Khơmú có tục cưới ở rể một năm (rể đi ở nhà vợ), sau đó mới đưa vợ về nhà chồng, vợ chồng bình đẳng và chung thủy. Khi ở nhà vợ, người chồng đổi họ theo vợ, khi có con thì họ con theo họ mẹ. Trái lại, khi vợ về nhà chồng thì vợ phải đổi họ theo chồng và các con lại mang họ bố. Về quan hệ cộng đồng, người cùng dòng họ không được lấy nhau ít nhất 3 đời, nhưng con trai cô được lấy con gái cậu vì trong việc dựng vợ, gả chồng, vai trò của người cậu đối với các cháu là rất quan trọng trong gia đình. Đồng bào Khơmú thường sống thành cộng đồng cố kết thành bản riêng, trong đó bao gồm có nhiều dòng họ. Các họ của người Khơmú thường mang tên một loài thú, một loài chim hoặc một thứ cây nào đó. Mỗi dòng họ coi thú, chim, cây ấy là tổ tiên ban đầu của mình và họ kiêng giết thịt và ăn thịt các loại động, thực vật này, chẳng hạn như hổ và cây đa. Mỗi dòng họ có huyền thoại kể về lai lịch của tổ tiên chung, người cùng dòng họ coi nhau như là anh em cùng nhà, cùng ruột thịt [6, tr. 9].
13.3.2. Vài nét về người Lào
Người Lào trước đây có nguồn gốc đến từ huyện Văng Viêng và huyện Phonehong (tỉnh Viêngchăn) vào những năm 1980. Nhóm cư dân này cư trú tập trung ở những vùng đồng bằng, thị trấn, ven đường và bờ sông nơi vị trí kinh doanh và thuận tiện đi lại. Người Lào chủ yếu sống thành từng bản riêng, tuy nhiên cũng thấy có một bộ người Khơmú sống đan xen. Canh tác chủ yếu của người Lào là ruộng nước, vườn và chăn nuôi. Bên cạnh đó có sự bổ sung kinh doanh buôn bán, thủ công và việc làm. Ngoài ra, người Lào cũng sống dựa vào tự nhiên, chủ yếu là vào rừng để hái măng, hái rau, đánh cá, săn bắn và tìm kiếm các loại lương thực trong rừng để phục vụ các bữa ăn hàng ngày và thu nhập kinh tế. Về văn hóa vật chất, ngôi nhà truyền thống của người Lào là nhà sàn cao, làng thường trồng nhiều cây dừa và cây ăn quả quanh nhà. Bộ trang phục truyền thống của người Lào rất độc đáo, điểm nổi bật là áo nhuộm
màu xanh chàm, cổ áo tròn và người ông thường buộc khăn trên eo khi ra khỏi nhà. Phụ nữ Lào mặc váy, áo nhuộm chàm màu đen và luôn mang theo một chiếc khăn tạp dè mỗi khi vào chùa. Về văn hóa ẩm thực, người Lào thích ăn cơm nếp với các món có vị cay, các món ăn nướng chế biến từ cá và các món ăn làm salat từ các loại rau rừng, đặc biệt là món Pa đẹc (cá ướp) không thể thiếu được hương vị cho các món ăn. Đồng thời, món ăn lạp là món ăn quen thuộc trong xã hội người Lào. Về văn hóa tinh thần, người Lào tín ngưỡng Phật giáo tiểu thừa, mỗi năm đến tháng 4 người Lào thường tổ chức lễ hội “Pi May” rất độc đáo. Trước tiên họ dội nước trên các pho tượng ở chùa và sau đó họ dội nước vào nhau cầu xin và chúc nhau may mắn, họ tin rằng làm như vậy mọi người sẽ rửa đi những tội lỗi và có một cuộc sống yên ổn, mới mẻ trong năm đó. Trong quan hệ dòng họ, người Lào có họ cha, họ mẹ, họ nhà chồng, họ nhà vợ. Việc gửi rể là tục phổ biến trong tập quán cưới xin của người Lào. Chàng rể phải ở nhà vợ một thời gian nhất định, khi vợ chồng ra ở riêng sẽ được cha mẹ vợ chia cho một phần tài sản. Người Lào rất quý con và bình đẳng giữa trai gái và nam nữ. Theo tập quán của người Lào, phụ nữ là người chủ cột nhà, là người thực hiện các lễ nghi cúng bái trong nhà và tiếp khách. Đồng thời, phụ nữ Lào còn có quyền quyết định và chỉ đạo việc nhà bình đẳng với người đàn ông [6, tr. 7-8].
13.3.3. Vài nét về người Hmông
Người Hmôngdi cư đến huyện Mương Phun vào những năm 1980 từ tỉnh Saysombun. Nhóm cư dân này cư trú rải rác theo hai bên đường quốc lộ Viêng Chăn-Saysombun và lập bản xây nhà trên các đồi núi cao. Canh tác của người Hmông là hỗn hợp nhiều canh tác như: nương rẫy, ruộng nước, tự nhiên, chăn nuôi và buôn bán đơn thuần. Người Hmônglà một trong các dân tộc có truyền thống văn hóa riêng mình từ lâu đời và nhiều tục tập quán nhất. Về văn hóa vật chất, ngôi nhà truyền thống của người Hmông là nhà đất,
không có cửa sổ, chia có 3 gian và phải có 6 nơi trú ngụ của ma nhà. Bộ trang phục truyền thống, phụ nữ mặc váy mở kèm chiếc tạp dè, áo màu đen có thêu hoa văn ở cổ áo và cổ tay áo. Nam giới mặc áo màu đen, dài tay, thân áo ngắn và có thêu màu xanh trời ở cổ áo và cổ tay áo. Quần nam giới là màu đen, ống quần rộng, khi mặc thường buộc dây lưng màu đỏ và khi ra khỏi nhà nam giới thường mang theo khen đi trước và nữ giới thường mang theo gùi để hái rau đi sau. Về văn hóa ẩm thực, người Hmông ăn cơm tẻ là chính, một mâm cơm truyền thống thường có: cơm tẻ - canh bí đỏ luộc - thịt bò hoặc thịt lợn đun với rau rất đơn giản. Về văn hóa tinh thần, người Hmôngcó niềm tin đặc biệt về ma nhà, chẳng hạn như các lễ hội “No Pe Chao” mỗi năm tổ chức vào tháng 12 sau khi thu hoạch sản xuất. Trong thời gian ăn tết, người Hmôngkhông nhập vào nhà hoặc làng ai mà chỉ ở nhà cho đủ 3 ngày lễ, sau đó mới tổ chức ăn uống mừng nhau. Với truyền thống này, họ tin rằng chắc chắn sẽ có những may mắn cả năm và sẽ không mang đến một số bệnh tật cho cả nhà. Tết H’Môngkhông chỉ mang lại nhiều tập tục văn hóa bí ẩn mà còn là nhân dịp gặp gỡ tốt đẹp của các anh chị em, họ hàng và là nhân dịp vui chơi giải trí của các thanh niên trẻ. Trong xã hộ Hmông, mối quan hệ dòng họ là đóng vai trò quan trọng, nó không chỉ chi phối tới mọi mặt trong đời sống xã hội mà còn chi phối tới việc cưới xin và tâm trí của từng người Hmông. Người Hmông có tục cưới vợ và lấy chồng khác họ, cấm con cái của các anh chị em không được lấy nhau. Mặt khác, những người cùng họ cũng không được lấy nhau vì được coi là anh em cùng một tổ tiên, trong đó có thể đẻ và chết trong nhà nhau được. Khi cưới xong vợ phải đi ở nhà chồng, con cái sinh ra theo họ bố và nam giới là người cầm cột nhà [40, tr. 25-27].
Có thể bạn quan tâm!
- Biến đổi sinh kế của người dân tái định cư thủy điện Nam Ngưm 2, bản Phonesavat, huyện Mương Phương, tỉnh Viêng Chăn, Lào - 2
- Biến đổi sinh kế của người dân tái định cư thủy điện Nam Ngưm 2, bản Phonesavat, huyện Mương Phương, tỉnh Viêng Chăn, Lào - 3
- Giới Thiệu Các Tộc Người Tái Định Cư Ở Thủy Điện Nam Ngưm 2
- Mức Thu Nhập Của Người Khơ Mú Trước Năm 2011
- Mức Thu Nhập Của Người Lào Trước Năm 2011
- Tổng 16 Bản Dân Bị Thiệt Hại Bởi Dự Ánthủy Điện Nn2
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
Tiểu kết chương 1
Trên cơ sở đó các lý thuyết, để phân tích được biến đổi sinh kế của người dân TĐC ở bản Phonesavat dưới tác động của dự án thủy điện NN2.
Tác giả luận văn có áp dụng một số các lý thuyết phát triển sinh kế bền vững và lý thuyết lựa chọn hợp lý để làm phương tiện nhìn nhận và giải quyết các vấn đề trong khoa học, tức là để làm rõ các khía cạnh lý thuyết và thực tiễn về biến đổi sinh kế. Một sốcác công cụ khoa học khác là đưa ra biện pháp phát triển sinh kế mới chocon người theo định hướng bền vững. Theo quan điểm Macxit, con người trước tiên phải lo đến chuyện ăn, uống, mặc và ở rồi mới nói đến các hoạt động khác như khoa học, tôn giáo, chính trị, nghệ thuật... Từ quan điểm này, luận văn này khẳng rằng đời sống vật chất luôn là nền tảng, là động lực cho mọi hoạt động khác của người dân.
Chương 2
HOẠT ĐỘNG SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN TRƯỚC NĂM 2011
2.1. Hoạt động sinh kế của ngườiKhơ mú
2.1.1. Kinh tế nông nghiệp
2.1.1.1. Canh tác nương rẫy
Phần đông (70%) người Khơ mú ở Mương Phunsống dựa vào canh tác nương rẫy là chính, đó là nươngđa canh, xen canh. Cây trồng chính trên nương rẫy là lúa bếp, ngô, sắn, khoai... Các loại cây lương thực này được trồng xen nhau với bầu, bí, hành, tỏi và ớt. Phương thức đa canhnày được dân kế thừa từ lâu đời đến nay. Mương Phun là một huyện nằm trên vị trí lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, diện tích đất rừngrộng rãi và khí hậu thời tiết mát mẻ phù hợp cho cây trồngcho nên việc khai thác làm nương để trồng trọtcủa người dân là rất dễ ràng và mang hiệu quả cao. Về kỹ thuật làm nương, đầu tiên người dân phải đi tìm vị trí nương, khi tìm được họ chiếm dụng bằng dấu (+), vị trí nương thường thích nơi có rừng rậm, trên sườn núi, giữa núi và chân núi. Thứ hai là phát nương, nương thường được thực hiện phát vào tháng 3, khi phát xong họ để phơi nắng cho khô khoảng một tháng. Thứ ba là vụ đốt, người dân đốt nương vào tháng 4 sau khi phát xong một tháng. Khi đốt đồng bào chọn thời điểm thích hợp vào buổi trưa hoặc buổi chiều tùy theo tốc độ gió và địa hình của nương dốc hay bằng phẳng. Biện pháp đốt bắt đầu đốt từ chân dốc thấp đến chân dốc cao. Thứ tư, khi đốt nương xong phải tiến hành trỉa nương, những cây không cháy hết phải thu dọn thành mỗi nhóm nhỏ và đốt lại. Còn số cây còn lại đem bỏ ra rìa nương thay cho hàng rào nương. Thứ năm, việc trồng lúa được tiến hành vào giữa tháng 5, cách trồng là dùng xiềng nhỏ chọc lỗ và gieo hạt vào. Trong phân công, người nam là ngườichọc lỗ đi trước và người nữ gieo hạt đi theo sau. Khi trồng xong khoảng một thángsau là bắt đầu vào vụ làm cỏ, trừ sâu và chăm sóc chống chim chuột cho đến khi
lúa chính vàng. Lúa nương được thu hoạch vào tháng 10. Kỹ thuật thu hoạch, người Khơ mú không dùng liềm gặt mà dùng tay ngắt từng bông một cho vào bao, khi đầy bao họvác về nhà đánh lấy thóc và thóc ít khi để trên nương.Theo quan sát, người Khơmú không xây nhà thóc trên nương như người Hmôngmà thường vác về ngay sau khi lúa thu hoạch. Đối với sắn và các loại thảm thực vật lương thực khác được trồng trong nương cũng được thu hoạch cùng với lúa. Tính trung bình, mỗi năm mỗi gia đình thu hoạch thóc được khoảng2 tấn/hộ/năm.Nếu xét về mặt kinh tế thì mỗi gia đìnhthu hoạch được khoảng
6.000.000 kip/hộ/năm [35, tr. 46-50].
