Thơ Dương Thuấn dưới góc nhìn văn hóa - 2


- Thống kê, nêu số liệu: số lượng các bài thơ cùng chủ đề, cảm hứng, các hình ảnh được lặp đi lặp lại trong các bải thơ khác nhau.

- So sánh: so sánh nội dung, cảm hứng nghệ thuật, hình thức biểu hiện, nhịp điệu, ngôn ngữ, hình ảnh thơ của Dương Thuấn với thơ của các tác giả khác khi viết cùng về một đề tài.

- Phân tích: phân tích nội dung, hình thức của những dẫn chứng thơ. Phân tích những lí luận về thơ để phục vụ cho các luận điểm của luận văn.

- Thi pháp học: nhằm nghiên cứu hình thức nghệ thuật, chỉ rõ đặc trưng cơ bản tạo nên phong cách của tác giả.

- Văn hóa học: nhằm chỉ ra bản sắc văn hóa dân tộc trong các sáng tác của tác giả.

- Liên phương pháp: có sự kết hợp của các phương pháp khi trình bày một luận điểm như thống kê kết hợp nêu số liệu sau khi phân tích, so sánh. Sử dụng phương pháp văn hóa học cùng phương pháp phân tích cấu trúc ngôn ngữ.

5. Mục đích, ý nghĩa, đóng góp của luận văn

Luận văn là công trình khảo sát về thơ Dương Thuấn từ góc nhìn văn hóa. Kết quả nghiên cứu của luận văn hy vọng sẽ đem lại một cái nhìn khái quát, đầy đủ hơn về thơ Dương Thuấn, từ đó thấy được những tìm tòi, đổi mới, vận động và phát triển của thơ Dương Thuấn mang đậm bản sắc văn hóa của một vùng quê.

Chúng tôi không đặt nhiều tham vọng đưa ra những kiến giải mới khác với nhận định của nhiều nhà nghiên cứu đã bàn về thơ Dương Thuấn mà chỉ vận dụng những thành tựu đã có để đưa ra những đánh giá có tính chất cụ thể theo một hướng mới. Nghiên cứu văn học dưới góc nhìn văn hóa là một cách tiếp cận mới mẻ giúp ta hiểu thêm những giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần khẳng định một hướng nghiên cứu văn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.


học nhiều triển vọng đó là từ góc độ văn hóa - văn học, sự giao lưu, giao thoa và ảnh hưởng qua lại để nhìn cho thấu đáo từ nhiều chiều kích, phương diện.

Thơ Dương Thuấn dưới góc nhìn văn hóa - 2

6. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 4 chương:

Chương 1: Thơ Dương Thuấn trong mạch nguồn văn hóa dân tộc Tày Chương 2: Cảm thức văn hóa trong thơ Dương Thuấn

Chương 3: Biểu tượng văn hóa trong thơ Dương Thuấn

Chương 4: Một số phương thức nghệ thuật trong thơ Dương Thuấn


CHƯƠNG 1‌‌

THƠ DƯƠNG THUẤN TRONG MẠCH NGUỒN VĂN HÓA TÀY

1.1 Mối quan hệ văn hóa – văn học

1.1.1 Khái niệm văn hóa

Ở Việt Nam và trên thế giới có nhiều cách định nghĩa khác nhau về khái niệm văn hóa. Nhà nghiên cứu văn hóa Phan Ngọc cho rằng: “Văn hóa là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng trong óc một cá nhân hay một tộc người với cái thế giới thực tại ít nhiều đã bị cá nhân này hay tộc người này mô hình hóa theo cái mô hình tồn tại trong biểu tượng. Điều biểu hiện rõ nhất chứng tỏ mối quan hệ này, đó là văn hóa dưới hình thức dễ thấy nhất, biểu hiện thành một kiến thức lựa chọn riêng của cá nhân hay tộc người, khác các kiểu lựa chọn của cá nhân hay các tộc người khác”[17, tr.17]. Giáo sư, Tiến sĩ Trần Ngọc Thêm xác định cụ thể: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” [30, tr.10]. Nhà nhân loại học phương Tây E.B.Taylo lại định nghĩa: “Văn hóa là toàn bộ phức thể bao gồm hiểu biết, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, phong tục, những khả năng và tập quán khác mà con người có được với tư cách là một thành viên của xã hội” [40, tr.8].

Văn hóa là sản phẩm của con người, là kết quả của sự tiến hóa nhân loại. Nhờ có văn hóa mà con người trở nên độc đáo trong thế giới sinh vật và khác biệt so với những con vật khác trong thế giới động vật. Tuy nhiên để hiểu về khái niệm “văn hóa” đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, do đó có những định nghĩa khác nhau về văn hóa. Ngay trong bản thân khái niệm văn hoá cho đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi do đứng ở nhiều góc độ khoa học khác nhau để nghiên cứu. Tựu chung, xét về mặt biểu hiện, văn hoá là một hiện tượng xã hội mà không phải là hiện tượng tự nhiên và nó thuộc về


giá trị tinh thần. Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm văn hóa nhưng các định nghĩa đó vẫn xoay quanh vấn đề tương đối thống nhất: văn hóa là một trong những giá trị đặc trưng về vật chất, tinh thần được con người sáng tạo ra trong sự phát triển của dân tộc. Theo nghĩa chung nhất, văn hoá được xem là toàn bộ những hoạt động sáng tạo của con người trong quá khứ cũng như trong hiện tại tạo thành những chuẩn mực - giá trị, thị hiếu và truyền thống, gọi chung là hệ giá trị - xã hội, một thành tố cơ bản làm nên bản sắc riêng của mỗi cộng đồng dân tộc.

1.1.2 Mối quan hệ văn hóa – văn học

Như chúng ta đã biết: văn học là một thành tố của văn hóa, nằm trong văn hóa vì thế nó chịu sự chi phối của văn hóa như M. Bakhtin xác định: “Văn học là một bộ phận không thể tách rời của văn hoá. Không thể hiểu nó ngoài cái mạch nguyên vẹn của toàn bộ văn hoá của một thời đại trong đó nó tồn tại”[24]. Mỗi nhà văn khi sáng tạo tác phẩm của mình đều phải dựa trên một nền tảng rộng lớn là văn hóa dân tộc và văn hóa nhân loại. Có thể coi văn học là một tấm gương vừa phản chiếu, vừa thu nhỏ bộ mặt văn hóa của từng thời đại vào trong đó. Đặc biệt văn học sẽ kết tinh toàn bộ các phương diện của văn hóa vào trong thế giới nghệ thuật của mình.

Những nhân tố như: ngôn ngữ, hoạt động kinh tế, lao động, sản xuất, ăn mặc, ở, đi lại, sự phát triển của khoa học kĩ thuật… đều là điều kiện quan trọng trong môi trường nảy sinh, hình thành những tác phẩm văn học. Những thành tựu của văn hóa học ngày nay cho phép chúng ta có thể nhìn nhận văn hóa như một tổng thể, một hệ thống gồm nhiều yếu tố như: ngôn ngữ, phong tục tập quán, pháp luật, tín ngưỡng, nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật biểu diễn, văn học…

Trong hệ thống văn hóa, nhất là văn hóa Việt Nam, yếu tố chủ đạo thường là văn học. Yếu tố chủ đạo này không phải là bất biến mà nó thường


xuyên thay đổi qua những thời đại văn hóa, tức là một hệ thống văn hóa. Là một yếu tố mạnh, văn học luôn biết tiếp thu những gì ngoài hệ thống để phát triển. Tiếp thu những cái ngoài hệ thống đến một mức độ nào đó, yếu tố văn học sẽ không còn phù hợp với hệ thống văn hóa nữa, nó chống lại hệ thống, làm cho hệ thống phải thay đổi cùng nó. Ở nước ta không ít công trình nghiên cứu văn học đi sâu vào tìm hiểu bản sắc dân tộc trong văn học Việt Nam, xem bản sắc dân tộc như là phẩm chất của văn học, và cũng có không ít những công trình nghiên cứu văn hoá xem trọng dẫn liệu văn học như những dấu hiệu, những tiêu chí góp phần làm sáng tỏ đặc điểm văn hoá, bản sắc văn hoá của dân tộc. Có thể kể tên những thành tựu mới mẻ, đầy triển vọng của một số công trình nghiên cứu văn học theo hướng tiếp cận từ văn hóa học như công trình nghiên cứu của Đỗ Thị Minh Thuý – Mối quan hệ giữa văn hoá và văn học (1997), Trần Ngọc Vương – Văn học Việt Nam dòng riêng giữa nguồn chung (1997), Đỗ Lai Thuý - Từ cái nhìn văn hoá (1999), Trần Nho Thìn – Văn học trung đại Việt Nam dưới cái nhìn văn hoá (2007)…

Văn học với tư cách là một bộ phận của tổng thể văn hóa, một yếu tố của hệ thống văn hóa thì không thể và không có quyền qua mặt hệ thống để tiếp xúc thẳng hoặc tác động trực tiếp đến hệ thống xã hội mà phải gián tiếp qua hệ thống văn hóa và chỉ “quan hệ” được với hệ thống xã hội thông qua văn hóa. Như vậy, khung nghiên cứu văn học cũng phải là khung văn hóa. Trong quan hệ với chuyên ngành nghiên cứu văn học, văn hoá học xem xét văn học từ góc độ văn hoá học nghệ thuật có tính bao quát hơn là chỉ đi sâu vào văn học. Trong mối quan hệ với văn hóa học, nghiên cứu văn học và văn hoá học có nhiều điểm tương đồng về quan điểm phương pháp luận, nhưng vẫn khác nhau về cơ bản như: tính giá trị, tính nhân sinh, tính lịch sử, tính dân tộc… của đối tượng đều được hai ngành quan tâm xem xét. Nghiên cứu văn hoá học và nghiên cứu văn học đều coi trọng quan điểm hệ thống trong tiếp


cận đối tượng, đều quan tâm đến tính thống nhất trong đa dạng của đối tượng. Nếu như xem xét từ góc độ thời gian, văn hoá học có văn hoá sử, nghiên cứu văn học có văn học sử. Nếu xem xét từ góc độ không gian, văn hoá học có văn hoá vùng, văn hoá khu vực, nghiên cứu văn học cũng có văn học vùng, văn học khu vực. Nếu xem xét từ góc độ chủ thể, văn hoá học có văn hoá dân tộc, nghiên cứu văn học có văn học dân tộc… Về mặt phương pháp, văn hoá học và nghiên cứu văn học đều quan tâm đến tính liên ngành, đến việc vận dụng những thành tựu của các ngành khoa học khác áp dụng vào đối tượng nghiên cứu cụ thể của mình.

Đọc một tác phẩm văn học theo quan điểm văn hóa học là vận dụng những tri thức về văn hóa để nhận diện và giải mã các yếu tố thi pháp của tác phẩm. Một cách tổng quát, phương pháp tiếp cận tác phẩm văn học từ góc nhìn văn hóa ưu tiên cho việc phục nguyên không gian văn hóa. Trong đó tác phẩm văn học đã ra đời, xác lập sự chi phối của các quan niệm triết học, tôn giáo, đạo đức, chính trị, pháp luật, thẩm mỹ, quan niệm về con người cũng như sự chi phối của các phương tiện khác nhau. Trong đời sống sinh hoạt xã hội từng tồn tại trong một không gian văn hóa xác định đối với tác phẩm về các mặt xây dựng nhân vật, kết cấi, mô-típ, hình tượng, cảm xúc, ngôn ngữ… Phương pháp này có tính chất tổng hợp, trung gian giữa những phương pháp đọc văn bản khác nhau nhưng vẫn có đặc trưng riêng. Nó thiên về nhiệm vụ giải mã các hiện tượng nghệ thuật, tìm ra nền tảng văn hóa lịch sử của chúng đồng thời cũng nhấn mạnh đến sự liên tục, đến tính chất mở của chúng trong không gian và thời gian.

Tiếp cận văn hóa học không chủ trương miêu tả thế giới nghệ thuật của tác phẩm như một vũ trụ khép kín, có giá trị tự thân mà đặt ra nhiệm vụ đối chiếu, so sánh, truy nguyên các quan niệm văn hóa của thời đại nơi tác phẩm được sản sinh để tìm nguồn gốc các dạng thức quan niệm về con người – thời


gian – không gian trong tác phẩm. Tiếp cận văn hóa học thực chất là tiếp cận liên ngành trong nghiên cứu khoa học.

Nghiên cứu văn học ngày càng ý thức hơn về mối quan hệ giữa văn học với văn hoá, đặc biệt là nghiên cứu văn học tiếp nhận ở văn hoá học quan điểm về tính tương tác của các hệ thống văn hoá, về góc nhìn văn hoá trong nghiên cứu đối tượng đặc thù. Lý luận về sự giao thoa giữa văn học và văn hoá trong lý luận văn học thế giới được giới thiệu khá phong phú ở nước ta cũng là một trong những cơ sở giúp nghiên cứu văn học ngày càng khám phá những chiều kích văn hoá trong đời sống năng động của văn học nước nhà.‌

1.2 Vài nét về văn hóa vùng Việt Bắc và văn hóa dân tộc Tày

1.2.1 Văn hóa vùng Việt Bắc

Dân tộc Tày thuộc nhóm ngôn ngữ Tày – Thái sống chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc (vùng văn hóa Việt Bắc) như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang… Bản thân văn hóa Tày đã có một bản sắc dân tộc riêng nhưng trước hết vì thuộc vùng văn hóa Việt Bắc nên ít nhiều văn hóa Tày có sự ảnh hưởng của văn hóa vùng. Cư dân chủ yếu của vùng Việt Bắc là người Tày và người Nùng, ngoài ra, còn một số dân tộc ít người như: Dao, H’mông, Lô Lô, Sán Chay.

Đời sống văn hóa tinh thần của cư dân Việt Bắc có những nét cơ bản giống các khu vực khác. Về tín ngưỡng tôn giáo, tín ngưỡng dân gian của cư dân Tày- Nùng hướng niềm tin của con người đến thần bản mệnh, trời đất, tổ tiên. Họ thờ nhiều thần linh như thần sông, thần núi, thần đất. Ngoài ra, còn có các ông vua, Giàng Then cũng được dân tộc nơi đây kính cẩn thờ phụng. Diện mạo tôn giáo Việt Bắc cũng có những nét khác biệt. Các tôn giáo như Khổng giáo, Phật giáo, Đạo giáo đều ảnh hưởng đến đời sống tâm linh của người Việt Bắc. Tam giáo được cư dân Việt Bắc tiếp nhận gần giống người Việt nhưng ở mức độ thấp hơn và kết hợp với tín ngưỡng vật linh vốn có


trong đời sống dân gian. Về chữ viết, vào giai đoạn cổ đại, cư dân ở đây không có chữ viết; sang giai đoạn cận đại thì có chữ Nôm và giai đoạn hiện đại thì chữ Nôm tồn tại song song với chữ Latinh. Cũng chính vì vậy, nét đáng chú ý là cư dân Tày – Nùng ở Việt Bắc đã có những nhà văn viết bằng chữ viết dân tộc khá sớm như Hoàng Đức Hậu, Nông Quốc Chấn, Bàn Tài Đoàn… Trong khi đó, văn học dân gian Việt Bắc khá đa dạng về thể loại, phong phú về số lượng tác phẩm, như thành ngữ, tục ngữ, truyện cổ tích, nói ví, câu đố, đồng dao, dân ca. Đặc biệt, lời ca giao duyên: lượn cọi và lượn tương, là những thể loại tiêu biểu được các thế hệ trẻ Tày – Nùng ưa chuộng. Lễ hội của cư dân Tày – Nùng rất phong phú. Ngày hội của toàn cộng đồng là Hội Lồng Tồng (hội xuống đồng), diễn ra hai phần: Lễ và hội. Nghi lễ chính là rước thần đình và thần nông ra nơi mở hội ở ngoài đồng. Phần hội căn bản là các trò chơi như đánh quay, đánh yến, tung còn, ảo thuật… Như vậy, về bản chất, Hội Lồng Tồng là một sinh hoạt văn hóa.

Nói đến sinh hoạt văn hóa của cư dân vùng Việt Bắc, không thể không nói đến sinh hoạt hội chợ ở đây là nơi để trao đổi hàng hóa, nhưng lại cũng là nơi để nam nữ thanh niên trao duyên, tỏ tình. Người ta đã từng nói đến một loại sinh hoạt văn hóa hội chợ ở vùng này, và có thể coi như một sinh hoạt văn hóa đặc thù của vùng Việt Bắc. Tóm lại, Việt Bắc là một vùng văn hóa có nhiều đặc thù. Tộc người chủ thể: Tày - Nùng với lịch sử và văn hóa của họ tạo ra nét đặc thù này. Tuy nhiên, những đặc thù này không phá vỡ tính thống nhất của văn hóa Việt Bắc và văn hoá cả nước.

1.2.2 Văn hóa dân tộc Tày

Nằm trong cái nôi văn hóa vùng Việt Bắc, ngoài những ảnh hưởng của văn hóa vùng, dân tộc Tày còn có riêng một bản sắc văn hóa, cụ thể là:

Người Tày có một nền nông nghiệp cổ truyền phát triển với đủ loại cây trồng như lúa, ngô, khoai… Họ có truyền thống làm ruộng nước, từ lâu đời đã

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/02/2024