Hiện Tượng Thơ Mới 1932 - 1945 Trong Lịch Sử Thơ Ca Dân Tộc

dung phản ánh của STLB đầu thế kỷ XX: “Tuy các khổ bốn câu vẫn còn, nhưng không chia tách rạch ròi, mỗi khổ một ý nữa. Hình thức liệt kê chiếm bá chủ, liệt kê các sự việc, các cảnh khổ, các cố gắng cho nhân dân. Nó chứa đựng một yếu tố mới, yếu tố kêu gọi, thúc đẩy. Nó là những bài ca xung trận” [116, 290], và ông lí giải: “Sang giai đoạn 1930 - 1940, trong thơ song thất lục bát chỉ có thơ các chiến sĩ cộng sản là hay, còn các nhà thơ mới không làm được thể thơ này vào mức gọi là tạm được. Không phải vì họ bất tài, mà bởi vì trong lòng họ chưa có được cái chữ nghĩa của thể loại: khi một thể thơ lấy hạnh phúc làm nội dung, những con người không nhìn thấy hạnh phúc ở đâu cả làm thế nào nó viết hay được.” [116, 291]. Nhằm minh chứng cho nhận định về sức sống mãnh liệt của thể LB trong thơ ca Việt Nam hiện đại, Phan Diễm Phương đã đi sâu khảo sát, phân tích các đặc trưng cơ bản về chức năng, nội dung và thi pháp của thể thơ, trong đó có sáng tác LB của một số nhà thơ mới. Tác giả cũng có những cắt nghĩa thuyết phục về số phận trái ngược của hai thể LB và STLB (vốn song hành cùng nhau một thời gian dài trong lịch sử văn học dân tộc) trong Thơ mới nói riêng và thơ hiện đại nói chung: “Thể lục bát với những cách thức xử lý phong phú, đa dạng đang duy trì được sức sống và hòa nhập vào đời sống chung của thơ ca hiện đại”, “Phải chăng vì tinh thần hướng theo truyền thống quá mạnh, khó chấp nhận những sự biến đổi về cả hai phương diện cấu trúc và chức năng, lại cũng không có nhu cầu hòa hợp về thi pháp mà thể song thất lục bát ít có cơ hội để phát huy vai trò của mình trong đời sống thơ ca hiện đại?” [139, 213]. Nguyễn Đức Mậu nhìn thấy mối liên hệ xa gần giữa HN với thể thơ 8 chữ trong biểu đạt nội dung về con người cá nhân cá thể. Còn Hoàng Sĩ Nguyên tìm hiểu tiến trình vận động của các thể thơ của Thơ mới và nhận thấy: “Thể thơ 7 tiếng chiếm tỷ lệ lớn nhất, đạt đến độ hoàn hảo, tạo ra được nhiều kiệt tác”, “Thể lục bát tuy có sự bắt nhịp nhanh nhưng tỷ lệ sử dụng còn ít, mạch vận động qua các giai đoạn biến đổi không nhiều. Có lẽ nó chỉ phù hợp với tâm hồn thi nhân có điệu thơ thuộc về âm hưởng nhẹ nhàng, đề tài quê hương, thiên nhiên hơn là sự quẫy đạp, tung hô, thích đổi mới của cái tôi thành thị” [121, 106], “Thể 8 tiếng có sự phóng túng câu, chữ, nhịp điệu linh hoạt, sử dụng vần hỗn hợp và sự giãn nở gần văn xuôi hơn nên mở rộng được sức dung chứa cuộc sống. Từ đó, câu thơ dễ giãi bày chất tự sự, lời kể, nên nó có khả năng thể hiện tiếng nói sâu kín của tâm hồn con nguời, thích hợp với kiểu con nguời cá nhân thành thực, con người tâm linh” [121, 101], “Thể 5 tiếng được sử dụng ít nhưng có nhiều bài thơ hay, có sự vận động biến đổi nhanh hơn,…

Mạch thơ, tứ thơ mở rộng, thanh điệu nhịp nhàng, thanh thoát, bay bổng, diễn tả được tâm hồn mới thường lâng lâng trước nỗi buồn hay cảm xúc suy tư bất chợt” [121, 95- 102]. Lê Thị Anh dày công trong việc khảo sát, phân tích sự tiếp thu nhiều mặt của Thơ mới đối với thơ Đường, từ cấp độ hình thức (tiêu đề, đề từ, từ ngữ, hình ảnh, câu thơ, liên thơ, khổ thơ, bài thơ, nhà thơ) đến nội dung cảm hứng (nỗi niềm biệt ly - cô đơn, cảm xúc thoát tục, đồng cảm với thân phận bị vùi dập của kiếp đời ca kỹ), trong đó tác giả có khảo chứng các thể ĐL, cổ phong (CP) được dùng trong Thơ mới đồng thời điểm qua các gương mặt Thơ mới sử dụng thành công thơ ĐL (Thâm Tâm, Quách Tấn, Hàn Mặc Tử, Vũ Đình Liên,…) [5], v.v…

Nhìn chung, Thơ mới và vấn đề thể thơ của Thơ mới (nhất là các thể truyền thống) đã có một bề dày lịch sử nghiên cứ

. Tuy nhiên, do mục đích khoa học cụ thể

trên), việc nghiên cứu các thể thơ truyền thống của Thơ mới vấn đề .

, một thể thơ ản: chức năng, hữu cơ với nhau như mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức làm nên tính chỉnh thể toàn vẹn của thể thơ… Trong một số công trình, nhiều khi các khái niệm này bị tách bạch, chia lẻ dẫn đến việc nghiên cứu vấn đề chỉ mới dừng lại ở một vài khía cạnh riêng biệt (hoặc chức năng, nội dung, hoặc thi pháp thể thơ). Lâu nay giới nghiên ọng khai thác các đặc điểm thi pháp của các thể thơ (và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận), trong khi đó chứội dung các thể thơ còn chưa được quan tâm đúng mức. Thiết nghĩ, cần phải có một cái nhìn toàn diện về đặc sắc của các thể thơ truyền thống trong Thơ mới trên cả ba phương diện vừa nêu.

Việc nghiên cứu các thể thơ truyền thống trong Thơ mới nhiều khi mới chỉ dừng lại ở dạng khái quát lí luận mà thiếu những khảo chứng, phân tích thuyết phục. Theo quan sát của chúng tôi, ở đây vẫn còn đặt ra nhiều vấn đề rất đáng quan tâm, như: số phận thể STLB trong Thơ mới và thơ hiện đại chưa được lí giải thấu đáo, mối quan hệ mật thiết giữa thơ HN truyền thống và Thơ mới 8 chữ chưa được quan tâm làm rõ, dấu vết của các thể thơ truyền thống như từ khúc, thể 4 chữ trong các bài vè, bài nói lối của văn học dân gian hay ảnh hưởng ít nhiều của câu văn biền

ngẫu trong thơ một số nhà thơ mới thời kì đầu chưa được khảo sát, minh định cụ thể, v.v…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 183 trang tài liệu này.

Thể loại là “nhân vật chính” (chữ dùng của M. Bakhtin) của đời sống văn học. Mỗi một cuộc vận động cách tân, chuyển đổi, thay thế giữa các loại hình văn học luôn phản chiếu một cách tập trung nhất qua thể loại. Sự tồn tại và phát huy thế mạnh của một số thể thơ thuộc loại hình văn học truyền thống trong loại hình văn học hiện đại (mà điển hình nhất là Thơ mới) rõ ràng mang một ý nghĩa cách tân và kế thừa to lớn. Các công trình nghiên cứu phần lớn đều nhận thấy tầm quan trọng này nhưng chỉ mới nhận định thông qua khảo sát, phân tích một số thể thơ riêng lẻ. Thực tế ếu vắng công trình chuyên ệ thố ất cả các thể thơ truyền thống có mặt trong Thơ mới ệc xác định vị thế, vai trò, ý nghĩa của các thể thơ truyền thống trong

Hệ thống thể loại truyền thống trong Thơ Mới 1932 - 1945 - 3

...

Do có những vấn đề bị bỏ ngỏ như trên, việc nghiên cứu các thể thơ truyền thống trong Thơ mới vẫn cần phải được tiếp tục trên một quy mô lớn hơn và theo một góc nhìn toàn diện hơn. Tất nhiên, ý kiến và thành quả nghiên cứu của những người đi trước luôn luôn là bài học quý cho chúng tôi kế thừa và phát triển.

Chương 2

VỊ THẾ VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC THỂ THƠ TRUYỀN THỐNG TRONG THƠ MỚI 1932 - 1945


2.1. Nhìn chung về loại hình Thơ mới 1932 - 1945

2.1.1. Hiện tượng Thơ mới 1932 - 1945 trong lịch sử thơ ca dân tộc

2.1.1.1. Xác định nội hàm cho một khái niệm là việc làm cần thiết nhằm thống nhất những “khái niệm công cụ” trước khi đi vào vấn đề cần nghiên cứu, nhất là đối với Thơ mới - một hiện tượng thơ nhiều hấp dẫn và từng không ít bàn cãi. Xung quanh vấn đề nhận diện, định danh và định giá Thơ mới vẫn còn tồn tại nhiều ý kiến không thống nhất. Ngay từ khi mới ra đời, Thơ mới đã được nhìn nhận từ phương diện hình thức, thể loại. Danh từ “Thơ mới” lần đầu tiên được chính thức khởi xướng bởi Phan Khôi, trên báo Phụ nữ tân văn, số 122, năm 1932, khi ông muốn dấy lên một phong trào thơ “đem ý thật có trong tâm khảm tả ra bằng những câu có vần mà không phải bó buộc bởi những niêm luật gì hết” [85, 53] nhằm phản ứng và đối lập với “thơ cũ” - một khái niệm cũng lần đầu tiên xuất hiện theo logíc của tư duy phân loại, dùng để chỉ lối thơ làm theo hình thức luật Đường đã trở nên gò bó, khuôn sáo xuất hiện đầy rẫy trên báo chí thời đó. Trong giai đoạn đầu của phong trào Thơ mới, để đấu tranh định hình một lối thơ khác với thơ cách luật cổ điển, mang “tinh thần tự do”, những người làm thơ mới đã nhất loạt tấn công vào tính quy phạm cứng nhắc của “thơ cũ” bằng cách cố tình đưa cú pháp văn xuôi vào thơ; dỡ bỏ mọi nề nếp niêm, luật và phép tắc đối thanh, đối ý của thơ cổ điển; cho phép cảm xúc tự do đi về trong câu chữ và vần. Do tiêu điểm của cuộc chiến nằm ở đó mà chính họ và cả những người chống đối họ từng có lúc ngỡ rằng Thơ mới là thơ “tự do” (theo nghĩa thể thơ). Lại có người còn cho thơ viết theo các thể từ khúc (lời của những điệu hát cổ Trung Hoa gồm những câu dài, câu ngắn không đều nhưng cố định) là Thơ mới. Nhưng đến những giai đoạn sau của phong trào, nhiều nhà thơ lại tìm về với các thể thơ truyền thống như thất ngôn, ngũ ngôn, LB. Ngay lối thơ 8 chữ là sáng tạo của các nhà thơ mới nhưng kiểu cách thể này đã ít nhiều có bóng dáng từ HN. Vậy là quan niệm Thơ mới là thơ tự do hay thơ viết theo các thể từ khúc tỏ ra không ổn nữa. Cách nhận diện Thơ mới chỉ xét riêng trên phương diện hình thức hay thể loại xem ra khó có thể thỏa mãn trong định danh một loại hình thơ đã khác với “thơ cũ” (thơ trung đại)... Từ những năm 40 của thế kỷ XX, khái niệm

Thơ mới” được nhận diện từ phương diện nội dung. Năm 1942, với Một thời đại trong thi ca [175], Hoài Thanh đã chỉ ra đích xác cái mới cơ bản nhất của “tinh thần Thơ mới” là cái tôi cá nhân - chữ “tôi” với ý nghĩa tuyệt đối. Từ đây, mệnh đề “Thơ mới là tiếng nói của cái tôi cá nhân - cá thể (individu)” ngày một trở nên quen thuộc và được thừa nhận. Sau nhiều thế kỷ bị phong tỏa bởi nhiều áp lực, với phong trào Thơ mới, lần đầu tiên cái tôi cá nhân có cơ hội lên tiếng đòi quyền sống cho chính nó. Hoài Thanh từng viết: “Xã hội Việt Nam từ xưa không có cá nhân. Chỉ có đoàn thể: lớn thì quốc gia, nhỏ thì gia đình. Còn cá nhân, cái bản sắc của cá nhân chìm đắm trong gia đình, trong quốc gia như giọt nước trong biển cả” [175, 45]. Sự trỗi dậy của cái tôi cá nhân, vì vậy, đúng như khẳng định của Phan Huy Dũng, “có ý nghĩa văn hóa lớn lao trong đời sống con người. Đối với văn học và thơ ca, nó có tác dụng khích lệ các nhà thơ bày tỏ mình một cách thành thực, dám từ lập trường, quan điểm cá nhân để giao tiếp với cuộc đời và nhìn nhận thế giới, tạo ra tính “đa thanh” của cả một nền thơ” [27, 6]. Nhìn chung, “vào thời điểm phong trào Thơ mới đang làm cuộc “cách mạng” thi ca, luận điểm nhấn mạnh vào cái mới của Thơ mới ở phương diện tinh thần như trên được xem là luận điểm đáng kể nhất. Chính nó đã góp phần khẳng định ý nghĩa đích thực cần được thừa nhận của danh hiệu “Thơ mới” mà người đề xướng phong trào là Phan Khôi lúc đầu chỉ định tạm dùng” [27, 6]... Như vậy, cho đến nay đã có không ít ý kiến giới thuyết về Thơ mới, hoặc thiên về hình thức, hoặc thiên về nội dung như những cách nhận diện trên. Tùy thuộc vào từng vấn đề mà người nghiên cứu có thể lựa chọn cho mình một góc độ tiếp nhận Thơ mới hợp lý. Mặt khác, cần phải có cái nhìn toàn diện về Thơ mới, bởi từ các tác phẩm cụ thể đến cả một nền thơ, phong trào thơ, là một chỉnh thể. Với đề tài Hệ thống thể loại truyền thống trong Thơ mới 1932 - 1945, chúng tôi chọn hướng tiếp cận Thơ mới từ góc độ loại hình - thể loại, đặc biệt ở đây là các thể thơ. Xuất phát từ góc nhìn này, có thể thấy Thơ mới đã vượt qua ý nghĩa chỉ một phong trào, trào lưu thơ. Thơ mới đã thực sự thuộc loại hình thơ hiện đại - một loại hình thơ khác với loại hình thơ truyền thống (thơ trung đại) nhưng không cắt đứt truyền thống. Không ít thể thơ truyền thống, đặc biệt là các thể thơ truyền thống thuần Việt, tiêu biểu như LB, vẫn có mặt và phát huy được thế mạnh của nó trong cuộc “hòa nhạc” của nhiều thể thơ khác của Thơ mới. Một điều nữa xin được nói thêm là nhìn trên phương diện khuynh hướng, “tổ chức” - đội ngũ thì Thơ mới là cả một “phong trào”, một phong trào thơ rộng lớn (chứ không hẹp như “nhóm”, nhóm Tự lực văn đoàn). Phong trào

Thơ mới thực ra không phải chỉ dành riêng cho các nhà thơ lãng mạn (Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận,...). Do các tác giả theo khuynh hướng lãng mạn chiếm số lượng áp đảo và sáng tác của họ là nền tảng cơ bản tạo nên Thơ mới nên lâu nay nhiều khuynh hướng nghiên cứu vẫn quen nhìn nhận Thơ mới là phong trào thơ ca lãng mạn hoàn toàn. Thực tế, không ít nhà thơ có khuynh hướng hiện thực vẫn tham gia và làm Thơ mới. Các tác giả sưu tầm, biên soạn Thơ mới 1932 - 1945, tác giả và tác phẩm [128] rất có cơ sở khi cho công bố cuốn sách này. Trong đó xuất hiện một số gương mặt Thơ mới mà lâu nay chúng ta cứ nghĩ họ là nhà thơ “hiện thực” như Tú Mỡ, Đồ Phồn. Thậm chí, ngay cả những nhà thơ cách mạng, tiêu biểu là Tố Hữu, thời kỳ đầu cũng chịu ảnh hưởng của Thơ mới. Ngoài ra, trong thơ một số nhà thơ, nhóm thơ mới còn mang ít nhiều dấu ấn của khuynh hướng tượng trưng, siêu thực (Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Bích Khê, nhóm Xuân thu nhã tập,…), v.v... Vậy, có thể khẳng định: Phong trào Thơ mới là một hiện tượng thơ lôi cuốn đông đảo nhiều người làm thơ, yêu thơ hưởng ứng. Trong đó, khuynh hướng chủ yếu là lãng mạn, thể hiện tiếng nói của cái tôi cá nhân cá thể với nhiều biểu hiện mới lạ, phong phú.

2.1.1.2. Thơ mới 1932 - 1945 vừa với tư cách là một phong trào, vừa với tư cách là một cuộc cách tân thơ, là hiện tượng thơ lớn nhất ở thời kỳ nửa đầu thế kỷ

XX. Cuộc xung đột và gặp gỡ với phương Tây trên nhiều phương diện đã tạo nên những biến thiên lớn trong đời sống dân tộc, nhất là trên lĩnh vực ý thức hệ tư tưởng, văn hóa, văn học. Sự bừng tỉnh của cái tôi cá nhân và nhu cầu khẳng định cá thể một cách bức thiết, tâm lí thoát li của tầng lớp trí thức tiểu tư sản, yêu cầu hiện đại hóa văn học nảy sinh trên những tiền đề lịch sử văn hóa, xã hội những năm đầu thế kỷ chính là nguyên nhân đặc thù trực tiếp thôi thúc buộc Thơ mới phải ra đời như một tất yếu lịch sử, giải phóng thơ Việt thoát khỏi những khuôn khổ mang tính quy phạm chặt chẽ của loại hình thơ trung đại để bước sang phạm trù hiện đại với một loại hình thơ mang “tinh thần tự do”, tự do về biểu hiện tư tưởng, cảm hứng, tự do về cách thức thể hiện, nghĩa là không còn bị ràng buộc, câu thúc bởi một quy phạm không cần thiết nào. Với ý nghĩa đó, Thơ mới xứng đáng là cuộc cách tân thơ ca lớn nhất trong lịch sử văn học Việt Nam thế kỷ XX, một cuộc cách tân triệt để và toàn diện từ nội dung, tinh thần đến hình thức nghệ thuật. Cái tôi và quan niệm cá nhân là thành tựu lớn nhất của cuộc cách tân về nội dung, cảm hứng trong Thơ mới. Lúc đầu, nó xuất hiện trên thi đàn trong trạng thái “bỡ ngỡ”, “như lạc loài nơi đất

khách” bởi xã hội Việt Nam trước đó chưa dành đất cho nó. Cái tôi và ý thức cá nhân thực chất là một khái niệm triết học khẳng định tính độc lập của con người. Nó xuất hiện từ khi xã hội có sự phân chia giai cấp gắn liền với sự ra đời của tư tưởng tư hữu. Thế nhưng không phải ở bất kì thời đại nào ý thức về cái tôi của con người cũng được chấp nhận. Dưới áp lực của thiết chế xã hội phong kiến cộng với tư tưởng thống trị của Nho giáo, con người được xem là một phần tử của vũ trụ, một bộ phận không tách rời khỏi thế giới (“thiên nhân hợp nhất”, “thiên địa vạn vật nhất thể”), nó có ý thức về bản ngã trong mối quan hệ khăng khít với chỉnh thể cộng đồng (gia đình, dòng tộc, họ hàng, làng xã, đất nước) mà trong đó nó là một bộ phận phục tòng. A.JA.Gurevich nói: “Con người trung cổ chỉ có thể ý thức được bản thân mình một cách đầy đủ trong khuôn khổ của tập thể mà nó là thành viên, và với tư cách là thành viên này nó được giao tiếp với những giá trị thống trị trong một môi trường xã hội nhất định” [2, 332]. Cũng có nghĩa là con người cá nhân không được quyền tồn tại độc lập với những nhu cầu của chính nó. Con người chỉ còn là công cụ cho những giá trị trừu tượng và theo đó văn chương cũng chỉ nhằm hướng “chí”, thờ “đạo”. Theo Nguyễn Đăng Mạnh, văn học trung đại thể hiện thế giới qua “một hệ thống ước lệ chặt chẽ, có tính uyên bác, cách điệu hóa, sùng cổ và phi ngã (impersonnel), đề cao văn học đạo lí hơn văn học tình cảm” [106, 153-156]. Khái quát đó hoàn toàn có cơ sở, nhưng khái niệm “tính phi ngã” dành cho văn học trung đại có lẽ cũng cần được hiểu một cách uyển chuyển... Hệ thống thi pháp văn chương cổ dẫu sao cũng kiềm tỏa cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ. Chỉ có những phong cách lớn với tài năng, cá tính độc đáo mới thật sự vượt lên trên những giới hạn của thời đại, bộc lộ mạnh mẽ cái tôi của mình. Đó là những phút nổi loạn của con người cá nhân trong Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát,... Những con người này đã từng “bất quy phạm” để chống lại những quy phạm, nhưng chống lại mà vẫn bị ràng buộc, vẫn bị hạn chế; điều ấy là tất yếu khi tính ước lệ phi ngã đã trở thành hệ thống. Đến những năm đầu thế kỷ XX, với những đổi thay của lịch sử, kinh tế - xã hội, văn hóa, văn học, con người cá nhân bước đầu được giải phóng. Các cá nhân giờ đây tự tách mình ra khỏi các cộng đồng phường hội, nó ý thức về mình như một cá thể độc lập, tự trị. Con người phát hiện ra bản thân mình, tâm hồn mình, cá tính mình, giá trị mình,… Toàn bộ những thay đổi ấy đã phác nên hình hài cái tôi cá nhân cá thể với “khát vọng thành thực” nhất trong Thơ mới. Thơ mới đã nói lên được “một nhu cầu lớn về tự do và phát huy bản ngã” (Tố Hữu).

Quan niệm cá nhân, cái ý thức phát huy bản ngã đó được thức dậy mạnh mẽ trong thơ của hàng loạt các nhà thơ mới. Nó thôi thúc cái tôi khẳng định mình như một bản lĩnh tích cực trong cuộc sống, như một chủ thể sáng tạo độc đáo trong nghệ thuật. Cái tôi của chủ thể sáng tạo được giải phóng sẽ đưa đến một cái nhìn mang tính cá thể hoá, một hệ thống thi pháp và tư duy thơ mới, với sự sáng tạo những hình thức biểu hiện phong phú mang sắc thái độc đáo của phong cách cá nhân. Hoài Thanh quả quyết: “Trong lịch sử thơ ca Việt Nam chưa bao giờ có một thời đại phong phú như thời đại này. Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên,… và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu…” [175, 29]. Cái tôi ấy còn tự bộc lộ đầy đủ mọi trạng thái tâm hồn mình ở trong thơ. Trần Đình Sử rất có cơ sở khi gọi nó là “cái tôi tự biểu hiện”, tiếp nối thành tựu nghiên cứu của Hoài Thanh, bổ sung vào nội dung quan niệm cá nhân của Thơ mới. Với Thơ mới, thế giới tâm hồn con người được mở rộng, ngày càng phong phú hơn… Nhưng rồi, tư thế tươi mới, say mê, dõng dạc buổi ban đầu dần dẫn đến sự tuyệt đối hóa của cái tôi cá nhân nên cô đơn, hiu quạnh, đau buồn. Cái tôi trong Thơ mới “vừa mới ra đời đã hoá ngay thành con bướm trắng” (Xuân Diệu), nó nhanh chóng tìm cách thoát li thực tại “Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh / Một vì sao trơ trọi cuối trời xa” (Chế Lan Viên), trốn chạy chính mình “Chớ để riêng em phải gặp lòng em” (Xuân Diệu). Ý thức về cái tôi cá nhân cá thể còn được bộc lộ rõ nét ngay cả trong những nhu cầu, khuynh hướng thoát li của các nhà thơ mới. “Khác với các nhà thơ cổ điển luôn vươn tới sự hài hoà giữa con người và thiên nhiên, con người và xã hội, chưa có nhu cầu bức bách phải bộc lộ mình như một cá thể tách khỏi xã hội; ở các nhà thơ mới lãng mạn “cái bình yên thời trước”, “cái cốt cách hiên ngang” có lúc được xây dựng trên sự cân bằng hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng không còn nữa” [35, 31]. Đối với họ giờ là thời của cái tôi cô đơn cách biệt (Mỗi người một núi đứng riêng tây), cái tôi sầu vạn kỷ (Một chiếc linh hồn nhỏ / Mang mang thiên cổ sầu),... Mỗi cái tôi tự tìm thấy cho mình một lối thoát, một hoài vọng vào quá khứ, vào tôn giáo, vào những thế giới siêu hình,... Và đây cũng là cách để mỗi nhà thơ tự bộc bạch cái tôi của riêng mình. Thời đại Thơ mới là thời đại của chữ tôi, và “vòng đời” của những nhà thơ mới cũng “nằm trong vòng chữ tôi”

Ngày đăng: 04/10/2023