì ta ngồi ta chơi râu ta.

Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Y Phương viết thơ bằng tiếng Tày (sáng tác song ngữ) cũng là để thể hiện tình cảm sâu nặng, tha thiết và tự hào về bản sắc văn hóa, về truyền thống văn hóa, văn học của dân tộc Tày nơi quê hương biên giới vùng cao….


Trên thực tế thì từ những thập niên 70, 80, 90 của thế kỷ trước, một số nhà văn, nhà thơ DTTS cũng có ý thức sâu sắc về vấn đề sáng tác thơ song ngữ, coi đây như là một biểu hiện của việc giữ gìn bản sắc văn hóa tộc người. Ví dụ như các tác giả Nông Quốc Chấn, Nông Viết Toại, Lâm Tiến, Mã Thế Vinh, Mã A Lềnh…

Kể từ khi có mặt trong đời sống văn chương nước nhà thời kỳ hiện đại, văn học DTTS đã xuất hiện khá nhiều tác phẩm được sáng tác bằng hai thứ tiếng (song ngữ). Ví dụ như: Trường ca Cưa khửn đông (Muối lên rừng)- 1964 của tác giả Nông Minh Châu; Dám kha Pác Bó (Dấu chân Pác Bó)- 1971 của nhà thơ Nông Quốc Chấn; Kin ngày phuối khát (Ăn ngay nói thẳng)-1971, Đét chang nâư (Nắng ban trưa)-1976 của Nông Viết Toại; Tình rừng-1973 của La Đình Sơn; Vẹ tỉ tò đin hây (Vẽ bản đồ quê tôi)-1979 của nhà thơ Mã Thế Vinh; Gửi đồng bào Dao, Nơi ta ở-1979, Bước đường tôi đi-1985 của Bàn Tài Đoàn; Peo phầy mí mỏt (Ngọn lửa không tắt)-1984 của Cầm Biêu; Người Mông nhớ Bác Hồ-1993 và Chỉ vì quá Yêu-1998 của Hùng Đình Quý, cùng với hơn 40 truyện ngắn viết cho thiếu nhi H’Mông của Mã A Lềnh; Suối nguồn du du -2002 của Triệu Kim Văn; Bỡ ngỡ-2005 của Hoàng Kim Dung; Dám kha cần ngám điếp-2005 và Co nghịu hưa cần- 2008 của Dương Khau Luông… Và chính họ, với những sáng tác “song ngữ” của mình đã góp phần làm nên nét độc đáo với sắc màu riêng - rất dân tộc và miền núi cho bộ phận văn học DTTS thời kỳ hiện đại.

Những tác giả người DTTS cùng với tác phẩm thơ song ngữ của họ đã trở thành chiếc cầu nối để đồng bào các DTTS đến với văn học nước nhà. Thể hiện quan điểm về sáng tác bằng tiếng DTTS, trong cuốn “Một vườn hoa nhiều hương sắc” nhà văn hóa – nhà thơ người dân tộc Tày Nông Quốc Chấn viết: “Là người Tày, Nùng hoạt động văn học nghệ thuật, dĩ nhiên anh làm thơ, viết chuyện, viết kịch bản, sưu tầm ca dao, dân ca… anh không thể không biết tiếng dân tộc, thể hiện bằng tiếng nói, chữ viết dân tộc mình” [5].


Nhà thơ người dân tộc Tày Dương Thuấn cũng là một tác giả có nhiều sáng tác song ngữ (Tày - Việt). Ông đã được nhận 2 kỷ lục Guiness Việt Nam gồm Bộ sách song ngữ Tày - Việt đầu tiên và Bộ Tuyển tập thơ dày nhất Việt Nam (hơn 2.000 trang, gồm 3 tập). Ông cho rằng: “phải sáng tác bằng tiếng Tày thì mới cảm thấy thật sự là của mình” [59].

Mã A Lềnh, người con của dân tộc Mông cũng là một tác giả rất quan tâm đến việc sáng tác song ngữ. Các tác phẩm của ông đều được sáng tác bằng hai thứ tiếng (Mông - Việt). Với ông, sáng tác song ngữ vừa để cho người dân tộc Mông đọc được, góp phần hội nhập; vừa để quảng bá cho dân tộc mình với các dân tộc anh em. Thể hiện quan điểm trong sáng tác bằng tiếng dân tộc, Mã A Lềnh từng phát biểu: “Chữ này sắp mất rồi. Chỉ còn vài người lưu giữ. Thôi, cứ viết, để kỷ niệm một thời…” [25].

Giống như nhiều tác giả luôn trăn trở, suy nghĩ về vấn đề sáng tác song ngữ và có nhiều tác phẩm song ngữ để lại dấu ấn tốt đẹp trong lòng bạn đọc vừa nêu trên, Y Phương cũng là một nhà thơ, nhà văn DTTS xuất sắc trong sáng tác song ngữ. Hơn ai hết, Y Phương biết rằng sáng tác song ngữ là một hoạt động sáng tác đặc thù, chỉ có ở những nhà thơ người DTTS. Những tác phẩm song ngữ, ngoài việc đóng góp cho sự phát triển phong phú, đa dạng của nền văn học nước nhà, còn góp phần bảo tồn chữ viết và nuôi dưỡng nét văn hóa mang đậm bản sắc văn hóa của các DTTS. Vì lẽ đó, ông cho rằng:“Sáng tác thơ bằng tiếng dân tộc là rất cần thiết. Đó cũng là một cách tốt nhất để góp phần bảo tồn văn hóa và chữ viết” [13].

Y Phương thể hiện rõ quan điểm của mình như vậy là bởi ông hiểu được ý nghĩa của việc sáng tác song ngữ. Đó là sự biểu hiện và khẳng định sức mạnh, tiềm năng văn hóa của các dân tộc thiểu số, thể hiện niềm trân trọng, sự tự hào, tự tôn dân tộc, sự bình đẳng hòa hợp của anh em trong cả nước. Người nghệ sĩ sẽ có nhiều thuận lợi khi sáng tác văn chương bằng tiếng mẹ đẻ của mình. Khi đó, người nghệ sĩ được phát huy vốn ngôn ngữ dồi dào

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 04/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí