Thơ Dương Thuấn Tiếp Nối Mạch Nguồn Văn Hóa Tày


Còn nhà văn nhà thơ Nông Viết Toại thì ngay từ những năm đầu kháng chiến chống Pháp đã thổi bùng lòng yêu nước vào trong thơ văn mình qua một số bài ca Cách mạng như: Nhớ chiến khu, Nhớ đàn chim Việt. Ðọc những sáng tác của Nông Viết Toại càng thêm yêu mến làng bản, núi rừng quê hương Việt Bắc với những hình ảnh rừng núi bạt ngàn nắng gió, những mái nhà sàn xinh xắn, những nét sinh hoạt đầm ấm của những nguời dân miền núi trong các thôn bản vùng núi cao.

Nói đến văn học Tày còn không thể không kể đến nhà văn nhà thơ Nông Minh Châu, người có công đầu trong việc đặt nền móng cho văn xuôi các dân tộc thiểu số Việt Nam thời kì hiện đại. Những sáng tác của Nông Minh Châu thường mang nội dung tuyên truyền cách mạng, ca ngợi quê hương miền núi với những cảnh vật đẹp đẽ, nên thơ và những con nguời miền núi thẳng thắn thật thà, chân chất nhưng rất giàu tình cảm… Sáng tác của Nhà văn Nông Minh Châu không nhiều. Toàn bộ tác phẩm đã được xuất bản của ông chỉ gồm một tập thơ bằng tiếng Kinh: Tung còn và Suối đàn (in chung với Triều Ân,1963), tiểu thuyết Muối lên rừng (1964), tập truyện và ký Tiếng chim gô (1979), trường ca tiếng Tày Cưa khửn đông (1967), Tuyển tập Nông Minh Châu (2003), Thơ Nông Minh Châu tuyển chọn (2005). Nhưng, theo đánh giá của nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam thì Nông Minh Châu là một trong những người viết trường ca sớm nhất trong lịch sử văn học ông còn là một trong những người đặt viên gạch đầu tiên cho văn xuôi dân tộc thiểu số.

Văn xuôi thời kỳ Cách mạng của văn học Tày còn ghi dấu cây đại thụ Hoàng Triều Ân. Ông tham gia hoạt động Cách mạng từ năm 1943 và là người lãnh đạo Hội Văn học nghệ thuật Cao Bằng trong nhiều năm. Thông thường một người trời phú cho giỏi làm thơ nhưng khó thành công trong sáng tác truyện nhưng Hoàng Triều Ân lại thành công cả trong hai lĩnh vực. Vào


đầu những năm 60 của thế kỷ XX ông đã đoạt nhiều giải thưởng thơ đến nay ông đã cho xuất bản 8 tập thơ nhưng đánh giá khách quan thì có thể khẳng định truyện ông viết hay hơn thơ cho dù truyện của ông ít đoạt giải hơn thơ. Nhiều nhà thơ dân tộc thiểu số rất thành công nhưng đối với văn xuôi thì số tác giả thành danh không có nhiều Triều Ân là một trong số người hiếm hoi đó. Nhà văn Triều Ân đã xuất bản 5 tập truyện ngắn và 3 cuốn tiểu thuyết. Một đời văn, một đời người làm được như vậy là đã nhiều. Nhưng giờ sự sáng tạo của ông vẫn sung sức như ngày nào, bút lực vẫn dồi dào dù tuổi 80 đang đến gần. Lĩnh vực sưu tầm nghiên cứu của Hoàng Triều Ân để lại nhiều dấu ấn trong sự nghiệp của đời ông, đó là những đóng góp đáng kể cho dân tộc và cho xã hội. Những tác phẩm điển hình như: Ca dao Tày, Nùng; Tục cưới xin của người Tày; Chữ Nôm Tày và truyện thơ... đã nói lên điều đó. Thông qua sưu tầm những vấn đề thuộc về văn nghệ dân gian nhà văn Hoàng Triều Ân đã đóng góp công sức của mình vào việc bảo tồn gìn giữ, phát huy những giá trị nền tảng văn hóa truyền thống.

Ðội ngũ sáng tác văn học của dân tộc Tày trong thời kì kháng chiến chống Pháp chủ yếu là những tác giả được tắm mình trong nguồn mạch văn hóa, văn học dân gian của dân tộc họ và sự nghiệp sáng tác của họ luôn gắn liền với sự phát triển của dân tộc, của quê hương miền núi nơi mình sinh ra. Vì thế những sáng tác của họ ở giai đoạn này chủ yếu là lên án tội ác của bọn thực dân, phong kiến ở miền núi, ngợi ca con người miền núi trong kháng chiến, trong công cuộc xây dựng quê hương, đất nước - sau khi sạch bóng quân thù. Tuy nhiên, thời kì này đội ngũ sáng tác văn học Tày vẫn còn mỏng, sáng tác còn mang tính tự phát và ảnh hưởng nhiều yếu tố dân gian… Nhưng với những tác phẩm cụ thể của mình, đội ngũ sáng tác văn học dân tộc Tày cũng đã phần nào đáp ứng được nhu cầu đời sống văn hoá văn học của nhân


dân các dân tộc mình trong công cuộc kháng chiến chống Pháp và xây dựng hoà bình trên quê hương miền núi cao yêu dấu của họ.

Sang đến giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, Hội nghị sáng tác văn học các dân tộc thiểu số ở miền Bắc lần thứ nhất họp tại Thái Nguyên (1964) đã có ảnh hưởng rất lớn đối với văn học Tày. Hội nghị này đề cập đến những vấn đề sáng tác văn học của các dân tộc thiểu số như vấn đề: cuộc sống mới, con người miền núi mới; vấn đề các thể loại văn học phát triển như thế nào? vấn đề song ngữ trong sáng tác văn học; vấn đề xây dựng đội ngũ nhà văn là con em các dân tộc thiểu số ra sao thực sự được quan tâm và giải quyết. Văn học Tày đã được hoà chung vào trong không khí ấy, những người sáng tác văn học đã thực sự có ý thức về công việc sáng tạo văn chương của mình. Gương mặt thơ văn Tày tiêu biểu thời kì này phải kể đến là Y Phương (sinh năm 1948) với các tác phẩm: Người núi hoa (kịch nói, 1982), Tiếng hát tháng giêng (thơ, 1986), Lửa hồng một góc trời (thơ in chung, 1987), Lời chúc (thơ, 1991), Đàn then (thơ, 1996), Chín tháng (trường ca, 2000), Thơ Y Phương (tuyển tập thơ, 2002). Thơ Y Phương có sự từng trải trong cuộc sống, với cách diễn tả hồn nhiên mà sâu lắng, các đề tài rộng mở, “có đồng bằng và biển, có phố phường sầm uất thị thành” nhưng đậm nhất, nhiều nhất và hay nhất vẫn là hình ảnh cuộc chiến đấu anh dũng và cuộc sống vùng cao bình dị. Y Phương của những ngày đầu làm thơ mộc mạc và đậm chất miền núi hồn nhiên. Những giai đoạn sau này, thơ Y Phương ngày càng chứng tỏ sự điêu luyện trong bút pháp, tầm triết luận sâu sắc trong nhận thức, trong từng vấn đề thể hiện. Cái chất miền núi, chất Tày không mất đi mà kết hợp hài hòa với lối tư duy hiện đại.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Nhìn chung nội dung thơ văn giai đoạn kháng chiến chống Mỹ của dân tộc Tày chủ yếu phản ánh về công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa trên quê hương, ca ngợi sự đổi mới trong đời sống văn hoá xã hội của quê hương đất


Thơ Dương Thuấn dưới góc nhìn văn hóa - 4

nước. Văn học đã thực sự là tiếng nói của đông đảo đồng bào Tày. Ðặc biệt giai đoạn này đã có nhiều tác giả chú trọng việc sáng tác văn học bằng song ngữ.

Công cuộc đổi mới toàn diện và sâu sắc của đất nước ta từ năm 1986 đã tạo ra nhiều cơ hội cho sự phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, văn hoá, xã hội… trong đó có văn học nghệ thuật và văn học Tày cũng nằm trong quy luật phát triển đó. Lớp nhà văn thứ ba của văn học Tày được hình thành, đó là những tác giả mà tên tuổi của họ được gắn liền với những tác phẩm văn học viết về thiên nhiên, cuộc sống, con nguời trên xứ Tày. Trong những năm này văn học Tày dường như trẻ lại, ngay cả đối với các tác giả thời kỳ trước cũng có sự thay đổi trong sáng tác, những tác phẩm của họ đã mang những âm huởng mới, náo nức cảm hứng khám phá về con người, về cuộc sống, về quê hương miền núi với những điều lớn lao và cũng rất đời thường. Còn đối với các nhà thơ trẻ thuộc thế hệ trưởng thành trong giai đoạn lịch sử này - thì sự đổi mới tư duy trong sáng tác văn học cũng thể hiện một cách rõ rệt. Họ có nhiều sự sáng tạo độc đáo, cách viết của họ hiện đại hơn, diễn đạt một cách mới lạ hơn tuy nhiên trong tâm hồn họ vẫn thấm đẫm tính dân tộc và bản sắc dân tộc vẫn được thể hiện một cách sinh động trong từng tác phẩm. Có thể điểm qua một số gương mặt thơ tiêu biểu của văn học Bắc Kạn thời kì này là hai tác giả tiêu biểu nhất đó là Dương Thuấn và Vi Thùy Linh. Vì đối tượng của luận văn chính là thơ ca Dương Thuấn nên chúng tôi sẽ trình bày cụ thể, chi tiết ở phần sau luận văn. Về tác giả Vi Thùy Linh, Vi Thùy Linh được xếp vào thế hệ nhà thơ trẻ nhất của thơ văn dân tộc miền núi tuy nhiên nội dung những sáng tác của cô chủ yếu đào sâu về cảm giác, khát vọng và ám ảnnh của người phụ nữ trong thế giới tình yêu, nhục cảm. Ít tìm thấy đề tài, đối tượng hay chủ đề trong thơ Vi Thùy Linh viết về cuộc sống, thiên nhiên miền núi nhưng chất miền núi của Vi Thùy Linh vẫn được thể hiện qua quan niệm, cách sống nhiệt thành, hết mình, thẳng thắn - cách sống, cách ứng xử của con người miền núi đúng như cô đã từng tâm sự:


Trước tôi hăm hở đơn thuần, giống như một con ngựa liều lĩnh mơ mộng đang phi trên những cánh đồng bao la, có thể phía trước tôi là bẫy, chông, vực thẳm… nhưng tôi vẫn lao đi. Có những lúc đêm tối mịt mù, có khi là trăng sao. Để giờ tôi biết thận trọng hơn, dù thế nào con ngựa ấy luôn đầy sức sống. Tôi sẽ cố gắng giữ gìn hơi thơ có sức sống và lửa ấy”[52]. Chính bản tính phóng khoáng, sôi nổi, mạnh mẽ của núi rừng đã phần nào tạo nên một Vi Thùy Linh với Khát (1999), Linh (2000), Đồng tử (2006) với tư thế đúng như nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo có nói về cô - “nữ sĩ trẻ tuổi trên con ngựa chữ dậy thì, đã độc mã phi thẳng vào rừng rậm thi ca”.

Qua mỗi giai đoạn khác nhau, các nhà văn nhà thơ dân tộc Tày cùng kế thừa, tiếp thu mạch nguồn văn hóa dân tộc nhưng lại khẳng định theo một cách riêng. Sự đa dạng, phong phú trên đã tạo nên bộ mặt văn học sinh động của văn học Tày nói riêng và văn học dân tộc thiểu số nói chung.‌

1.4 Thơ Dương Thuấn tiếp nối mạch nguồn văn hóa Tày

1.4.1 Vài nét về nhà thơ Dương Thuấn

Dương Thuấn là người Tày, ông sinh ngày 7 tháng 7 năm 1959 tại bản Hon, xã Bành Trạch, huyện Ba Bể cùng với nhiều nhà thơ dân tộc thế hệ thứ ba, Dương Thuấn đã tiếp nối các thế hệ cha anh đi trước và hình thành cho mình một phong cách tài hoa, độc đáo. Những năm cuối thập kỉ 70 của thế kỉ trước, khi còn ngồi trên giảng đường trường Đại học Sư phạm Việt Bắc, Dương Thuấn đã tham gia viết văn. Truyện ngắn đầu tay của ông với tựa đề: Mùa hoa mạ thứ 3 - xuất bản năm 1981 đã đưa ông đến với con đường văn chương. 10 năm sau, tập thơ đầu tay Cưỡi ngựa đi săn viết cho thiếu nhi năm 1991 đã được Hội Nhà văn Việt Nam tặng giải A. Từ đó đến nay ông đã lần lượt cho ra đời 13 tập thơ: Đi tìm bóng núi (1993), Đi ngược mặt trời (1995), Bà lão và chích chòe (1997), Hát với sông Năng (2001), Đêm bên sông yên lặng (2004), Thơ với tuổi thơ (2005), Chia trứng công (2006), Lính Trường Sa thích đùa (2006), Soi bóng vào tôi (2009), trường ca Mười bảy khúc đảo


ca (2002) và các tập thơ tiếng Tày: Lục pjạ hết lúa (1995), Slíp nhỉ tua khoăn (2002)… Hai lần liên tiếp ông được nhận giải B của Hội Văn nghệ dân tộc thiểu số năm 2000 và 2006 với tập thơ Mười bảy khúc đảo ca Chia trứng công. Không chỉ có thế, anh còn được Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam trao giải B cho tập thơ Đêm bên dòng sông yên lặng vào năm 2005. Ngoài ra, ông còn được tặng 12 giải thưởng khác của các tổ chức chính trị, xã hội, các cuộc thi thơ do các báo và nhà xuất bản Trung ương tổ chức. Đặc biệt, trong những tập thơ của ông đã xuất bản, trong những tập thơ anh đã xuất bản, có những bài thơ đã được nhạc sĩ An Thuyên và nhạc sĩ Cầm Phương phổ nhạc như Khúc ca cao nguyên, Đi tìm bóng núi, Tình ca bên suối, Lá trầu… Ngoài sáng tác thơ, Dương Thuấn còn nghiên cứu văn hóa. Ông vừa cổ súy việc bảo tồn và phát triển trong xu hướng hội nhập vừa trăn trở đối với từng bước đi của văn học dân tộc thiểu số.

Là người con của xứ Tày – Bắc Kạn, những vần thơ của Dương Thuấn luôn mang đậm hơi thở cuộc sống vùng cao từ khung cảnh thiên nhiên, đời sống sinh hoạt đến tâm hồn nếp suy nghĩ của con người qua giọng thơ bình dị, đầy sức lôi cuốn đặc biệt ở cách sử dụng ngôn từ ví von, so sánh đầy tính trực cảm và rất giàu biểu tượng – nét đặc trưng trong tư duy người dân tộc thiểu số. Dương Thuấn bộc bạch: “Tôi làm thơ bằng cả hai thứ tiếng: Tày và Kinh. Khi viết tiếng Tày, tôi không nghĩ chỉ viết cho người Tày đọc, hoặc khi viết bằng tiếng Kinh, tôi cũng không nghĩ chỉ viết cho người Kinh đọc. Tôi chỉ nghĩ đến đối tượng đọc của tôi là con người. Theo tôi nhà thơ phải đứng trên sự vật, trên cả thời đại mình đại để đem tiếng nói yêu thương tâm huyết nhất của mình đến với mọi người. Tôi luôn luôn muốn khẳng định với mọi người rằng: Tôi là như thế! Dân tộc tôi là như thế![26]

Trong văn học Việt Nam hiện đại, mảng sáng tác về miền núi chiếm vị trí quan trọng. Những nhà văn, nhà thơ vùng cao đã góp phần không nhỏ trong việc mang lại những âm điệu mới cho nền văn học dân tộc. Thơ ca Việt


Nam đã ghi dấu nhiều gương mặt thơ là người dân tộc tiêu biểu như: Nông Quốc Chấn, Bài Tài Đoàn, Y Điêng, Lương Quy Nhân, Y Phương, Lò Ngân Sủn, Inrasara, Dương Thuấn… Dù hiện nay sinh sống và làm việc ở thành phố nhưng Dương Thuấn – nhà thơ của núi rừng Việt Bắc, người con của dân tộc Tày vẫn luôn gắn bó máu thịt với quê hương, chung thủy với nguồn cội, luôn khẳng định bản chất “chàng trai của núi” trong thơ mình. Không chỉ ý thức được trọng trách “sứ giả văn hóa” cho dân tộc của một người nghệ sĩ mà Dương Thuấn còn luôn nêu cao trách nhiệm, nghĩa vụ truyền tải văn hóa dân tộc đến độc giả: “Người nghệ sĩ sẽ có tội lớn với dân tộc mình nếu không nắm bắt được hồn của dân tộc mình, đem bó đuốc của hồn dân tộc mình thắp sáng thêm hồn nhân loại”[26]. Có lẽ vì thế mà trong thơ Dương Thuấn luôn thấy được thái độ trân trọng sự nâng niu, bảo tồn truyền thống. Tác phẩm của Dương Thuấn góp phần làm giàu bản sắc văn hóa Tày nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung trong thời đại mới.

1.4.2 Thơ Dương Thuấn tiếp nối mạch nguồn văn hóa Tày

Theo nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm, văn hóa “là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình”. Như vậy, văn hóa chính là cái cốt tủy của mỗi dân tộc. Khai thác những nét đẹp văn hóa dân tộc luôn là khát vọng của nhiều người cầm bút – Dương Thuấn là một trong số đó.

Thơ Dương Thuấn mang phong cách giản dị, hồn nhiên có phần hoang dã như bản chất của con người miền núi núi. Phong cách thơ gắn liền với cá tính, lối sống và kinh nghiệm sáng tác đồng thời cũng bắt nguồn từ sắc thái dân tộc. Bản sắc dân tộc Tày của Dương Thuấn thể hiện ở nhiều mặt: tình yêu thiên nhiên núi rừng, thái độ trân trọng nâng niu văn hóa phong tục, tình yêu thương với con người xứ Mây. Nhà thơ đã từng tâm sự: “Đối với tôi, cảm xúc để bật lên thành thơ không phải chỉ là cảm hứng tức thì có được khi bắt gặp


sự vật hay điều gì lúc đó mà là tiếng vọng từ sâu thẳm trong tận đáy sâu tiềm thức của tâm hồn đã sẵn có”[50].

Bên cạnh đó, văn hóa tâm linh của người Tày cũng được tác giả khai thác với mong muốn khám phá mạch nguồn của cuộc sống đương đại, để gửi tới người đọc những thông điệp quý báu về những giá trị lịch sử đầy tính nhân văn trong văn hóa người Tày. Ở mảng đề tài này, đòi hỏi người viết phải có bản lĩnh, một sự am hiểu nhất định về đặc tính về quê hương mình, dân tộc mình. Dễ nhận thấy trong tâm thức của người Việt Nam, sự biết ơn không chỉ dành cho người đang sống mà ngay cả những người đã khuất. Với tinh thần ấy, người Việt luôn luôn trân trọng lịch sử của cha ông để lại. Đó chính là dòng chảy tâm linh - một nguồn suối nuôi sống tâm hồn Việt Nam qua nhiều thế kỉ. Dấu ấn văn hóa tâm linh trong thơ Dương Thuấn thường nghiêng về các lễ hội, tục thờ cúng của đồng bào dân tộc Tày Nùng. Qua những bài thơ ấy, dễ nhận thấy màu sắc huyền thoại lấp lánh trong đó. Với người Tày Nùng, văn hóa tâm linh được thể hiện trước hết qua dịp lễ tết, hội hè.

Như vậy, với Dương Thuấn những kiến thức về văn hóa của ông về quê hương là từ trong tiềm thức, là cảm xúc thường trực chảy tràn như cuộc sống tự nhiên, dạt dào tình quê miền núi, tình người vùng cao. Thứ tình đó luôn đầy ắp, sẵn trong lòng chứ không phải khuấy động lên mới có. Mảnh đất Bắc Kạn với vẻ đẹp hữu tình, nên thơ của những con người chân thật, đáng yêu đã hội tụ trong thơ Dương Thuấn một cách tự nhiên, sống động mà đầy gợi cảm. Nó tạo nên sức sống, nét hấp dẫn không thể trộn lẫn với bất kì vùng miền nào, dân tộc nào. Thơ Dương Thuấn thể hiện khát vọng của con người muốn nâng niu, gìn giữ vẻ đẹp quê hương và giá trị đạo đức truyền thống dân tộc. Vì thế có thể khẳng định những sáng tác của Dương Thuấn đã góp phần bồi đắp và làm phong phú thêm văn hóa dân tộc Tày.

Xuất thân từ chàng trai của núi, Dương Thuấn ra đi về phía biển hát khúc đảo ca rồi lại đem thơ mình đến với bạn bè thế giới nhưng chân trời

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/02/2024