2.1.1.2. Ruộng nước
Một bộ phận (30%) người Khơ mú ở Mương Phun làm canh tác ruộng nước. Phương thức sản xuất lúa nước, trước tiên đồng bào chú trọng đến hệ thống Mương-Phai để dẫn nước vào ruộng. Trước đây, người Khơ mú chưa biết làm ruộng nên phải đi học hỏi và rút kinh nghiệm với dân tộc khác như là người Lào. Hàng năm bước vào tháng 5 trước mùa mưa, các chủ ruộng cùng đi kiểm tra, sửa chữa và thu dọn mương-phai để dẫn nước vào ruộng. Vào tháng 6 là mùa mưa, bà con nông dân tiến hành càyvà gieo mạ. Biện pháp gieo mạ của người Khơ mú thường tiến hành ngay khi tiến hành cày ruộng. Khi cày xonghọ mởnước vào ruộng để ngâm. Khi sắp đến mùa cấy, người dân tiến hành bừa đất cho mềm. Vềviệc gieo mạ, giống mạ người dân đã được lựa từ năm trước, thóc giống bao giờ cũng lấy từ thửa ruộng tốt nhất, người ta lựa chọn những bông to, chắc hạt, mẩy và sau khi đập phải phơi nắng kỹ rồi cất riêng và có sự bảo quản tốt. Theo quy trình làm mạ thường tiến hành như: đổthóc vào bao rồi mang đi ngâm ở dưới nước khoảng 3 ngày, sau đó lấy ra phơi nắng khoảng 2 ngàyrồi có thể mang đi gieo.Nơi gieo mạ phải bừa đất cho thật mềm, làm cho mặt đất phẳng và đào đường thoát nước. Vụ bừa, khi giống mạ sắp đủ tuổi 1 tháng, bà con bừađất đợi, sau đó rút mạ và cấy. Trước
đây,việc cấy đồng bào thường đổi công nhau cấy từ chủ này sang chủ khác. Khi cấyxong khoảng 1 tháng, người dân đi làm cỏ, cắt cỏ bờ và chăm sóc cây lúa, đặc biệt là mứcnước cho cây lúa. Làm như vậy cho đến khi lúa vàng. Gặt lúa và thu hoạch, trước khi gặt lúa khoảng 10 ngày, đồng bàođi tháo nước để thu hoạch cá ruộngvà tháo nước cho đất ruộng khô để dễ vào gặt. Trước đây,người Khơ mú ở huyện Mương Phun không dùng liềm gặt màdùng tay ngắt bông lúa như ngắt lúa nương. Nhưngđến nay việc ngắt lúa của người dân có chuyển dần về dùng liềm gặt. Lúa sau khi gặt họ có để phơi nắng trên rơm khoảng 1-2 ngày, sau đó mới buộc thành từng bó và thu về tiến hành đập. Việc đập lúa chủ yếu người dân dùng tay. Khi đập xong thìcho vào bao vác về nhàhoặc có khi dùng xe ô tôtải về nhà. Người dân trồng lúa chủ yếu là để tự cung tự cấp mà ít khi bán để thu nhập kinh tế, lúa không chỉ đáp ứng lương thực cho con người mà còn đáp ứng nhu cầu vật nuôi. Tính trung bình, mỗi năm mỗi hộ dân thu hoạch thóc được khoảng 2,5tấn/hộ/năm, tính bằng kinh tế được khoảng 7.000.000 kip/hộ/năm.
2.1.1.3. Vườn
Ngoài canh tác nương rẫy và ruộng nước, bà con người Khơ mú còn làm thêm vườn. Canh tác vườn gồm có 2 loại như: vườn định canh và vườn theo mùa vụ. Vườn định canh thường làm ở vị trí thấp với diện tích rộng, chủ yếu trồng các loại cây ăn quả như:cam, bưởi, mít, xoài, chôm chôm, nhẵn, chuối, mía, ổi, sữa… các loại cây trồng này thu hoạch quanh năm. Vườn du canh theo mùa vụ thường tiến hành vào tháng 12, chủ yếu trồng các loại cây thực phẩm như: rau, hành, tỏi, ớt, xả, cà chua, đỗ, lạc…Vị trí canh tác thường làm trên đồng ruộng sau khi thu hoạch lúa hoặc làm ở gần bờ sông, bờ suối và thu hoạch vào tháng 3 đến tháng 4.Tuy nhiên, kinh tế vườn của đồng bào người Khơ múkhông đóng vai trò trong việc phát triển kinh tế gia đình, chủ yếu người dân chỉ trồng để đáp ứng nhu cầu lương thựchàng ngày. Tính trung
bình mỗi năm, đồng bào thu hoạch được khoảng 2 tấn, bằng giá tương đương với 2.000.000 kíp/hộ/năm.
2.1.1.4. Chăn nuôi
Canh tác chăn nuôi gia súc và gia cầm cũng là một canh tác chủ đạo kết hợp trồng trọt của người Khơmú. Về kỹ thuật chăn nuôi gia súc, người dân đi chiếm dụng đồi núi để làm vườn nuôi với hình thức thả để vật nuôi tự kiếm ăn trong rừng, nhất là bò và trâu. Đối với gia cầm người ta nuôi du canh theo canh tác nương, đôi khi cũng có nuôi trên đồng ruộng và có nuôi trong làng. Kỹ thuật nuôi là chăn thả, bón cám nông nghiệp (ngô, thóc, sắn). Ngoài việc nuôi gia súc và gia cầm, người Khơmú cònnuôi thêm cá trong ao để phục vụ cho các bữa ăn hàng ngày. Kỹ thuật xây ao, họ ngăn các nguồn suối nhỏ để làm ao, sau đó thả cá vào và xây nhà ở cạnh ao kèm theo nuôi vịt. Việc nuôi cá cũng theo lối tự nhiên để cá tự kiếm ăn chính. Đồng thời, chúng tôi quan sát thấy một số hộ (33 hộ) có nuôi ong lấy mật. Loại ong mật thường là loại xây tổ trong thân cây gỗ, có khả năng phát triển tổ và làm mật quanh năm, nhất là mùa nảy nở các loại hoa màu của tháng 4 và tháng 5. Việc nuôi ong hiện nay cũng là một hoạt động sinh kê có thu nhập cao vì mật ong không chỉ dùng để uống bổ mà còn dùng để làm thuốc trị bệnh trong khoa học. Tuy nhiên, canh tác chăn nuôi chủ yếu người dân chỉ nuôi đáp ứng lương thực và phục vụ trong các nghi lễ, họ ít khi bán để thu nhập kinh tế. Tính thu nhập trung bình từ nghề chăn nuôi khoảng6.000.000kíp/hộ/năm.
2.1.2. Lâm nghiệp
Việc trồng cây đốivới nhóm dân cư này là chưa gắn liền với mục đích kinh tế cao, các loại cây trồng như: tre, nứa, mây, gỗ và cọ chủ yếu trồng để sử dụng làm nguyên liệu xây nhà, làm bàn ghế và phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, kinh tế lâm nghiệp tính trung bình mức thu nhập là khoảng
2.000.000 kíp/hộ/năm.