Nhập môn kinh tế học - 1

LỜI NÓI ĐẦU


Tập bài giảng Nhập môn Kinh tế học được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ công tác dạy và học học phần tự chọn Nhập môn Kinh tế học cho đối tượng là sinh viên đại học công nghệ của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định.

Tập bài giảng được xây dựng với bố cục gồm 3 chương, được trình bày trên 200 trang đánh máy, kết thúc mỗi chương có phần câu hỏi ôn tập, thảo luận và bài tập.

Cách tiếp cận khi xây dựng tập bài giảng Nhập môn Kinh tế học theo hướng khái quát hóa nội dung, nhưng giảm thiểu tính hàn lâm trong trình bày, diễn đạt để phù hợp với đối tượng chính là sinh viên đại học công nghệ của Trường Đại học SPKT Nam Định.

Trong quá trình xây dựng tập bài giảng, nhóm tác giả đã tham khảo nhiều tài liệu trong và ngoài nước; đặc biệt có sử dụng trích dẫn hoặc phát triển ý tưởng, nội dung của nhiều tác giả (nêu trong phần danh mục tài liệu tham khảo). Chúng tôi xin được sử dụng tài liệu của quý vị với vai trò là nền tảng cơ bản xây dựng tập bài giảng này nhằm góp phần phát triển những lý thuyết về Kinh tế học đến gần với người đọc, người học hơn, tăng cường tính phổ biến về lý thuyết Kinh tế học trong nền kinh tế thị trường.

Cuối cùng, nhóm tác giả chúng tôi xin gửi những lời cám ơn trân trọng nhất tới các nhà nghiên cứu, các học giả, bạn bè, đồng nghiệp... đã cung cấp cho chúng tôi những tư liệu, những lời góp ý quý giá để chúng tôi hoàn thành tập bài giảng này.


NHÓM TÁC GIẢ

MỤC LỤC

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 210 trang tài liệu này.

CHƯƠNG 1 ĐẠI CƯƠNG VỀ KINH TẾ HỌC 1

1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA KINH TẾ HỌC 1

Nhập môn kinh tế học - 1

1.1.1. Sự khan hiếm và lựa chọn 1

1.1.1.1. Sự khan hiếm 1

1.1.1.2. Lý thuyết lựa chọn 1

1.1.2. Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) 2

1.2. CÁC KHÁI NIỆM VỀ KINH TẾ HỌC 4

1.2.1. Kinh tế học 4

1.2.2. Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô 4

1.2.3. Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc 4

1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ TỔ CHỨC KINH TẾ 5

1.3.1. Ba vấn đề cơ bản của một nền kinh tế 5

1.3.2. Các chủ thể ra quyết định lựa chọn và cấu trúc của nền kinh tế 6

1.3.3. Mô hình nền kinh tế 8

1.3.3.1. Mô hình nền kinh tế tập quán truyền thống 8

1.3.3.2. Mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung (kinh tế chỉ huy, mệnh lệnh) 8

1.3.3.3. Mô hình kinh tế thị trường 9

1.3.3.4. Mô hình kinh tế hỗn hợp 9

1.3.4. Cơ chế kinh tế 10

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1 12

CHƯƠNG 2 KINH TẾ VI MÔ 13

2.1. CẦU - CUNG 13

2.1.1. Cầu hàng hoá dịch vụ 13

2.1.1.1. Khái niệm cầu 13

2.1.1.2. Lượng cầu 13

2.1.1.3. Biểu cầu 14

2.1.1.4. Đường cầu 14

2.1.1.5. Luật cầu 17

2.1.1.6. Hàm cầu và các yếu tố ảnh hưởng 17

2.1.1.7. Cầu cá nhân và cầu thị trường 19

2.1.1.8. Sự di chuyển và dịch chuyển của đường cầu 21

2.1.2. Cung hàng hoá dịch vụ 22

2.1.2.1. Khái niệm cung 22

2.1.2.2. Lượng cung 23

2.1.2.3. Biểu cung 23

2.1.2.4. Đường cung 24

2.1.2.5. Luật cung 27

2.1.2.6. Hàm cung tổng quát và các yếu tố ảnh hưởng 27

2.1.2.7. Cung cá nhân và cung thị trường 28

2.1.2.8. Sự di chuyển và dịch chuyển của đường cung 29

2.1.3. Cân bằng cung cầu trên thị trường 31

2.1.3.1. Trạng thái cân bằng cung cầu 31

2.1.3.2. Trạng thái dư thừa và thiếu hụt 32

2.1.3.3. Trạng thái cân bằng mới 33

2.1.3.4. Vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát giá cả thị trường 35

2.1.4. Độ co giãn cầu – cung 38

2.1.4.1. Độ co giãn của cầu 38

2.1.4.2. Độ co giãn của cung 41

2.2. LÝ THUYẾT VỀ TIÊU DÙNG 42

2.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn của người tiêu dùng 42

2.2.2. Lợi ích và quy luật lợi ích cận biên giảm dần 43

2.2.2.1. Lợi ích 43

2.2.2.2. Quy luật lợi ích cận biên giảm dần 43

2.2.3.1. Đường ngân sách 44

2.2.3.2. Đường bàng quan 45

2.2.4. Sự lựa chọn của người tiêu dùng 46

2.3. LÝ THUYẾT VỀ SẢN XUẤT VÀ HÀNH VI CỦA DOANH NGHIỆP 48

2.3.1. Lý thuyết về sản xuất 48

2.3.1.1. Các yếu tố đầu vào, đầu ra và hàm sản xuất 48

2.3.1.2. Hàm sản xuất với 1 đầu vào biến đổi 50

2.3.2. Chi phí, doanh thu và lợi nhuận 55

2.3.2.1. Chi phí 55

2.3.2.2. Doanh thu 60

2.3.2.3. Lợi nhuận 61

2.4. QUYẾT ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP VỀ SẢN LƯỢNG SẢN XUẤT 62

2.4.1. Trong điều kiện tối đa hoá lợi nhuận 62

2.4.2. Trong điều kiện tối đa hoá doanh thu 63

2.5. THỊ TRƯỜNG VÀ CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG 63

2.5.1. Thị trường 63

2.5.1.1. Khái niệm 63

2.5.1.2. Vai trò 64

2.5.1.3. Chức năng 64

2.5.1.4. Phân loại 65

2.5.2. Cấu trúc thị trường 66

2.5.2.1. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo 66

2.5.2.2. Thị trường độc quyền 73

2.5.2.3. Thị trường cạnh tranh độc quyền 80

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2 82

BÀI TẬP CHƯƠNG 2 84

CHƯƠNG 3 KINH TẾ VĨ MÔ 90

3.1. ĐO LƯỜNG SẢN LƯỢNG QUỐC GIA 90

3.1.1. Các chỉ tiêu để đo lường sản lượng quốc gia 90

3.1.2. Tổng quan về hai chỉ tiêu GDP và GNP 91

3.1.2.1. Khái niệm GDP và GNP 91

3.1.2.2. Mối liên hệ giữa GDP và GNP 93

3.1.2.3. GDP danh nghĩa, GDP thực tế 94

3.1.2.4. Phương pháp xác định GDP 95

3.2. CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 101

3.2.1. Chỉ số giá tiêu dùng 101

3.2.1.1. Định nghĩa 101

3.2.1.2. Xây dựng chỉ số giá tiêu dùng 101

3.2.1.3. Những vấn đề phát sinh khi đo lường chi phí sinh hoạt 102

3.2.2. Tăng trưởng kinh tế 104

3.3.2.1. Khái niệm về tăng trưởng kinh tế 104

3.3.2.2. Đo lường tăng trưởng kinh tế 104

3.3.2.3. Các nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế 105

3.3. TỔNG CUNG, TỔNG CẦU VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHOÁ 109

3.3.1. Tổng cung và tổng cầu 109

3.3.1.1. Tổng cầu của nền kinh 109

3.3.1.2. Tổng cung của nền kinh tế 113

3.3.1.3. Sản lượng và mức giá cân bằng 117

3.3.1.4. Các cú sốc cầu và các cú sốc cung 118

3.3.2. Mô hình xác định sản lượng cân bằng 120

3.3.2.1. Cách tiếp cận thu nhập- chi tiêu 120

3.3.2.2. Mô hình xác định sản lượng trong nền kinh tế giản đơn 126

3.3.2.3. Mô hình xác định sản lượng trong một nền kinh tế đóng có sự tham gia của chính phủ 134

3.3.2.4. Mô hình xác định sản lượng trong một nền kinh tế mở 137

3.3.3. Chính sách tài khoá 141

3.3.3.1.Chính sách tài khóa chủ động 142

3.3.3.2.Cơ chế tự ổn định 145

3.3.3.3.Chính sách tài khóa và ngân sách chính phủ 146

3.4. TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 148

3.4.1. Tiền tệ 148

3.4.1.1. Khái niệm tiền 148

3.4.1.2. Chức năng của tiền 148

3.4.1.3. Các loại tiền 150

3.4.1.4. Đo lường khối lượng tiền 151

3.4.2. Hệ thống ngân hàng 152

3.4.2.1. Cơ sở tiền tệ và cung tiền 152

3.4.2.2. Ngân hàng thương mại và quá trình tạo tiền 152

3.4.2.3. Mô hình về cung tiền 154

3.4.2.4. Ngân hàng trung ương và các công cụ điều tiết cung tiền 157

3.4.3. Cầu tiền và cân bằng thị trường tiền tệ 160

3.4.3.1. Cầu tiền 160

3.4.3.2. Cân bằng thị trường tiền tệ 161

3.4.4. Chính sách tiền tệ 162

3.5. THẤT NGHIỆP – LẠM PHÁT 164

3.5.1. Thất nghiệp 164

3.5.1.1. Tác hại của thất nghiệp 164

3.5.1.2. Các khái niệm liên quan đến thất nghiệp 164

3.5.1.3.Tỷ lệ thất nghiệp 166

3.5.1.4. Phân loại thất nghiệp 168

3.5.2. Lạm phát 173

3.5.2.1. Khái niệm 174

3.5.2.2. Phân loại 174

3.5.2.3. Đo lường lạm phát 175

3.5.2.4. Nguyên nhân gây ra lạm phát 176

3.6. THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 181

3.6.1. Các chính sách thương mại quốc tế 181

3.6.1.1. Khái niệm 181

3.6.1.2. Vai trò của chính sách thương mại quốc tế 181

3.6.1.3. Các công cụ chủ yếu của chính sách thương mại quốc tế 181

3.6.2. Tỷ giá hối đoái 184

3.6.2.1. Khái niệm 184

3.6.2.2. Thị trường ngoại hối 185

3.6.2.3. Sự thay đổi tỷ giá hối đoái 187

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3 190

BÀI TẬP CHƯƠNG 3 192

TÀI LIỆU THAM KHẢO 197

CHƯƠNG 1

ĐẠI CƯƠNG VỀ KINH TẾ HỌC


1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA KINH TẾ HỌC

1.1.1. Sự khan hiếm và lựa chọn

1.1.1.1. Sự khan hiếm

Sự tồn tại, phát triển của xã hội loài người luôn kéo theo sự gia tăng không ngừng các nhu cầu của nó. Để đáp ứng nhu cầu đó, cần phải sản xuất ra của cải vật chất. Đến lượt mình, để sản xuất, cần phải có các nguồn lực (còn gọi là các yếu tố sản xuất).

Các yếu tố sản xuất:

- Đất đai (theo nghĩa rộng) bao gồm toàn bộ đất dùng cho canh tác, xây dựng nhà ở, đường xá... và tài nguyên thiên thiên.

- Lao động là năng lực của con người được sử dụng theo một mức độ nhất định trong quá trình sản xuất. Người ta đo lường lao động bằng thời gian của con người lao động sử dụng trong quá trình sản xuất.

- Vốn tư bản là những hàng hóa như máy móc, đường sá, nhà xưởng... được sản xuất ra, để rồi lại được sử dụng để sản xuất ra các hàng hóa khác. Vốn tư bản là thước đo quan trọng, đánh giá trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

Tuy nhiên, các nguồn lực trên luôn trong tình trạng khan hiếm (Nếu một thứ được coi là khan hiếm khi ta đặt giá của nó bằng 0 mà không đủ để thoả mãn nhu cầu của của xã hội. Ví dụ: không khí sạch).

1.1.1.2. Lý thuyết lựa chọn

Lựa chọn kinh tế là sự quyết định con đường phát triển kinh tế phù hợp với xu hướng phát triển và mục tiêu kinh tế chung, riêng và khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên của một tổ chức kinh tế xã hội cụ thể. Bản chất của sự lựa chọn chính là tìm ra câu trả lời cho 3 câu hỏi lớn: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai?

a. Lý do phải lựa chọn

Có hai lý do dẫn đến phải lựa chọn đó là: Nhu cầu của con người, xã hội (ý muốn chủ quan) thì vô hạn. Trong khi đó nguồn tài nguyên (tài nguyên thiên nhiên, vốn, sức lao động, thời gian) lại có hạn, khan hiếm. Nguồn lực khan hiếm cũng tuỳ thuộc vào từng quốc gia, từng tác nhân kinh tế.

b. Mục tiêu của sự lựa chọn

Tuỳ thuộc vào từng tác nhân kinh tế:

- Đối với người sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ thì mục tiêu của sự lựa chọn là tối đa hoá lợi nhuận (mục tiêu cơ bản nhất), hoặc tối đa hoá doanh thu, hoặc

tăng vị thế trên thị trường, xã hội.

- Đối với người tiêu dùng thì mục tiêu của sự lựa chọn là tối đa hoá lợi ích (độ thoả dụng) trong điều kiện thị trường và nguồn ngân sách hiện có.

- Đối với Chính phủ thì mục tiêu lựa chọn là Tối đa hoá phúc lợi công cộng.

c. Căn cứ để tiến hành lựa chọn

- Dựa vào chi phí cơ hội.

- Dựa vào cầu trên thị trường.

- Dựa vào lợi thế so sánh của doanh nghiệp.

- Dựa vào chiến lược phát triển và ý đồ kinh doanh trong từng giai đoạn. Trong đó, chi phí cơ hội là căn cứ quan trọng nhất.

Khái niệm: Chi phí cơ hội là giá trị của cơ hội tốt nhất bị bỏ qua (hay thu nhập bị hy sinh) khi lựa chọn phương án sản xuất (hoặc tiêu dùng) này mà không lựa chọn phương án sản xuất (hoặc tiêu dùng) khác có lợi hơn. Đó là quan hệ đánh đổi giữa phương án đã sản xuất (tiêu dùng) với phương án khác bị bỏ qua. Trong thực tế thường tồn tại quy luật chi phí cơ hội ngày càng tăng.

Cách xác định:

+ Bằng hiện vật: Chi phí cơ hội là những hàng hoá và dịch vụ cần thiết nhất bị bỏ qua để thu được những hàng hoá và dịch vụ khác. (Chi phí cơ hội cho việc sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm loại hàng hoá này là sự hy sinh một luợng nào đó sản phẩm loại hàng hoá kia).

Ví dụ: Khi người nông dân quyết định trồng hoa trên mảnh vườn của mình thay cho cây ăn quả hiện có thì chi phí cơ hội của việc trồng hoa là lượng hoa quả bị mất đi. Ý nghĩa: Làm cơ sở cho việc xác định phương án sản xuất các loại sản phẩm hàng hoá có lợi nhất, khai thác sử dụng nguồn lực đạt hiệu quả cao trong từng thời kỳ.)

+ Bằng giá trị: Chi phí cơ hội là chi phí (hay giá trị) bị bỏ qua (hy sinh) khi sản xuất hoặc tiêu dùng mặt hàng này để chuyển sang sản xuất hoặc tiêu dùng mặt hàng khác có lợi hơn.

d. Phương pháp lựa chọn

Dùng đường cong năng lực sản xuất (đường giới hạn khả năng sản xuất).

1.1.2. Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF)

Trong một nền kinh tế, số lượng các yếu tố sản xuất và trình độ công nghệ là có hạn. Do đó, khi quyết định sản xuất cái gì và như thế nào, nền kinh tế này phải quyết định xem những yếu tố hạn chế này được phân phối như thế nào giữa hàng nghìn, hàng vạn loại hàng hoá khác nhau có thể sản xuất.

Ví dụ: Giả sử một nền kinh tế có các yếu tố hạn chế để có thể sản xuất lương thực và quần áo. Việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nền kinh tế này chính là các điểm nằm trên đường A, B...F.

Xem tất cả 210 trang.

Ngày đăng: 16/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí