cái đêm trăng ấy bỏ buồn
bỏ men thương nhớ bỏ hương ái tình bỏ ta tỉnh dậy một mình
bỏ em lạc chốn bùng binh sương mờ
(Tặng mối tình cuối của Goethe)
Nguyễn Trọng Tạo tự nhận mình là con người đa tình, đa mang khao khát tình yêu, say đắm tình yêu, nồng nàn và tha thiết với tình yêu. Tâm hồn Trọng Tạo là tâm hồn của chàng trai trẻ luôn nồng ấm tha thiết tin yêu. Đọc
„„Gửi người không quen‟‟ cái tôi thi sĩ không chỉ da diết trong tình yêu mà còn triết lý về tình yêu.
Cây đèn đợi đốt mình lên
tình yêu thì đợi trái tim tuyệt vời bao nhiêu chờ đợi trên đời
bỗng dưng anh hiểu khi ngồi đợi …Em !
Có thể bạn quan tâm!
- Cái Tôi Trữ Tình Đời Tư Thế Sự Chất Vấn Cuộc Đời
- Cái Tôi Trữ Tình Dân Gian Huyền Ảo Vận Động Trong Không Gian Thời Gian
- Cái Tôi Trữ Tình Khao Khát Tình Yêu Nhưng Nhuốm Màu Cô Đơn
- Ngôn Ngữ Và Biểu Tượng Trong Thơ Nguyễn Trọng Tạo
- Ngôn Ngữ Thơ Nguyễn Trọng Tạo Đựợc Xây Dựng Bằng Nhiều Chất Liệu Mới, Là Sự Vận Động Thành Công Của Quá Trình Cách Tân Thơ.
- Ngôn Ngữ Thơ Nguyễn Trọng Tạo Là Ngôn Ngữ Đặc Biệt Giàu Nhạc Tính Và Màu Sắc
Xem toàn bộ 158 trang tài liệu này.
( Đợi )
Ngay cả khi viết về nỗi buồn, nỗi cô đơn trong tình yêu thì cái tôi trữ tình trong thơ Trong Tạo vẫn phảng phất một nét tự trào hóm hỉnh.
Anh cô đơn như vua chẳng có dân
anh trống trải như ngai vàng vắng chủ
(Cổ tích thơ tình )
So với dòng chảy vô thủy vô chung của thời gian thì con người là một kiếp sống mong manh, hữu hạn. Nắm bắt rõ quy luật đó, đọc thơ Nguyễn Trọng Tạo mới thấy ông luôn trân trọng và từ tốn với nỗi cô đơn của con người không hiểu hết được thế nào là hạnh phúc và không biết mình cần cái gì trong cuộc sống này ? Nguyễn Trọng Tạo cảm nhận về nỗi ngang trái trong tình yêu, tiên đoán về tai họa ẩn giấu dưới mỗi bước chân buồn bã của lữ khách cô đơn khiến ông viết nên những bài thơ như khóc :
ngơ ngác giọt nước mắt cuối năm không rõ buồn vui gì xe bỗng chạy trên đường không rõ về chốn nào
(Sônnê không định trước)
Cái "không rõ" khiến con người ta ý thức được giọt nước mắt rơi vì nỗi cô đơn, cô đơn không biết mình là ai ? mình về đâu ? Sự cân bằng trong câu thơ cũng dường như mất đi, để lại nổi trống trải vô định trên tờ giấy. Chính vì thế mà hành trình thơ của Nguyễn Trọng Tạo qua bao nhiêu năm vẫn là tiếng thăm thẳm của hồn người trong cõi mênh mông của cuộc đời:
` ngày vung vãi đức tin đêm thấy mình cô độc
ranh khôn giữa muôn nghìn trở về thành thằng ngốc
(Tự vấn)
Con người cô đơn khi xa xứ, lưu lạc giữa dòng chảy của cuộc đời. Chất quê chảy trong kẻ lưu lạc đã dải phổ cảm xúc cho thơ Nguyễn Trọng Tạo, người thổn thức lắm với ý thức vực dậy, khao khát tìm về nơi máu thịt của mình. Cô đơn là phần sâu nhất trong bản ngã của Nguyễn Trọng Tạo. Cái mầm cô đơn ấy có đủ vị, có cả niềm cay đắng lẫn ngọt ngào. Dưới con mắt của ông, dường như con người cô đơn lắm, cô đơn đến vô cùng, cô đơn trong chính giấc mơ:
trong giấc mơ ta thấy ta lang thang đường phố cây thả xuống ta lá vàng. (Mộng du )
Nhưng con người cũng cảm thấy cô đơn trước thời đại mới - thời đại xô bồ, đua tranh tiền tài, địa vị, danh vọng...Người thì lạc vào kinh kệ, quyền chức, còn ta thì chới với:
ta lạc ngoài ta
đi hoài không đến
(Lưu lạc)
Con người thấm thía nổi bơ vơ khi không tìm thấy điểm tựa, chợt bật khóc "úp tiếng nấc - úp vào núi đồi sa mạc biển xanh". Cảm giác ấy chỉ được thiên nhiên thấu hiểu và an ủi:
có một đêm chợt lạnh vầng trăng
bay vào khung tranh soi giấc anh nằm lay anh tỉnh dậy ngậm ngùi xa xăm
(Bức trang giêng)
Nguyễn Trọng Tạo là một kẻ mang bản mệnh đa đoan. Càng đa đoan ông càng thấy cô đơn. Càng cô đơn thì càng lắng đọng để trải nghiệm và khóc cười chuyện nhân thế:
biết tìm gõ cánh cửa nào
vô tình gió lạnh lách vào đáy tim
(Không đề cho Đỗ Toàn )
Nỗi cô đơn càng thấm đẫm trên trang thơ thì càng chứng tỏ rằng Nguyễn Trọng Tạo đã biết lắng lại và tự giác ngộ mình trước cõi tham - sân - si trần tục. Đó là cách nhìn của con người đầy ý thức cụ thể và đầy chân thật. Mối tương quan giữa "cái chớp mắt" và "cái ngàn năm" đẩy cảm xúc thơ Nguyễn Trọng Tạo lên tầm mỹ học về nhân sinh qua cái nhìn biết mình, biết đời. Chính vì biết đời nên ông mới thấy cô đơn, khi cô đơn người ta mới hiểu đựơc đời. Rồi một ngày trong cõi vĩnh hằng, trên rêu phong, nhà thơ cúi nhặt một chiếc bóng mình giữa mênh mông:
ôi những chiếc lá kim rơi chi mãi nổi buồn heineken heineken
tiếng va chạm cô đơn
(Thiên An )
Chúng ta biết rằng trong cuộc sống đời tư, Nguyễn Trọng Tạo không mấy thuận lợi vì ít nhất ông cũng đã một lần tan vỡ trong chuyện gia đình. Có phải vậy chăng mà nỗi cô đơn trong thơ tình yêu của ông đã đạt đến độ khôn cùng:
chợt đi một đời chợt về cửa khép
dưới chân vẫn dép trên đầu trời thanh đời lên chót đỉnh chợt mình mong manh..
(Chợt )
Cách nói "đời lên chót đỉnh chợt mình mong manh" là cách nói độc đáo. Sự đối xứng giữa hai vế mang nghĩa đối lập càng diễn tả sâu sắc hơn nổi cô đơn trong tâm hồn thi sĩ. Ông còn dùng nhiều lối nói độc đáo khác nữa khi diễn tả nổi cô đơn trong tình yêu của con người như trong bài thơ "con đường Không Tên" "số nhà Lãng Quên". Trong số những bài thơ mà Trọng Tạo viết về tình yêu, có thể nói bài "Chia" là bài hay nhất và thể hiện rõ nhất nổi cô đơn của con người. Một câu, một chữ của bài như từng ngấn lệ rơi xuống khiến người đọc cảm thấy hụt dần trong hơi thở của người đang yêu:
chia cho em một đời tôi
một cay đắng
một niềm vui
một buồn tôi còn cáí xác không hồn
cái chai không rượu tôi còn vỏ chai
(Chia)
Con người sống vì tình yêu, "chia" cho tình yêu quá nhiều nên khi chỉ còn "cái xác không hồn" mới thấy chếnh choáng, cô độc. Phải chăng khi gửi đến bạn đọc một mẫu hình con người - mẫu cô đơn, Nguyễn Trọng Tạo muốn
gửi gắm nỗi nỗi cô đơn của chính mình và phát huy bản chất và chức năng đặc thù của thơ, đặc biệt là luôn giữ được mối dây đồng cảm giữa người viết và người đọc, tạo mối quan hệ khăng khít vững bền.
Hầu hết trong thơ Nguyễn Trọng Tạo cả khi viết thơ về đời tư thế sự lẫn viết thơ về tình yêu, thì cái tôi trữ tình trong thơ cũng vẫn mang trong lòng một nỗi niềm cô đơn muôn thuở. Nỗi cô đơn trống trải đó tắm đẫm, giằng xé vò nát trái tim tha thiết yêu đời.
Đêm lạnh lẽo và lòng tôi trống trải lá thư em gửi đến nỗi buồn đau
tôi đốt đi và thấy lòng ấm lại
chút lửa xanh nơi trang giấy nát nhàu ( Hơi ấm còn lại )
Với thế giới hình tượng nhân vật trên đây, Nguyễn Trọng Tạo đã dành phần lớn trữ lượng tâm hồn để xây dựng nên. Bởi thế nên mang cái tâm linh thăm thẳm của hồn người, hình tượng nhân vật cái tôi trữ tình trong thơ ông đã đem theo tiếng lòng về một trời thế sự. Chúng ta đã bắt gặp qua đây những tâm sự về tình yêu, tình quê, tình người và một cuộc sống hiện thực đạt đến mức sinh động, cô đúc. Đồng thời chúng ta cũng ghi nhận sự quả cảm, chân thành của người có "cái chớp mắt ngàn năm trôi" ấy.
2.2.7. Cái tôi trữ tình hòa đồng với nhân vật trong thơ
Trong men say tình, say rượu, say thơ hừng hực Nguyễn Trọng Tạo vẫn dành riêng những vần thơ tươi nguyên nhất để tặng cho những bạn thơ của mình. Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Trọng Tạo là bản thể của một con người dung dị, biết trân quý những điều đẹp đẽ trong mối quan hệ giữa con người với con người, đặc biệt là mối quan hệ đồng cảm giữa những thi sĩ với nhau. Nguyễn Trọng Tạo có cả một tập thơ viết dành cho những người bạn
thơ, niềm yêu quý, ngưỡng mộ. Đọc tập thơ Thư trên máy chữ, ta nhận ra cái tôi chân tình hòa đồng của ông với bạn thơ.
không phải Hàn Mặc Tử, không phải Văn Cao…ta là kẻ khác nhưng suốt đời ta kính nể các ông
một thi sĩ đồng trinh một người đi dọc biển ta gánh trăng đi trên sông núi bềnh bồng
( Gửi Nguyễn Thụy Kha )
Cái tôi trữ tình hòa đồng với bạn thơ trong thơ Nguyễn Trọng Tạo là cái tôi am hiểu cuộc đời, am hiểu về thơ ca, trân trọng tình bạn đang quý của loài thi sĩ mang nặng tơ vương với cuộc đời. Đó là cái tôi biết lắng nghe, biết chia sẻ và biết nhớ nhung. Cái tôi trữ tình Nguyễn Trọng Tạo, viết nhiều bài thơ dưới hình thức là những bức thư tâm sự gửi những bạn thơ của mình như gửi: Thanh Thảo, gửi Trần Hữu Thung, gửi Hoàng Ngọc Hiến, gửi Phan Lạc Hoa, gửi Chu Lai, Gửi Thu Bồn và những nhà thơ lính….Chỉ qua vài câu thơ ngắn gọn mà Trọng Tạo đã khái quát được phong cách nghệ thuật cũng như nét đặc săc trong thế giới nghệ thuật của các bạn thơ.
những con sóng tới bờ chính phút sóng vỡ tan cuốn sách bạn đến tôi cuốn sách vừa nhàu nát sóng hất vầng trăng lên đỉnh núi
sóng đẩy mặt trăng xuống đáy biển. ( Gửi Thanh Thảo )
Không câu nệ dài dòng, Nguyễn Trọng Tạo đã nói thẳng, đi trực tiếp vào vấn đề, thậm chí Nguyễn Trọng Tạo còn sử dụng những câu văn rất đỗi đời thường, trong bài thơ Gửi Chu Lai ông viết:
vất mẹ văn chương đi
ta sẽ đưa nhau mạo hiểm
với ý nghĩ xuyên tim đểu cáng
nhà hắn giàu tiền chôn dưới đất sâu ta sẽ đào lên bằng tim ta nhọn sắc
Không chỉ viết thơ dành cho bạn, Nguyễn Trọng Tạo còn có những vần thơ gửi cuộc đời, gửi con người.
có thể cãi vã nhau nhưng xin đừng ác ý con người ơi cây lá vẫn mùa xuân
ở đâu đó người vẫn yêu người lắm nước đục ư? Qua bể lọc trong ngần
( Gửi con người )
Những câu thơ cho thấy cái tôi trữ tình tha thiết với tình đời, tình người, ông nhận ra bản chất sâu sa của loài người đó chính là tình yêu thương, chỉ có tình yêu thương mới thanh lọc được tâm hồn, kéo con người gần lại với nhau hơn, xoa dịu những nỗi đau, làm sáng lên vẻ đẹp trẻ trung đầy sức sống. Bên cạnh những câu thơ gửi con người, Nguyễn Trọng Tạo còn có những câu thơ gửi độc giả, chân tình chia sẻ với người độc những điều khó khi cảm nhận thơ ca.
độc giả ơi
không phải ai cũng hiểu thơ ca không phải ai cũng sành xe máy thơ ca không siêu hình
cũng không là bùn đất
nhưng thơ ca thần bí hơn máy móc
( Gửi người đọc )
Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Trọng Tạo đa dạng trong cách biểu hiện, nhưng dù thể hiện mình ở khía cạnh nào đi chăng nữa, chúng ta vẫn nhận ra bản chất của một nhà thơ, thi sĩ say mê với cuộc đời, khao khát tình yêu, tha thiết với bạn thơ, và đồng cảm với độc giả.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 :
Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Trọng Tạo là sự hội tụ thăng hoa theo quy luật của ba yếu tố : cá nhân – xã hội – thẩm mĩ. Thơ ông quả đúng là một bản tốc ký nội tâm, ở đó nó thể hiện một thế giới nội tâm phong phú và đa dạng. Tìm hiểu cái tôi trữ tình trong thơ ông, chúng ta có dịp hiểu thêm về nhà thơ, về một con người có thế giới nội tâm vô cùng phong phú, sâu sắc và một hồn thơ dồi dào, một tài năng thơ độc đáo, một trí tuệ thơ sắc sảo trước những vấn đề của cuộc sống và con người.
Sự vận động của cái tôi trữ tình trong tư duy thơ của Nguyễn Trọng Tạo là sự vận động theo quy luật chung của thơ ca. Thế mạnh trong tư duy thơ hướng ngoại của Nguyễn Trọng Tạo là chiều sâu trong suy nghĩ là cái tôi triết lý có bản sắc thì cảm xúc về tình yêu là nét đặc sắc trong tư duy hướng nội của ông.
Tìm hiểu cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Trọng Tạo chính là tìm hiểu hành trình tư duy thơ của ông. Đó là hành trình tư duy đi từ hướng ngoại, hướng đến cuộc sống của dân tộc trọng kháng chiến, dần thu hẹp vào phạm vi của một cái tôi nội cảm với tư duy thơ hướng nội. Chính vì vậy cái hay, cái đẹp trong thơ của Nguyễn Trọng Tạo là cái hay cái đẹp ở ngoài mắt, vị ngon ở ngoài vị ngon, phải đọc nhiều, đọc kỹ, chiêm nghiệm ta mới hiểu hết chiều sâu trong tư duy thơ ông.
Tuy nhiên đi tìm hiểu sâu về cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Trọng Tạo, người viết cũng nhận ra nhiều mặt hạn chế trong cách thể hiện và dùng từ ngữ của ông. Nguyễn Trọng Tạo thiên về tư duy thơ hướng nội vì vậy rất khó để lý giải và cắt nghĩa chiều sâu tâm hồn, nhận thức của cái tôi trữ tình trong thơ ông.