Thơ ca dân tộc Hmông - Từ truyền thống đến hiện đại - 20


đến cảm hứng trữ tình- ngợi ca và cảm hứng suy tư- chiêm nghiệm không chỉ là sự từng trải mà còn là sự lớn lên về mặt tâm hồn của người Hmông trong nhận thức và phản ánh đời sống sống xã hội. Ngoài ra, sự vận động và phát triển của thơ ca Hmông còn gắn liền với quá trình nhận thức về thế giới và con người, biểu hiện thông qua những quan niệm về tự nhiên, vũ trụ, quan niệm về sự sống và cái chết. Đó là quá trình nhận thức và tư duy một cách biện chứng, đi từ quan điểm duy tâm đến quan điểm duy vật, bao chứa trong đó những đặc trưng mang tính bản sắc của dân tộc Hmông.

3. Thơ ca dân tộc Hmông không chỉ phong phú về nội dung phản ánh mà còn khá đặc sắc về phương diện cấu trúc nghệ thuật. Đặc biệt là cấu trúc thể thơ với những qui luật đặc thù tạo nên nét riêng độc đáo của thơ ca dân gian Hmông và ảnh hưởng sâu sắc tới thơ Hmông thời kì hiện đại. Cấu trúc câu thơ Hmông có sự vận động, biến đổi, kế thừa và tiếp biến từ truyền thống, làm cho câu thơ Hmông ngày càng mang những nét đặc trưng của thơ hiện đại. Cách sử dụng những từ ngữ, hình ảnh chân mộc, giản dị; thế giới biểu tượng phong phú, độc đáo; sự tiếp thu và vận dụng sáng tạo ngôn ngữ, hình ảnh của thơ ca truyền thống cùng với xu hướng tìm tòi, khám phá, thể nghiệm, cách tân trong tư duy và biểu hiện làm cho thơ Hmông vừa mang đậm cốt cách truyền thống, vừa có được những đặc trưng nghệ thuật của thơ hiện đại, tiệm cận và bước đầu bắt nhịp, chan hoà vào dòng chảy chung của đời sống thơ ca đương đại.

4. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu rất đáng trân trọng được tạo nên từ bản sắc, cá tính, trên cả hai phương diện là nội dung và nghệ thuật, thơ ca Hmông vẫn còn bộc lộ một số những hạn chế nhất định (đặc biệt là thơ ca Hmông thời kì hiện đại). Đó là: đội ngũ sáng tác còn mỏng và không đồng đều; nội dung phản ánh còn chưa thật sự phong phú và toàn diện; những phong tục tập quán, đời sống tinh thần, đời sống tâm linh... của dân tộc Hmông chưa được chuyển tải vào thơ ca như sự phong phú và thi vị vốn có của nó; những sinh hoạt cộng đồng mang đậm nét bản sắc dân tộc chưa được các nhà thơ quan tâm đề cập đúng mức. Mặt khác, tư duy nghệ thuật trong thơ ca dân tộc Hmông thời kỳ hiện đại còn chịu ảnh hưởng nặng nề


của thơ ca truyền thống; chưa định hình được phong cách, cá tính của các nhà thơ một cách rò rệt; chưa có được những tác phẩm thật sự có giá trị đối với thơ ca dân tộc thiểu số nói riêng cũng như thơ ca Việt Nam hiện đại nói chung.

5. Quá trình vận động từ truyền thống tới hiện đại trong thơ ca của các dân tộc thiểu số nói chung là một quá trình mang tính qui luật, biểu hiện một cách sinh động đời sống văn hóa, tâm hồn của các dân tộc thiểu số trong sự vươn lên, loại bỏ dần nhửng hủ tục, phát huy những yếu tố tích cực để làm giàu cho văn hóa dân tộc thông qua sự kế thừa, tiếp biến và giao lưu, hội nhập trong nước và quốc tế ngày càng sâu sắc. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy rằng, qui luật và thực trạng đó không làm mờ nhòe đi những đặc trưng bản sắc của thơ ca dân tộc Hmông, trái lại, nó làm cho thơ ca Hmông ngày càng trở nên phong phú, vừa không phai mờ những đặc trưng truyền thống, vừa mang những dấu ấn khá rò của thơ hiện đại. Nó góp phần quan trọng vào việc thể hiện, tạo nên bản sắc dân tộc trong thơ ca các dân tộc thiểu số nói riêng và thơ ca Việt Nam nói chung. Mặt khác, trong quá trình nghiên cứu, triển khai luận án, cũng gợi mở cho chúng tôi nhiều những vấn đề cần đi sâu nghiên cứu, nhiều hướng tiếp cận thơ ca Hmông hứa hẹn sẽ có được những kết quả thú vị. Chẳng hạn: nghiên cứu việc khảo sát các mô hình cấu trúc trong thơ ca dân gian Hmông để tìm ra những đặc trưng riêng về mặt thể loại, đi sâu hơn nữa là việc định danh thể loại một cách chính xác cho thơ ca dân gian Hmông; nghiên cứu mô hình cấu trúc thơ ca dân gian Hmông để tìm ra mối liên hệ giữa các kiểu mô hình cấu trúc này với các làn điệu dân ca Hmông...; nghiên cứu vấn đề tiếp nhận các nguồn mạch truyền thống (bao gồm truyền thống dân tộc Hmông và truyền thống dân tộc Việt) đối với các nhà thơ Hmông thời kì hiện đại để góp phần lý giải những cá tính thơ và đặc trưng, bản sắc dân tộc trong thơ của những tác giả này...Đó là là những hướng nghiên cứu nghiêm túc, mang tính khoa học, hy vọng sẽ được các nhà nghiên cứu (và có thể cả bản thân tác giả luận án) quan tâm đến trong những công trình nghiên cứu tiếp sau. Tất nhiên, để làm được điều đó cũng cần sự công phu và tâm huyết nhiều hơn của những nhà nghiên cứu. Hy vọng những năm tới đây, thơ Hmông


sẽ tiếp tục được khai thác và ngày càng được hiển lộ rò hơn những giá trị độc đáo, đặc sắc... trong nguồn mạch văn hóa rất đặc trưng của dân tộc này.

Từ việc chỉ ra những đặc trưng và tính thống nhất trong thơ ca dân tộc Hmông từ truyền thống đến hiện đại, dưới góc độ của người nghiên cứu, quan tâm và trân trọng đến sự bảo lưu và phát triển những giá trị thơ ca của dân tộc Hmông và cả những trăn trở về tương lai thơ ca của dân tộc này, chúng tôi mạnh dạn đưa ra ý kiến, kiến nghị của cá nhân về việc giữ gìn và phát huy các giá trị của thơ ca Hmông nói riêng và bản sắc văn hoá Hmông nói chung:

Một là: Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập Quốc tế đang diễn ra với một nhịp độ ngày càng nhanh, chi phối và làm biến đổi ngày càng lớn đời sống vật chất và tinh thần của tất cả các dân tộc. Hiện tượng giao thoa văn hoá, “xâm lăng” văn hoá ngày càng phổ biến cả về chiều sâu và bề rộng. Vấn đề đặt ra đối với thơ dân tộc Hmông hiện nay là vừa phải bắt nhịp được với đời sống thơ ca đương đại, có những sáng tác có giá trị so với mặt bằng thơ ca chung của cả nước, vừa phải giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống mang tính bản sắc của dân tộc Hmông, tức là phải có được (hay đạt tới) một thứ thơ vừa truyền thống vừa hiện đại. Trước tiên, nó phải thật sự là hoa trong vườn hoa thơ ca của các dân tộc Việt Nam nhưng đồng thời phải là một thứ hoa lạ, độc đáo về màu sắc và hương thơm. Tuy nhiên, xu hướng tiếp thu cái mới, biểu hiện cái mới trong tư duy nghệ thuật của các tác giả Hmông lại gắn liền với việc thoát ly những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, làm cho thơ Hmông hiện đại có xu hướng “Kinh hoá” trong lối tư duy và biểu đạt. Để khắc phục tình trạng này, theo chúng tôi, trước hết phải có những chính sách và biện pháp nhằm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ tác giả thơ người Hmông, nhất là giới trẻ. Quan tâm phát hiện những học sinh người Hmông có năng khiếu để bồi dưỡng. Bên cạnh đó, các Hội Văn học Nghệ thuật Trung ương và Địa phương cần tăng cường tổ chức các đợt tham quan, học tập, giao lưu văn học nghệ thuật, mở các trại sáng tác cho những văn nghệ sĩ người Hmông, khuyến khích các tác giả người Hmông (cũng như các tác giả dân tộc khác) viết về cuộc sống của người Hmông; Xuất bản và phổ biến các sáng tác văn học nghệ thuật, sáng tác thơ ca của các tác


giả Hmông nhằm tạo điều kiện cho thơ ca Hmông đến được với độc giả cả nước. Việc giữ gìn và phát triển triển tiếng nói và chữ viết của dân tộc Hmông (như việc tăng cường dạy chữ Hmông, tiếng Hmông trong các trường phổ thông vùng núi) cũng là những vấn đề can hệ đến sự phát triển của văn hoá Hmông nói chung, của văn học Hmông và thơ ca Hmông nói riêng.

Hai là, những năm gần đây, Đảng và nhà nước ta đã rất quan tâm đến đời sống vật chất và nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần cho đồng bào Hmông. Chính vì vậy mà người Hmông đã gắn bó và yêu quí hơn quê hương của mình. Tuy nhiên, theo chúng tôi, vấn đề quan trọng, cốt yếu nhất là phải tạo dựng lại được môi trường văn hoá, không gian văn hoá- tinh thần cho đồng bào Hmông để vừa là nơi người Hmông có thể biểu hiện bản sắc văn hoá của dân tộc mình trong không gian đặc trưng truyền thống, vừa là nơi nuôi dưỡng và bảo lưu những giá trị văn hoá truyền thống vốn đang dần bị mai một. Hơn nữa, có như vậy người Hmông mới ý thức được đầy đủ về dân tộc mình để vừa tự hào về truyền thống, vừa làm giàu thêm truyền thống. Bản sắc dân tộc Hmông chỉ có thể do chính người Hmông tạo ra và cũng chỉ người Hmông mới có thể giữ gìn và phát huy bản sắc ấy, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập và giao lưu văn hoá trong nước cũng như trên thế giới ngày càng mạnh mẽ và sâu sắc.

Ba là, Trong các trường đại học thuộc các khu vực miền núi, cần thiết phải đưa vào chương trình giảng dạy những học phần về văn học các dân tộc thiểu số theo đặc trưng vùng miền, tạo điều kiện để sinh viên các dân tộc hiểu rò hơn những giá trị văn hoá bản sắc của dân tộc mình (trong đó có thơ ca dân tộc Hmông). Đồng thời, cũng là điều kiện thuận lợi những sinh viên sau khi ra trường lên công tác tại các vùng dân tộc miền núi có thể hoà nhập với cuộc sống của đồng bào và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ của mình, gắn bó hơn với đồng bào các dân tộc miền núi nói chung và đồng bào Hmông nói riêng.


CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1.Nguyễn Kiến Thọ (2008), "Cần nghiêm túc trong cách nói, viết về tên gọi dân tộc Mông", Văn nghệ Thái Nguyên, số 24 (271).

2. Nguyễn Kiến Thọ (2008), "Thử nhận diện thơ ca hiện đại dân tộc Mông", Tạp chí Văn hoá các dân tộc, số 9 (177).

3. Nguyễn Kiến Thọ (2010), "Thơ ca dân tộc Mông thời kì hiện đại", Bản sắc dân tộc trong thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, Nhà xb Đại học Thái Nguyên, tr.297-348.

4. Nguyễn Kiến Thọ (2011), "Hùng Đình Quí- Thơ là con đường trở về với cội nguồn dân tộc", Tạp chí Văn hoá các dân tộc, số 9, tr.31-33.

5. Nguyễn Kiến Thọ- Trần Thị Việt Trung (2011), "Thơ ca dân tộc Hmông thời kì hiện đại- Một vài đặc điểm nổi bật", Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 10, tr.22-32.

6. Nguyễn Kiến Thọ (1012), "Thơ ca Hmông và những mạch nguồn cảm hứng", Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên, số 8, tr.199-204.

7. Nguyễn Kiến Thọ (2012), "Một vài đặc điểm về kết cấu trong thơ Mông thời kì hiện đại", Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật số 339 (tháng 9), tr.87-90.

8. Nguyễn Kiến Thọ (2012), "Tư duy trực quan hình ảnh trong thơ ca Hmông thời kì hiện đại", Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, số 213 (tháng 10), tr.18-20.


TÀI LIỆU THAM KHẢO



1.

Hoàng Văn An (2007), Nét đẹp văn hoá trong thơ văn và ngôn ngữ dân tộc,

Nxb Hội Nhà văn.

2.

Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam (2007), Nhà văn Việt Nam hiện đại,

Hội nhà văn Việt Nam.

3.

Ban chỉ đạo Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam (2010), Cộng

đồng các dân tộc Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

4.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Tài liệu tập huấn giáo viên dạy tiếng Mông

cho cán bộ công chức công tác ở vùng dân tộc Mông, Hà Nội.

5.

Cầm Biêu (1966), "Một vài ý kiến về văn học Thái Tây Bắc", Tạp chí Văn

học, (6), tr.54-58.

6.

Nguyễn Phan Cảnh (2006), Ngôn ngữ thơ, Nxb Văn học, Hà Nội.

7.

Nông Quốc Chấn (1966), "Nghĩ về bản sắc dân tộc trong thơ", Tạp chí

Văn học, (6), tr.43-45.

8.

Nông Quốc Chấn (1970), "Vấn đề văn học các dân tộc thiểu số trong cuốn

"Lịch sử văn học Việt Nam", Tạp chí Văn học, (4), Tr.55-59.

9.

Nông Quốc Chấn (1975), "Ba mươi năm xây dựng văn học cách mạng các dân

tộc thiểu số", Tạp chí Văn học, (5), tr.27-37.

10.

Nông Quốc Chấn (1998), Tuyển tập văn học dân tộc & miền núi, Nxb

Giáo dục, Hà Nội.

11.

Nông Quốc Chấn (1995), Văn học các dân tộc thiểu số Việt nam, Nxb Văn hoá

Dân tộc, Hà Nội.

12.

Nông Minh Châu (1966), "Vài suy nghĩ về văn xuôi Tày- Nùng ở Việt Bắc",

Tạp chí Văn học, (6), tr.81-87.

13.

Nguyễn Văn Chỉnh (chủ biên), Cư Hoà Vần, Nguyễn Trọng Báu (1996), Từ

điển Việt - Mông, Nxb Văn hoá Dân tộc, Hà Nội.

14.

Phan Hữu Dật (2001), Mấy vấn đề lí luận và thực tiễn cấp bách liên quan đến

mối quan hệ dân tộc hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 186 trang tài liệu này.

Thơ ca dân tộc Hmông - Từ truyền thống đến hiện đại - 20


15.

Hờ A Di (2004), Luk tẩuv Hmôngz (Truyện thơ Mông ), Nxb Văn hoá Dân tộc,

Hà Nội.

16.

Trần Trí Dòi (1999), Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb

Đại học Quốc gia, Hà Nội.

17.

Gia Dũng (biên soạn) (2000), Tuyển tập thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam thế

kỷ XX, Nxb Văn hoá dân tộc. Hà Nội.

18.

Nguyễn Đăng Duy (2002), Văn hoá học Việt Nam, Nxb Văn hoá thông tin. Hà Nội

19.

Phạm Đức Dương (2002), Từ văn hóa đến văn hóa học, Nxb Văn hóa Thông tin,

Hà Nội.

20.

Lê Huy Đại-Triệu Đức Thanh (chủ biên) (2008), Các dân tộc ở Hà Giang, Nhà

xuất bản Thế giới- Trung tâm thông tin Văn hoá các dân tộc.

21.

Đại học Thái Nguyên - Trường đại học Sư phạm (2005), Kỷ yếu hội thảo khoa

học, Bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, văn hoá dân tộc Mông, Hà Giang.

22.

Đại học Thái Nguyên - Trường đại học Sư phạm (2005), Kỷ yếu hội thảo khoa học, Bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, văn hoá dân tộc Cao Lan, Mông,

Tuyên Quang.

23.

Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Khoa học (2009), Một số biểu tượng trong dân ca H'Mông nhìn từ góc độ văn hoá, công trình dự thi "Giải

thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học".

24.

Nguyễn Tấn Đắc (2005), Văn hoá Đông Nam Á, Nxb Đại học Quốc gia, Thành

phố Hồ Chí Minh.

25.

Nguyễn Anh Đào (2007), "Chàng trai Mông họ Mã và xứ sở Mường Tiên",

Tạp chí Văn hoá các dân tộc, (11), Hà Nội.

26.

Bàn Tài Đoàn,(1966), "Chung quanh vấn đề sáng tác của các nhà văn, nhà thơ

miền núi", Tạp chí Văn học, (6), tr. 59-62.

27.

Bàn Tài Đoàn (1992), Tuyển tập Bàn Tài Đoàn, Nxb Văn học, Hà Nội.

28.

Giàng Seo Gà (2004), Tang ca (Kruôz cê) của người Mông Sa Pa, Nxb Văn

hoá dân tộc, Hà Nội.

29.

Lê Sĩ Giáo chủ biên (2005), Dân tộc học đại cương, Nxb Giáo dục, Hà Nội.


30.

Hà Huy Giáp (1970),"Vai trò của văn học các dân tộc thiểu số trong lịch sử

văn học Việt Nam", Tạp chí Văn học, (8), tr. 97-102.

31.

Hùng Thị Hà (2003) Thơ ca dân gian HMông, Luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ

văn, Trường Đại học Sư phạm, Hà Nội.

32.

Nguyễn Thị Bích Hà (2009), "Mã và mã văn hóa". Tạp chí Văn hóa dân gian,

(6), Hà Nội.

33.

Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2009), Từ điển thuật ngữ văn

học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

34.

Nguyễn Văn Hậu, "Đi tìm bản sắc văn học qua thế giới biểu tượng",

http://.vanhoahoc.com/site/index.

35.

Nguyễn Văn Hậu, "Biểu tượng như là "đơn vị cơ bản " của văn

hóa",http://vanhoahoc.com/site/index.

36.

Nguyễn Văn Hiệu (2005), "Dân tộc Mông ở Việt Nam", HMông-

mienstudy.net.

37.

Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

38.

Hoàng Ngọc Hiến (1994), "Về bản sắc dân tộc và cộng sinh văn hóa, về tính

dân tộc và tính hiện đại", Tạp chí Văn học, (11), tr.9,11.

39.

Lê Như Hoa chủ biên, Văn hoá ứng xử các dân tộc Việt Nam, Nxb Văn hoá

Thông tin, Hà Nội.

40.

Lưu Kim Hoa (2007), "Giữ gìn, phát huy bản sắc Văn hoá dân tộc, cùng nhau

phấn đấu và phát triển", Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam (11), Hà Nội.

41.

Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (1996), Văn hoá dân tộc trong quá

trình mở cửa ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

42.

Trần Ninh Hồ (1994), "Đi sâu vào dân tộc, ta sẽ bắt gặp nhân loại", Tạp chí

Văn học, (11), tr.38-39.

43.

Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam (1999), Văn học các

dân tộc - Từ một diễn đàn, Nxb Văn hoá Dân tộc, Hà Nội.

44.

Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam (2003), Nhà văn các

dân tộc thiểu số - Đời và Văn, Nxb Văn hoá Dân tộc, Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/07/2022