Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sức Khỏe Tâm Thần Trẻ Em Và Thanh Thiếu Niên


10-17 tuổi là 1% [2]. Bùi Đức Trình và cs. (2009) nghiên cứu các vấn đề SKTT ở trẻ 11 – 15 tuổi bằng thang điểm SDQ 25 cũng nhận thấy tỷ lệ chung các vấn đề SKTT là 15,6% [29]. Tuy số lượng nghiên cứu chưa nhiều, nhưng những kết quả nghiên cứu trên cũng đã chỉ ra một vấn đề sức khỏe đáng quan tâm đó là các rối loạn SKTT trẻ em và thanh thiếu niên tại Thái Nguyên.

Như vậy, các tài liệu và nghiên cứu trước cho thấy đặc điểm các rối loạn tâm thần - hành vi trẻ em và thanh thiếu niên rất đa dạng và đặc trưng cho từng giai đoạn phát triển của trẻ. Nhìn chung, các rối loạn này chiếm khoảng 10-20% các trẻ ở lứa tuổi này. Rối loạn thường gặp nhất là các rối loạn cảm xúc như trầm cảm, lo âu, và các rối loạn hành vi.

1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần trẻ em và thanh thiếu niên

Nguyên nhân của các RLTT & HV trẻ em và thanh thiếu niên là một vấn đề rất phức tạp. Cũng như các RLTT ở người trưởng thành, cho đến nay, các tiến bộ về khoa học thần kinh và các nghiên cứu về hành vi đã cho biết căn nguyên một số rối loạn, song còn một số rối loạn vẫn chưa được sáng tỏ, vẫn còn đang cần được tiếp tục nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực khác nhau như các yếu tố gen, miễn dịch, sinh hoá não… [52], [85], [112]. Thêm vào đó, trẻ em là lứa tuổi đang phát triển và sự phát triển này chịu sự chi phối bởi rất nhiều yếu tố kể cả yếu tố bẩm sinh và các yếu tố tác động của hoàn cảnh. Nhiều biểu hiện bình thường ở lứa tuổi nhỏ nhưng có thể lại là bất thường ở trẻ lớn hơn. Mặc dù vậy, các nghiên cứu dịch tễ học về các yếu tố ảnh hưởng đến các RLTT & HV trẻ em và thanh thiếu niên ngày càng nhiều và phong phú đã cho phép xác định sức mạnh tương đối của các yếu tố nguy cơ đối với từng loại rối loạn cụ thể; xác định nhóm trẻ có nguy cơ cao dễ mắc bệnh; và cũng cho phép thiết kế các chương trình phòng chống các RLTT & HV thích hợp cho trẻ em trong các hoàn cảnh khác nhau [52], [98], [112].

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến SKTT của trẻ em và thanh thiếu niên. Yếu tố nguy cơ để phát triển một RLTT hoặc gặp rắc rối về cảm xúc bao gồm tổn thương trước khi sinh như mẹ nghiện rượu, ma túy, và thuốc lá, trọng lượng sơ sinh thấp; khó tính hay gen di truyền về RLTT, các yếu tố nguy cơ bên ngoài như đói nghèo, bị tước đoạt, bị lạm dụng và bỏ rơi, cha mẹ bất hòa; cha mẹ có các bệnh lý tâm thần, hoặc trải nghiệm các chấn thương tâm lý. Nhìn chung, các


nghiên cứu đều chỉ ra sự kết hợp của nhiều yếu tố trong cơ chế sinh bệnh. Theo WHO, sự tương tác giữa các yếu tố sinh học với yếu tố tâm lý và xã hội sẽ dẫn đến các rối loạn SKTT [115], [118], [119] (hình 1.2).


Yếu tố sinh học

Yếu tố Tâm lý

Các yếu tố xã hội

RLTT


Yếu tố tâm lý

Các yếu tố xã hội

Hình 1.2. Sự tương tác giữa các yếu tố sinh học, tâm lý và xã hội trong rối loạn SKTT (Nguồn: WHO – 2001) [118]

Có thể chia các yếu tố ảnh hưởng đến SKTT thành 2 nhóm là nhóm các yếu tố nguy cơ và nhóm các yếu tố bảo vệ (bảng 1.3).

Bảng 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến SKTT của trẻ em và thanh thiếu niên


Nhóm yếu tố

Các yếu tố nguy cơ

Các yếu tố bảo vệ


Sinh học

- Mẹ phơi nhiễm với độc chất trong thời gian mang thai (hút thuốc lá, uống rượu,…)

- Yếu tố gia đình về rối loạn tâm thần

- Chấn thương vào đầu

- Ngạt hoặc các biến chứng khi sinh

- Nhiễm HIV

- Suy dinh dưỡng

- Các bệnh cơ thể khác

- Phát triển thể lực phù hợp với lứa tuổi

- Có sức khoẻ thể lực tốt

- Có chức năng trí tuệ tốt


- Học kém

- Khả năng học hỏi và rút

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.

Đánh giá hiệu quả mô hình phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh từ 6-15 tuổi tại thành phố Thái Nguyên - 4




Tâm lý

- Vấn đề nhân cách: khó gần, hướng nội, khép kín

- Bị lạm dụng tình dục, lạm dụng cơ thể, tâm lý hoặc bị bỏ rơi

kinh nghiệm

- Tự tin

- Khả năng giải quyết vấn đề tốt

- Kỹ năng xã hội tốt

Môi trường a/ Gia đình


b/Trường học


c/ Cộng đồng

- Kém quan tâm chăm sóc

- Mâu thuẫn trong gia đình

- Kỷ luật không nghiêm khắc

- Quản lý kém

- Gia đình có người mất

- Thi trượt, học kém

- Môi trường trường học và lớp học không thuận lợi

- Giám sát học tập không đầy đủ hoặc không phù hợp


- Cộng đồng thiếu quan tâm chăm sóc, mâu thuẫn với hàng xóm, xung quanh có nhiều tội phạm, bạo lực, hư hỏng, không có mối liên hệ với cộng đồng

- Di cư, chuyển nơi ở

- Gia đình gắn bó

- Gia đình có trách nhiệm

- Gia đình coi trọng


- Được tham gia các hoạt động trong trường, lớp

- Có thành tích học tập tốt

- Gắn kết với trường lớp


- Tình làng nghĩa xóm cao

- Môi trường lành mạnh

- Tập quán văn hoá chia sẻ khó khăn, gắn bó với cộng đồng, được cộng đồng coi trọng

- Mạng lưới hỗ trợ cộng

đồng phát triển

(Nguồn WHO – 2005) [119]

Như vậy, trong quá trình phát triển, trẻ em có thể phải đối mặt với rất nhiều yếu tố bất lợi. Sự kết hợp của các yếu tố bất lợi có thể làm xuất hiện các rối loạn tâm thần và hành vi ở trẻ em và trẻ vị thành niên. Các yếu tố bất lợi có thể bao gồm các yếu tố thuộc về cá nhân như yếu tố bẩm sinh, di truyền, bệnh cơ thể, các yếu tố tâm lý cá nhân..., hay các yếu tố bất lợi của môi trường sống, môi trường giáo dục.


1.2. Các giải pháp can thiệp chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em và thanh thiếu niên hiện nay

Theo khuyến cáo của WHO, phương hướng CSSKTT nói chung và CSSKTT trẻ em và thanh thiếu niên nói riêng là cần tập trung đẩy mạnh hoạt động này tại cộng đồng. Cần phối hợp các nguồn lực và dịch vụ để đạt hiệu quả và giảm chi phí đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển. Để việc can thiệp các vấn đề SKTT có hiệu quả, cần phối hợp đồng bộ 3 phương thức can thiệp là hoá dược lý trị liệu, tâm lý trị liệu và can thiệp môi trường [119].


Điều trị bệnh tâm thần

Hoá dược trị liệu

Tâm lý trị liệu

Can thiệp môi trường

Hình 1.3. Điều trị bệnh tâm thần (WHO-2005) [119]

Tuy nhiên, các RLTT & HV trẻ em và thanh thiếu niên với cơ chế bệnh sinh phức tạp, dễ bị ảnh hưởng bới các yếu tố môi trường và liên quan chặt chẽ đến sự phát triển tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ nên việc can thiệp các vấn đề này đòi hỏi một cách tiếp cận "hệ thống", trong đó cần có sự phối hợp của gia đình, trường học, các dịch vụ xã hội một cách có tổ chức. Đặc biệt, gia đình và trường học là những thành tố quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ SKTT cho trẻ em và thanh thiếu niên [49], [54].

Các biện pháp can thiệp dự phòng đã được chứng minh là hiệu quả trong việc giảm thiểu tác động của các yếu tố nguy cơ gây RLTT đồng thời cải thiện sự phát triển các chức năng xã hội và cảm xúc bằng cách cung cấp các chương trình và dịch vụ như chương trình giáo dục cho trẻ em, chương trình giáo dục cho phụ huynh, dịch vụ y tá đến nhà thăm…. Các phương pháp điều trị tâm lý xã hội cũng đã cho thấy có thể mang lại hiệu quả đối với nhiều RLTT & HV trẻ em và thanh thiếu niên (kể cả ADHD, trầm cảm và các rối loạn gây rối…) [57], [62], [75].


1.2.1. Điều trị bệnh tâm thần trẻ em

Các RLTT & HV trẻ em cũng giống như các RLTT & HV ở người lớn và nhiều bệnh mạn tính khác đòi hỏi cần phải điều trị liên tục và phối hợp nhiều biện pháp trị liệu. Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong việc điều trị các RLTT ở người trưởng thành, điều trị các RLTT trẻ em đến nay vẫn còn chưa được hiểu rõ. Các chuyên gia vẫn đang tìm tòi những phương pháp điều trị tốt nhất cho RLTT ở trẻ em. Hiện nay, nhiều lựa chọn điều trị được sử dụng cho trẻ em, trong đó có điều trị bằng thuốc, tương tự những gì được sử dụng để điều trị ở người lớn. Đặc biệt, với trẻ em, các biện pháp điều trị không dùng thuốc (liệu pháp tâm lý, liệu pháp hành vi, liệu pháp gia đình, các liệu pháp tâm lý – xã hội) được lựa chọn sử dụng một cách rộng rãi [38], [52], [85].

Việc phối hợp giữa dùng thuốc và các biện pháp không dùng thuốc cũng phổ biến. Các biện pháp điều trị thông dụng nhất thường được sử dụng bao gồm:

1.2.1.1. Dùng thuốc

Tùy thuộc vào bệnh lý và các triệu chứng RLTT mà xem xét và cân nhắc điều trị bằng thuốc tác động tâm thần cho trẻ em và thanh thiếu niên. Tuy nhiên, phải luôn cân nhắc giữa nguy cơ và lợi ích của việc dùng thuốc một cách rất cẩn trọng bởi cơ thể và hệ thần kinh của trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Trong nhiều bệnh lý tâm thần trẻ em, việc dùng thuốc thực sự mang lại kết quả tốt rõ rệt. Các loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị các bệnh lý tâm thần trẻ em bao gồm các thuốc an thần kinh, thuốc chống trầm cảm, giải lo âu, thuốc cường thần và các thuốc chỉnh khí sắc. Trong kế hoạch điều trị, liệu pháp dùng thuốc bao giờ cũng được phối hợp với các liệu pháp khác. Không bao giờ sử dụng liệu pháp hóa dược để thay thế hoàn toàn các can thiệp tâm lý xã hội và giáo dục. Tuy nhiên, cũng không nên dùng thuốc như một biện pháp cuối cùng khi mà tất cả các liệu pháp khác đã thất bại bởi với một số rối loạn (như trầm cảm chủ yếu, hưng cảm, rối loạn loạn thần) nếu không được điều trị bằng thuốc sẽ diễn biến ngày càng nặng lên và ảnh hưởng nặng nề đến nhân cách, các mối quan hệ xã hội của trẻ và thậm chí có nguy cơ tự sát. Đã có những bằng chứng rằng việc phát hiện và dùng thuốc sớm đối với các biểu hiện tiền


triệu của một số bệnh loạn thần (như tâm thần phân liệt khởi phát sớm ở trẻ em và thanh thiếu niên) có thể cải thiện được tiên lượng và chức năng của người bệnh. Đối với các trẻ mắc chứng ADHD cũng vậy, bệnh lý sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả học tập, đến các chức năng xã hội của trẻ. Việc điều trị sớm những trường hợp này sẽ mang lại những thành tựu đáng kể cho trẻ trong học tập và các hoạt động xã hội. Do đó việc cân nhắc dùng thuốc còn phải xem xét đến lợi ích lâu dài của trẻ đó [8], [17], [52].

1.2.1.2. Liệu pháp tâm lý

Tâm lý liệu pháp (hay một dạng của tư vấn) với mục đích làm giảm, mất các rối loạn tâm thần và hành vi. Các chuyên gia tâm lý sử dụng các kỹ thuật khác nhau để giúp các bệnh nhân đối phó với bệnh tật, hiểu và giải quyết các triệu chứng về cảm xúc, tư duy và hành vi mà có liên quan đến các vấn đề tâm lý. Ở trẻ em, rất nhiều rối loạn có liên quan đến các vấn đề tâm lý như hoàn cảnh, điều kiện sống, các mất mát trẻ đã chứng kiến, những khó khăn và áp lực trong học tập, khó khăn trong thiết lập các mối quan hệ ở trường lớp, ảnh hưởng của các mối quan hệ bạn bè…Hơn nữa, việc dùng thuốc điều trị ở trẻ em cần hết sức thận trọng và thường không được chỉ định rộng rãi. Do vây, liệu pháp tâm lý trong điều trị các vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ em là một lựa chọn hiệu quả và an toàn [85], [112]. Liệu pháp tâm lý được chỉ định trong phần lớn các RLTT & HV ở trẻ em và thanh thiếu niên. Các liệu pháp tâm lý thường dùng trong điều trị các RLTT & HV trẻ em là liệu pháp nâng đỡ (hỗ trợ); liệu pháp hành vi – nhận thức; Liệu pháp tâm lý cá nhân, liệu pháp tâm lý nhóm và liệu pháp gia đình. Để liệu pháp tâm lý hiệu quả với trẻ em và thanh thiếu niên, cha mẹ hoặc người nuôi dưỡng cần phải được đưa vào chương trình can thiệp. Họ sẽ được học về các vấn đề SKTT của trẻ em, chia sẻ quan điểm với nhà tâm lý về mục tiêu điều trị và các biện pháp can thiệp. Trẻ em có bệnh khó có thể được điều trị tốt nếu gia đình và môi trường xung quanh trẻ không được cải thiện. Thông thường, các nhà liệu pháp sẽ phối hợp với giáo viên của trẻ, bản thân trẻ đó, gia đình và nhân viên dịch vụ xã hội, bác sỹ nhi khoa của trẻ, hoặc bất kỳ người nào mà có vai trò quan trọng đối với trẻ để tác động can thiệp tâm lý cho trẻ. Việc lựa chọn liệu pháp tâm lý phù hợp với trẻ được hình thành thông qua quá trình khám tâm thần. Can


thiệp tâm lý cần phù hợp với mức độ phát triển thể chất, nhận thức, cảm xúc của trẻ, giúp cho trẻ và gia đình đạt được các kỹ năng đòi hỏi để trẻ có thể phát triển khỏe mạnh, có khả năng thích nghi, làm giảm bớt các căng thẳng và nâng cao năng lực mọi mặt của trẻ.

1.2.1.3. Can thiệp môi trường

Can thiệp môi trường trong điều trị các RLTT & HV trẻ em và thanh thiếu niên nhằm cung cấp một môi trường an toàn, nâng đỡ, tôn trọng trẻ và tạo điều kiện tốt nhất cho các trẻ có vấn đề SKTT đạt được kết quả phát triển tốt nhất. Can thiệp môi trường còn có tác dụng làm giảm các yếu tố nguy cơ, dự phòng các rối loạn [68], [77], [84]. Môi trường ở đây có thể hiểu là môi trường sống, môi trường học tập, sinh hoạt của trẻ. Bởi vì đa số thời gian của trẻ là ở trường, nhà trường là nơi đào tạo và cũng là nơi chăm sóc trẻ, là nơi trẻ thể hiện bản thân, học tập, vui chơi, kết bạn; trường học cũng là môi trường thuần nhất, thuận lợi cho việc tác động, do đó các can thiệp môi trường học tập của trẻ thường được thực hiện. Đa số các nghiên cứu can thiệp các RLTT & HV trẻ em đều có yếu tố can thiệp trường học. Bên cạnh đó, các can thiệp nhằm cải thiện môi trường gia đình, môi trường sống của trẻ cũng được thực hiện tùy theo đặc điểm rối loạn của trẻ, nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ [77], [84], [87], [96].

Như vậy, việc điều trị các rối loạn tâm thần - hành vi trẻ em và thanh thiếu niên phức tạp và cần phối hợp nhiều liệu pháp. Các liệu pháp cần được xem xét ưu tiên hàng đầu là các liệu pháp không dùng thuốc như liệu pháp tâm lý cá nhân, can thiệp gia đình, trường học.... Trong một số bệnh lý, cần có sự kết hợp dùng thuốc để đạt được kết quả điều trị tốt hơn.

1.2.2. Phát hiện, can thiệp sớm và dự phòng các vấn đề sức khỏe tâm thần trẻ em và thanh thiếu niên

Trong những tình huống bất lợi cho sức khỏe tâm thần trẻ em và thanh thiếu niên, nếu phát hiện bệnh sớm, tư vấn điều trị kịp thời, tạo lập môi trường thuận lợi tại cộng đồng sẽ là yếu tố giảm thiểu nguy cơ, dự phòng các RLTT & HV. Bên cạnh đó, cần giúp các trẻ em mắc bệnh có cơ hội tham gia hoạt động tập thể tại trường, lớp, địa phương, giúp trẻ sống có trách nhiệm tại gia đình, nâng đỡ sức khỏe và đời sống tinh thần cho trẻ. Phát hiện, can thiệp sớm và dự


phòng các vấn đề SKTT trẻ em và thanh thiếu niên là việc làm cần thiết và phải được thực hiện một cách thường xuyên và có hệ thống, được thể chế và luật pháp quy định, được hệ thống y tế triển khai các dịch vụ hỗ trợ và được cộng đồng tham gia (WHO – 2003) [115].

Trẻ em sống cùng cha mẹ, người thân và đến trường hàng ngày. Do đó, cha mẹ, người thân trong gia đình, các giáo viên, và bạn học của trẻ là những người thường xuyên tiếp xúc với trẻ. Để phát hiện sớm các vấn đề SKTT của trẻ, những thay đổi trong hoạt động hàng ngày của trẻ ở nhà và ở trường cần phải được chú ý quan sát và theo dõi. Các khuyến cáo phát hiện sớm và dự phòng rối loạn SKTT đều chú trọng vào tư vấn cho gia đình các biện pháp theo dõi, hỗ trợ trẻ [115], [116], [119]. Tại gia đình, cha mẹ cần dành thời gian quan tâm, lắng nghe con cái mình nhiều hơn. Từ đó, cha mẹ thấu hiểu trẻ, có thể giúp giải thích, giảm thiểu những lo lắng, băn khoăn không đáng có. Thêm vào đó, tại nhiều gia đình, chính cha mẹ làm trẻ cảm thấy không thoải mái, tạo nhiều áp lực, yêu cầu quá sức đối với trẻ. Các mâu thuẫn, bất hòa, những khó khăn, áp lực của cha mẹ đều ảnh hưởng rất lớn đến con cái. Vì vậy, bên cạnh việc hiểu và quan tâm đến con, các bậc cha mẹ cần tạo ra không khí gia đình vui tươi, hạnh phúc, tạo môi trường an toàn, thuận lợi cho trẻ [41], [43], [44]. Cần thực hiện các biện pháp truyền thông cho cha mẹ về các vấn đề SKTT của trẻ em, cách phát hiện sớm các biểu hiện bất thường, cách dự phòng các rối loạn, cách hỗ trợ, giúp đỡ trẻ khi cần thiết được WHO khuyến cáo áp dụng để CSSKTT cho trẻ em tại cộng đồng [115], [116].

Cùng với cha mẹ, giáo viên là những người hàng ngày tiếp xúc với trẻ, giáo viên lại là những người có trình độ học vấn cao, được đào tạo bài bản, hiểu được tâm lý lứa tuổi của trẻ và quan tâm đến sự tiến bộ của trẻ về mọi mặt, do đó, giáo viên là những người thực sự quan trọng trong quá trình theo dõi, giúp đỡ, dự phòng các rối loạn SKTT cho trẻ. Giáo viên cần tránh để trở thành những người trực tiếp gây ra lo lắng cho học sinh khi đưa ra những yêu cầu quá mức, những yêu cầu có tính chất đe dọa, những hình phạt ảnh hưởng đến tâm lý và thể chất của trẻ. Thay vào đó, giáo viên sử dụng các cách thức mang tính sự phạm, có tính tích cực đến việc giáo dục học sinh bằng cách ứng xử phù hợp với từng em học sinh, nhất là với những em học sinh có vấn đề về SKTT (lo lắng, stress, trầm cảm…) [10], [15].

Xem tất cả 150 trang.

Ngày đăng: 19/05/2024