Quan Niệm Của Y Phương Về Sáng Tác Văn Chương


chí Văn nghệ quân đội năm 1984. Và cũng từ ấy, cuộc đời ông gắn với thơ như duyên nghiệp và lẽ sống.

Từ khi chạm ngõ “làng” văn chương đến nay, Y Phương đã có một khối lượng tác phẩm khá đồ sộ với 1 tập kịch; 3 tập tản văn; 2 trường ca và 7 tập thơ. Các tác phẩm tiêu biểu phải kể đến của ông là các tập thơ: Tiếng hát tháng giêng (1986); Lời chúc (1987); Đàn then (1996); Thơ Y Phương (2000); Thất tàng lồm - Ngược gió ( thơ song ngữ Tày - Việt, 2006); Bài hát cho sa (2011); Tủng Tày - Vũ khúc Tày (thơ song ngữ Tày - Việt, 2015). Ngoài ra còn có các tập trường ca tiêu biểu như: Chín tháng (1998), Đò trăng (2009), và các tản văn Tháng giêng, tháng giêng một vòng dao quắm (2009), Kungfu Người Co Xàu (2010), Fừn nèn - Củi tết (2015). Ông đã đạt được nhiều giải thưởng danh giá như: Giải A Hội Nhà văn Việt Nam, 1987 (Tiếng hát tháng giêng - Thơ); Giải A Hội Nhà văn Việt Nam, 1992 ( Lời chúc - Thơ); Giải B (không có giải A) Bộ Quốc phòng, 2000 (Chín tháng - Trường ca); Giải Nhất cuộc Thi thơ Tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 1984 (chùm thơ: Phòng tuyến Khau Liêu, Tên làng, Nói với con). Ngoài ra ông còn được nhận nhiều giải thưởng khác của tuần báo Văn nghệ của Hội Văn học nghệ thuật các DTTS Việt Nam. Đặc biệt, ông là một trong số ít các tác giả người DTTS được nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật (với 3 Tập thơ Tiếng hát tháng giêng, Chín tháng, Lời chúc).

Thơ Y Phương chủ yếu viết về quê hương, về con người miền núi dưới góc nhìn văn hóa, với những cảm nhận có phần trầm tư, sâu lắng nhưng vừa mang tính hiện đại, vừa đậm đà bàn sắc dân tộc. Hồn thơ Y Phương là sự kết tinh từ khả năng nghệ thuật thiên phú, từ một quá trình lao động nghệ thuật gian khổ, từ vốn văn hóa sâu rộng được khởi nguồn từ nền văn hóa Tày đặc sắc, và sâu thẳm hơn cả là một tình yêu lớn dành cho quê hương, đất nước. Từ những năm 1980 trở lại đây, Y Phương đã đạt được những thành công vang dội và được bạn đọc đánh giá cao. Theo tác giả Trần Thị Việt Trung thì “Y


Phương đã góp một phần quan trọng đưa thơ Tày lên một tầm cao mới” [65, 207]. Thơ Y Phương được đánh giá đã là thể hiện được tinh thần dân tộc, tinh thần yêu nước dưới những góc nhìn và cách thể hiện mới; có giọng điệu đa thanh, ấm áp, trữ tình và luôn có ý thức tiếp nhận, sáng tạo cái mới bên cạnh việc giữ gìn, phát huy vốn văn hóa, văn học truyền thống của dân tộc Tày…

Thơ Y Phương thấm đẫm tinh thần yêu quê hương, đất nước, yêu dân tộc mình. Nhưng sự khác biệt so với các nhà thơ thế hệ trước thể hiện rõ ở cách mà ông thể hiện tinh thần ấy. Nếu thơ Nông Quốc Chấn, Nông Minh Châu, Nông Viết Toại, Triều Ân… trực tiếp lấy quê hương, đất nước làm đề tài chủ đạo, họ làm thơ để hát lên những tiếng ca hào sảng về tình yêu quê hương đất nước, về những đổi thay lớn lao của số phận dân tộc mình, từ kiếp đói nghèo, nô lệ được làm chủ cuộc đời mình - thì thơ Y Phương trải rộng trên một hệ thống đề tài: chiến tranh, cuộc sống và con người miền núi, đô thị, tình cảm gia đình, tình yêu lứa đôi và đặc biệt là cái tôi cá nhân và ở đề tài nào ông cũng thể hiện rất thành công, để lại dấu ấn trong lòng người đọc.

Sự phong phú về đề tài thể hiện sự trải nghiệm của cuộc đời ông, một cuộc đời bắt đầu từ mạch nguồn... Cái làng của mẹ sinh con/ Có ngôi nhà xây bằng đá hộc/ Có con đường trâu bò đi vàng đen kìn kịt/ Có niềm vui lúa chín tràn trề/ Có tình yêu tan thành tiếng thác (Tên làng), đi qua khói lửa chiến tranh và trưởng thành: Nhận khẩu súng, đeo ngôi sao/ Đi dép lốp đạp bao thằng xâm lược/ Ăn cơm muối vừng mà thắng giặc/ Lớn lên chân cứng đá mếm (Thưa mẹ chúng con đã lớn); trải qua những thăng trầm của đất nước và thời cuộc, tìm về và khẳng định mình trong quan hệ máu thịt với cội nguồn dân tộc, khẳng định bản lĩnh, tài năng của một nhà thơ và niềm tin vào con người: Mặt trăng/ Mặt trời từ đâu mà có/ Mặt trời, mặt trăng ư?/ Từ chúng ta ngước lên mà thành (Trò chuyện với các thần).

Niềm tin vào sức mạnh của chính mình, sức mạnh của Con Người không chỉ là niềm tin cá nhân của nhà thơ. Niềm tin ấy có nguồn gốc sâu xa


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

từ văn hóa tín ngưỡng - tôn giáo của dân tộc Tày và cái cội nguồn ấy đã nuôi dưỡng tâm hồn và tài năng thơ của Y Phương, giúp ông chiêm nghiệm và phát hiện ra những chiều kích khác của cuộc sống.

Có thể thấy ở thơ Y Phương sự đổi mới không ngừng trong ý thức điều hòa quan hệ giữa lý trí và tình cảm, giữa cái riêng của cộng đồng Tày và cái chung của cộng đồng dân tộc Việt. Đó là sự tự nghiệm: Tôi có một dòng suối mơ/ Ra biển lớn vẫn chưa bằng lòng/ Bạc đầu sóng không một ngày ngơi nghỉ/ Cả cuộc đời tự vặn mình sinh nở/ Chảy mãi hoài vào người (Tôi có một dòng suối). Đó là ý thức về cội nguồn, truyền thống dân tộc, như những con đường núi, như tên làng, như câu hát tháng Giêng, như lời ru của bà,… không bao giờ mất đi. Ông không chỉ ý thức được việc giữ gìn bản sắc dân tộc, mà còn chủ động kiếm tìm và hòa nhập với sự biến đổi của cuộc sống theo thời gian. Điều đó làm cho thơ Y Phương vượt lên và ngày càng vươn tới các giá trị mới trong sáng tạo văn chương [65, 169].

Thơ song ngữ Y Phương - 4

Sự trải nghiệm cuộc sống, bản lĩnh và niềm tin cùng với tài năng và ý thức nghề nghiệp của nhà thơ tạo nên một giọng điệu đa thanh, vừa đằm thắm chất trữ tình vừa hào hùng chất sử thi, vừa hồn nhiên chân chất vừa sâu lắng tâm tư. Điều đó là sự khác biệt rõ nét đối với giọng điệu mạnh mẽ, hào sảng mang đậm chất sử thi, vốn là giọng điệu chủ đạo thể hiện qua lối kể tả chân thực của các nhà thơ thế hệ trước.

Y Phương sử dụng giọng điệu sử thi hào sảng và kiêu hãnh khi viết về quê hương mình, dân tộc mình: Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương/ Còn quê hương thì làm phong tục (Nói với con); Thắp sáng lên ngọn đèn/ Lịch sử hiện dần lên mặt vải/ Dân tộc vừa bơi thuyền vừa hát trường ca Khảm hải (Chín tháng). Và lớn hơn thế, là tình yêu, niềm tự hào và ý chí giữ gìn đất nước, giữ gìn nền văn hóa làm nên đất nước: Ta quyết không lùi /Cả đất nước trong vòng tay ta giữ / Câu hát thiêng liêng lắm chứ / Hát bây giờ còn để hát mai sau (Tiếng hát tháng Giêng). Nhưng cũng có những lúc, trong


các bài thơ ấy lại mang giọng điệu đằm thắm, thiết tha, chân thành: Đất nước/ Chưa một ngày yên nghỉ/ Ngủ cũng đi/ Mà ăn cũng đi/ Biển réo đằng kia… (Chín tháng), Em có buồn?/ Sao em bâng khuâng/ Quê hương mãi nghèo thế… (Tiếng hát tháng Giêng)… Đó là những vần thơ được viết từ trái tim nhiều rung cảm tình đời, từ sự trải nghiệm và thấu hiểu của một người yêu nước yêu dân tộc, không chỉ có niềm lạc quan chiến thắng mà còn hiểu cả sự bi tráng phía sau những chiến thắng ấy. Đó là khó khăn, gian khổ và sự hy sinh, mất mát của bao con người, trong đó có những con người Tày của quê hương ông - điều mà các nhà thơ Tày trước ông ít khi đề cập tới.

Sự hòa nhịp giữa chất sử thi và chất trữ tình làm nên giọng điệu trữ tình

- sử thi, là giọng điệu chủ đạo của thơ Y Phương trong khoảng mười năm đầu. Khoảng mười lăm năm trở lại đây, thơ Y Phương thể hiện một giọng điệu mới, giọng điệu trữ tình - thế sự. Khi nhà thơ nhận ra những nét đẹp làm nên giá trị của cuộc sống quanh mình, lời thơ thể hiện sự đằm thắm, vui tươi: Mồng một Tết thắp hương/ Khói đi lang thang/ Theo khói/ Gặp bưởi vàng/ Dọc đường làng/ Chọc là cười/ Bầy trẻ nhỏ vừa mổ vừa ăn vừa đem ra nghịch/ Chân tay thơm quê hương/ Chúng nó nói giọng ông bà ngoại (Lời ru quê ngoại)… [65, 171]

Bên cạnh niềm vui, thơ Y Phương cũng chất chứa những lo lắng, suy tư về nhân tình thế thái, về những nỗi buồn, những hoài niệm… mang sắc thái, cung bậc khác nhau. Đó là sự tù túng của vùng đất hay của thời cuộc, khiến nhà thơ hoang mang: Những mùa dài sông Bằng không chảy/ Tôm cá đi thơ thẩn như người/ Mái chèo chạm nỗi lòng gợn sóng/ Đi đâu?/ Về đâu?/ Bè ơi!(Những mùa sông Bằng không chảy); đó là nỗi lòng của một người mẹ: Con thương mẹ bằng mưa/ Mưa một ngày đã nhạt/ Mưa cả tháng thì sao (Lời mẹ)…; là nỗi lo lắng cho quê hương không thể nói hết lời trong câu thơ buông lửng vừa hàm chứa những nỗi niềm, vừa độc đáo về cách diễn đạt, và “bắt” người đọc phải tự hoàn tất cái khoảng trống thẩm mỹ ấy: Đời ông


còn đun củi/ Đời cha đã chặt cành/ Đến đời con đun…cỏ/ Đất mỗi ngày mỗi khó/ Người mỗi ngày mỗi…(Người mỗi ngày).

Còn đây là sự cô độc của một người miền núi ở nơi thị thành, một cá nhân bé nhỏ, xa lạ giữa dòng chảy khổng lồ của thế giới hiện đại, là nỗi đau đớn đến xót xa, giống như nỗi đau của một cái cây đã bứt khỏi cội rễ: Đây đâu phải nhà mình / Không thấy cánh đồng lúa vàng / Bãi đá sau làng/ ... / Mở cửa ra/ Nhà chồng lên nhà/ Nhà cũng guồng chân chạy/ Những dòng sông người sôi lên ầm ào / Cháy khét/ Inh tai nhức óc/... (Cười nỗi gì).

Sự đa giọng điệu trong thơ Y Phương đã góp phần làm nên tính hiện đại trong thơ Y Phương bên cạnh tính truyền thống trong thơ ông.

Thơ Y Phương là kết quả của một quá trình tự ý thức trong tiếp nhận và sáng tạo để đạt tới sự hài hòa giữa tính dân tộc và tính hiện đại. Y Phương chủ động trong việc vận dụng hợp lý thi pháp cổ điển và hiện đại. Trong thơ ông có sự kết hợp hài hòa giữa lối trần thuật, phô diễn gần với diễn xướng dân gian và lối viết cô đọng, súc tích, nói ít gợi nhiều của thơ hiện đại. Các tác phẩm Chín tháng, Tiếng vó ngựa trên đèo Heo, Người vùng cao, Lời ru quê ngoại, Người mỗi ngày…, Mưa, Keng Pảng… thể hiện rõ điều này. Trong thơ Y Phương, ta thường bắt gặp những hình ảnh, ngôn từ, cách diễn đạt mang đậm chất Tày. Đó là sử dụng cú pháp theo mạch liên kết thẳng, ít khi phá vỡ cấu trúc thông thường, thông tin thẩm mỹ đến trực tiếp; xây dựng những hình tượng thơ giàu tính biểu cảm, lối so sánh ví von, lối diễn đạt mang phong vị dân gian: Núi như trăm voi rùng rình/ Suối như bạc ào ào chảy…/ Mẹ già ơi nhớ mẹ râm ran khắp người/ Như chàm đã kín nương/ Như lúa trĩu đồi/ Mé yêu con bằng trời…(Người vùng cao); Bất ngờ/ Em đổ vào tôi/ Củi mục cành khô lại xanh chồi/ Hòn đá vỡ mọc lên cây nghiến (Yêu muộn). Nhưng nếu như các nhà thơ trước ông dừng lại ở đấy, thì Y Phương đi tiếp. Ông luôn tìm tòi và thành công trong việc phá vỡ cấu trúc ngôn ngữ thông thường để cấu tạo lại (tái cấu trúc), tạo ra giá trị biểu đạt cao. Ông rất


giỏi trong việc lập tứ, bài thơ nào của ông cũng có tứ mới. Đồng thời, ông hay tạo ra những phá cách về ngữ nghĩa, tạo ra những hình ảnh thơ lạ, có sức gợi rất cao: Khi lửa tắt/ Nó thoát vào không khí/ Khi mặt trời lặn/ Nó thoát vào không khí/ Khi mặt trăng lặn/ Nó thoát vào da thịt em (Da thịt em); Bàn tay mềm ra suối mọc thành cây/ Cầm ngọn khói dựng lên trời thẳng tắp (Em - cơn mưa rào - ngọn lửa); Cháu tỉnh rồi/ Đôi mắt đen như chữ Hán/ Hau háu nhìn (Lời chúc). Ông luôn cố gắng “lạ hóa” ngôn ngữ thơ, sáng tạo ra những từ láy mới nhằm tạo ấn tượng thẩm mỹ cao hơn: Cỏ lấp lánh/ Khe khẽ ướt (Ánh trăng), Lúc bấy giờ/ tốc tác hạt mưa/… Quả gì túng tính đấy mình ơi/…Quả gì nhúm nhím đấy mình ơi/… Mẹ nhằm nhì nói… (Chín tháng), Cháu bé vừa đầy tháng/Non nỏn như vành trăng (Lời chúc)… [57]

Cùng với thơ ca, với 3 tập tản văn Tháng giêng, tháng giêng một vòng dao quắm (2009), Kungfu người Co Xàu (2010), Fừn nèn - Củi tết (2015), Y Phương đã in một dấu ấn mới, thành công mới trong sự nghiệp sáng tác của mình. Tản văn Y Phương bám sát những vấn đề của cuộc sống đa sắc màu với bao phong tục, tập quán, bao cảnh sinh hoạt đời thường vừa quen, vừa lạ của con người miền núi. Đó là những lát cắt muôn màu về đời sống, sinh hoạt, phong tục, tập quán, ngôn ngữ của con người vùng cao đậm bản sắc văn hóa tộc người. Chất Tày được bộc lộ độc đáo trong trải nghiệm cuộc đời, trong tầm cao và chiều sâu của Y Phương.

Tản văn Y Phương đã được nhiều cây bút phê bình văn học và độc giả đánh giá cao. Trong bài viết Dấu ấn văn hóa Tày qua Tản văn của Y Phương của tác giả Trần Công Văn, tác giả đã triển khai ba vấn đề trong bài viết của mình: Văn hóa ẩm thực của người Tày trong Tản văn của Y Phương; văn hóa tâm linh của người Tày trong Tản văn của Y Phương; khát vọng bảo tồn văn hóa dân tộc trong Tản văn của Y Phương [55]. Trong từng tiểu mục kể trên, Trần Công Văn đã phân tích, chứng minh các ví dụ cụ thể trong Tản văn của Y Phương để đi tới một kết luận khoa học: “dấu ấn văn hóa


Tày trong Tản văn Y Phương không chỉ biểu hiện ở ẩm thực, lễ tết, tâm linh mà còn in đậm trong phương thức thể hiện, từ ngôn ngữ, giọng điệu cho đến hình ảnh đều mang dáng dấp, lối tư duy của người vùng cao (…) [55].

Tháng giêng - tháng giêng một vòng dao quắm của Y Phương nhẹ nhàng mà tinh tế, giản dị mà sâu sắc, chứa chan tình nhân ái, hướng người đọc tới sự thanh cao của cái đẹp, cái thiện, cái rất thực, rất tự nhiên mang hồn cốt của người Tày. Không bao quát một vấn đề lớn rồi luận giải kĩ lưỡng như bài viết của Trần Công Văn, tác giả Tuy Hòa trong bài viết Một sự công nhận dành cho thể loại Tản văn chỉ khái lược về tản văn của Y Phương như một bài điểm sách được nhận giải thưởng của Hội Nhà văn năm 2010. Tuy vậy, trong bài viết ngắn này, Tuy Hòa đã chỉ ra một vài nét đặc sắc của Tản văn Y Phương: có một không gian văn hóa Tày độc đáo của vùng núi Cao Bằng; mạch nguồn cảm hứng của tản văn Y Phương là nỗi nhớ quê hương của một người con xa xứ “Chuyển về Hà Nội sinh sống, Y Phương như một cánh chim khắc khoải đêm ngày nhớ nhung gió chuyển, mây bay”; chất thơ trong “Tản văn của Y Phương không chinh phục người đọc bằng ánh mắt sắc sảo, mà bằng cái nhìn âu yếm. Có lúc Y Phương cao hứng, tung tẩy ý tứ theo bút pháp nhà thơ” [16].

Trong bài viết Tản văn - thể loại không dành cho người viết trẻ?, tác giả Nguyễn Hồng Nga dành nhiều công sức để giới thuyết về thể loại tản văn, giới thiệu một số tác giả trẻ đã thành công với thể loại văn học này, và trong đó tác giả đã dành cho tản văn của Y Phương lời chào đón trân trọng: “chỉ kể riêng trong một vài năm gần đây, người đọc đã đón nhận nhiều tập tản văn của thế hệ nhà văn đã định hình tên tuổi chào đời. Đó là Y Phương, một nhà thơ Tày đã đến và chinh phục những người yêu tản văn với Tháng giêng - tháng giêng một vòng dao quắm” [33].

Tìm hiểu, đánh giá cả hai tập tản văn Tháng giêng - tháng giêng một vòng dao quắm Kungfu Người Co Xàu của Y Phương với cái nhìn


sâu sắc, nhà phê bình Văn học DTTS Việt Nam hiện đại Lâm Tiến, với bài viết Vẫn cứ xanh một màu rừng đã mang lại cho chúng ta ấn tượng sâu đậm. Trong bài viết này, nhà nghiên cứu, phê bình Lâm Tiến đã đề cập đến nhiều nét đặc sắc của Tản văn Y Phương, nhưng nổi bật nhất là: qua Tản văn - Y Phương đã vẽ “chân dung tâm hồn” mình chân thật nhất: “ít ai viết tản văn mà lại thể hiện con người mình rõ ràng và thực đến vậy”; Đó là hình ảnh quê hương và con người vùng cao Co Xàu đẹp cả về thể chất lẫn tinh thần. Đó là chiều sâu văn hóa Tày trong tản văn Y Phương: “Mỗi tản văn của Y Phương như một lát cắt, một tầng vỉa làm lộ dần chiều sâu văn hóa của quê hương, của dân tộc (…), Y Phương viết tản văn với một tầm nhìn chủ động, áp đảo, với một màu xanh của rừng không thể nào pha lẫn” [64].

Với những thành công đã đạt được, có thể khẳng định, Y Phương là một trong những nhà thơ DTTS xuất sắc nhất thời kỳ hiện đại. Ông sáng tác không phải là hoàn toàn do sự thôi thúc của bản năng mà sáng tác dưới những suy nghĩ, những quan niệm sâu sắc về trách nhiệm của người cầm bút, về sứ mạng của văn chương và lòng khao khát vươn tới cái đẹp, giữ gìn, trân trọng những vẻ đẹp của bản sắc quê hương… trong đời sống thời kỳ hiện đại. Vì thế mà thơ ông luôn tràn đầy xúc cảm, tình cảm nhưng luôn lấp lánh vẻ đẹp trí tuệ của một nhà thơ, nhà văn hóa, nhà tri thức Tày.

1.2. Quan niệm của Y Phương về sáng tác văn chương


Y Phương là một trong những tác giả người DTTS có nhiều suy nghĩ, trăn trở về việc sáng tác văn chương. Điều đó thể hiện sự ý thức sâu sắc của ông - một tri thức Tày, một người luôn tự hào về các giá trị văn hóa Tày… trong công việc sáng tác văn chương. Quan niệm sáng tác văn chương đó đã được bộc lộ qua rất nhiều tuyên ngôn của ông.

- Với Y Phương, điều quan trọng nhất là phải biết sống và giữ gìn nhân cách, kể cả trong sáng tác và đời sống thực. Ông từng tâm niệm: “Cuộc đời tôi sống và viết như tờ giấy này, có thể nhàu nát và rách nhưng không mất lề”

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 04/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí