Y Phương - Nhà Thơ Dân Tộc Thiểu Số Tiêu Biểu Thời Kỳ Hiện Đại.


3.2. Mục tiêu nghiên cứu


- Luận văn hướng tới việc: Làm nổi bật những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật thơ song ngữ của Y Phương và những đóng góp quan trọng của tác giả thơ dân tộc Tày này đối với sự phát triển của thơ ca DTTS thời kỳ hiện đại.

- Khẳng định sự yêu mến, trân trọng và tự hào về nguồn cội văn hóa Tày cùng niềm khao khát của tác giả đối với việc giữ gìn bản sắc dân tộc thông qua việc sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ trong thơ ca nói riêng, trong sáng tác văn chương nói chung của nhà thơ dân tộc Tày tiêu biểu, xuất sắc này.

4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu


4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu


- Làm rõ được quan niệm và quan điểm của tác giả về sáng tác văn chương nói chung và về việc sử dụng tiếng mẹ đẻ trong sáng tác thơ ca nói riêng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

- Làm rõ đặc điểm về nội dung và nghệ thuật trong thơ song ngữ Y Phương; trên cơ sở đó, khẳng định những nét đặc sắc, “đậm đặc” chất Tày, nhưng cũng rất mới mẻ, hiện đại, cùng những đóng góp đáng khẳng định của tác giả đối với sự vận động và phát triển của thơ ca DTTS Việt Nam thời kỳ hiện đại.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Thơ song ngữ Y Phương - 3


Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã lựa chọn những phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:

- Phương pháp phân tích tác giả, tác phẩm;


- Phương pháp thống kê, phân loại;


- Phương pháp so sánh, đối chiếu (so sánh với tác phẩm của các nhà thơ người DTTS khác…);


- Phương pháp nghiên cứu liên ngành (văn hóa học, dân tộc học…);


- Vận dụng một số thao tác nghiên cứu của Thi pháp học.


5. Phạm vi nghiên cứu


- Đi sâu nghiên cứu 2 tập thơ song ngữ của Y Phương: Thất tàng lồm (Ngược gió) Tủng Tày (Vũ khúc Tày) ở các phương diện: Nội dung và nghệ thuật nhằm làm sáng tỏ tính truyền thống và tính hiện đại trong thơ song ngữ của Y Phương.

- Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ khảo sát một số sáng tác thơ của một số tác giả DTTS khác để so sánh, đối chiếu với thơ song ngữ của Y Phương.

- Đọc, tham khảo một số sách lí thuyết, lí luận văn học làm cơ sở lí luận cho đề tài.

6. Cấu trúc của luận văn


Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung chính của Luận văn bao gồm 3 chương:

Chương 1: Y Phương - nhà thơ dân tộc thiểu số tiêu biểu thời kỳ hiện đại.


Chương 2: Bản sắc Tày trong Thơ song ngữ Y Phương.


Chương 3: Tính hiện đại trong Thơ song ngữ Y Phương.


7. Đóng góp của luận văn


- Luận văn làm nổi bật một số đặc điểm riêng biệt về nội dung và nghệ thuật trong Thơ song ngữ Y Phương;

- Khẳng định những đóng góp đáng trân trọng của nhà thơ Y Phương trong bộ phận thơ ca DTTS thời kì hiện đại.

- Kết quả của Luận văn là một tài liệu tham khảo cho những người quan tâm nghiên cứu thơ ca DTTS và thơ ca Việt Nam nói chung, là một tài liệu phục vụ cho việc giảng dạy thơ ca DTTS trong chương trình giáo dục ở bậc Phổ thông nói riêng.


Chương 1


Y PHƯƠNG - NHÀ THƠ DÂN TỘC TÀY TIÊU BIỂU THỜI KỲ HIỆN ĐẠI

1.1 Vài nét về Y Phương - Nhà thơ Tày xứ “non nước Cao Bằng”


1.1.1. Tiểu sử của nhà thơ Y Phương


Y Phương (Hứa Vĩnh Sước), sinh ngày 24 tháng 12 năm 1948, quê quán ở làng Hiếu Lễ, xã Lăng Hiếu, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng (vì vậy ông còn có “biệt danh” là Người trai làng Hiếu Lễ).

Y Phương đã rất may mắn khi được sinh ra và lớn lên ở Cao Bằng - xứ sở non cao, nước biếc nơi biên viễn xa xôi của Tổ quốc. Đây là nơi chứa đựng đầy các chiến tích, kỳ tích lịch sử chống giặc ngoại xâm, giữ nước cũng như những truyền thống văn hóa phong phú và đặc sắc của các tộc người DTTS. Phải chăng vì thế mà mảnh đất Cao Bằng từ xưa đến nay đã sinh ta biết bao tướng võ anh hùng; bao nhà văn, nhà thơ DTTS nổi danh. Từ thế kỷ III trước công nguyên, Cao Bằng gắn liền với quá trình hình thành liên minh các bộ lạc Tày cổ (Tây Âu và Âu Việt) phát triển thành nước Nam Cường. Sau này, người anh hùng Nùng Trí Cao được nhà Lý giao cho cai quản đất Quảng Nguyên (nay là huyện Quảng Uyên), châu Tư Lang. Đến năm 1050, Nùng Trí Cao đã lãnh đạo đồng bào DTTS nơi đây đứng lên khởi nghĩa chống quân xâm lược nhà Tống, giữ gìn vùng biên cương Tổ quốc.

Đầu thế kỷ XV, nhà Minh xâm lược nước ta, bao thế hệ con em dân tộc người Cao Bằng đã đứng lên chống giặc ngoại xâm - bảo vệ quê hương, Tổ quốc, tiêu biểu như: Bế Khắc Thiệu và Nông Đắc Thái (dân tộc Tày) đã dấy binh dựng cờ khởi nghĩa chống giặc Minh. Nhiều trận chiến ác liệt xảy ra, trong đó có trận đánh ở Nà Khuổi (xã Hồng Việt, Hòa An), quân Bế Khắc Thiệu, Nông Đắc Thái đã tiêu diệt hơn 4.000 tên giặc, buộc giặc Minh phải rút quân. Cuộc khởi nghĩa của Bế Khắc Thiệu góp phần cùng Lê Lợi đánh


đuổi giặc Minh, giữ lại nền độc lập dân tộc. Thời nhà Mạc, ở Cao Bằng nền kinh tế, văn hóa, giáo dục phát triến khá mạnh như: mở trường Quốc học, khuyến khích sáng tác thơ Nôm Tày, sáng tác lượn, then…; mở mang các chợ, giao lưu buôn bán sầm uất, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, thủy lợi, mở rộng đất canh tác để nâng cao đời sống của nhân dân các dân tộc và xây dựng triều nhà Mạc nơi đây. Nửa đầu thế kỷ XIX, dưới chế độ cai trị của triều đình phong kiến nhà Nguyễn, các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi. Trong những người anh hùng Cao Bằng đứng lên khởi nghĩa phải kể đến những cái tên như: Lê Văn Khôi, Nông Văn Vân (Nùng Văn Vân)… Từ năm 1886, Pháp từ Lạng Sơn sang đánh chiếm Cao Bằng, chúng đưa quân đi chiếm các châu, các bản, càn quét, giết người và cướp bóc dã man. Nhân dân các dân tộc Cao Bằng đã nổi dậy chống Pháp ở nhiều nơi, trong đó có 3 phong trào chống Pháp diễn ra lâu nhất và gây cho Pháp nhiều thiệt hại nhất. Đó là vào năm 1887, Triệu Phúc Tinh, Trương Khang, Lương Tuấn Tú theo đại thần Tôn Thất Thuyết lập căn cứ ở Lũng Tu, Tổng Cọt, Trà Lĩnh, mua hàng nghìn khẩu súng, diệt 300 tên Pháp do tên quan Năm ở Lạng Sơn sang đánh vào pháo đài ở Lũng Tu, sau đó tên quan Năm Galieni ở Cao Bằng phải đưa đại bác và quân vào chi viện mới hạ được Lũng Tu. Từ năm 1889-1892, trong 4 năm chống Pháp, Lục A Sung ở Phục Hòa, Quảng Uyên, Trùng Khánh đã đánh Pháp nhiều trận, diệt hằng trăm tên Pháp đi tuần tiễu trên sông Bằng trên mặt đất. Từ năm 1890-1896, thủ lĩnh Mã Quốc Anh và Tằng A Hợp ở Hạ Lang đã chiến đấu 6 năm, tiêu diệt hơn 100 tên Pháp… [15, 15]

Được gieo mầm trên những mảnh đất có bề dày lịch sử giữ nước hào hùng cùng với nền văn hóa đa dân tộc đặc sắc, văn học Cao Bằng có điều kiện thuận lợi để “nảy mầm” và phát triển một cách “tươi tốt”. Bởi lẽ ấy, mảnh đất Cao Bằng là nơi sinh ra bao nhiêu thế hệ nhà thơ, nhà văn ưu tú của cộng đồng các DTTS Việt Nam, đặc biệt là những người con dân tộc Tày.


Từ thế kỷ thứ XVII, văn học thành văn ở mảnh đất Cao Bằng đã hình thành với sự xuất hiện của Nông Quỳnh Văn và Bế Văn Phụng. Đặc biệt cuối thế kỷ thứ XIX, nhà thơ người Tày Hoàng Đức Hậu đã sử dụng chữ Nôm Tày một cách thuần thục, sáng tác rất nhiều bài thơ để lại cho đời sau.

Sau cách mạng Tháng Tám năm 1945, mảnh đất hào hùng và xinh đẹp này lại tiếp tục là cái nôi sinh ra nhiều nhà thơ, nhà văn DTTS như: Bàn Tài Đoàn (người dân tộc Dao); Hoàng Triều Ân, Vi Hồng, Cao Duy Sơn, Y Phương … (người dân tộc Tày). Nhà thơ Bàn Tài Đoàn đã sáng tác từ trước cách mạng với tác phẩm Dặn vợ, dặn con (1944), và sau này là rất nhiều tác phẩm thơ có giá trị đặc sắc như: bài thơ nổi tiếng Muối cụ Hồ (1960); Xuân về trên núi (1963); Kể chuyện đời (1968); tác phẩm ký Đời người Dao (1985)… Ông đã mang về cho quê hương Cao Bằng nhiều giải thưởng văn học cao quý.

Tiếp đến là tác giả Hoàng Triều Ân (người dân tộc Tày), ông có nhiều tác phẩm thơ như: Tung Còn và suối đàn (1963), Kin mác (1969), Nắng ngàn (1974), truyện ngắn Tiếng khèn A Pá (1980), tiểu thuyết Trên vùng mây trắng (2011), tiểu thuyết Cuộc chiến vì ngày mai (2013)… Ông đã được trao nhiều Giải thưởng về Văn học Nghệ thuật của Trung ương và địa phương.

Một tác giả nổi tiếng nữa phải kể đến là Vi Hồng, người dân tộc Tày, được sinh ra, lớn lên từ đất mẹ Cao Bằng và sau này trở thành thầy giáo dạy Văn ở Trường Đại học Sư phạm Việt Bắc (nay là Đại học Sư phạm thuộc Đại học Thái Nguyên). Ông có 19 đầu sách với nhiều tác phẩm văn xuôi tiêu biểu: Vãi đàng (1980), Núi cỏ yêu thương (1984), Người trong ống và Gã ngược đời (1990), Tháng năm biết nói (1993)…

Nói đến Cao Bằng không thể không nhắc đến nhà văn Cao Duy Sơn, người dân tộc Tày. Ông là người viết văn xuôi thành công nhất của Cao Bằng với các tiểu thuyết như: Người lang thang (1992), Cực lạc (1995), Đàn trời


(2006), Chòm ba nhà (2009)… Các tác phẩm của ông rất đặc sắc và đã đoạt nhiều giải thưởng cao của Trung ương, địa phương và của khu vực ASEAN.

Bên cạnh đó, nhà văn người dân tộc Tày - Hữu Tiến, người cũng gặt hái được nhiều thành công. Ông đã có 7 đầu sách được xuất bản, trong đó có tập truyện Đèo không lặng gió (xuất bản năm 2000, tái bản năm 2003) đoạt giải B văn học DTTS Việt Nam (không có giải A). Các tập truyện ngắn đáng chú ý của ông là Trăng gần (1993), Ngọn suối chân rừng (1997); Đèo không lặng gió (2003)… Ông đã được trao 5 Giải thưởng khác của Trung ương và địa phương.

Nhà văn Hoàng Quảng Uyên, người dân tộc Tày cũng có nhiều tác phẩm được xuất bản. Ông lấn sân vào nhiều lĩnh vực: Viết văn, viết báo, viết kịch bản phim, phê bình văn học… Có thể kể đến một số tác phẩm ký của ông như: Thầy giáo đại học (1998), Vọng tiếng non ngàn (2011)… Và các công trình nghiên cứu của ông như: Một mình trong cõi thơ (2000), Đi tìm nhật ký trong tù (2010)… Ông đã nhận được một số Giải thưởng văn học của Trung ương và địa phương.

Nhà văn Đoàn Lư là một cây bút sáng tác cả văn xuôi và thơ. Ông đã xuất bản gần 20 đầu sách, trong đó có 4 đầu sách đoạt Giải thưởng của Trung ương và địa phương. Các tác phẩm của ông phải kể đến là Trăng rừng (1996), Ngựa hoang lộ xác (1998), Lena - kitti cô bé siêu nhân (2009)…

Nhà văn Đoàn Ngọc Minh là một cây bút nữ cũng gặt hái nhiều thành công. Tác giả cho ra đời 8 tập truyện ngắn và 6 tập thơ, đoạt nhiều giải thưởng của Trung ương và địa phương. Tiêu biểu là các tập truyện: Dòng sông kỷ niệm (1997), Cánh chim (1999), Gió xoay (2004)…

Và đặc biệt là nhà thơ Y Phương - nhà thơ ưu tú của Cao Bằng núi rừng, của văn học DTTS Việt Nam hiện đại nói chung. Không chỉ sinh ra ở mảnh đất có truyền thống văn hóa, văn học, Y Phương còn được sinh ra trong một gia đình tri thức DTTS. Ông cụ thân sinh là Hứa Văn Cường - một thầy


tào chữa bệnh cho nhiều người và rất thông thạo chữ Nôm Tày. Mẹ ông là Nông Thọ Lộc - một phụ nữ đảm đang, tài hoa và hết lòng vì chồng, vì con. Cha ông là người có tài sáng tác được các bài văn than (khóc người chết) và có nhiều khả năng khác (đặt lời bài hát cho các điệu dân ca Tày…). Suốt tuổi thơ, người cha cũng chính là người thầy đã dạy Y Phương tất cả những gì mà ông có được, nhất là những bài cúng, bài then cổ và chữ viết của người Tày... Nhờ được cha truyền dạy, Y Phương đã viết thông thạo chữ Nôm Tày và hiểu sâu sắc hơn về văn hóa Tày. Vì vậy đã tạo cho Y Phương một vốn liếng phong phú về chữ Nôm Tày, văn hóa, văn học Tày; giúp cho ông yêu thương, gắn bó, trân trọng vẻ đẹp văn hóa quê hương và tha thiết, tự hào với truyền thống văn hóa Tày, với quê hương Trùng Khánh thơ mộng.

Y Phương sinh ra từ xứ non nước Cao Bằng - nơi có lịch sử giữ nước, đánh giặc và truyền thống văn hóa, văn học. Ông lại sinh ra trong một gia đình tri thức DTTS - đây là nền tảng vững chắc giúp cho Y Phương gặt hái nhiều thành công trong sáng tác văn chương sau này. Hơn nữa, bản thân Y Phương lại rất yêu, rất tự hào về bản sắc văn hóa, văn học của dân tộc, của quê hương mình và ông rất có ý thức giữ gìn, bảo tồn nó. Vì lẽ đó, ông sáng tác văn chương không chỉ là niềm đam mê sáng tác nghệ thuật, mà còn là tình yêu, lòng tự hào về quê hương và trách nhiệm bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc mình.

Y Phương là người con dân tộc Tày, đã được học hành và trưởng thành qua các môi trường khác nhau của cuộc sống thời hiện đại. Lên 9 tuổi, Y Phương mới bắt đầu đi học và biết nói tiếng Kinh. Năm 1968, dù chưa học hết cấp III nhưng ông đã xung phong đi bộ đội, tham gia đánh Mỹ và đánh giặc nơi biên giới. Ông xuất ngũ, chuyển về công tác tại Cao Bằng năm 1981. Có lẽ chính những ngày đi bộ đội, đã tăng thêm tình yêu quê hương, tình yêu Tổ quốc trong Y Phương. Tình yêu ấy khiến cho ông càng có trách nhiệm với Tổ quốc, quê hương.


Để thực hiện giấc mơ hồi trẻ là được đi học, từ năm 1976 đến năm 1979, Y Phương đăng ký học trường Điện ảnh Việt Nam. Từ năm 1982 đến năm 1986, Y Phương lại tiếp tục theo học Khóa II, Trường Viết văn Nguyễn Du (cùng với Trần Đăng Khoa, Hà Đình Cẩn, Phùng Khắc Bắc, Đặng Ái, Thanh Kim, Nguyễn Trác, Pờ Sảo Mìn, Phạm Sông Hồng…). Những năm tháng đi học này đã mang đến cho Y Phương nhiều kiến thức bổ ích trong sáng tác văn chương. Chính những kinh nghiệm, vốn sống và kiến thức học được trong các nhà trường đã giúp Y Phương trở thành một nhà thơ tiêu biểu, suất xắc của văn học DTTS Tày hiện đại.

Năm 1986, ông về công tác tại Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Cao Bằng và từ năm 1991, ông là Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin; năm 1993, ông là Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Cao Bằng, Ủy viên Ban Chấp hành, Trưởng ban Kiểm tra Hội Nhà văn Việt Nam khóa VI. Đến nay (2016), ông là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng thơ - Hội Nhà văn Việt Nam.

1.1.2. Sự nghiệp sáng tác của Y Phương


Là người có tâm hồn và năng khiếu văn chương, Y Phương đến với nghề văn như một “định mệnh”, một khát vọng của người con Tày yêu tha thiết quê hương miền núi cao biên giới của mình và luôn tự hào về truyền thống văn hóa giàu bản sắc của mình. Đó là vào năm 1972, khi đơn vị mở cuộc thi Báo tường, chàng lính trẻ Y Phương tập tành gửi mấy bài thơ tham dự. Lúc đầu, ông chỉ nghĩ tham gia cho vui, tham gia với đồng đội lấy không khí… Thật bất ngờ, sau đó, nhóm cán bộ Phòng Văn nghệ Quân đội trong một chuyến công tác, đã “lựa” những bài khá nhất về để in báo trong đó có hai bài thơ của ông là Bếp nhà trời, Dáng một con sông (được in vào số 6 năm 1973, cùng đợt với Hải Kỳ, Lâm Thị Hồng Tú, Hữu Thỉnh…). Tuy nhiên, Y Phương chỉ thật sự ghi dấu tên mình vào đời sống văn học Việt Nam từ bài thơ Tiếng hát tháng Giêng. Đây là bài thơ đoạt Giải A cuộc thi thơ Tạp

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 04/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí