Đổi Mới Văn Hoá Việt Nam Dựa Trên Nền Tảng Đổi Mới Học Thuật


hiện quan niệm và cách ứng xử của con người trước thế giới, thì văn học là hoạt động lưu giữ những thành quả đó một cách sinh động nhất [124]. Văn học biểu hiện văn hoá, cho nên văn học là tấm gương của văn hoá. Trong các tác phẩm văn học được lựa chọn giới thiệu trên Đông Dương tạp chí, ta tìm thấy hình ảnh của văn hoá Việt Nam ở thời điểm đầu thế kỷ XX. Đó là một nền văn hoá cổ truyền nặng ảnh hưởng của Nho giáo, chịu sự ảnh hưởng to lớn của người láng giềng Trung Quốc nhưng lại xa lạ với các nền văn hoá Âu Mỹ. Nền văn hoá ấy giàu giá trị tinh thần nhưng lạc hậu ở phương diện văn minh kỹ thuật, công nghệ. Do đặc trưng đó, để gầy dựng các giá trị văn minh phương Tây, ban biên tập tạp chí đã phải bắt đầu từ những bài viết chứa các khái niệm đơn giản nhất về triết học, y học, luật pháp v.v...

Văn hoá tác động đến văn học không chỉ ở đề tài mà còn ở toàn bộ bầu khí quyển tinh thần bao bọc hoạt động sáng tạo của nhà văn và hoạt động tiếp nhận của độc giả. Không gian văn hoá cổ truyền có sự giao lưu với văn hoá phương Tây đã chi phối cách ban biên tập Đông Dương tạp chí xử lý đề tài, thể hiện chủ đề, xây dựng nhân vật, sử dụng thủ pháp nghệ thuật… trong quá trình giới thiệu tác phẩm đến với độc giả. Đó là các tác phẩm được giới thiệu cả bằng chữ Hán, chữ quốc ngữ và tiếng Pháp trong giai đoạn đầu của tạp chí; là các tác phẩm dịch thuật thiên về văn học phương Tây, đặc biệt là văn học Pháp; là những tác phẩm cổ điển mang hơi hướm của thông điệp chống triều đình phong kiến. Những tác phẩm này cung cấp kiến thức về những thể loại mới rất bổ ích để làm giàu nền văn học nước nhà. Bên cạnh đó, độc giả của tạp chí, với tầm đón đợi hướng về tác phẩm, cũng được rèn luyện về thị hiếu thẩm mỹ trong một môi trường văn hoá nhất định. Chính không gian văn hoá cởi mở, hội nhập, giao lưu với phương Tây đầu thế kỷ đã tạo điều kiện thuận lợi cho một nền văn học mới phát triển.

Một ví dụ rất rò nét cho trường hợp văn hoá chi phối đến đường hướng phát triển văn học là xu hướng nghiên cứu về văn hoá dân gian của Đông Dương tạp chí. Chủ bút Nguyễn Văn Vĩnh và các cây bút trong ban biên tập như Phạm Quỳnh, Phan Kế Bính đều rất hứng thú với việc quay lại tìm hiểu những bản sắc riêng của dân tộc mình. Phan Kế Bính có hẳn một chuyên mục tên là Việt Nam phong tục


nghiên cứu sâu về văn hoá dân gian Việt Nam. Còn đối với chủ bút Nguyễn Văn Vĩnh, các bài hát dân gian An Nam có một sức thu hút đặc biệt. Vào năm 1904, tại Ban giáo dục đồng đẳng, ông đã thực hiện một buổi chuyện trò thân mật về chủ đề này. Năm 1907, ông thực hiện một buổi nói chuyện khác về chủ đề các bài hát về các ngành nghề. Vào năm 1916, ông đã đem đến cho các thính giả của mình một sự ngạc nhiên thú vị qua việc tổ chức buổi giới thiệu các nét đẹp hồn nhiên và các giá

trị thi vị của các bài hát dân gian xứ Hà Đông và các vùng phụ cận97 trích trong

tuyển tập Trẻ con hát, trẻ con chơi.

Xu hướng này thực chất xuất phát từ phong trào tìm hiểu vấn đề văn hoá dân gian – một vấn đề rất thời thượng ở các nước phương Tây giai đoạn đầu thế kỷ XX

– mà ban biên tập Đông Dương tạp chí là những người chịu ảnh hưởng rất lớn. Hội nghị quốc tế đầu tiên về văn hoá dân gian được tổ chức tại Paris năm 1900. Và từ năm 1905 đến năm 1949, một người Bỉ tên là Arnold Van Gennep đã tổ chức tại Mercure, Pháp các buổi họp mặt hai tháng một lần về vấn đề dân tộc học và văn hoá dân gian. Trước đó, tác phẩm của Alfred de Nore, “Phong tục và truyền thống ở các

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 290 trang tài liệu này.

tỉnh của Pháp” (1846)98 đã đánh dấu một tuyển tập các thông tin mang tầm quốc

gia. Ở Pháp, mối quan tâm dành cho văn hoá dân gian chỉ bắt đầu suy tàn vào những năm 20 của thế kỉ trước.

Những đóng góp của Đông Dương tạp chí trong quá trình hiện đại hóa văn học, văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX - 19

Trong tinh thần đó, chúng ta có thể căn cứ vào những dữ liệu văn học của Đông Dương tạp chí để tìm hiểu bức tranh văn hoá của xã hội đương thời. Chẳng hạn, thông qua nội dung tái hiện của văn học quốc ngữ Việt Nam đầu thế kỷ XX, người ta có thể chứng minh cho quá trình thâm nhập của văn hoá Tây Âu trong xã hội thời kỳ này, cũng như khoảng cách văn hoá của người trí thức Tây học so với người sĩ phu bị buộc chặt vào những tín điều Nho giáo.

Nếu nền văn hoá Việt Nam đầu thế kỷ XX chi phối hoạt động và sự phát triển của văn học trên Đông Dương tạp chí, thì ngược lại, hoạt động văn học của tạp chí


97 Ghi chú của Nguyễn Văn Tố, lời đề tựa trong bài báo của Nguyễn Văn Vĩnh về chủ đề « Văn hoá dân gian » [BSEMT (Bulletin de la société d'enseignement mutuel du tonkîn - Hội Truyền bá Quốc ngữ Bắc Kỳ, 1936, trang 57).

98 Hiệu đính năm 2000 bởi Nhà xuất bản Grande Fontaine.


cũng tác động đến môi trường văn hóa mà nó bén rễ. Những nhà văn tiên phong của tạp chí như Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Trần Trọng Kim, Phạm Duy Tốn, Phan Kế Bính… cũng đồng thời là những nhà văn hoá lớn của dân tộc.

Phạm Quỳnh là nhà văn hoá nổi tiếng với các bài khảo luận về văn hóa Việt Nam, với chủ đề trải rộng từ Tục ngữ ca dao, tới Việt Nam thi ca, tới Văn chương trong lối hát ả đào. Nhiều tác phẩm của ông liên kết những vấn đề của học thuật Âu Tây và phân tích, so sánh chúng với các khái niệm quen thuộc của người Việt Nam99. Phan Kế Bính là tên tuổi quen thuộc với bộ sách biên khảo như Việt Nam phong tục, là nghiên cứu có tính phản biện về thuần phong mỹ tục của Việt Nam; Hán Việt văn khảo" (1918) bàn về văn chương chữ Hán ở Trung Quốc, Việt Nam và triết học Trung Quốc; các sách viết về danh nhân Việt Nam: "Nam hải dị nhân" (1909), "Hưng Đạo Đại vương" (1912).

Có lẽ so với Phạm Quỳnh, Phan Kế Bính, vốn rất quen thuộc với độc giả Việt Nam hiện đại với cương vị những nhà văn hoá, chủ bút Nguyễn Văn Vĩnh ít được biết đến với vai trò này hơn. Nhưng thực ra, ông là người đã đóng góp công sức rất lớn cho nỗ lực phục hưng các giá trị truyền thống Việt Nam. Nguyễn Văn Tố, trong cùng bài báo « Văn hoá dân gian » năm 1936, đã ghi nhận đóng góp lớn của Nguyễn Văn Vĩnh trong việc nghiên cứu vấn đề dân tộc học của người Việt Nam ở Bắc Kỳ:

“một số các tác phẩm có thể bắt nguồn từ các buổi hội thảo và các buổi trò chuyện của ông ấy, bằng tiếng Pháp hay tiếng Việt, tầm quan trọng của chúng cũng không hề kém các nghiên cứu của ông về các chính thể, phong tục tập quán ở Bắc Kỳ. Bắt đầu từ độ tuổi năm mươi, luôn theo đuổi miệt mài cho đến khi ông qua đời, chính điều này đã lấp đầy cuộc sống cũng như mang lại cho ông tiếng tăm vượt ra ngoài vùng Bắc Kỳ. Bằng những hình thức đa dạng: sự thông tin liên lạc với Ban địa lý Hà Nội, các bài kí đọc trước một số


99 Trong bài Cái quan niệm người quân tử trong triết học đạo Khổng ông có phần phân tích và so sánh giữa quan niệm người quân tử của đạo Khổng và người "chính nhân" (là chữ ông dùng cho l'honnête homme) trong văn hóa Pháp. Hoặc những bài Văn hóa Pháp đối với tiền đồ nước Nam hay Công cuộc chấn chỉnh quốc gia ở nước Pháp và khôi phục cổ điển ở nước Nam.


các ban hội địa phương, các báo cáo được phổ biến trong các buổi hội họp của Ban đại diện nhân dân, các nghiên cứu liên quan đến các phong tục tập quán của người dân An Nam kết hợp lại, ông có lẽ đã tiến hành các cuộc điều tra về tư tưởng của chúng ta. Chúng ta có thể nói rằng có một sự liên hệ giữa các cơ sở vật chất nằm rải rác trong một đại công trình có thể chỉ ra một nền văn minh của người Việt Nam”.100

Bằng nghệ thuật ngôn từ, họ những nhà văn – nhà văn hoá đấu tranh, phê phán những biểu hiện phản văn hoá, đồng thời khẳng định những giá trị văn hoá dân tộc, nhân bản và tiến bộ. Dù là phản ứng trước những làn sóng văn hoá tiêu cực hay cổ vũ cho sự tiếp biến văn hoá, họ - những trí thức sáng tác tinh hoa cũng là những người tiên phong mở ra hướng nhìn về vận hội mới của văn hoá dân tộc.

3.1.2 Đổi mới văn hoá Việt Nam dựa trên nền tảng đổi mới học thuật

Về bản chất, cuộc xung đột Pháp – Việt là một cuộc chiến tranh xâm lược để giành thuộc địa, nhưng bên cạnh đó, ở vị trí thứ yếu cũng là cuộc đụng đầu giữa hai nền văn minh. Nền văn minh công nghiệp đem lại sự giàu có và phát triển cho phương Tây, giúp nó đủ sức mạnh để lấn lướt, chi phối và thống trị các dân tộc nhược tiểu. Nền văn minh nông nghiệp lạc hậu, sức sản xuất yếu kém, bằng lòng với những giá trị cổ truyền mà không tự thay đổi để phát triển. Cuộc xung đột đó đã đánh thức tinh thần tự phê phán nơi những người trí thức có ít nhiều suy nghĩ về tiền đồ của dân tộc trong một thế giới đang chuyển biến với nhiều xáo trộn và đang bị các thế lực tư sản ở phương Tây mưu đồ sắp xếp lại.

Đối với Nguyễn Văn Vĩnh, chủ bút Đông Dương tạp chí “đứng trước nền văn minh Âu châu đang lan tràn, Á châu phải lựa chọn giữa hai thái độ: tiến bước theo Âu châu hay quay lưng lại nó. Còn đấu tranh chỉ với những phương tiện đã có sẵn của chúng ta thì đã quá chậm rồi và không thể nào những phương tiện đó sẽ tăng lên gấp mười lần và dù cho rằng nhân dân An Nam nhìn chung đã có đức tính


100 BSEMT, 1936, trang 59-62.



kiên nhẫn đó”101. Để giải quyết xung đột giữa hai nền văn minh, giải pháp duy nhất theo Nguyễn Văn Vĩnh là tiếp nhận nó, thích nghi với nó để tìm một con đường đi cho dân tộc mình. Ông tin rằng chúng ta sẽ không mất nước bởi “chúng ta là một nòi giống mềm dẻo để có một cá tính”. Chúng ta đã không đánh mất mình khi chịu ách đô hộ hàng ngàn năm của giặc Tàu thì cũng không thể nào mất được bởi sự có mặt của người phương Tây. Điều quan trọng là tận dụng sự giao lưu giữa hai nền văn minh để tiếp nhận lấy những gì tinh túy nhất: “Chúng ta đã biết rút ra những điều có lợi trong khi tiếp xúc với người Tầu, nó đã tạo ra nhân cách quá khứ của chúng ta. Chúng ta phải biết lợi dụng sự tiếp xúc với Pháp, nó sẽ tạo ra nhân cách của chúng ta trong tương lai”.

Nguyễn Văn Vĩnh cho rằng, việc lĩnh ngộ văn hóa Pháp để làm giàu cho văn hóa Việt Nam, xây dựng một công trình ngôn ngữ và văn học nước nhà thông qua công cụ chữ quốc ngữ… tất cả cho thấy một khả năng không thể chối bỏ trong việc biến tham vọng phục hưng Việt Nam trở thành hiện thực. Ông hy vọng những kiến thức và phương pháp của người phương Tây có thể giúp người Việt nắm trong tay những phương tiện để thay đổi định mệnh, cho phép họ đánh trả lại người Trung Quốc và chế độ phong kiến tập quyền, chế độ mà quyền lực chỉ nằm trong tay một số người nhất định.

Trong bối cảnh như thế, mục tiêu mà tạp chí nhắm tới là đưa độc giả Việt Nam đến gần với những phương pháp mới trên nhiều lĩnh vực nghiên cứu của phương Tây. Điều này được thực hiện thông qua báo chí - một phương tiện truyền thông mới mà ngay cả hình thức của nó cũng đã tiếp cận một phương thức đặc thù về sự truyền bá thông tin và hiểu biết của phương Tây. Bằng cách này, kiến thức không chỉ còn dành riêng cho một thiểu số ưu tú mà có thể được tiếp cận một cách đơn giản hơn bằng một công cụ hiệu quả hơn: chữ quốc ngữ và dịch thuật.

Những bài viết phân tích những lợi ích cuả việc học theo tư tưởng phương Tây được trình bày trong đợt xuất bản đầu tiên của Đông Dương tạp chí (1913 -


101 Nguyễn Văn Vĩnh, Một công thức khác rút ra từ nền giáo dục cổ truyền, L’Annam Nouveau, số 155 ngày 24/7/1932.


1914) thông qua các bài viết chủ yếu của các cây bút: Phan Kế Bính, Phạm Quỳnh và Nguyễn Văn Vĩnh. Chúng cho ta hiểu phần nào về những băn khoăn hiện hữu trong tâm trí của người Việt Nam đương thời trước sự gặp gỡ với văn hóa phương Tây.

Ý tưởng chủ đạo nằm trong tất cả các bài viết trên Đông Dương tạp chí mà chúng tôi đã nghiên cứu đều thể hiện một điều: nếu Việt Nam muốn giữ vững vị trí là một đất nước có nền văn hóa lớn thì Việt Nam không nên khăng khăng giữ lấy mô hình lỗi thời của Trung Quốc mà ngay chính họ cũng đã bắt đầu thay đổi. Ngược lại, người Việt Nam cần phải ý thức được lợi ích của việc theo đuổi mô hình phương Tây.

Đối với ban biên tập, sự thành công của phương Tây không phải do tư duy của họ đến từ các nguồn khác với chúng ta, cũng không phải là do thần kinh hay tâm hồn của họ, mà là do phương thức và cách tổ chức của họ đối với các lĩnh vực của đời sống nhằm sử dụng đúng đắn các nguồn lực. Các phương thức, đó chính là thứ tạo nên sức mạnh cho phương Tây và đã giúp cho các nước này khắc phục thiên nhiên, giải thích các hiện tượng bằng luận cứ khoa học (chứ không phải bằng niềm tin vào sức mạnh của các thế lực “siêu nhiên” như ở Việt Nam). Do vậy, họ đã làm chủ được thế giới.

Trong các bài viết về văn hoá của mình, ban biên tập Đông Dương tạp chí đã cho thấy rò họ dùng chính văn học – một bộ phận của văn hoá để tác động ngược trở lại nó. Vì thế, một mặt, ban biên tập chỉ rò những thói hư tật xấu của người Việt, phân tích điểm mạnh, điểm yếu của văn hoá, phong tục Việt Nam (chuyên mục Xét tật mình, Việt Nam phong tục), một mặt tích cực hướng dẫn độc giả đi theo những phương pháp tư duy của người phương Tây qua các bài dịch thuật về văn học, triết học.

Theo những người thực hiện Đông Dương tạp chí, nếu muốn tiến đến văn minh hiện đại thì phải nắm lấy những phương pháp của người phương Tây. Tuy nhiên, những phương pháp ấy cũng sẽ trở nên vô dụng nếu không có được tinh thần khoa học, không có được những tư tưởng tiến bộ của họ, cũng giống như việc có


một cỗ máy trong tay mà không biết cách vận hành. Vì thế, việc cần làm là phải gầy dựng tinh thần khoa học, bồi đắp về mặt tư tưởng để cuộc cách mạng văn hoá, văn học và khoa học kỹ thuật của Việt Nam có cơ hội thành công. Do đó, ban biên tập Đông Dương tạp chí phát triển một chương trình để bồi đắp kiến thức ở các lĩnh vực văn chương, văn hóa và tư tưởng phương Tây mà đặc biệt là của Pháp. Những lĩnh vực này được đảm bảo luôn gắn kết chặt chẽ với văn chương, văn hóa và tư tưởng Việt Nam. Bởi họ cho rằng, muốn tiến bộ không có nghĩa là phải từ bỏ những di sản và bản sắc riêng của mình. Mà ngược lại, việc quan tâm đến cái khác mình có một tác động như một dạng “bản lai diện mục” - trông người mà thấy được mình rò hơn. Từ đó, người Việt Nam có thể có những nhận thức đặc biệt đối với nền văn hoá của riêng mình.

Mặc dù cùng chung tinh thần với Đông Kinh nghĩa thục trong việc chọn con đường dịch thuật để phổ biến kiến thức cho quốc dân nhưng cách làm của ban biên tập Đông Dương tạp chí có khác những sĩ phu đi trước. Những người thực hiện Đông Dương tạp chí chủ trương quảng bá kiến thức phương Tây bằng cách tiếp cận trực tiếp văn bản gốc chứ không thông qua bản dịch bằng tiếng Trung Quốc. Họ muốn tạo ra một hệ thống các tác phẩm dịch thuật có chất lượng cao được thể hiện bằng chữ quốc ngữ nhằm đối trọng với làn sóng « Tân thư » đến từ Trung Quốc mà theo ban biên tập của tạp chí, những sách này chỉ đem đến cho người Việt một cái nhìn manh mún và sai lệch.

Bên cạnh việc học hỏi và tiếp thu nền văn minh phương Tây, Đông Dương tạp chí còn nỗ lực thu hẹp khoảng cách giữa hai nền văn hoá Đông – Tây. Họ hy vọng rằng, thông qua dịch thuật, hai nền văn hoá có thể bổ sung cho nhau, làm phong phú lẫn nhau.

Ban biên tập mời gọi những nhà Nho thích đọc những bài viết phương Tây trong Đông Dương tạp chí hãy tìm dịch hay tóm lược các sách Tàu để cho độc giả có thể thật sự so sánh của hai nền văn hoá : “Những văn Âu châu dịch ra đây, nhất là các bậc nho gia nên xét, bằng xem ra thấy thánh hiền Âu Á có chỗ chí khí tương đồng, hoặc cũng có nơi kiến thức tương phản, thì cũng nên lược sách Nho ra dịch


mà gửi cho chúng tôi, để đăng vào mục này cho ai nấy so sánh những văn hay hai xứ”.

Bằng con đường dịch thuật, thông qua các tác phẩm văn học, Đông Dương tạp chí giúp cho độc giả hiểu được một cách khá tinh tế chiều sâu tư duy của phương Tây. Vì thế, chúng ta có thể gọi Đông Dương tạp chí là một tạp chí văn hóa, cho dù ở lần xuất bản đầu (1913-1914), nó giữ vai trò phổ biến thông tin mang tính chính trị, kinh tế và bị đánh giá như là một công cụ tuyên truyền. Về phần mình, chúng tôi nhận thấy rằng qua công tác xây dựng ngôn ngữ cũng như tổng thể các bài dịch, tờ báo là một công trình văn hóa mang tầm vóc lớn, vượt lên trên mọi toan tính chính trị và những mối liên quan với chính quyền thực dân.

3.1.3 Đổi mới văn hoá Việt Nam dựa trên các giá trị cộng hoà

3.1.3.1 Giá trị của Công giáo và giá trị của thể chế cộng hoà ở Bắc Kì

Sự lan truyền của các giá trị cộng hoà không hề diễn ra mạnh mẽ ở Đông Dương. Điều này một phần là do đa số các trí thức Việt Nam thời đó rất kiên quyết trong việc gìn giữ các giá trị Khổng giáo của riêng họ, phần khác là do giáo hội Công giáo đã hiện diện trên vùng đất này và thực hiện nhiệm vụ truyền giáo của họ ngay từ thế kỉ XVI. Hơn nữa, giữa giáo hội Công giáo và chính quyền thuộc địa không phải lúc nào cũng tìm được tiếng nói chung. Thậm chí, sự phản kháng của giáo hội còn gây nhiều khó khăn hơn cho nền cộng hoà Pháp. Do đó, không khó hiểu khi các tài liệu đã chỉ ra rằng ở Đông Dương, chính trị và tôn giáo tồn tại đối nghịch nhau nhưng đồng thời bổ sung cho nhau.

Thực ra, ở các nước Tây Âu, mâu thuẫn giữa giáo hội và chế độ quân chủ đã nảy sinh từ rất sớm. Khởi nguồn từ những lời truyền dạy của Đức Chúa về tầm quan trọng của việc phải “trả lại cho Cesar những gì của Cesar”, “trả lại cho Chúa những gì thuộc về Chúa” (Matthieu 22, 17), giáo hội thể hiện thái độ của mình rất rò ràng:

Xem tất cả 290 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí