Một Số Đặc Điểm Dịch Tễ Học Sa Sút Trí Tuệ Ở Người Cao Tuổi Tại Hai Quận, Huyện Hà Nội 47906


4.4.1.Cách thức tổ chức mô hình

- Ban chỉ đạo thực hiện mô hình: Chính là Ban chăm sóc sức khỏe ban đầu của xã, phường đã có sẵn. Mọi hoạt động của mô hình được lồng ghép vào các hoạt động của Ban.

- Thành viên trong mô hình gồm có:

+ Đại diện Uỷ ban nhân dân xã: Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã,

phường.

+ Trạm Y tế xã, phường: Trạm trưởng Trạm Y tế xã, phường.

+ Hội Người cao tuổi xã, phường: Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã, phường.

+ Đại diện một số ban ngành, đoàn thể, tổ chức quần chúng ở xã, phường, cụ thể: i) Trưởng ban Văn hoá-xã hội xã, phường; ii) Bí thư Đoàn Thanh niên xã, phường; iii) Chủ tịch Hội Phụ nữ; iv) Chủ tịch Hội Cựu chiến binh; v) Tổ truyền thông - thông tin của xã, phường: Tổ đã được Uỷ ban Nhân dân của bốn xã, phường thành lập, thành phần gồm các thành viên là đại diện: Ban Văn hoá - xã hội, Trạm Y tế, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi.

+ Nhân viên y tế thôn xóm, cộng tác viên dân số - dinh dưỡng thôn,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

xóm, tổ dân phố.

+ Trưởng thôn, xóm hoặc Tổ trưởng dân phố, Trưởng các ban ngành, đoàn thể, tổ chức quần chúng ở thôn, xóm hoặc tổ dân phố.

Đặc điểm dịch tễ học sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại hai quận, huyện Hà Nội - 15

+ Chi hội trưởng các chi hội người cao tuổi.

+ Người trực tiếp chăm sóc người cao tuổi tại hộ gia đình: người nhà, người thân, người giúp việc, người tình nguyện là người thường xuyên, trực tiếp tiếp xúc và chăm sóc người cao tuổi tại hộ gia đình.

+ Người cao tuổi đang sống tại bốn xã, phường.

- Vai trò của các thành viên trong mô hình: Chủ tịch xã, phường là Trưởng Ban chỉ đạo điều hành chung. Trạm trưởng Trạm y tế xã, phường chỉ


đạo chuyên môn và giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của các thành viên. Tổ Truyền thông - thông tin phối hợp với Trạm Y tế, Hội Người cao tuổi trong truyền thông giáo dục sức khoẻ. Các ban ngành, đoàn thể ở xã, phường tham gia hỗ trợ. Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã, phường phối hợp với Trạm y tế giám sát và hỗ trợ các Chi hội trưởng người cao tuổi. Nhân viên y tế thôn, xóm, cộng tác viên dân số, cộng tác viên dinh dưỡng là người trực tiếp hướng dẫn, điều chỉnh, cập nhật các nội dung chuyên môn được tập huấn và giám sát việc thực hiện của người trực tiếp chăm sóc người cao tuổi, của hộ gia đình và bản thân người cao tuổi. Các Chi hội trưởng người cao tuổi phối hợp và hỗ trợ nhân viên y tế thôn, xóm giám sát và đôn đốc các hộ gia đình người cao tuổi thực hiện. Trưởng xóm, tổ trưởng dân phố tạo điều kiện cho các thành viên của mô hình làm việc. Người trực tiếp chăm sóc người cao tuổi sa sút trí tuệ: trực tiếp chăm sóc người cao tuổi, thường xuyên thông báo tình hình sức khỏe và kết quả chăm sóc cho nhân viên y tế thôn xóm, tổ dân phố. Người cao tuổi là đối tượng thụ hưởng của mô hình.

4.4.2. Hình thức, nội dung và hoạt động của mô hình

- Hình thức tổ chức đào tạo: Hình thức: tiến hành tập huấn cho các thành viên tham gia mô hình về các vấn đề cơ bản trong chăm sóc sức khoẻ và sa sút trí tuệ ở người cao tuổi, về phương pháp hoạt động trong mô hình. Hình thức giảng dạy chủ yếu là giảng dạy tích cực. Thực hành ngay tại Trạm y tế xã, phường.

- Cách thức hoạt động: Sau khi đào tạo xong, các thành viên sẽ ký cam kết để thực hiện kế hoạch hoạt động. Nội dung và kế hoạch hoạt động trong suốt thời gian thực hiện mô hình được giao cụ thể đến từng tháng. Trên cơ sở nhiệm vụ được giao cho các thành viên, Trạm trưởng Trạm y tế xã, phường trực tiếp hướng dẫn, điều chỉnh và giám sát về mặt chuyên môn nghiệp vụ. Các nhân viên y tế thôn xóm, các cộng tác viên dân số, dinh dưỡng với sự hỗ trợ của Trưởng thôn xóm, Tổ trưởng dân phố, Chi hội trưởng người cao tuổi


tại các thôn, xóm, tổ dân phố sẽ tiến hành đi thăm các hộ gia đình và kết hợp truyền thông giáo dục sức khỏe cho người thân, người nhà trực tiếp chăm sóc người cao tuổi sa sút trí tuệ. Hằng tháng, các thành viên gửi báo cáo kết quả làm việc cho Trưởng trạm y tế xã vào một ngày cuối tháng. Trưởng trạm xem xét, nhận xét và phản hồi thông tin trở lại cho cho các thành viên biết những điều đã làm được, những điều cần bổ sung để tháng tới hoạt động tốt hơn. Thực hiện lồng ghép các nội dung và hoạt động của mô hình vào các cuộc họp giao ban của các ban, ngành đoàn thể và các chương trình y tế đang triển khai tại hai xã và hai phường

- Công tác giám sát hoạt động mô hình: Theo đúng quy trình hằng tháng, tiến hành giám sát, kiểm tra hoạt động thực tế của các thành viên ở thôn, xóm, tổ dân phố. Giám sát viên xem xét báo cáo của nhân viên y tế thôn, xóm, tổ dân phố, cộng tác viên, nhận xét của trưởng trạm y tế xã, phường, đồng thời nghe ý kiến phản ánh của Hội Người cao tuổi, của nhân dân ở các thôn, xóm, tổ dân phố. Định kỳ hai tháng một lần, nhóm nghiên cứu họp với Uỷ ban Nhân dân xã, Trưởng Trạm y tế xã, Ban chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, Hội người cao tuổi và đại diện của một số ban ngành đoàn thể để đánh giá tình hình hoạt động của các thành viên tại các xóm, tổ dân phố và bổ sung những vấn đề cần chỉ đạo hỗ trợ thêm.

4.5. Một số hạn chế của đề tài

Đề tài được triển khai trên một địa bàn rộng, nghiên cứu chủ đích tại bốn xã, phường. Nhóm nghiên cứu đã phải phối hợp với nhiều đơn vị, tổ chức trong quá trình thực hiện và triển khai đề tài.

Qua thực tế điều tra, chúng tôi đã phỏng vấn 709 người cao tuổi ở xã Thanh Xuân, 500 người ở xã Minh Trí, 600 người ở phường Phương Mai, 500 người ở phường Kim Liên, căn cứ vào danh sách người cao tuổi do Hội Người cao tuổi của xã, phường cung cấp. Trắc nghiệm kiểm tra tâm trí thu nhỏ (MMSE) chỉ thực hiện được ở người cao tuổi có trình độ biết đọc - biết


viết trở lên nên đã loại ra ngay ở giai đoạn bắt đầu sàng lọc đối tượng nghiên cứu 709 người biết đọc - biết viết (không thuộc đối tượng nghiên cứu của đề tài), do đó chưa thể xác định được tỷ lệ sa sút trí tuệ ở người cao tuổi mù chữ. Vì vậy trên thực tế số người cao tuổi mắc sa sút trí tuệ đang sinh sống ở cộng đồng có thể còn cao hơn so với kết quả nghiên cứu.

Nghiên cứu sa sút trí tuệ là vấn đề khó và mới ở Việt Nam, hiện chưa có số liệu dịch tễ học về sa sút trí tuệ ở trong nước, việc tham khảo chủ yếu dựa vào kết quả nghiên cứu của các tác giả nước ngoài.

Mô hình dự phòng sa sút trí tuệ trong nghiên cứu này được đưa ra từ đặc thù của người cao tuổi ở Hà Nội và hoàn cảnh của Hà Nội. Tuy nhiên mô hình này mới ở giai đoạn đề xuất, chưa qua thử nghiệm áp dụng.


KẾT LUẬN


Kết quả thu được từ nghiên cứu cắt ngang trên 1.767 người cao tuổi và nghiên cứu bệnh-chứng xác định các yếu tố nguy cơ sa sút trí tuệ chủ yếu ở người cao tuổi tại bốn xã, phường thuộc hai quận, huyện Hà Nội cho phép rút ra một số kết luận sau:

1. Một số đặc điểm dịch tễ học sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại hai quận, huyện Hà Nội

- Tỷ lệ người cao tuổi đang sống tại cộng đồng ở bốn xã, phường thuộc hai quận, huyện Hà Nội là 9,1% dân số. Tỷ lệ người cao tuổi ở độ tuổi càng cao thì càng giảm ở cả hai khu vực nội thành và ngoại thành. Tỷ lệ người cao tuổi là nữ giới cao hơn so với nam giới, số người cao tuổi là nữ giới chiếm 59,2% ở khu vực ngoại thành và 51,9% ở khu vực nội thành.

- Tỷ lệ hiện mắc sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại bốn xã, phường của hai quận, huyện Hà Nội là 4,24%. Trong đó: tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ ở khu vực ngoại thành là 5,06%, ở khu vực nội thành là 3,56%.

- Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ ở nữ giới cao hơn so với nam giới. Nam giới ở khu vực nội thành có tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ là 40,8%, thấp hơn so với khu vực ngoại thành (48,1%). Nữ giới ở khu vực nội thành có tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ là 59,2% cao hơn ở khu vực ngoại thành (51,9%).

- Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ có xu hướng tăng dần theo độ tuổi của người

cao tuổi: ở độ tuổi 60 - 64 tuổi là 0,6%, 65-69 tuổi: 1,8%, 70-74 tuổi: 3,5%,

75-79 tuổi: 5,7%, 80 - 84 tuổi: 11,2%, 85-89 tuổi: 8,6% và từ 90 tuổi trở lên

là 25,0%.

- Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ ở nhóm người có trình độ học vấn thấp (biết đọc - biết viết) là 10,9%, nhóm học hết tiểu học là 5,5%, nhóm học hết trung


học cơ sở là 2,6%, nhóm phổ thông trung học là 2,2% và nhóm tốt nghiệp đại

học - cao đẳng - trung cấp chuyên nghiệp và sau đại học là 1,8%.

2. Một số yếu tố nguy cơ sa sút trí tuệ ở người cao tuổi Hà Nội

Sử dụng mô hình hồi quy thứ bậc đã xác định được 9 yếu tố nguy cơ phổ biến, có thể cải biến và can thiệp được, thực sự là yếu tố nguy cơ đối với sa sút trí tuệ:

1. Tai biến mạch não.

2. Tăng huyết áp.

3. Tăng cholesterol máu toàn phần.

4. Đái tháo đường.

5. Trình độ học vấn thấp.

6. Không hoạt động xã hội.

7. Không hoạt động thể lực.

8. Chế độ dinh dưỡng không hợp lý.

9. Uống rượu.

Từ kết quả nghiên cứu, một số biện pháp dự phòng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại cộng đồng được đề xuất trên cơ sở tác động vào các nhóm nguy cơ có thể cải biến được là: nhóm bệnh mạch máu, rối loạn chuyển hóa và yếu tố tâm lý-xã hội, nếp sống.


KIẾN NGHỊ


1. Cần tổ chức quản lý và chăm sóc sức khoẻ ban đầu đối với người cao tuổi thông qua việc chẩn đoán sớm sa sút trí tuệ và phát hiện kịp thời các yếu tố nguy cơ; tuyên truyền việc rèn luyện thân thể và tự phòng các bệnh thường gặp ở người cao tuổi.

2. Kiểm soát các yếu tố nguy cơ mạch máu của sa sút trí tuệ.

3. Tăng cường các hoạt động thể lực, các hoạt động xã hội và quần chúng, các hoạt động liên quan đến nhận thức áp dụng phù hợp với đặc điểm của từng khu vực người cao tuổi sinh sống.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt

1. Nguyễn Quốc Anh, Phạm Minh Sơn, Phạm Vũ Hoàng và cộng sự (2007),

Người cao tuổi Việt Nam, Nhà xuất bản Hồng Đức, tr. 252.

2. Bệnh viện Lão khoa Trung ương (2004), Cẩm nang chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 10-19.

3. Nguyễn Hòa Bình (2001), Nghiên cứu chất lượng khám chữa bệnh của y tế tuyến xã và xây dựng mô hình dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà ở ngoại thành Hà Nội 1994 - 2000, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, tr. 27-39.

4. Bộ Y tế (1996), Định hướng chiến lược công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân đến năm 2000 và 2020, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 2-7.

5. Bộ Y tế (2011), Hướng dẫn thực hiện chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi,

Thông tư số 35/2011/TT-BYT ngày 15/10/2011, tr. 1-6.

6. Lê Hồng Diệp Chí (2006), "Tổ chức hoạt động thể dục thể thao đối với người cao tuổi", Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Pháp lệnh người cao tuổi, Hà Nội, tr. 40-47.

7. Nguyễn Đại Chiến (2006), Đánh giá chức năng nhận thức ở người Việt Nam từ 60 tuổi trở lên bằng một số trắc nghiệm thần kinh - tâm lý, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, tr. 13-33.

8. Chính phủ (2011), Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người cao tuổi, Nghị định số 06/2011/NĐ-CP, tr. 1-10.

9. Đàm Việt Cương, Trần Thị Mai Oanh và cộng sự (2005), Dự án "Nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ở vùng nông thôn Việt Nam", Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, tr. 15-31.

10. Dương Xuân Đạm (1997), Nghiên cứu một số phương pháp luyện tập dưỡng sinh đối với người lớn tuổi, Luận án Phó Tiến sỹ khoa học Y Dược, Trường Đại học Y Hà Nội, tr. 24-34.

11. Đảng ủy phường Phương Mai (2010), Lịch sử Đảng bộ và nhân dân

phường Phương Mai, Nhà xuất bản Nông nghiệp, tr. 140-160.

12. Ngô Văn Dũng (2005), Bước đầu đánh giá suy giảm nhận thức nhẹ với một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, tr. 15- 45.

13. Đào Văn Dũng, Vũ Thị Kim Anh (2006), "Thực trạng và một số mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi Việt Nam", Tạp chí Khoa giáo, (6), tr. 36-39.

14. Nguyễn Hữu Dương, Nguyễn Văn Tiên (2000), "Chính sách với người già ở Thụy Điển", Nghiên cứu cơ sở thực tiễn và lý luận xây dựng chính sách

Xem tất cả 138 trang.

Ngày đăng: 16/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí