Nội: 7%, Bình Phước: 8%, Đồng Nai: 8,9%, TP Hồ Chí Minh: 15,3% [76]. Điều này cho thấy, có sự phân hóa rò rệt về tình trạng TC-BP theo từng khu vực sinh thái khác nhau, tỷ lệ TC-BP của trẻ có liên quan chặt chẽ với tình hình kinh tế - xã hội (những khu vực thành phố, thành thị nền kinh tế phát triển có tỷ lệ trẻ TC-BP cao hơn những khu vực nông thôn, miền núi).
1.2. Sự phát triển của răng và tình trạng sâu răng
1.2.1. Cấu tạo giải phẫu răng
Răng là một bộ phận nằm trong hệ thống nhai, là một đơn vị cấu tạo và chức năng của bộ răng. Cấu tạo của răng bao gồm men răng, ngà răng và tủy răng. Mỗi răng đều có phần thân răng và chân răng. Giữa phần thân răng và chân răng là đường cổ răng, còn gọi là đường nối men-xê măng. Thân răng được bao bọc bởi men răng, chân răng được xê măng bao phủ [25, 59].
Hình 1. 2. Cấu tạo giải phẫu răng
Lợi răng bao quanh cổ răng tạo thành bờ, gọi là cổ răng sinh lý. Phần thấy được trong miệng là thân răng.
Men răng: có nguồn gốc ngoại bì, là tổ chức cứng nhất cơ thể. Lớp men phủ thân răng thường dày mỏng không đều, chỗ dày nhất là núm răng (hơn 1,5 mm), ở vùng cổ, men răng mỏng dần và tận cùng bằng một cạnh sắc nhọn. Bên ngoài men răng có phủ một lớp hữu cơ gọi là màng thứ phát. Hình dáng và bề dày của men được xác định từ trước khi răng mọc ra, trong đời sống, men răng không có sự bồi
đắp thêm mà chỉ mòn dần theo tuổi nhưng có sự trao đổi về vật lý và hóa học với môi trường trong miệng [25]. Lúc răng mới mọc, men răng còn non, có tới 30% chất hữu cơ và nước. Dần dần men răng già đi, chất vô cơ tăng dần, có thể là do các tinh thể sắp xếp lại sát nhau hơn. Mặt khác men răng cũng thấm dần các chất vi lượng, chủ yếu là flour làm cho apatit chuyển thành flourapatit.
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu sự phát triển hình thái cơ thể và các yếu tố liên quan của trẻ 2-5 tuổi ở một số khu vực miền Bắc - 2
- Tình Trạng Dinh Dưỡng Và Sự Phát Triển Cơ Thể Trẻ Em
- Diễn Biến Suy Dinh Dưỡng Của Trẻ Dưới 5 Tuổi Qua Các Năm Ở Việt Nam [76]
- Lịch Sử Nghiên Cứu Tình Trạng Sâu Răng Nghiên Cứu Trên Thế Giới
- Phường Phương Lâm, Thành Phố Hòa Bình, Tỉnh Hòa Bình
- Các Chỉ Tiêu Nhân Trắc, Thực Trạng Dinh Dưỡng Và Các Yếu Tố Liên Quan Của Trẻ Trong Nghiên Cứu
Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.
Ngà răng: Có nguồn gốc từ trung bì, kém cứng hơn men, nhưng không giòn và dễ vỡ như men, chứa tỷ lệ chất vô cơ thấp hơn men (75%), chủ yếu là 3[(PO4)2Ca3).2H2O]. Ở điều kiện bình thường ngà răng không lộ ra ngoài và được bao phủ hoàn toàn bởi men răng và xương răng. Trong ngà răng có nhiều ống ngà, chứa đuôi bào tương của nguyên bào ngà. Bề dày ngà răng thay đổi trong đời sống do hoạt động của nguyên bào ngà, ngà răng ngày càng dày theo hướng về phía hốc tủy răng, làm hẹp dần ống tủy. Ngà có cảm giác vì có chứa các ống thần kinh Tomes. Ngà răng tự nhiên có màu vàng nhạt, có độ đàn hồi cao. Ngà răng xốp và có tính thấm.
Tủy răng: là mô liên kết lỏng lẻo trong buồng và ống tủy, là đơn vị sống chủ yếu của răng. Trong tủy có mạch máu, thần kinh, bạch huyết. Có một loại tế bào đặc biệt là các tạo ngà bào xếp thành một hàng ở sát vách tủy. Các tạo ngà bào liên tục sinh ra các ngà bào làm cho hốc tủy ngày càng hẹp lại. Tủy răng có 4 nhiệm vụ chính: hình thành ngà răng, nuôi dưỡng ngà răng, dẫn truyền cảm giác, bảo vệ răng [25].
1.2.2. Sinh lý mọc răng
Sự mọc răng góp phần quan trọng trong việc hình thành khuôn mặt, giúp hoàn thiện sự phát âm và chức năng nhai. Các mầm răng được hình thành từ trong xương hàm, lần lượt di chuyển và một phần thoát ra khỏi cung hàm, đó là phần răng nhìn thấy trong khoang miệng.
Mỗi răng có thời gian mọc và vị trí nhất định trên cung hàm, nhờ đó mà răng hàm trên và răng hàm dưới sắp xếp thứ tự ăn khớp với nhau. Chân răng được cấu tạo dần dần và hoàn tất sau 3 năm kể từ thời điểm mọc răng. Có hai thời kỳ mọc răng:
Thời kỳ mọc răng sữa: bộ răng sữa bắt đầu mọc khi trẻ được khoảng 6 tháng tuổi và mọc đầy đủ khi trẻ được 24 tháng tuổi. Bộ răng sữa gồm 20 chiếc: 10 răng ở hàm trên và 10 răng ở hàm dưới. Răng sữa có chức năng nhai, phát âm, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển xương hàm. Ngoài ra răng sữa còn có tác dụng giữ vị trí cho các răng vĩnh viễn mọc sau này. Trẻ từ 6-11 tuổi có sự xuất hiện của cả răng sữa và răng vĩnh viễn, được gọi là răng hỗn hợp.
Thời kỳ mọc răng vĩnh viễn: Mầm răng vĩnh viễn, một số được hình thành từ trong thời kỳ bào thai, số còn lại hình thành sau khi sinh đến tháng thứ 9. Riêng mầm răng khôn xuất hiện lúc 4 tuổi. Răng vĩnh viễn được lắng đọng chất men, ngà (khoáng hóa) bắt đầu từ lúc sinh ra đến 6-7 tuổi. Răng vĩnh viễn mọc thay thế dần các răng sữa từ khi trẻ 6 tuổi.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự mọc răng:
+ Chiều cao và cân nặng: Trẻ cao và mập, răng mọc sớm hơn trẻ thấp và gầy
+ Giới tính: Nữ mọc răng sớm hơn nam
+ Kích thước xương hàm: Hàm rộng, răng mọc sớm và thưa, hàm hẹp, răng mọc chậm và chen chúc
+ Răng sữa: Răng sữa rụng sớm hoặc chậm sẽ làm chậm mọc răng vĩnh viễn
+ Dinh dưỡng: Dinh dưỡng kém thì răng mọc chậm
+ Viêm nhiễm xương hàm: Xương hàm bị viêm nhiễm trong thời kỳ mọc răng sẽ làm răng mọc sớm.
+ Di truyền: Trẻ thừa hưởng những đặc điểm về hình dáng và cấu trúc răng từ bố mẹ [47, 95].
1.2.3. Bệnh sâu răng
Định nghĩa
Sâu răng là một bệnh nhiễm khuẩn tổ chức canxi hoá được đặc trưng bởi sự huỷ khoáng của thành phần vô cơ và sự phá huỷ thành phần hữu cơ của mô cứng. Tổn thương là quá trình phức tạp bao gồm các phản ứng hoá lý liên quan đến sự di chuyển các Ion bề mặt giữa răng và môi trường miệng và là quá trình sinh học giữa các vi khuẩn mảng bám với cơ chế bảo vệ của vật chủ [46].
Nguyên nhân, cơ chế gây bệnh
Cơ chế gây bệnh sâu răng được thể hiện bằng hai quá trình hủy khoáng và tái khoáng. Nếu quá trình hủy khoáng lớn hơn quá trình tái khoáng thì sẽ gây sâu răng.
Tóm tắt cơ chế sâu răng như sau [28]:
Sâu răng = Hủy khoáng > Tái khoáng
Các yếu tố gây mất ổn định làm sâu răng:
Các yếu tố bảo vệ:
- Nước bọt
- Khả năng kháng acid của men răng
- Fluor có ở bề mặt men răng
- Trám bít hố rãnh
- pH > 5,5
- Mảng bám vi khuẩn;
- Chế độ ăn nhiều đường;
- Nước bọt thiếu hay nước bọt acid pH<5,5;
- Acid dạ dày tràn lên miệng;
Bệnh sâu răng là bệnh do nhiều yếu tố gây nên. Năm 1960, nguyên nhân của bệnh sâu răng được giải thích bằng sơ đồ Keyes [13].
Thức ăn
Vi khuẩn
Sâu
răng
Men răng
Hình 1. 3. Sơ đồ Keyes giải thích nguyên nhân gây bệnh sâu răng
Với sơ đồ Key người ta chú ý nhiều đến chất đường và vi khuẩn Streptococcus Mutans, nên việc dự phòng sâu răng cũng quan tâm nhiều đến chế độ ăn như hạn chế đường và vệ sinh răng miệng.
Sau năm 1975 người ta làm sáng tỏ hơn nguyên nhân của bệnh sâu răng và giải thích bằng sơ đồ White [13].
Dòng chảy pH quanh răng
Nước bọt
Thức ăn
Vi khuẩn
Sâu
răng
Men răng
Hình 1. 4. Sơ đồ White nguyên nhân gây bệnh sâu răng
Sơ đồ White cho thấy có nhiều yếu tố tác động đến việc sâu răng như: làm hạn chế quá trình hủy khoáng, tăng cường quá trình tái khoáng và có tác dụng bảo vệ răng không bị sâu như nước bọt, khả năng acid của men, các ion F-, Ca++, pH trên 5 và sự trám bít hố rãnh… Với những hiểu biết sâu hơn về cơ chế bệnh sinh của quá trình sâu răng nên trong hai thập kỷ qua con người đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc dự phòng sâu răng cho cộng đồng.
Năm 1990, nguyên nhân gây bệnh sâu răng được Fejerskov và Manji bổ sung, cho thấy mối liên quan giữa yếu tố bệnh căn - lớp lắng vi khuẩn và các yếu tố sinh học quan trọng ảnh hưởng tới sự hình thành thương tổn bề mặt răng. Ngoài ra còn có các yếu tố thuộc về hành vi và kinh tế - xã hội, ảnh hưởng đến khả năng hình thành thương tổn ở mức độ cá nhân và cộng đồng [105].
Hình 1. 5. Sơ đồ nguyên nhân gây sâu răng của Fejerskov và Manji
1.2.4. Một số yếu tố liên quan đến bệnh sâu răng
Có rất nhiều yếu tố có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến bệnh sâu răng của cả trẻ em và người lớn, một trong những yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đó là: tuổi, giới tính, vi khuẩn, di truyền, chế độ dinh dưỡng.v.v. [59].
Tuổi
Sâu răng có thể mắc ở tất cả các lứa tuổi, tuy nhiên 3 giai đoạn thường xuất hiện bệnh sâu răng nhiều nhất là: 4-8 tuổi, 9-11 tuổi, 55-65 tuổi. Bệnh sâu răng đang trở thành bệnh của cả cuộc đời, khi về già (khoảng trên 65 tuổi) bệnh sâu chân răng đang trở nên phổ biến, nguyên nhân là do sự co lợi dẫn đến: lộ chân răng, mòn cổ răng và giắt thức ăn, ngoài ra việc vệ sinh răng miệng của người già và trẻ em không còn khéo léo [59].
Giới tính
Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sâu răng ở nữ cao hơn ở nam trong suốt thời kỳ đến trường và cả giai đoạn trưởng thành. Tuy nhiên cũng có nhiều nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt về tình trạng sâu răng giữa nam và nữ. Sự tăng mắc
bệnh sâu răng ở nữ có thể lý giải do nữ mọc răng sớm, ưa đồ ngọt và có sự thay đổi về hoocmon [59].
Vi khuẩn
Bệnh sâu răng bắt đầu từ sự hình thành các mảng bám răng. Hydratcacbon trong thức ăn được chuyển thành gluco sau đó được polyme hóa thành dextran bởi enzym dextranase và glucosyltranferase. Dextran có tính dính bám nên tạo điều kiện để các vi khuẩn khác và thức ăn bám thêm vào. Sự dính bám còn được gia tăng bởi protein trên bề mặt vi khuẩn đang sinh sống ở đó và polysaccarit do chúng chuyển hóa thành như glucan [133]. Các vi khuẩn tham gia chủ yếu vào quá trình này là Streptococcus mutans, Antinomyces viscosus, Streptococcus sobrinus và một số chủng Lactobacillus [90, 126].
Streptococcus mutans được phát hiện ở tất cả các mảng bám răng và có số lượng rất cao ở những vùng răng sâu. Streptococcus mutans có những đặc điểm đặc biệt:
+ Có khả năng chuyển hoá được nhiều loại hydratcacbon khác nhau.
+ Chuyển hoá đường bằng cách lên men sinh ra rất nhiều axit lactic.
+ Có khả năng dùng đường sucroce tổng hợp chất polyglucans làm khung (matrix) cho mảng bám vi khuẩn.
+ Chống chịu được pH rất thấp của môi trường.
Nghiên cứu trên người đã tìm thấy trong mảng bám có ít nhất 3 loại polyglucans được tổng hợp. Vì thế, vai trò gây sâu răng của Streptococcus mutans ở người bắt đầu bị nghi ngờ [27].
Ở Việt Nam khi nghiên cứu từ mảng bám răng của người Việt Nam người ta đã phân lập và nhận dạng hai chủng 74 và 94 thuộc chi Streptococus, có khả năng sinh axit mạnh, có sức sống cao đối với tác dụng của một số chất diệt khuẩn thí nghiệm [26].
Chế độ dinh dưỡng
Dinh dưỡng là yếu tố chủ quan vì mỗi cá nhân, tùy thuộc sở thích mà lựa chọn loại thức ăn phù hợp cho mình, có những người thích protein trong khi nhiều người lại thích các thức ăn giàu carbonhydrate.
Các bằng chứng dịch tễ học cũng chỉ ra rằng sự thiếu hụt dinh dưỡng kéo dài trong thời kỳ phát triển của răng có thể dẫn tới thiểu sản và dẫn đến sâu răng. Do chế độ ăn ảnh hưởng lên sâu răng do tác động với bề mặt men răng và cung cấp chất nền cho vi khuẩn gây sâu răng. Đường saccharose được cho là nguyên nhân chính của bệnh sâu răng. Bằng chứng về mối liên quan của sâu răng và chế độ ăn được rút ra từ các nghiên cứu dịch tễ học. Thức ăn và đồ uống của mỗi người đều là chất nền cho quá trình lên men của vi khuẩn trong mảng bám răng, tạo ra các acid hữu cơ dẫn tới sự hủy khoáng cấu trúc răng và gây ảnh hưởng trực tiếp đến sâu răng. Thành phần thức ăn và thói quen ăn uống của mỗi cá nhân cũng ảnh hưởng tới sự phát triển loại sâu răng, thành phần vi khuẩn tìm thấy trong mảng bám răng, do đó gián tiếp ảnh hưởng tới quá trình sâu răng [159].
1.2.5. Hậu quả của sâu răng đến sự phát triển cơ thể trẻ em
Bệnh sâu răng được WHO xem là một trong ba mối nguy cho sức khỏe con người sau bệnh tim mạch và ung thư, hậu quả của sâu răng có mối liên quan chặt chẽ với các vấn đề về sức khỏe răng miệng và kinh tế - xã hội [178].
Về sức khỏe răng miệng
Khi lỗ sâu mới hình thành hầu như không gây khó chịu cho người bệnh nên ít người phát hiện ra. Khi xuất hiện những tổn thương có thể nhìn thấy bằng mắt thường thì đa phần các bệnh nhân thường than phiền về việc dắt thức ăn và những cơn đau nhức khiến họ ăn ngủ không ngon. Từ sâu ngà không điều trị, bệnh sâu răng sẽ tiến triển đến tủy gây viêm tủy cấp, sau đó tủy sẽ bị hoại tử dần đưa đến viêm tủy mãn rồi đến tủy chết, thối. Những chất hoại tử của tủy có thể thoát qua lỗ chóp chân răng gây nên những bệnh lý vùng quanh chóp, viêm tổ chức liên kết, viêm xương hàm, v.v., hoặc tụ lại ở chân răng tạo nên u hạt, nang chân răng. Ngoài ra, vi khuẩn có thể gây những biến chứng ở xa như viêm xoang hàm, viêm nội tâm mạc (Osler), v.v.[59].
Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, bệnh sâu răng lại có những tác động tiêu cực không chỉ trong một thời gian ngắn mà còn kéo dài đến khi trẻ trưởng thành. Những lỗ sâu răng ban đầu xuất hiện trên bề mặt răng sẽ khiến trẻ có cảm giác ê buốt mỗi khi ăn. Nếu trẻ không còn ăn nữa thì cảm giác này sẽ hết, vì thế trẻ dễ có