Thơ Dương Thuấn dưới góc nhìn văn hóa - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI‌

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------------------------------------------------


NGUYỄN THỊ MINH


THƠ DƯƠNG THUẤN DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA


LUẬN VĂN THẠC SĨ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam


Thơ Dương Thuấn dưới góc nhìn văn hóa - 1

Hà Nội - 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------------------------------------------------


NGUYỄN THỊ MINH


THƠ DƯƠNG THUẤN DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA


Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.01.21


Người hướng dẫn khoa học: GS.TS LÊ VĂN LÂN


Hà Nội – 2012


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1.Lý do chọn đề tài 1

2.Lịch sử vấn đề 3

3.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4

5.Mục đích, ý nghĩa, đóng góp của luận văn 5

6.Cấu trúc của luận văn 6

CHƯƠNG 1: THƠ DƯƠNG THUẤN TRONG MẠCH NGUỒN VĂN HÓA TÀY 7

1.1.Mối quan hệ văn hóa – văn học 7

1.1.1 Khái niệm văn hóa 7

1.1.2 Mối quan hệ văn hóa – văn học 8

1.2 Vài nét về văn hóa vùng Việt Bắc và văn hóa dân tộc Tày 11

1.2.1 Văn hóa vùng Việt Bắc 11

1.2.2 Văn hóa dân tộc Tày 12

1.3.Khát quát về văn học Tày 16

1.3.1 Văn học dân gian Tày 16

1.3.2 Văn học viết Tày 19

1.4.Thơ Dương Thuấn tiếp nối mạch nguồn văn hóa Tày 25

1.4.1 Vài nét về nhà thơ Dương Thuấn 25

1.4.2 Thơ Dương Thuấn tiếp nối mạch nguồn văn hóa Tày 27

CHƯƠNG 2: CẢM THỨC VĂN HÓA TRONG THƠ DƯƠNG THUẤN.. 30

2.1 Thế nào là cảm thức văn hóa 30

2.2 Sự gắn bó, tự hào về quê hương 31

2.2.1 Tình yêu thiên nhiên 32

2.2.2 Thái độ với truyền thống dân tộc 38

2.2.3 Tình yêu đối với con người 43

2.3 Trải nghiệm, triết lý 49

2.3.1 Triết lí của một chàng trai miền núi 50

2.3.2 Triết lý của một người đi nhiều 54

CHƯƠNG 3: BIỂU TƯỢNG VĂN HÓA TRONG THƠ DƯƠNG THUẤN . 59

3.1 Thế nào là biểu tượng văn hóa 59

3.2 Biểu tượng văn hóa trong thơ Dương Thuấn 61

3.2.1 Bản Hon 62

3.2.2 Núi 64

3.2.3 Sông 67

3.2.4 Nước 70

3.2.5 Trăng 73

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC NGHỆ THUẬT TRONG THƠ DƯƠNG THUẤN 78

4.1 Ngôn ngữ 78

4.1.1 Mối quan hệ ngôn ngữ - văn hóa 78

4.1.2 Ngôn ngữ trong thơ Dương Thuấn 80

4.2 Giọng điệu 88

4.2.1 Giới thiệu về giọng điệu 88

4.2.2 Giọng điệu trong thơ Dương Thuấn 90

KẾT LUẬN 100


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Văn học là sản phẩm của một quá trình văn hóa, nó phản ánh đời sống xã hội, cải tạo cuộc sống con người và lưu giữ, lưu truyền văn hóa ngàn đời. Đất nước Việt Nam bao gồm 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc có một bản sắc văn hóa riêng được cấu thành từ hàng ngàn, hàng vạn thành tố văn hóa đặc trưng cho dân tộc mình như: lịch sử, ngôn ngữ, hoạt động kinh tế, các phong tục tập quán, trang phục, quan hệ cộng đồng…Vì thế một sản phẩm tinh thần do cả dân tộc hoặc cá nhân thuộc dân tộc đó sáng tạo nên đều ít nhiều thể hiện bản sắc văn hóa của chính dân tộc mình. Mặt khác, bản sắc văn hóa dân tộc ấy còn được thấm đẫm trong văn học hơn khi chính người nghệ sĩ sáng tác tự nguyện trở thành sứ giả văn hóa cho dân tộc mình: “Một dân tộc có nền văn hóa phát triển thì phải có những đại diện văn hóa. Chính những đại diện văn hóa đó đã làm nên diện mạo lịch sử văn hóa các dân tộc. Họ có vai trò quan trọng trong việc lưu giữ và phát triển các giá trị của dân tộc. Tôi còn nhớ câu nói của nhà thơ Tagor, đại ý là mỗi nhà văn khi đến với thế giới phải mang theo bản sắc của dân tộc mình, góp phần làm cho văn hóa nhân loại phong phú hơn”[58].

Trong số 54 dân tộc anh em ở nước ta không phải dân tộc nào cũng có những sứ giả văn hóa tích cực được dư luận chú ý và đánh giá cao. Nguyên nhân là do một số dân tộc chưa có chữ viết cũng như chưa có văn học thành văn, chưa có độc giả nhưng cơ bản vẫn là do trình độ văn hóa nhận thức phát triển kém, đời sống kinh tế lạc hậu, nghèo nàn. Các nhà văn dân tộc thiểu số nước ta chỉ tập trung vào một số dân tộc nhiều nhất là dân tộc Tày chiếm gần 1/3.

Văn học Tày đã vượt qua ngưỡng dân gian truyền khẩu từ rất lâu, thể hiện ý thức về dân tộc bằng chữ viết. Dòng văn học Tày bác học xuất hiện từ


rất sớm như tác giả Lê Thế Khanh (1389-1460), Nông Quỳnh Vân (1565- 1640), Bế Hữu Cung (1757-1820), Hoàng Ích Viêng (1890-1945). Từ đầu thế kỉ XX, văn học Tày một mặt phát huy truyền thống, mặt khác chịu ảnh hưởng của văn học miền xuôi, đã dần ghi dấu trưởng thành của nhiều gương mặt như: Hoàng Văn Thụ (1906-1944), Nông Quốc Chấn (1923-2002), Nông Minh Châu (1924-1979), Hoàng Triều Ân, Vi Thị Kim Bình, Ma Trường Nguyên, Y Phương, Mai Liễu, Triệu Lam Châu, Đoàn Ngọc Minh, Triệu Thị Mai, Đoàn Lư, Dương Thuấn, Vi Thùy Linh…

So với những nhà thơ dân tộc ít người khác và so với chính đội ngũ sáng tác văn nghệ của dân tộc Tày thì có lẽ Dương Thuấn là cây bút sung sức hơn cả. Có thể nói Dương Thuấn đã thể hiện rất tích cực vai trò sứ giả văn hóa cho dân tộc mình. Con đường thơ của Dương Thuấn gắn liền với cái nôi văn hóa vùng Việt Bắc và dân tộc Tày. Quê hương, bản làng, xứ núi đã tạo cho nhà thơ một mối giao cảm sâu sắc. Phía sau những vần thơ ấy là đời sống của cá nhân tác giả và đời sống của quê hương xứ Tày. Sinh ra ở bản Hon, đi khắp trăm nơi nhưng dù đi đâu, về đâu thì Dương Thuấn vẫn đau đáu về bản Hon quê mình, vẫn nhớ những mái nhà, nhớ cái bậc cầu thang, rặng đá Mèo, đèo mây phủ, những tên núi tên sông và những con người xứ Mây. Xin mượn lời tác giả Uông Thái Biểu để khẳng định tính dân tộc bền bỉ trong thơ Dương Thuấn: “Dù hạ sơn về phố đã hàng chục năm, Thuấn vẫn là con người “của đồng bào mình”. Nếu xét chữ “tha hóa” theo nghĩa hẹp thì Dương Thuấn là con người không dễ gì đánh rơi cái cốt, cái lõi trong tâm hồn mình”[44].

Và như vậy chúng tôi chọn khảo sát thơ Dương Thuấn dưới góc nhìn văn hóa nhằm làm rõ hơn bản sắc văn hóa Tày trong phong cách thơ ông. Từ đó góp phần khẳng định những đóng góp đặc sắc của nhà thơ vào tiến trình thơ ca dân tộc Việt Nam hiện đại.


2. Lịch sử vấn đề

Mặc dù là nhà thơ thuộc thế hệ thứ ba nhưng các công trình, bài nghiên cứu, bình luận về thơ Dương Thuấn đã xuất hiện nhiều trên các tạp chí nghiên cứu văn học và các ấn phẩm văn hóa văn nghệ. Nhìn chung có thể chia các bài viết đó thành hai loại sau:

Thứ nhất là các bài cảm nhận, bình thơ về một số bài thơ đơn lẻ tiêu biểu của Dương Thuấn. Chúng tôi xin liệt kê một số bài viết mà trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi có tra cứu, tham khảo: cảm nhận về bài thơ Đi tìm bóng núi có bài của các tác giả như: Nguyễn Trọng Tạo, Bùi Việt Phương, Lê Lanh, Đoàn Thục Nhi; cảm nhận về bài thơ Kìa thảo nguyên đẹp thế của Thi Nguyễn, Gửi thơ mường Dôn của Đào Vĩnh, Ăn theo nước của Bế Kiến Quốc, Cái lý đáng yêu của chàng trai Mông đi tìm vợ của Lê Nhật Ký, Bài hát tỏ tình của Lê Quốc Hán, Nhớ chị Thìn – một bài thơ độc đáo của Hồ Thủy Giang, Về bản – một cái nhìn triết học của Đỗ Thu Huyền, Cực tình của Lò Ngân Sủn, Đọc Chia trứng công của Phùng Ngọc Diễn.

Thứ hai là các bài nghiên cứu, phê bình đối với một tập thơ hoặc tuyển tập sáng tác của Dương Thuấn. Ở đây chúng tôi có thể nêu ra một số công trình nghiên cứu sau: Dương Thuấn đi tìm bóng núi của Chu Văn Sơn, Thơ Dương Thuấn của Phạm Quang Trung, Người rong ruổi đi tìm bóng núi của Uông Thái Biểu, Dương Thuấn nhà thơ miền núi nghĩ chắc viết sâu của Hoàng Văn An, Đọc thơ Dương Thuấn của Nông Quốc Chấn, Hình ảnh con người trong thơ Dương Thuấn của Nguyễn Thị Hằng, Sự thô mộc có học của Lò Ngân Sủn, Quên lý thuyết văn chương để đi đọc Dương Thuấn của Inrasara, Thiên nhiên trong thơ Dương Thuấn của Hà Thị Dương (luận văn thạc sĩ), Lò Ngân Sủn, Dương Thuấn, Y Phương dưới góc nhìn văn hóa của Đỗ Thị Thu Huyền (luận văn thạc sĩ, năm 2007), Một số biểu trưng văn hóa trong thơ Y Phương và Dương Thuấn của Đỗ Thị Thu Huyền tại Hội thảo


Khoa học cuối năm, Viện Văn học, 2007, Bản sắc văn hóa dân tộc Tày trong thơ Y Phương, Dương Thuấn (luận văn thạc sĩ) của Nguyễn Thị Huyền năm 2009 (đại học Thái Nguyên)

Tựu trung thì các đề tài về thơ Dương Thuấn mà chúng tôi thống kê ở trên đều công nhận tài năng thơ của Dương Thuấn nhưng thực sự chưa có đề tài nào triển khai đến tận cùng và phân tích chẻ ngọn một cách thấu đáo nhất về phong cách thơ Dương Thuấn. Tuy thế với số lượng bài viết khá nhiều kể trên đã phản chiếu sự ảnh hưởng của tiếng thơ Dương Thuấn đối với đông đảo bạn đọc. Chọn đề tài Thơ Dương Thuấn dưới góc nhìn văn hóa, chúng tôi mong muốn đưa ra cái nhìn toàn diện, hệ thống hơn về thơ Dương Thuấn xét trong mạch nguồn văn hóa Tày để chứng minh rằng thơ Dương Thuấn đã kế thừa và phát huy những giá trị văn học của dân tộc mình trong thơ như thế nào.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Do khuôn khổ của luận văn có hạn, chúng tôi chỉ tập trung tiến hành khảo sát thơ Dương Thuấn trong ba tập thơ tập I: Bản Hon và những nơi khác, tập II Thơ tình và tập III Thơ thiếu nhi thuộc Tuyển tập thơ Dương Thuấn do Hội Nhà Văn xuất bản năm 2010. Lựa chọn ba tập thơ này vì chúng tôi cho rằng đây là các tập thơ hội tụ những bài thơ tiêu biểu, đặc sắc nhất cho phong cách thơ Dương Thuấn.

4. Phương pháp nghiên cứu

Trong luận văn, người viết phác họa lại diện mạo thơ Dương Thuấn nhưng đặc biệt nhấn mạnh vào sự ảnh hưởng của văn hóa vùng đến sáng tác của ông. Cách thức tiến hành của chúng tôi không theo cách đi vào từng tác phẩm cụ thể để nhận diện đặc điểm thơ Dương Thuấn mà sẽ thâu tóm những tác phẩm cùng đề tài, chủ đề, tư tưởng để đưa ra kết luận nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu của luận văn. Trong khi thực hiện đề tài nghiên cứu này, tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/02/2024