Cấu Trúc Ngôn Ngữ Và Sự Thể Hiện Lối Tư Duy, Diễn Đạt Mang Đậm Bản Sắc Hmông


quanh vách nhà, ý niệm hồn của mọi người được bảo vệ, không bị tai nạn khi làm nương rẫy. Trong lễ giải hạn- “Tù sú” của người Hmông, lanh không chỉ bảo vệ người trong thế giới hiện tại mà còn là thứ vũ khí diệu kì giúp linh hồn người chết vượt muôn vàn thử thách tìm về với tổ tiên. Và từ cuộc sống đời thường, cây lanh trở thành cây thiêng liêng trong tín ngưỡng Hmông.

Sợi dây lanh trở thành vật dẫn đường, nối thế giới trần gian với thế giới tổ tiên, thần linh. Bất kì ngôi nhà của ông thầy Sa Man nào cũng đều phải trang trí bằng sợi lanh vắt qua các cây tre. Sợi lanh là những dây dẫn đường cho các hồn ma phụ tá thầy cúng, từ thế giới siêu nhiên về ngự ở bàn thờ. Đồng thời, khi xuất hồn đi tìm hồn ma, hồn của thầy cúng cũng đi theo các sợi lanh sang thế giới bên kia.

Sợi lanh cũng là sợi dây dẫn đường, giao linh hồn của vật dâng cúng cho người chết. Trong lễ tang của người Hmông, khi mổ lợn, mổ trâu dâng cúng người chết, gia đình tang chủ phải buộc sợi lanh vào cổ trâu, lợn, nối với cổ tay người chết. Như vậy vật hiến tế qua cây cầu là sợi dây lanh sẽ sang thế giới bên kia, dâng cho người chết. Thầy cúng muốn nhìn thấy thế giới bên kia xuất hồn đi vào thế giới siêu nhiên phải có tấm vải lanh đen phủ trên mặt. Vì thế nên tron g đám tang người chết phải mặc trang phục bằng vải lanh. Người đã có con thì có bao nhiêu con sẽ mặc bấy nhiêu bộ trang phục do con dâu may.

Thêm nữa, vải lanh còn trở thành biểu tượng thờ cúng tổ tiên, dòng họ của mỗi gia đình Hmông. Mọi gia đình Hmông đều thờ vuông vải lanh ở trước nhà, ở bàn thờ tổ tiên. Người ta tin rằng làm như vậy thì tổ tiên mới thường xuyên đi về thăm nom, giúp đỡ gia đình, mọi người được khỏe mạnh, may mắn. Mặt khác, làm như vậy còn chống được ma dữ về quấy nhiễu gia đình.

Thần thọai Hmông kể rằng, ông Thần Nông không chỉ cho người Hmông giống lúa, giống kê để có được cái ăn, mà còn cho họ giống lanh, dạy cho họ cách làm lanh để có cái mặc. Còn trong bài ca chỉ đường kể rằng:

Bà Trày làm cho giống lanh tốt

...Cây to đem về, dệt thành vuông, chống tàu lau, lá cỏ Mà làm lụng nuôi con, nuôi cháu


Cây nhỏ đem về dệt thành thước đám rượu, đám cưới

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 186 trang tài liệu này.

Cây thẳng đem về dệt thành tấm chống đất đen, đất vàng của

nhà trời. [122; tr. 331] Như vậy cây lanh đã có mặt trong hầu hết các lễ thức dân gian của người

Thơ ca dân tộc Hmông - Từ truyền thống đến hiện đại - 18

Hmông: lễ hội, ma chay... Có thể nói, cây lanh có quan hệ mật thiết với đời sống vật chất cũng như tinh thần của dân tộc Hmông và được phản ánh rò nét trong kho tàng dân ca Hmông . Ở tất cả các tiểu loạ i dân ca Hmông đều xuất hiện biểu tượng lanh . Biểu tượng lanh trong dân ca Hmông mang giá trị văn học, văn hóa, cũng như phản ánh bức tranh đời sống kinh tế của đồng bào, cần được bảo tồn, giữ gìn và phát huy làm giàu cho kho tàng văn học dân gian Hmông nói riêng và văn học dân gian Việt Nam nói chung. Biểu tượng lanh xuất hiện dưới các hình thức: giống lanh, hạt lanh, cây lanh, làm lanh, bó lanh, sợi lanh, cuộn lanh, dệt lanh, vải lanh, dây lưng lanh.... Lanh là biểu tượng chân thực, toàn diện nhất cho người phụ nữ: vẻ đẹp ngoại hình, vẻ đẹp tâm hồn, số phận cũng như vai trò của người phụ nữ trong xã hội:

Em hãy tặng ta chiếc dây lưng lanh để làm vật ghi nhớ tình anh Chiếc dây lưng lanh thêu hoa hình con ốc

Sợi to sợi nhỏ đều do bàn tay em xe. [122; tr.51]

Để rồ i khi cấ t bướ c ra về “ hồ n anh như ngủ ở thắ t lưng em” . Chiế c thắ t lưng nhỏ bé là minh chứ ng cho tì nh yêu và cả tấ m lò ng thủ y chung sắ t son của

cô gái Hmông.

Có khi , ngườ i con gá i mượ n sợ i lanh nhỏ bé thể hiện khát khao yêu đương chá y bỏ ng :

Giá thân em là sợi lanh, sợi tơ

Anh cuốn vào người để sợi cùng anh ở Giá thân em là sợi lanh, sợi chỉ

Anh cuốn vào người để sợi cùng anh đi. [122;tr.116]

Cuộc đời làm dâu đầy áp bức, bất công, cô gái Hmông quyết vứt bỏ tất cả khổ đau phía sau đi theo tiếng gọi của tình yêu, của hạnh phúc, mang theo cuộn lanh, cuộn sợi bên mình:

Em hỡi! Em hãy sắm cuộn lanh kèm cuộn sợi


Để đôi ta cùng trốn khỏi nơi này.[122; tr.151] Thêm nữ a, lanh cò n là biể u tượ ng cho thân phậ n ngườ i phụ nữ .

Đó là số phậ n hẩ m hiu, bấ t hạ nh, đá ng thương củ a bé gá i mồ côi: Mẹ chết, để lại cho gái bó lanh lòng thòng treo trên cột Gái mồ côi lớn thành người bó lanh thành ổ chuột chù.

[122; tr. 311]

Cuộc đời của thân mồ côi “hoa nở giống như con thoi dệt lanh”, không được sống đầy đủ về vật chất, không được nuôi dưỡng về tinh thần không biết xe lanh, dệt vải nên lấy phải người chồng xấu, chồng ác... Đó vừ a là nỗ i tủ i hờ n củ a thân gá i mồ côi, đồng thời tác giả dân gian khẳng định vai trò to lớn của người mẹ trong gia đì.nh

Khi thành gia thất, người phụ nữ phụ thuộc hoàn toàn vào người chồng, gia đình nhà chồng, như hạt lanh bé nhỏ phụ thuộc vào tay của kẻ tra lanh. Cảnh ngộ

của cô gái Hmông đáng thương! Và có lẽ đó là nỗi đau chung của rất nhiều phụ nữ sống trong xã hội xưa.

Hạt lanh ruộng tra vào đám nương hạt lanh mới nát

Em lấy phải người chồng không xứng lứa. [122;tr.151]

Người phụ nữ không có được hạnh phúc cũng giống như lanh dùng để gieo trên nương lại được tra vào bãi ruộng , nơi không thích hợp cho cây lanh phát triển . Cây lanh dù có mọc nhưng còm còi , chất lượng không cao cũ ng như người phụ nữ vẫn sống nhưng sống trong khổ đau và bất hạnh.

Qua phần phân tích trên, chúng tôi thấy, những khía cạnh của tính nữ được biểu hiện ở biểu tượng cây lanh thật phong phú: Cây lanh với nhiều dạng thức khác nhau của nó đã miêu tả đầy đủ và chân thực nhiều phẩm chất cũng như số phận của người phụ nữ Hmông. Bên cạnh biểu tượng lanh, dân ca Hmông cũng có nhiều biểu tượng khác tượng trưng cho người phụ nữ như hoa, chim nhạn, sợi, chỉ… Nhưng qua quá trình nghiên cứu, khảo sát chúng tôi thấy biểu tượng lanh có tính toàn diện nhất, sinh động và gần gũi với người phụ nữ hơn cả. Cây lanh là biểu tượng cho phẩm chất chăm chỉ, cần cù trong lao động, đồng thời phản ánh số phận rủi ro, đầy bất công, là minh chứng cho tâm hồn cao đẹp của người phụ nữ Hmông trong tình yêu. Chính điều đó lí giải cho tần số xuất hiện dày đặc của biểu tượng lanh trong dân ca Hmông như một trong những tín hiệu văn hóa, thẩm mĩ tinh tế nhất.


Ngoài các biểu tượng khèn, lanh có ý nghĩa quan trong mà chúng tôi đã phân tích ở trên, trong thơ ca dân gian Hmông, chúng tôi còn nhận thấy các biểu tượng, nhóm biểu tượng có ý nghĩa quan trọng trong việc biểu hiện đời sống văn hóa của người Hmông; giữa các biểu tượng cũng có quan hệ mật thiết với nhau. Chẳng hạn, nhóm biểu tượng thường gặp nhất trong dân ca Hmông là cây khèn, cây lanh, cây nêu. Đây là những biểu tượng gắn liền với đời sống của dân tộc Hmông. Dưới góc độ văn hóa, cây khèn biểu tượng cho tính nam, cây lanh tượng trưng cho tính nữ, cây nêu là biểu tượng cây vũ trụ. Luận điểm này đã được khẳng định trong công trình khoa học mang tên: "Một số biểu tượng trong dân ca Hmông nhìn từ góc độ văn hóa" [23].

Chúng tôi không có điều kiện khảo sát hết được thế giới biểu tượng phong phú và giàu ý nghĩa của dân tộc Hmông qua thơ ca truyền thống. Đó là những biểu tượng có thể/chắc chắn có những ý nghĩa quan trọng nào đó trong đời sống văn hóa tinh thần của người Hmông. Ví dụ, các biểu tượng : ốc, chim nhạn, bướm, ngựa, trâu, dây leo, hoa, chỉ sợi...liên quan tới thân phận người phụ nữ Hmông, hay các biểu tượng: mặt trời, mặt trăng, nỏ, cây tre, con đường, số 99, số 98...mà chúng tôi ngờ rằng, rất có thể những biểu tượng này có liên quan đến việc thể hiện quan niệm của dân tộc Hmông về con người và vũ trụ.

3.3.2.2. Một số hình ảnh biểu tượng trong thơ ca Hmông thời kì hiện đại

Ngôn ngữ, hình ảnh của một dân tộc là sản phẩm của đời sống văn hoá tinh thần của dân tộc ấy. Thơ hiện đại dân tộc Hmông cũng vậy. Các nhà thơ bao giờ cũng có nét tương đồng, thậm chí trùng hợp trong việc sử dụng hình ảnh thơ, nhất là những hình ảnh đặc trưng cho thiên nhiên con người và cuộc sống cộng đồng mình. Trong thơ Hmông hiện đại, ta bắt gặp rất nhiều những hình ảnh thơ được trở đi trở lại nhiều lần có giá trị như những biểu tượng. Biểu tượng cho thiên nhiên của dân tộc Hmông có lẽ là những hình ảnh “núi”, “mây”, và “mặt trời”. Có lẽ, do sống trên những triền núi đá cao nên gần gũi nhất với người Hmông là núi; do khí hậu khắc nghiệt gần như quanh năm sương mù che phủ nên mặt trời là biểu tượng của sự ấm áp; những buổi chiều mùa hè trời như cao hơn, nắng pha sắc màu cho những đám


mây nên mây là biểu tượng của cái đẹp. Khác với thơ của người Kinh và các dân tộc thiểu số khác, thiên nhiên của người Hmông không có những dòng sông nên vì vậy mà trong thơ hiện đại Hmông hình ảnh những dòng sông cũng rất hiếm hoi hoặc gần như không xuất hiện. Hay như trong thơ của người Thái, hình ảnh hoa ban xuất hiện nhiều, như là nét đặc trưng thì trong thơ Hmông hình ảnh của loài hoa đặc trưng lại là hoa đào, hoa phong lan: “Ngọn núi lưng rừng nào cũng đến mùa xuân hoa đào mới nở” (Mùa A Sấu)[17], “trắng đẹp trắng xinh như hoa mạch hoa lan nở giữa rừng” (Hùng Đình Quí)[102].

Những hình ảnh “núi”, “đá núi” xuất hiện trong thơ Hmông hiện đại không chỉ đơn thuần là nội dung phản ánh của hiện thực cuộc sống người Hmông, cuộc sống của một dân tộc “Sinh trên đá đợi bạn tình trên đá” (Triệu Kim Văn) mà nhiều khi, những hình ảnh so sánh, liên tưởng, ẩn dụ rất độc đáo và đặc sắc. Dáng vẻ uy nghi, sừng sững của những ngọn núi là hình ảnh để so sánh với công ơn của Đảng của Bác Hồ đối với người Hmông: “ơn Bác Hồ người Mông nợ/Chồng cao bằng núi đất/chất cao bằng núi đá” (Hùng Đình Quí). Có khi để diễn tả niềm vui, nhà thơ Hmông dùng hình ảnh “đá nở hoa, hang sai quả”. Hình ảnh người đàn ông Hmông phóng túng, phong trần với “mái đầu trơ một mỏm đá hoang”, và tính cách “nghêng ngang, xù xì như hòn đá tảng giữa ngàn lau” (Mã A Lềnh)...

Chúng tôi chưa có điều kiện để khảo sát đầy đủ những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng trong thơ ca Hmông, sự xuất hiện với tần số cao những hình ảnh tiêu biểu của thiên nhiên, con người và cuộc sống vật chất, tinh thần của người Hmông góp phần làm cho thơ hiện đại Hmông mang một đặc trưng riêng, hay nói cách khác, đó là một trong những biểu hiện của bản sắc dân tộc trong thơ Hmông hiện đại. Những hình ảnh “chim khướu, chim ri”, “tiếng khèn”, “đàn môi”…là những biểu tượng đặc trưng cho những nét phong cách và sinh hoạt của người Hmông, rất cần những nghiên cứu một cách cụ thể, riêng biệt. Thiết nghĩ, chắc chắn đó sẽ là những khám phá lí thú về vấn đề đặc trưng bản sắc của dân tộc Hmông.

Qua nghiên cứu sự vận động, phát triển của thế giới biểu tượng trong thơ ca Hmông, chúng tôi bước đầu nhận thấy rằng: quá trình phát triển từ thơ ca dân gian Hmông tới thơ ca Hmông thời kì hiện đại, gắn liền với việc mở rộng thế giới biểu


tượng. Ở đó, bên những biểu tượng mang tính truyền thống vẫn thường xuyên xuất hiện, trong thơ ca Hmông thời kì hiện đại còn có những biểu tượng mới phát sinh, như những đặc trưng của con người và cuộc sống của người Hmông trong những giai đoạn lịch sử nhất định. Có thể phần nào khẳng định, sự mở rộng phạm vi thế giới biểu tượng trong thơ ca Hmông thể hiện quá trình nhận thức thế giới, con người và xã hội; thể hiện sự lớn lên trong đời sống tâm hồn của dân tộc Hmông. Thế giới biểu tượng là sợi dây gắn kết giữa truyền thống và hiện đại trong thơ ca dân tộc Hmông.

3.4. Cấu trúc ngôn ngữ và sự thể hiện lối tư duy, diễn đạt mang đậm bản sắc Hmông

3.4.1. Ảnh hưởng của ngôn ngữ thơ ca truyền thống

Bản sắc dân tộc trong văn học là do chính những nhà văn dân tộc sáng tạo ra, nó là sự thể hiện tâm hồn, tính cách dân tộc thông qua cách cảm, cách nghĩ, cách viết riêng của nhà văn, “là sự thể hiện một cách đẹp đẽ, sáng tạo những truyền thống văn hoá của dân tộc trong những điều kiện lịch sử nhất định” [147].

Thơ dân tộc thiểu số chịu ảnh hưởng rò nét từ kho tàng thơ ca dân gian phong phú của mỗi dân tộc. Bởi lẽ, sức sống của thơ ca dân gian lan toả và cuốn hút mạnh mẽ đến từng con người, từng làng bản, thôn xóm, từng vùng miền, “khi thì kín đáo ẩn nấp dưới các mái nhà, tỉ tê bên bếp lửa gia đình, khi thì ào ạt lôi cuốn hàng mấy trăm người, vào những ngày hội, ngày lễ nhộn nhịp sôi nổi” [49]. Dân tộc Mường có sử thi Đẻ đất- đẻ nước, có dân ca Thường Rang- Bọ Mạng, có truyện thơ Út Lót-Hồ Liêu; truyện thơ Nam Kim-Thi Đan; dân tộc Dao có trường ca Bàn Hộ; dân tộc Chăm có Aniya Bini-Cam, Bini-Chăm; Tây Nguyên có trường ca Đam San, Sinh Nhã; dân tộc Khơ Me có Sĩ Thạch-Tum Tiêu… Và bên cạnh đó là hàng nghìn, hàng vạn những bài ca dao, những câu tục ngữ đã ăn sâu vào đời sống tinh thần của nhân dân, chi phối đến lời ăn tiếng nói hàng ngày của đồng bào.

Dân tộc Hmông có một kho tàng thơ ca dân gian phong phú với các truyện thơ

AThào-Nù Câu, Nàng Dợ-Chà Tăng. Dìa Pàng-Dùa Phông, Nàng Phan-Nồng


Di…; Có một khối lượng ca dao đồ sộ với Tiếng hát tình yêu, Tiếng hát cưới xin, Tiếng hát làm dâu, Tiếng hát mồ côi, Tiếng hát cúng ma…; Có vốn tục ngữ giàu có chứa đựng trong lời ăn tiếng nói hàng ngày của đồng bào; đã để lại rất nhiều dấu ấn trong sáng tác của các nhà thơ hiện đại dân tộc Hmông.

Người Hmông có một kho tàng tục ngữ phong phú được hình thành phát triển từ thực tiễn lao động sản xuất. Tục ngữ được nhân dân áp dụng vào đời sống tư duy và sinh hoạt hàng ngày với chức năng quan trọng và cơ bản nhất của nó là truyền bá kinh nghiệm cuộc sống. Tục ngữ có thế mạnh riêng là dồn tụ được một dung lượng ý nghĩa lớn trong một số lượng câu chữ rất nhỏ.

Cũng như lời ăn tiếng nói hàng ngày, tục ngữ đi vào thơ ca hiện đại của dân tộc Hmông, qua sáng tác của các tác giả một cách rất giản dị, tự nhiên. Nói về cách đối xử “làm gương” của cha mẹ đối với con cái, tục ngữ có câu:

Mình đối xử với bố mẹ thế nào

Sau này con cái lại đối xử với mình thế ấy [51]

Từ suy nghĩ về những kinh nghiệm truyền đời ấy, Hùng Đình Quí thể hiện niềm yêu kính đối với bố mẹ, như là một cách thức để con cháu soi vào học tập:

Bố mẹ ta, ta quí yêu Sau này ta mới không bị Con cái ta chê chửi.

Mẹ cha mình, mình yêu quí Về sau mình mới không lo Con cái mình chửi theo.

(Ơn bố mẹ)

Lẽ đời, “cây có cội, sông có nguồn” là qui luật tất yếu của tự nhiên, yêu quí ông bà, cha mẹ là nương theo qui luật của lẽ tự nhiên ấy. Ca dao người Kinh có câu:

Con người có tổ có tông

Như cây có cội như sông có nguồn

Hùng Đình Quí mượn qui luật này để nói đến một tình cảm khác, đó là lòng biết ơn đối với Đảng, với Bác Hồ:


Có trời mới có đất

Có Đảng mới có ngô xay cối đá Có đất mới có trời

Có Đảng mới có thóc giã cối chầy

(Ơn Đảng)

Tác giả đã mượn nguyên ý của người Hmông trong câu tục ngữ “Có trời mới có đất/Có đất mới có cỏ cây/Có già mới có trẻ/Có trên mới có dưới”.

Nói về sức mạnh của tình đoàn kết, tục ngữ Hmông có câu: “Một chân đứng không vững/Một tay vỗ không vang”. Nhà thơ Mùa A Sấu cũng dùng cách nói đó để kêu gọi người Hmông đoàn kết, đồng sức đồng lòng để xây dựng một cuộc sống mới no ấm, hạnh phúc:

Ôi! bầu trời ngọn núi cao ơi

Miền núi cao một tay vỗ không kêu

Nhưng ta biết nói họ biết làm, thì có ngày họ đến tìm và nhiều tay vỗ kêu

Một chân đứng lên thì không vững

Nhưng ta biết nói họ biết nghe thì có ngày sẽ ào ào đến trên một con đường

(Núi mọc trong mặt gương)

Thơ ca hiện đại dân tộc Hmông, có những câu thơ mang đậm chất dân ca, cho dù nhà thơ không sử dụng cụ thể một câu tục ngữ, ca dao nào, cũng không phải được thể hiện theo hình thức những làn điệu quen thuộc của dân ca Hmông. Ấy là khi trong tâm hồn nhà thơ, chất truyền thống và hiện đại đã có sự kết hợp nhuần nhuyễn, thậm chí đã chan hoà vào nhau để có những câu thơ thật đặc sắc:

Em là cô gái Mèo hoa

Anh là chàng trai Tày trắng Trời có mắt, trời cho ta thấy Đất có lòng, đất cho ta duyên Trời đất xe duyên trên sườn núi

(Tình ca ở Chiu Lầu Thí - Giàng Xuân Hồ)

Xem tất cả 186 trang.

Ngày đăng: 22/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí