Thơ Ca Dân Gian Người Dao Tuyển Là Tiếng Ca Ai Oán Của Những Người Mồ Côi Bất Hạnh

Chỉ bởi nhà nghèo đau thương lòng Vì em không lấy đời anh khổ

Trăm nhớ ngàn thương nước mặt rơi [51, tr.267].

Những lời thơ ấy không chỉ phản ánh hiện thực xã hội của người Dao xưa mà còn là tiếng lòng đầy ai oán, tủi hờn của những con người bất hạnh. Tiếng hát than thân của người Dao Tuyển là một mảng nội dung đáng được quan tâm, bởi nó thể hiện ý thức của người Dao về thân phận của mình.

2.2. Thơ ca dân gian người Dao Tuyển là tiếng ca ai oán của những người mồ côi bất hạnh

Hầu hết các tộc người thiểu số ở Lào Cai đều có tiếng hát than thân như: Người H.Mông có tiếng hát làm dâu nói về nỗi khổ của người làm dâu (chủ yếu là do bị ép duyên) và tiếng hát mồ côi kể, than về những nhọc nhằn, cơ cực của kiếp người mồ côi, không nơi nương tựa, với những ước mơ cháy bỏng có cuộc sống bình thường như bao người bình thường khác; Người Dao Tuyển có thơ ca than thân (Thằn thỉm chắn), chủ yếu là những tiếng hát than dành cho những kẻ mồ côi, không nơi nương tựa; Tiếng hát than thân dân tộc Giáy thể hiện nỗi khổ cực của người con gái bị ép duyên, những người mồ côi hoặc những người phải chịu cảnh khổ cực khác trong cuộc sống.

Trong phần này, chúng tôi xin được đề cập đến thơ ca than thân của tộc người Dao Tuyển. Tuy nhiên, trong khuôn khổ hạn hẹp, người viết chỉ đề cập đến một dạng bài ca - tiếng hát than thân của những kẻ mồ côi.

Tiếng hát mồ côi bao gồm những những bài ca miêu tả nỗi khổ đau, cơ cực, đa số mang tính chất tự thán của những người mồ côi bất hạnh. Tiếng hát mồ côi có thể được diễn xướng trong những ngày thường, khi kẻ mồ côi cảm nhận nỗi buồn khổ, trống vắng, đơn côi mà cất lên tiếng hát than, cũng có khi được cất lên trong một cuộc hát giao duyên nào đó. Tiếng hát mồ côi không chỉ có người mồ côi hát mà tất cả mọi người đều có thể hát như là một tiếng lòng chung vậy, cho nên nó có ý nghĩa xã hội, ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Về nội dung tiếng hát mồ côi của tộc người Dao Tuyển ở Lào Cai khá phong phú, tuy nhiên có thể khái quát thành những vẫn đề chủ yếu sau:

2.2.1. Nghịch cảnh của những thân phận mồ côi

Tiếng hát mồ côi thường nêu lên nghịch cảnh của người mồ côi qua đó tố cáo những ngang trái, bất công trong xã hội cũ. Đây chủ yếu là những bài tự thán của người mồ côi kể về nỗi khổ của mình. Người thì khi sinh ra không có cha mẹ hoặc cha mẹ chết sớm :

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Khi sinh ra không còn bố mẹ Bố mẹ chết lúc bò tập lẫy

Khi tập nói gọi bố không thưa

Thơ ca dân gian của người dao tuyển ở Lào Cai - 5

Khi đói lòng không dòng sữa mẹ [51, tr.263].

Kẻ thì mất cha từ khi còn bé, mẹ đi lấy chồng khác, bỏ lại con bơ vơ một mình:

Trước kia còn bé bố đã chết Mẹ lấy chồng khác con bơ vơ

Mẹ vui vẻ đâu biết con đau [51, tr.258].

Sống không nơi nương tựa, thiếu thốn tình thương yêu của mẹ cha, người mồ côi bị mọi người đối xử tồi tệ, bị anh em xa lánh, thậm chí bị coi thường, khinh rẻ không bằng những con vật nuôi trong nhà:

Con chó đến làng được ăn cơm Người nghèo đến nhà ngồi ngoài cửa Trên đời ăn mày thật khổ sở

Anh em mọi người cũng chia rẽ [51, tr.268].


Ăn xin ăn mày đâu cũng tới

Anh em xa cách chẳng hiểu nhau [51, tr. 257].

Từ đó, người mồ côi nhận thấy những nghịch cảnh của cuộc sống: mình thì không cha, không mẹ, người đời thì có mẹ có cha; cùng trang lứa nhưng thân phận mồ côi hoàn toàn khác với con người bình thường khác:

Người cùng tuổi sướng sao tôi khổ [51, tr. 262].


Được thấy anh em có thành đôi

Tôi lại cô đơn ve sầu thương [51, tr264].

Mẹ người nuôi được nam nữ vui

Những người sinh, đẹp ai cũng thích Tôi sinh, không đẹp bằng người khác

Thân thể không lành thấy xấu hổ [51, tr. 266].

Từ những nhận thức so sánh ấy, dẫn đến những nhận thức về cuộc đời của kiếp người mồ côi cơ cực, bi thương và tạo nên tiếng hát than. Tiếng hát mồ côi nêu lên nghịch cảnh của người mồ côi không chỉ có trong thơ ca dân gian người Dao Tuyển ở Lào Cai mà dường như nó là tiếng lòng chung của những người mồ côi trong thơ ca than thân của các tộc người thiểu số. Trong dân ca Giáy cũng thường xuyên xuất hiện những lời thơ nói lên nghịch cảnh này. Cũng là con trẻ nhưng thân phận mồ côi hoàn toàn khác với những đứa trẻ kia:

Trẻ người dùng bát hoa Cho mình dùng bát đất Trẻ người ăn xôi lá múng Còn mình hai tay bốc Bữa ăn không khác lợn

Bữa ăn chẳng khác chó [56, tr.69].

Cũng là con người nhưng:

Đời người sinh ra

Số may gặp được toàn điều tốt lành

Đời ta sinh ra

Số không may sao khổ vậy [18, tr.729].

2.2.2. Tâm trạng đau thương của kẻ mồ côi

Hầu hết tiếng hát mồ côi đều bộc lộ tâm sự đau thương, đôi khi là những lời than vãn đến nao lòng của người mồ côi. Đây chính là cảm hứng chủ đạo trong tiếng hát mồ côi của tộc người Dao Tuyển ở Lào Cai. Tự thân những bài hát đó đã có sức lay động lòng người, gợi lên trong lòng người đọc những tình cảm nhân văn, xót thương cho những thân phận bất hạnh.

Cái khổ của người mồ côi được thơ ca dân gian miêu tả là nỗi khổ đương nhiên, vốn có của những con người vô thừa nhận, những con người không nơi bấu víu, lang thang nay đây mai đó, ở đợ hết nhà này đến nhà khác để kiếm miếng ăn, làm những công việc nặng nhọc vất vả, đầu tắt mặt tối nhưng cuộc đời rốt cục vẫn cô quạnh:

Tôi là kẻ lang thang cơ nhỡ Đợ hết mọi nhà kiếm miếng ăn Phải làm vất vả đầu mặt tối

Cuộc đời cô quạnh số mệnh tôi [51, tr.262].

Đây là lời khóc than của một kẻ mồ côi về già mà ai cũng phải chạnh lòng nước mắt:

Già rồi trong người trăm thứ bệnh Tối ngủ đến trưa không dậy được Lúc khát nước không có con lấy

Chống gậy bò lo hết cả đời Giờ lang thang như con ma đói

Chỗ nào cũng bò đi tìm ăn [51, tr.260].

Còn đây là lời khóc than của một chàng trai mồ côi, vì nghèo mà lỡ dở trong tình yêu:

Chỉ bởi nhà nghèo đau thương lòng

Vì em không lấy đời anh khổ

Trăm nhớ ngàn thương nước mắt rơi [51, tr.267].

Những lời ca thực sự là những tiếng khóc than của những cuộc đời đầy khổ đau, đoạ đầy:

Một năm ba trăm sau mươi ngày

Mọi ngày trầm luôn chẳng thấy sáng [51, tr.274].


Nước mắt lăn dài qua ngày tháng [51, tr.272]. Tình cảnh này, chúng ta cũng thường thấy trong dân ca H.Mông:

Mặt trời mọc, mồ côi theo mặt trời mà khóc

Mặt trời lặn, mồ côi theo mặt trăng mà than [18, tr.728].

Những lời ca không chỉ thể hiện tình cảnh khổ đau triền miên của kẻ mồ côi, mà nhiều khi còn làm cho chúng ta thấy “nhân vật mồ côi đã nảy sinh những tâm trạng khác nhau như thế nào trước tình cảnh đó. Đứng trước cuộc đời tăm tối, khổ đau đó, chưa được ánh sáng chân lí nào soi rọi, chỉ đường, ta dễ cảm thông với những tâm lí tiêu cực nảy sinh trong những con người bất hạnh đó”[ Dẫn theo 18, tr.729].

Tiếng hát mồ côi không đơn thuần chỉ là sự ca thán cho cảnh khổ cực vì phải đi làm thuê, làm mướn… mà hơn tất cả những điều đó là những cảm nhận xót xa về cảnh cô đơn. Đó chính là sự mất mát, thiệt thòi của thân phận con người trước cuộc đời, không chỉ là mồ côi bố mẹ mà là cảm nhận về sự mồ côi trước cuộc đời:

Cuộc đời cô quạnh số mệnh tôi Tôi không có nụ cười ánh mắt

Bởi nước mắt nó đã cạn dòng [51, tr.263].

Không chỉ có người Dao Tuyển mà tiếng hát mồ côi của dân tộc khác cũng bộc lộ sự cảm nhận về sự mồ côi trước cuộc đời như bài hát chàng Dăm Tông của người Xơ Đăng:

Mẹ ta đã đi Cha ta đã khuất

Cậu ta đã đi lấy vợ

Chị ta mải lo trông con Ta còn biết bám vào đâu

Ta còn biết bấu níu vào ai.

Hay tiếng khóc than trong dân ca H.Mông:

Mẹ cha chết mồ côi không gia đình Như ve sầu rên rỉ trời xanh [18, tr.728].

Nếu như nhận vật mồ côi trong các truyện cổ tích thường được những lực lượng thần kì trợ giúp chiến đấu và giành được chiến thắng trở thành những anh hùng trong ước mơ của nhân dân thì trong tiếng hát mồ côi, tộc người Dao Tuyển đã bổ sung thêm một phần quan trọng mà cổ tích không đề cập hết được. Đó là việc đi sâu vào khai thác đời sống nội tâm, đi sâu vào khai khác những diễn biến tình cảm trong chiều sâu tâm hồn con người, những mặc cảm, những day dứt, những đau đớn xót xa của những thân phận mồ côi bất hạnh.

2.2.3. Tinh thần tự chủ, ước mơ về một tương lai tươi sáng

Đứng trước những cuộc đời tăm tối, khổ đau của kiếp mồ côi, ta dễ cảm thông với những tâm lí tiêu cực nảy sinh trong những con người bất hạnh đó. Họ nghĩ quẩn quanh theo cách suy nghĩ thông thường thủa xưa:

Người đã ăn mày khổ suốt đời

Sớm sớm đêm đêm khổ thân tôi [51, tr.268].

Người mồ côi cố tìm nguyên nhân của cuộc sống khổ cực, đôi khi quy cho số phận cay đắng:

Số sinh ngày khổ em không biết

Biết nhờ cùng ai được cùng em [51, tr.55].

Có khi nảy sinh tâm trạng tuyệt vọng ở cõi trần:


Hay:

Người nghèo không tiền tiếc mà thôi Chỉ đợi ngày đến gặp Diêm Vương

Mới vay tiền cho đời phú quý [51, tr.261].


Người già sống đời khổ thế nào?

Chắc là đời sau tôi mới sướng [51, tr.262].

Tuy vậy, đâu đó vẫn lóe lên những ý nghĩ đúng đắn, vốn có trong ý thức của con người lao động, khẳng định tinh thần tự tin, tự cường của con người, có thể vượt qua được số mệnh khắc nghiệt như lời của người Dao:

Cây cải chịu sương còn nảy lộc

Con người hẳn vượt vận khổ đau [18, tr.729].

Họ tin vào sức lực của mình có thể vượt qua được gian khổ để xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc như những người bình thường khác:

Con chim côi chịu rét vẫn bay cao

Mồ côi chăm chỉ vẫn bằng người [51, tr.55].

Thì cố chịu cực, đợi lớn khoẻ

Làm ăn, gắng sức khắc bằng người [18, tr.730].

Niềm tin đó, ước mơ đó, không chỉ có trong tiếng hát mồ côi người Dao, mà hầu như ta bắt gặp nó, nhận thấy nó trong tiếng hát mồ côi của các tộc người thiểu ở Việt Nam. Đây là ước mơ của người H.Mông về một cuộc sống tương lai tươi sáng, được sung sướng hạnh phúc:

Ước chi ngày sau đây, gái mồ côi yêu trai mồ côi Trai mồ côi yêu gái mồ côi

Gái mồ côi lấy được trai mồ côi Trai mồ côi lấy được gái mồ côi Trai mồ côi sẽ cày xong ba đường

Gái mồ côi sẽ cai quản gia đình đông vui tấp nập [59.].

Tiếng hát mồ côi toát lên tinh thần nhân đạo sâu sắc. Đó là tinh thần “thương người như thể thương thân”. Đó là tình thương yêu, đùm bọc lẫn nhau giữa con người với con người. Tiếng hát mồ côi đã giúp ta cảm nhận được sự gần gũi giữa các dân tộc anh em trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Phải chăng, vì vậy mà các dân tộc Việt Nam có truyền thống đoàn kết gắn bó, tương thân tương ái trong suốt thời kỳ lịch sử dựng nước và giữ nước.

2.3. Thơ ca dân gian người Dao Tuyển thể hiện một quan niệm đẹp về tình yêu và hôn nhân của con người

Cuộc sống của người Dao Tuyển xưa rất bấp bênh, thiếu đói triền miên, xã hội đầy rẫy những bất công, ngang trái khiến cho muôn vàn thân phận phải chịu cảnh cơ cực, éo le, trắc trở. Thế nhưng, trong cuộc sống cùng cực, tăm tối đó, con người vẫn luôn toả sáng những nét đẹp về tư tưởng, tình cảm, tâm hồn đáng được trân trọng, ngợi ca. Vẻ đẹp ấy, trước hết được thể hiện trong quan niệm về tình yêu và hôn nhân của con người.

2.3.1. Những cung bậc tình cảm trong tình yêu của người Dao Tuyển

2.3.1.1. Niềm vui buổi đầu gặp gỡ

Ngay từ những buổi đầu gặp gỡ, trai gái người DaoTuyển đã bộc lộ niềm vui, khát vọng giao lưu tình cảm, giãi bày tâm sự của mình qua câu hát. Đây là lời hát mời các chàng trai vào hội của cô gái:

Được thấy các anh đã đến đây

Cả làng trai gái đều vui vẻ [51, tr.172].

Còn đây là lời hát hỏi của chàng trai:

Xin chào!

Đi theo hướng gió thổi đường đưa đến Làng trù phú, gái làng đẹp có cho vào.

Bên nữ hồ hởi hát đáp:

Vườn xuân! Ông chủ đưa hoa hương thơm nức Cửa làng rộng mở. Hương bay cao

Xem tất cả 122 trang.

Ngày đăng: 15/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí