Thơ song ngữ Y Phương - 2


ông. Qua thế giới nghệ thuật ấy, người đọc có thể hình dung sự sáng tạo độc đáo cùng lối tư duy nghệ thuật và phong cách nghệ thuật của nhà thơ.

- Chính vì vậy, lựa chọn Thơ song ngữ Y Phươngđể làm đề tài nghiên cứu - chính là đã lựa chọn phần đặc sắc nhất trong sáng tác thơ ca của ông, là đã tìm đến những nét đặc điểm riêng biệt trong cả nội dung và hình thức thơ (đặc biệt là về ngôn ngữ thơ, hình ảnh thơ), cũng như đã chỉ ra được tư tưởng nghệ thuật của ông (tha thiết với văn hóa dân tộc, trở về với cội nguồn dân tộc trong sự sáng tạo và hiện đại hóa).

1.3. Trong sáng tác nói chung, Y Phương bao giờ cũng mang thông điệp về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Nhà thơ đã đến và chinh phục những người yêu nền văn hóa Tày vốn rất rực rỡ, độc đáo, tràn đầy sức sống với một vẻ đẹp mới từ những góc nhìn mới về văn hóa Tày trong sự giao thoa, nối kết với văn hóa của các dân tộc anh em khác trong“Ngôi nhà văn chương” chung. Tiếp cận thơ song ngữ của Y Phương khiến ta càng hiểu thêm về vẻ đẹp độc đáo của ngôn ngữ Tày, của lối tư duy nghệ thuật đậm chất Tày và cách diễn đạt theo kiểu người Tày thời kỳ hiện đại.

- Là một nhà báo và cũng là người con của đồng bào dân tộc Tày, tôi nhận thấy việc nghiên cứu Thơ song ngữ của nhà thơ Tày - Y Phương có rất nhiều ý nghĩa. Trước hết, tôi sẽ hiểu hơn về vẻ đẹp của thơ Tày khi được sáng tác bằng lối tư duy và bằng ngôn ngữ của chính người Tày; hiểu hơn về nhà thơ Y Phương cùng những đóng góp to lớn, đặc sắc của ông đối với thơ ca các DTTS nói riêng, thơ ca Việt Nam hiện đại nói chung; hiểu hơn về vẻ đẹp của ngôn ngữ dân tộc mình, hiểu hơn về bản sắc văn hóa dân tộc mình và yêu mến, tự hào về dân tộc Tày - một dân tộc có truyền thống thơ ca, có kho tàng văn hóa giàu có, phong phú và đang từng bước đi trên con đường hiện đại hóa và hội nhập quốc tế…

Bên cạnh đó, nghiên cứu thơ song ngữ Y Phương cũng giúp ích rất nhiều cho công việc chuyên môn của tôi, bởi qua đây - tôi thêm hiểu hơn về


ngôn ngữ Tày và cách sử dụng thứ ngôn ngữ mẹ đẻ trong quá trình tác nghiệp của mình tại các bản làng dân tộc Tày, cũng như có ý thức gìn giữ những nét đẹp truyền thống quý báu đó - thông qua việc thực hiện các tác phẩm báo chí để góp phần tuyên truyền, nâng cao nhận thức của đồng bào dân tộc mình trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa hôm nay...

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Là nhà thơ DTTS có nhiều tác phẩm được công bố, được nhận nhiều Giải thưởng của Trung ương và địa phương, có nhiều bài thơ để lại dấu ấn trong lòng bạn đọc, thơ Y Phương thực sự đã thu hút được nhiều người nghiên cứu, phê bình. Y Phương đã được nhắc đến ngay từ một số công trình nghiên cứu về thơ DTTS trước năm 2000, ví dụ như cuốn: Sự hình thành văn xuôi (trong cuốn 40 năm văn hóa nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam 1945-1985) của Phong Lê; Văn học các dân tộc thiểu số mười năm qua với vấn đề truyền thống và hiện đại (1986), Đinh Văn Định; Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại (1995) của Lâm Tiến; Hùng Đình Quý (1997), Tiếng nói các nhà văn dân tộc thiểu số, Nhiều tác giả, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội; Tuyển tập văn học dân tộc miền núi, Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục, 1998 (Nông Quốc Chấn chủ biên); Phạm Quang Trung, Thổ cẩm dệt bằng thơ (phê bình, 1999); Lò Ngân Sủn (1999), Hoa văn thổ cẩm (Tập 2), NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội… Ngoài ra, còn có các cuốn: “Một mình trong cõi thơ”, NXB Văn hóa dân tộc, (2000) của Hoàng Quảng Uyên); “Nét đẹp văn hóa trong thơ văn và ngôn ngữ dân tộc”, 3 tập: 2003 - 2008 của TS. Hoàng An; “Song thoại với cái mới” (2008) của Innasara;“Hương sắc miền rừng” (2008) của Mai Liễu…

Đặc biệt trong một số các công trình nghiên cứu chuyên sâu của các tác giả là những nhà nghiên cứu phê bình yêu quý và say mê văn chương dân tộc thiểu số sau năm 2010 như: “Bản sắc dân tộc trong thơ các dân tộc thiếu số Việt Nam hiện đại” 2010 (Trần Thị Việt Trung chủ biên); “Văn học dân tộc

Thơ song ngữ Y Phương - 2


thiểu số Việt Nam - Diện mạo và đặc điểm”, 2011, (Trần Thị Việt Trung và Cao Thị Hảo đồng chủ biên; “Thơ ca dân tộc H’Mông - Truyền thống và hiện đại” (2014) của Nguyễn Kiến Thọ; “Những người tự đục đá kê cao quê hương” (2015) của Lê Thị Bích Hồng; và gần đây nhất là công trình nghiên cứu khá quy mô, dày dặn hàng ngàn trang “Văn học dân tộc thiểu số Việt Nam - Truyền thống và hiện đại”, 2015 (Trần Thị Việt Trung và Nguyễn Đức Hạnh đồng chủ biên)…

Trong các cuốn sách nghiên cứu phê bình này, Y Phương đều được nhắc đến như một nhà thơ Tày tiêu biểu, xuất sắc nhất; và đóng góp đáng khẳng định nhất ở ông chính là ở mảng thơ, trong đó có thơ song ngữ. Bởi trong các tập thơ này, Y Phương đã thể hiện rõ rệt và sinh động vẻ đẹp của bản sắc văn hóa Tày cũng như thể hiện được phong cách, tư tưởng nghệ thuật của mình.

- Cũng chính vì vậy, Y Phương đã trở thành đề tài nghiên cứu của một số luận văn Thạc sĩ Ngữ văn. Ví dụ như: Luận văn Thạc sĩ với Đề tài “Bản sắc Tày trong thơ Y Phương và Dương Thuấn” của học viên Nguyễn Thị Thu Huyền (Đại học Thái Nguyên), năm 2009; Luận văn Thạc sĩ của học viên Sùng Thị Hương (Đại học Thái Nguyên) với Đề tài “Đặc sắc tản văn Y Phương”, năm 2013...; và cũng đã trở thành một phần nội dung trong Luận án Tiến sĩ của các nghiên cứu sinh: Đỗ Thị Thu Huyền (Viện Văn học) và Hà Anh Tuấn (Đại học Thái Nguyên)... Trong các công trình nghiên cứu này, thơ Y Phương và tản văn Y Phương đã được các tác giả nghiên cứu, giới thiệu ở một số phương diện cụ thể (Bản sắc dân tộc Tày trong tản văn Y Phương và trong thơ Y Phương), nhưng các tác giả này chưa đi vào nghiên cứu thơ song ngữ của nhà thơ Tày nổi tiếng này như một đề tài nghiên cứu chuyên biệt.

Thơ Y Phương cũng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu, phê bình văn học như: Tế Hanh, Phạm Hổ, Chu Văn Sơn, Nguyễn Hữu Tiến, Trúc Thông, Hồng Diệu, Thái Vĩnh Linh, Tạ Duy Anh, Đỗ Trung Lai,


Trần Mạnh Hảo, Phạm Quang Trung, Trinh Đường, Vũ Nho, Bế Kiến Quốc, Nguyễn Trọng Hoàn, Vũ Quần Phương, Vân Long... Tất cả các bài viết của các tác giả trên hầu như đều đánh giá cao tài năng của Y Phương, thể hiện sự đồng cảm với những vần thơ đầy tình yêu và lòng tự hào về quê hương, đất nước và dân tộc Tày của ông.

Ví dụ như trong một số nhận xét sau của các nhà thơ, nhà nghiên cứu phê bình. Trong bài viết nhận xét, đánh giá về Tập thơ Tiếng hát tháng giêng của Y Phương, Tế Hanh cho rằng: “câu thơ anh tự do phóng khoáng như một bản nhạc của núi rừng (…) Y Phương là một nhà thơ, một nhà thơ miền núi mới mẻ, thơ anh vừa hiện đại, vừa dân tộc, nhưng có cái gì hiện đại, hôm nay và mai sau” [40,244]. Tìm hiểu tập “Tiếng hát tháng giêng”, nhà thơ Phạm Hổ cũng dành cho tập thơ này của ông những tình cảm yêu mến, trân trọng: “đọc thơ hay, tôi thường bàng hoàng và sửng sốt (…) tôi đã trân trọng và yêu quý thơ anh ngay từ đầu” [40,249].

Nhà nghiên cứu văn học Chu Văn Sơn đã phát hiện ra “chất suy tư” và giọng điệu trữ tình chủ đạo trong thơ của Y Phương: “cái điềm tĩnh của suy tư, không phải là lối sôi nổi giãi bày cảm xúc, kể lể lại sự kiện cho đã, cho thỏa mãn cái tôi, tất cả lắng vào suy tư, suy tư lắng vào những câu gọn, chắc ngỡ chỉ thuần duy lí, ngỡ khước từ tất cả những vần nhạc thông thường” [37]. Ông nhấn mạnh: “Yếu tố hiện đại đã tìm thấy một cơ chế kết hợp hợp lí nào đó với yếu tố truyền thống, điều khiển cơ chế ấy không thể là gì khác hơn lòng thiết tha với quê hương xứ sở, dân tộc” [37].

Đánh giá về tập thơ Lời chúc, Hồng Diệu cho rằng: “Có thể nhận ra một đặc điểm của nhà thơ này: diễn đạt ý mình thật mạch lạc và kín đáo” [40, 280]. Điểm thành công của tập Lời chúc là “cách so sánh gần với tự nhiên và nhiều khi hồn nhiên, ngộ nghĩnh là một đặc điểm của người dân tộc thiểu số” [40, 282]. Tập thơ“thấp thoáng cái riêng của anh, hoặc là ở ý tứ, hoặc là ở câu chữ”. Tìm hiểu những bài thơ trong tập thơ Lời chúc, nhà thơ Trúc


Thông lại phát hiện một năng lực văn hóa hiếm có của Y Phương: không chỉ tái hiện bản sắc văn hóa Tày của mình mà còn tiếp tục khám phá về văn hóa dân tộc mình: “Y Phương căng thẳng xuyên sâu vào những tầng vỉa vô hình của đời sống dân tộc anh (…). Y Phương không yêu dân tộc mình ở đầu lưỡi, lạm dụng chất dân tộc. Qua tất cả những cảnh, hướng sinh hoạt vật chất và tinh thần hiện thực, những đam mê và đau khổ trần trụi, những chìm lặng không sao nói hết và sự thật cuộc đời… Y Phương tiếp tục phát hiện về dân tộc mình” [40,237].

Tập thơ Đàn then của Y Phương ra đời tiếp tục nhận được sự yêu quý trân trọng của độc giả và các nhà nghiên cứu phê bình văn học. Theo tác giả Thái Vĩnh Linh, tập thơ có: “… bút pháp điêu luyện, ngôn ngữ chọn lọc, giữ được sự tinh tế của tình cảm pha lẫn cái dung dị mộc mạc đầy chất núi rừng” [40,287].

Nhà văn Tạ Duy Anh lại cảm nhận về thơ Y Phương một cách ví von và độc đáo: “như rượu ngon, thơ ông càng để lâu càng ngấm thời gian, có điều kiện để thanh lọc những tạp chất, trở nên tinh khiết; ông biết nhấn xuống cái ồn ào của bề mặt cuộc sống tìm đến cái tinh chất thơ ngọt ngào chắt ra từ tâm hồn Y Phương, đúng hơn là nó tự trào ra khỏi tâm hồn ông, lại được nấu từ thứ men đắng của cuộc đời ông” [40,290].

Nhà thơ Đỗ Trung Lai đánh giá về trường ca Chín tháng của Y Phương như sau: “Y Phương là một giọng điệu riêng trộn lẫn hài hòa lối nghĩ, lối nói của dân tộc anh và khả năng biểu cảm của tiếng Việt không bị rơi vào cảnh “xếp hàng một phía sau” trong việc viết về trường ca như nhiều người làm trường ca khác” [40,295]. PGS.TS Trần Thị Việt Trung đánh giá thơ Y Phương một cách toàn diện ở trên cả hai phương diện: Nội dung và Nghệ thuật, đặc biệt nhà nghiên cứu đã khẳng định có một sự kết hợp của tinh thần dân tộc và tinh thần hiện đại trong thơ ông: “Có thể khẳng định Y


Phương đã vươn tới sự hài hòa giữa tính dân tộc và tính hiện đại trong sáng tác của mình” [65].

Nhà thơ Trần Mạnh Hảo đã chỉ ra mặt mạnh nhất, đặc sắc nhất của thơ ông: “bình dị, chân chất, hồn nhiên, giấu cất mà còn he hé lộ thiên, lặng lẽ mà bùng nổ, nhẩn nha như chính cuộc đời ông, con người ông. Gặp thoáng qua bằng tay xã giao, đọc thoáng qua bằng cặp mắt xa lạ sẽ thấy anh này thơ nhàn nhạt, lạnh lẽo, tưng tửng, cứ nhấp nha nhấp nhổm những núi cùng non. Nhưng nếu dùng tấm lòng để gặp, để đọc Y Phương và thơ ông sẽ không còn thấy nhàn nhạt, lành lạnh nữa mà lại ấm ấm, mằn mặn, mặn mòi như thể những câu thơ của ông cũng biết ứa nước mắt vậy” [40,301].

Tập thơ Tủng Tày (Vũ khúc Tày) của Y Phương lại mang một sắc thái mới. Nhà văn Lê Thị Bích Hồng nhận xét: Nếu như trong các tập thơ trước, anh mới rón rén thả thơ tình (có khi là cả bài, có khi là cả câu) trải vào các tập thơ (…), vượt qua sự dè dặt, anh dành một phần “Những người đội rượu” cho thơ tình, nhưng phải đến “Vũ khúc Tày” cảm xúc ùa ập, trào trào như núi lửa phun trào nham thạch, anh “trình làng” cả một tập thơ trọn vẹn 100% thơ tình. [42,8]. Với cái nhìn của một nhà lý luận phê bình văn học giàu kinh nghiệm, nhà thơ Nguyễn Đức Hạnh cũng chỉ ra những điểm mới lạ và sáng tạo trong tập thơ này: Thơ Y Phương giản dị như suối nguồn trong và sâu, nhìn xuống đáy thi thoảng gặp những hạt vàng lấp lánh - đó là những biểu tượng độc đáo có tính mơ hồ đa nghĩa (…) những biểu tượng ấy đã minh chứng cho tính hiện đại và cá tính sáng tạo, độc đáo của nhà thơ, bên cạnh tính truyền thống biểu hiện trong đề tài quen thuộc, trong hệ thống thi ảnh đậm sắc thái văn hóa miền núi nói chung, trong thơ Tày nói riêng… [42,259].

Hiện nay, bên cạnh những bài viết về thơ Y Phương của các tác giả nêu trên và những bài viết được tập hợp trong tập Thơ Y Phương”, còn một số bài viết phê bình trên các báo, tạp chí của các tác giả khác viết về một số đặc điểm của thơ Y Phương, đặc biệt là những bài thơ viết về quê hương và con


người miền núi, vùng cao của nhà thơ. Các bài viết tập trung nói về những nội dung phản ánh con người, quê hương, phong tục… và một số đặc trưng nghệ thuật trong các sáng tác của ông. Qua đó, khẳng định nét riêng độc đáo cũng như những đóng góp của Y Phương đối với thơ ca DTTS nói riêng, thơ ca Việt nói chung.

Ngoài ra cũng có một số nhận xét về những điểm hạn chế của thơ Y Phương. Tế Hanh đã thẳng thắn chỉ ra sự non nớt trong sáng tác nghệ thuật của Y Phương là “nhiều chỗ vụng về đôi khi ngô nghê” [40,247]. Chu Văn Sơn chỉ ra nhược điểm của tập thơ Tiếng hát tháng giêngở chỗ “vẫn còn một số bài loãng, lép như Một ngày bình yên, Kỉ niệm đội chiếu bóng, Hương thơm trái thị” [40,269]. Theo Trúc Thông, thơ Y Phương “không phải bài nào cũng hay, câu nào cũng quý, chữ nào cũng đẹp” [40,275]; Thái Vĩnh Linh chỉ rõ hạn chế của tập Đàn then” là: “một số bài còn lộ nhiều thô vụng hay giản lược, một số bài có vẻ lời đi qua tứ” [40,287]; Trần Mạnh Hảo cũng cho rằng, thơ Y Phương “có nhiều bài hay và cả nhiều bài thơ chưa hay” [40,309]…

Có thể thấy, điểm thống nhất ở các nhà nghiên cứu về thơ Y Phương là: Bên cạnh việc chỉ ra một số thiếu sót cần khắc phục của cây bút Y Phương, còn về cơ bản là những điểm mạnh, những mặt thành công của cây bút thơ này. Họ đều khẳng định: Ông là nhà thơ DTTS tiêu biểu và xuất sắc, thơ của ông vừa có tính hiện đại, vừa có tính dân tộc. Tác giả Trần Đăng Suyền trong sách giáo khoa Ngữ văn 12, Tập I khẳng định: “Những cây bút làm thơ sau 1975 xuất hiện ngày càng nhiều, đã và đang từng bước khẳng định vị trí của mình, tiêu biểu là Y Phương với tập Tiếng hát tháng giêng” [30,15] .

Năm 2005, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tuyển chọn bài thơ Nói với concủa Y Phương đưa vào giảng dạy chính thức trong chương trình Ngữ văn lớp 9 - hệ trung học cơ sở. Đó là sự khẳng định tài năng thơ của ông và


cũng là điều kiện để tác phẩm của ông đến được với đông đảo bạn đọc trong cả nước.

Tóm lại, qua các bài nghiên cứu, phê bình về thơ Y Phương, chúng tôi nhận thấy các tác giả bước đầu đã chỉ ra được những nét đặc điểm chính trong sáng tác của Y Phương. Tuy nhiên, những bài viết này mới tập trung vào nghiên cứu tìm hiểu về từng mảng sáng tác, hoặc từng thể loại sáng tác (thơ, tản văn) của Y Phương - chứ chưa chú ý đến việc nghiên cứu riêng về mảng thơ song ngữ của ông. Nhưng với chúng tôi thì những nghiên cứu, những ý kiến nhận xét, đánh giá của những người đi trước chính là những gợi ý quý báu cho việc triển khai hướng nghiên cứu đề tài của chúng tôi.

Thơ song ngữ là một mảng sáng tác thành công, quan trọng và đặc sắc trong sự nghiệp sáng tác của Y Phương, nó đã thể hiện rất rõ quan điểm về sáng tác thơ ca bằng tiếng mẹ đẻ và tư tưởng cũng như phong cách nghệ thuật của tác giả. Vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn vấn đề này làm đề tài nghiên cứu của mình để góp phần khẳng định những đóng góp, những giá trị đặc sắc của Thơ song ngữ Y Phương, cũng như khẳng định sự đóng góp quan trọng của ông đối với việc bảo tồn và phát huy vẻ đẹp truyền thống của thơ ca Tày nói riêng - trong quá trình vận động và phát triển của thơ ca DTTS Việt Nam hiện đại.

3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu


3.1. Đối tượng nghiên cứu


Để thực hiện đề tài, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát toàn bộ các sáng tác của nhà thơ Y Phương (Tiếng hát tháng giêng, Lời chúc, Đàn then, Trường ca Chín tháng, Thơ Y Phương, Thất tàng lồm (Ngược gió), Đò trăng, Bài hát cho Sa, Tủng Tày (Vũ khúc Tày), đặc biệt đi sâu vào nghiên cứu các tập thơ song ngữ của Y Phương. Cụ thể là các tập thơ: Thất tàng lồm (Ngược gió); Tủng Tày (Vũ Khúc Tày) ở cả 2 phương diện: Nội dung và nghệ thuật.

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 04/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí