Đặc Điểm Thi Pháp Thơ Ca Dân Gian Của Người Dao Tuyển Ở Lào Cai

chức tang ma với những nghi lễ truyền thống rất được coi trọng. Những tác phẩm tang ca ra đời và tồn tại như một sản phẩm tinh thần quan trọng trong cuộc sống của cộng đồng người Dao Tuyển.

Tang ca của người Dao Tuyển đề cập đến sự ra đời của con người, sự sống, cái chết, tả cảnh dẫn hồn người chết về với tổ tiên trên cơ sở cảm hứng xót thương đối với người đã khuất. Chúng ta có thể thấy nhiều phía cạnh khác nhau của cuộc sống trong tang ca. Tuy nhiên, giá trị nội dung bản chất nhất là tính nhân văn đối với con người và cuộc sống con người. Thông qua việc miêu tả những việc hiếu thảo mà con cháu đã làm để đền đáp công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của ông bà, cha mẹ; qua việc dẫn dắt linh hồn người chết về với tổ tiên, cầu mong cho linh hồn người chết được thanh thản ở thế giới bên kia, đồng bào Dao Tuyển đã dăn dạy, giáo dục con cháu về thái độ đúng đắn đối với cuộc sống, về luân lí, về đạo đức, đạo lí làm người cho người đang sống.

Tang ca trước hết bày tỏ tình cảm xót thương của người đang sống đối với người đã chết. Đó là tình cảm của những người thân trong gia đình (vợ hoặc chồng, con cái, dâu rể, cháu chắt), được bày tỏ qua giọng điệu của thầy cúng:

Khi sống ân tình nặng như núi Một đường cùng tế tình hoà thuận Oán trời ban cho số chẳng theo Bắt bố ( mẹ ) ta sớm quy tiên

Giá biệt thân sinh lòng đau đớn [51, tr.107].

Dẫn đưa linh hồn người chết về với thế giới bên kia thấm đẫm tinh thần, quan điểm nhân sinh quan đạo Phật, đặc biệt là quan điểm nhân quả:

Năm thành tâm với Diên La đế Diên La con trời phán linh hồn Ngự bút phân cho kiếp đời sau

Vui vẻ linh hồn nhận làm quan [51, tr.108].

Hát cúng về người chết nhưng tang ca lại luôn hướng về sự sống, cầu mong cho người sống được bình an, giàu có và hạnh phúc vẹn toàn:

Mong cha (mẹ) vui chúc con cháu Ban phúc bình an cho kiếp sau Trăm thức tươi tốt và xinh đẹp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Nam thăng quan chức, nữ đoan trang [51, tr.115].

Như vậy, các câu thơ trong đám tang là một bộ phận quan trọng trong diễn xướng đám ma và trong đời sống tinh thần, phản ánh nhân sinh quan, thế giới quan phong phú tích cực và những tình cảm sâu nặng, thuỷ chung trong đời sống cộng đồng người DaoTuyển.

Thơ ca dân gian của người dao tuyển ở Lào Cai - 8

2.4.5. Thơ ca trong một số nghi lễ khác

Là cư dân nông nghiệp, người Dao Tuyển có nhiều nghi lễ gắn liền với các chu trình sản xuất nông nghiệp. Trong các nghi lễ đó, thơ ca dân gian là một bộ phận quan trọng dùng để cúng tế hát ca, trở thành nội dung cơ bản của các nghi lễ.

Thơ ca trong các nghi lễ nông nghiệp của người Dao Tuyển khá phong phú như hát trong lễ gọi hồn lúa, cúng thần nông; hát đón hồn lúa cái; các bài hát dâng hiến các sản phẩm nông nghiệp. Tất cả các bài hát ấy đều do thầy cúng diễn xướng. Chúng mang đậm tính chất tôn giáo, có nhiều yếu tố ma thuật, nhưng vẫn “ lấp lánh sáng soi rọi vào lịch sử hoặc phản ánh hiện thực cuộc sống của người Dao”[51, tr.40].

Trong lễ gọi hồn lúa cúng thần nông, thầy cúng hát một cách thành kính bài ca dài trước sự kính cẩn của cả làng. Mở đầu bài ca nêu lên mục đích của việc cúng thần nông, gọi hồn lúa là để: Bảo vệ lúa non, mùa tươi tốt; mười cây sinh đẻ trăm cây tròn, và kết thúc là Lúa hồn đưa đến mọi kho tàng. Nhưng phần lớn bài ca là một câu chuyện huyền thoại về sự tích ông Thần Nông dạy người dân làm ra lúa gạo và chăn nuôi. Câu chuyện ấy có thể được

tóm tắt như sau: Ngày xưa Ngọc Hoàng làm ra thiên địa, Phục Nhị Tề Muội sinh ra loài người nhưng không có gì ăn Chỉ ăn cỏ cây cùng ngọn sóng, Thần Nông nghĩ thương mà Nước mắt ròng ròng chảy bèn đến Phùng Lai Sơn Thượng ( nơi có hồn lúa đựng trong kho Thạch Ri ), rồi cho năm Thánh quân hoá thành chuột trắng cắn bao tải ở Thạch Ri và lấy được giống lúa về hạ giới trồng. Loài người không có trâu để cày bừa, Thần Nông sai lợn và chó đi dũi dất để trồng lúa; lợn dũi được đất để trồng lúa, còn chó chỉ ngủ nhưng chó tranh công của lợn, thế là từ đó Thần Nông chỉ cho lợn ăn cám, rau cỏ, còn chó được ăn cơm:

Bây giờ truyền cho thế giới cười

Chó con ăn cơm không thành bảo ( ngọc ) Lợn con ăn chuối mới đáng tiền [51, tr.120].

Phần còn lại của bài ca là những lời cầu khẩn hồn lúa không phân tán mọi nơi mà quy tụ trong kho nhà gia chủ:

Lúa hồn tứ phía lên bàn tâm Bên trái lúa hồn canh cùng bếp Bên phải lúa hồn nếp cùng tẻ

Tan rồi lúa hồn quay kho bịch [51, tr.121].

Cùng với nghi lễ cúng thần nông gọi hồn lúa, nghi lễ đón hồn lúa cái cũng được người Dao Tuyển tổ chức một cách trang trọng và thành kính. Vào đầu vụ, khi gặt những gánh lúa đầu tiên về nhà, người gánh lúa phải đứng ở ngoài sân hát đối còn chủ nhà ra đón và hát đáp. Nội dung cuộc hát đôi đáp với đại ý: Sau bao ngày mong đợi, nhờ có mưa thuận, gió hòa, nay lúa đã chín, cần phải nhập kho để cho chủ quản; người gặt lúa, cầu chúc cho chủ nhà được mùa, có nhiều thóc gạo; chủ nhà cảm ơn người gặt và mời các chàng vào nhà uống rượu mừng, chúc các nàng gặt lúa tươi đẹp, đằm thắm.

Như vậy, các bài ca trong lễ gọi hồn lúa, cúng thần nông và đón hồn lúa cái đã phản ánh tín ngưỡng thờ nhiên thần của đồng bào DaoTuyển.

Trong các nghi lễ cúng tổ tiên, cúng người quá cố, người Dao Tuyển có hệ thống các bài ca, gọi chung là thơ ca dâng hiến như hiến trà, hiến rượu, hiến cơm…Nội dung các bài ca đều đề cập đến nguồn gốc xuất xứ, quá trình sản xuất, giá trị của những sản phẩm dâng hiến đối với cuộc sống con người. Đây là một nghi thức dâng cúng các sản phẩm nông nghiệp rất phổ biến trong tín ngưỡng của các dân tộc. Chúng tôi xin trích dẫn một số đoạn thơ ca dâng hiến của người Dao Tuyển .

Hiến trà:


Hiến rượu:


Hiến cơm:

Chè là riêng hai ba tháng chè Chưa từng cốc vũ sớm nảy mầm Ngọc nữ hái về xao trong chảo Trong bếp xao ra hoa mẫu đơn

Ngày xưa dưới phàm không biết uống Liền gốc, liền lá bó chảo xao [51, tr.129].


Ngày xưa bà Đỗ làm ra rượu Năm dặm đã nghe mùi rượu thơm

Mười chén rượu thành mâm yến tiệc [51, tr.131].


Năm năm cầm búa đi vào rừng Xuân đến tra tẻ với tra nếp

Lại không để nếp pha vào tẻ Ăn tẻ bèn đem tẻ đến giã

Ăn nếp bèn đem nếp đến giã [51, tr.132].

Như vậy, những bài ca dâng hiến đã thể hiện một kho tàng trí thức đồ sộ, quí báu về lịch sử di cư, kinh nghiệm lao động sản xuất, tín ngưỡng truyền thống và đặc biệt là đời sống tâm linh vô cùng phong phú của tộc người Dao Tuyển.

* Tiểu Kết

Người Dao Tuyển ở Lào Cai có một kho tàng thơ ca dân gian khá phong phú, phản ánh một cách chân thực hiện thực đời sống, tư tưởng tình cảm, phong tục, tập quán tín ngưỡng của con người.

Thơ ca than thân mà tiêu biểu là tiếng hát mồ côi hết sức sâu lắng, gây xúc động mạnh mẽ lòng người về những cảnh đời trắc trở, éo le, bất hạnh của kiếp người mồ côi, qua đó toát lên một tinh thần nhân văn cao cả.

Thơ ca giao duyên thể hiện đầy đủ các cung bậc, các sắc thái tình cảm của tình yêu lứa đôi như thơ ca giao duyên của các dân tộc anh em khác. Tuy nhiên, những câu hát, bài hát giao duyên của người Dao Tuyển vẫn mang những nét bản sắc riêng, độc đáo. Điều này xuất phát từ quan niệm tình yêu của họ: Tình yêu gắn liền với hôn nhân và sự thuỷ chung; tình yêu gắn liền với lao động sản xuất, xây dựng gia đình hạnh phúc ấm no, bản làng giàu đẹp. Qua những câu hát giao duyên của người Dao Tuyển, ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn và tính cách của tộc người này. Những con người luôn lạc quan yêu đời, yêu lao động, yêu quê hương, luôn coi trọng đạo đức luân lí, sống chân thành, phóng khoáng và mạnh mẽ. Những vẻ đẹp tâm hồn ấy có cội nguồn từ truyền thống văn hoá tư tưởng của người Dao Tuyển và đó chính là bản sắc của họ trong sự đối sánh với các dân tộc anh em khác.

Thơ ca nghi lễ phong tục khá phong phú với nhiều tiểu loại khác nhau. Mỗi tiểu loại gắn liền với một phong tục riêng của người Dao Tuyển. Các tiểu loại ấy là tấm gương phản chiếu những nét đẹp trong đời sống tập quán, tín ngưỡng của con người với một quan niệm nhân sinh tích cực.

Tìm hiểu thơ ca dân gian nói chung, thơ ca dân gian người Dao Tuyển ở Lào Cai nói riêng thì nhất thiết phải chú ý đến nội dung của lời ca, bên cạnh đó còn phải chú ý đến diễn xướng và thi pháp biểu hiện. Trở lên, người viết đã phân tích những nội dung cơ bản của thơ ca dân gian người Dao Tuyển ở

Lào cai. Dưới đây, người viết xin trình bày một số đặc điểm cơ bản của thi pháp trong thơ ca dân gian người Dao Tuyển ở Lào Cai.

CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP THƠ CA DÂN GIAN CỦA NGƯỜI DAO TUYỂN Ở LÀO CAI


Sức hấp dẫn của thơ ca dân gian người Dao Tuyển ở Lào Cai không chỉ ở nội dung, ý nghĩa biểu đạt mà còn ở hình thức nghệ thuật biểu hiện độc đáo của nó. Dưới đây, chúng tôi sẽ đi tìm hiểu một số nét nổi bật trong thi pháp thơ ca dân gian người Dao Tuyển ở Lào Cai.

3.1. Khái niệm thi pháp, thi pháp học và thi pháp văn học dân gian

3.1.1. Thi pháp và thi pháp học

Hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa đưa ra được một cách hiểu thống nhất về thi pháp và thi pháp học. Giáo sư Trần Đình Sử cho rằng: “ Nhìn chung có hai cách hiểu về thi pháp. Một là lí luận khoa học về nghệ thuật ngôn từ. Truyền thống này có từ Arítxtốt, Horace, Boa lô. Một số tác giả hiện đại phương Tây như Jakobson, N. Frye, Ts. Todorov xem thi pháp là lí luận về các qui luật chung của văn học (…). Hai là, hệ thống các nguyên tắc sáng tạo của một tác giả, nhóm tác giả hoặc trường phái, giai đoạn, thời đại mà với chúng các sáng tác đã được tạo ra trong thực tế văn học. ở đây, điều quan trọng không phải là các khái niệm lí luận của nhà lí luận mà là cách quan niệm, cách hiểu của nhà văn đã chi phối các sáng tác, vận dụng ngôn ngữ, hư cấu nhân vật, bộc lộ cá tính, xây dựng thể loại. Cách hiểu này cũng có truyền thống từ Arítxtốt, nhưng quan niệm thi pháp như thế tồn tại cùng văn học, trong văn học và trước Arítxtốt nhiều” [54, tr.10].

Chúng tôi tán đồng với với khái niệm thi pháp theo cách hiểu thứ hai.

3.1.2. Thi pháp văn học dân gian

“ Thi pháp văn học dân gian là toàn bộ các đặc điểm về hình thức nghệ thuật, về phương thức và thủ pháp miêu tả biểu hiện, về cách cấu tạo đề tài cốt truyện và phương pháp xây dựng hình tượng con người…Việc nghiên cứu thi pháp văn học dân gian bao gồm từ việc khảo sát những yếu tố thi pháp

riêng lẻ như phép so sánh thơ ca, các biểu tượng và luật thơ, các mô tuýp và cách cấu tạo cốt truyện, cách mô tả diện mạo bên ngoài và tâm lí bên trong của nhân vật đến việc khảo sát những đặc điểm thi pháp chung của từng thể loại và cuối cùng là nêu lên những đặc điểm phổ thông và những đặc điểm dân tộc của thi pháp văn học dân gian nói chung. Nghiên cứu thi pháp văn học dân gian còn bao gồm cả việc khảo sát những đặc điểm phong cách cá nhân của người sáng tạo và diễn xướng trong mối quan hệ với các đặc điểm thi pháp truyền thống”[5, tr.19].

Như vậy, việc nghiên cứu thi pháp văn học dân gian không chỉ dừng lại ở các yếu tố hình thức nghệ thuật đơn thuần mà còn phải tìm hiểu cả những yếu tố nội dung mang tính hình thức, đồng thời còn phải chú ý đến cả những yếu tố ngoài văn bản như đặc điểm phong cách cá nhân của người sáng tạo, hình thức diễn xướng.

Nghiên cứu thi pháp thơ ca dân gian người Dao Tuyển ở Lào Cai, việc xác định những yếu tố nào thuộc bình diện thi pháp là cần thiết. Bên cạnh đó, hạn định các yếu tố thi pháp nằm trong giới hạn nghiên cứu cũng cần phải đặt ra. Soi chiếu vào luận văn, chúng tôi xác định những yếu tố thi pháp chủ yếu cần nghiên cứu là: Thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật, một số biện pháp nghệ thuật biểu hiện: so sánh tu từ, ẩn dụ tu từ. Ngoài ra, yếu tố ngoài văn bản- phương thức diễn xướng có vai trò không nhỏ trong việc biểu đạt nội dung cũng sẽ được đề cập đến trong những trường hợp cần thiết.

3.2. Một số đặc điểm thi pháp thơ ca dân gian của người Dao Tuyển

3.2.1. Thời gian nghệ thuật

Thời gian nghệ thuật là một phạm trù của hình thức nghệ thuật, thể hiện phương thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật. Thời gian nghệ thuật là thời gian được cảm nhận bằng tâm lí và mang ý nghĩa thẩm mĩ “ Thời gian nghệ thuật là thời gian được cảm nhận bằng tâm lí qua chuỗi liên tục các

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/05/2022