Tiếng Nói, Chữ Viết Và Truyền Thống Thơ Ca


mạnh đồng thời cũng là một hạn chế lớn của người Hmông trên con đường tìm đến với cuộc sống văn minh và hạnh phúc.

1.3.5. Tiếng nói, chữ viết và truyền thống thơ ca

1.3.5.1. Tiếng nói, chữ viết

Tiếng Hmông là tiếng nói của khoảng 80 vạn người Hmông ở nước ta. Mông (HMôngz) là tên gọi có nghĩa là “người”. So với một số dân tộc ít người khác sống trên cùng một địa bàn thì người Hmông sống tương đối tập trung. Đây là một điều kiện thuận lợi để tiếng Hmông có thể phổ biến và phát triển.

Tiếng Hmông thuộc họ Nam Á, ngữ hệ Mèo - Dao. Ở Việt Nam, nhóm Mèo - Dao gồm có các ngôn ngữ: Hmông, Dao, Pà Thẻn.

Người Hmông có 5 ngành, tương ứng là 5 phương ngữ. Tiếng Hmông là ngôn ngữ thuộc loại hình đơn âm tiết, bao gồm 58 phụ âm, 25 vần; âm chính gồm có 11 nguyên âm đơn và 5 nguyên âm đôi. So với tiếng Việt, tiếng Hmông hạn chế về âm cuối, chỉ có bán nguyên âm I, u và phụ âm nh, ng giữ vai trò âm cuối (tiếng Hmông Đỏ không có). Tiếng Hmông có đến 8 thanh điệu [4]. Về cơ bản, tiếng Hmông là một ngôn ngữ thống nhất. Sự thống nhất của tiếng Hmông thể hiện rò nhất ở ngữ pháp. Giữa các ngành Hmông không có sự phân biệt về đặc trưng cấu tạo từ, về phương thức ngữ pháp, về trật tự các thành phần câu… Vốn từ cơ bản của các ngôn ngữ Hmông cũng không có sự khác biệt lớn. Theo tác giả Trần Hữu Sơn, kết quả điều tra ngôn ngữ học 1955 - 1957 (của Nguyễn Văn Chỉnh) cho thấy, chỉ có tiếng Hmông Xanh là khác biệt lớn nhất về vốn từ cơ bản với 21,3%, còn các ngành Hmông khác chỉ khác biệt khoảng 4% đến 7 % [110].

Hệ thống phụ âm, thanh điệu giữa các ngành Hmông cũng có một số khác biệt, hệ thống âm vị có thêm bớt một vài trường hợp, song nhìn chung, cơ cấu phụ âm và thanh điệu của các ngành Mông là thống nhất và người Hmông các vùng có thể giao tiếp với nhau một cách bình thường.

Người Hmông luôn khao khát có chữ viết, điều này thể hiện ở những trang giấy bản thờ cúng tổ tiên, thánh thần, và đốt đi cho người chết. Những tờ giấy bản được đục lỗ theo hình dọc, giống như các dòng chữ nho, người Hmông cho đó là chữ của dân tộc mình từ xa xưa đã bị lấy cắp và mất đi vì một lí do nào đó. Giấy bản đục lỗ


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 186 trang tài liệu này.

được dùng trong mọi lễ hội, tang ma, hôn nhân. Lời khấn thỉnh cầu của thầy cúng cùng người sống được ẩn vào trong giấy bản và được đốt đi để theo về còi âm.

Tiếng Hmông là một ngôn ngữ vốn không có chữ viết. Năm 1961, phương án chữ Hmông được Chính phủ Việt Nam phê chuẩn (theo Nghị định 206/CP ngày 27/11/1961 về việc phê chuẩn phương án chữ Thái, Tày, Nùng, Mèo), đưa vào sử dụng thống nhất trong cả nước. Chữ Hmông ở Việt Nam là bộ chữ được dựa trên hệ thống kí tự Latin theo nguyên lý ghi âm, trên cơ sở ngữ âm của ngành Hmông Lềnh ở Sa Pa - Lào Cai, có bổ sung thêm một số âm vị của các ngành Hmông khác. Trong những thập kỉ 60, 70 của thế kỉ XX, phong trào học chữ Hmông phát triển khá mạnh, ở hầu hết các tỉnh miềm núi phía Bắc, nơi có đông đồng bào Hmông sinh sống. Đến nay, do nhiều nguyên nhân, tình hình học chữ Hmông đã không còn phát triển.

Thơ ca dân tộc Hmông - Từ truyền thống đến hiện đại - 7

Tuy nhiên, chữ Hmông còn có một số khiếm khuyết gây khó khăn cho người sử dụng. Trước hết, hệ thống chữ Hmông có quá nhiều kí hiệu ghi các biến thể khác nhau của một âm vị; có kí hiệu ghi một số âm chỉ có ở từ vay mượn, chỉ tồn tại ở một số vùng hoặc chỉ có một số người phát âm được, còn đa số người Hmông lại không hề biết đến. Một khiếm khuyết khác làm cho nhiều người Hmông băn khoăn là vẻ cách biệt quá xa giữa chữ Hmông với chữ Quốc ngữ, biểu hiện ở chỗ chữ Hmông sử dụng chữ cái để ghi thanh điệu, việc này khiến cho người sử dụng có những nhầm lẫn trong việc phân biệt chữ cái ghi phụ âm với chữ cái ghi thanh điệu... Bởi có những bất hợp lý như vậy, một số nhà nghiên cứu, cách đây vài chục năm đã có những đề nghị cải tiến chữ Hmông, nhưng cho đến nay, công việc này vẫn chưa được tiến hành [4].

Hiện nay, chữ viết của người Hmông trên thế giới đã thống nhất cùng một loại. Đó là bộ chữ được xây dựng theo kiểu chữ Latin, do linh mục Nhìa Pó, người Hmông nhập cư ở Pháp sáng lập ra từ những năm 1957-1961. Do sự phát triển bùng nổ của thông tin, tràn lan vào đời sống xã hội trong các cộng đồng Hmông ở các nước, bộ chữ này đã nhanh chóng được phổ biến, và đã làm cho người Hmông trên khắp thế giới cùng thống nhất được một tiếng nói, đó là tiếng Hmông Đơ (Hmông Trắng). Bởi người Hmông ở các nước có nền văn hoá phát triển như Thái Lan, Mỹ, Pháp, Úc, Lào... đều là người Hmông Trắng [97].


Có thể nói rằng, ngôn ngữ Hmông không chỉ chiếm một vị thế đặc biệt trong đời sống của đồng bào Hmông mà còn góp phần quan trọng trong việc phát triển đời sống văn hoá xã hội ở các khu vực miền núi Việt Bắc, Tây Bắc. Ngôn ngữ Hmông là công cụ để những trí thức Hmông bước đầu biểu hiện đời sống tâm hồn của họ qua những sáng tác thơ văn bằng tiếng dân tộc. Nhờ đó mà ngay từ những năm 60, thơ hiện đại dân tộc Hmông đã có mầm mống của sự hình thành và phát triển. Những sáng tác đầu tiên bằng tiếng dân tộc đã là động lực để những tác giả người Hmông thêm yêu mến, tự hào về quê hương của mình, là chiếc cầu nối để những tác giả người Hmông bước nhanh tới đời sống văn học, vững vàng hơn trong những sáng tác bằng tiếng phổ thông sau này.

1.3.5.2. Truyền thống thơ ca

Cùng với chiều dài lịch sử, dân tộc Hmông sớm có một nền văn học dân gian phong phú, đa dạng, phản ánh đời sống văn hoá cũng như tâm tư nguyện vọng của cộng đồng. Các thể loại văn học dân gian của dân tộc Hmông cũng giống như các dân tộc khác, bao gồm: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích...và đặc biệt là thơ ca dân gian.

Truyện dân gian, truyện kể của người Hmông rất phong phú về nội dung và khá đa dạng về hình thức. Ở đó, yếu tố thần thoại và hiện thực đan quyện vào nhau. Tinh thần nhân bản là sợi chỉ đỏ xuyên suốt các tác phẩm văn học dân gian từ thần thoại, truyền thuyết đến cổ tích, phản ánh khát vọng hướng tới một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa con người và thiên nhiên, giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị...Chẳng hạn, các truyện thần thoại như: Nước sung sướng, Tại sao người ta chết sớm... Các truyện truyền thuyết, cổ tích như: Người Hmông ở núi cao, Trê Hầu, Sâu và Sia, Hoá hổ.., hay Sự tích đám ma người Hmông, Vợ chồng Giầy và Giủ, Ba anh em, Vua ếch...Đặc biệt, trong kho tàng truyện cổ của người Hmông, có những mô-tip truyện giống các dân tộc khác. trên thế giới cũng như truyện cổ của dân tộc Kinh. Ví dụ: truyện Người và chim giống truyện Nàng tiên thứ bảy, truyện Chàng Sính giống truyện Thạch Sanh...

Truyện cổ tích của người Hmông rất phong phú và là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của đồng bào. Trước đây, cứ vào thời điểm nông nhàn hay các buổi tối trăng thanh gió mát, những người già trong các "giao" của người


Hmông lại tập trung con cháu và dân bản để nghe kể truyện cổ tích. Về cơ bản, truyện cổ tích của dân tộc Hmông cũng giống như của các dân tộc khác, bao gồm: truyện cổ tích loài vật, truyện cổ tích thần kì và truyện cổ tích sinh hoạt. Mặt khác, về số lượng cũng không mấy thua kém so với truyện cổ tích của người Việt. Chỉ riêng vùng Tây Bắc, nhà sưu tầm văn học dân gian Doãn Thanh cùng với một số tác giả khác ở Lao Cai đã sưu tầm được 129 truyện cổ tích các loại.

Thơ ca dân gian- một bộ phận của văn học dân gian, là những thể loại có vần (để phân biệt với các thể loại văn xuôi như truyền thuyết, cổ tích...), bao gồm cả tục ngữ, đồng dao, hát ru, câu đố, dân ca và truyện thơ. Tục ngữ là một thể loại dùng ít từ, cô đọng nhằm tổng kết một kinh nghiệm trong đời sống lao động sản xuất, cách ứng xử trong cuộc sống, các phong tục tập quán, các nhận xét cô đúc về hiện tượng thiên nhiên. Ngoài ra, tục ngữ còn dẫn giải những điều khen chê, lấy tiêu chuẩn là những đạo lí làm người, những lệ tục trong xã hội. Cũng như các dân tộc anh em khác, người Hmông sáng tạo ra tục ngữ để biểu lộ tâm hồn, tư tưởng, tình cảm và quan niệm sống của mình. Trong đời sống và tư duy, tục ngữ thể hiện và hướng dẫn kinh nghiệm về cách nhìn nhận, bình giá, ứng xử, thực hành các vấn đề cuộc sống đưa ra. Tục ngữ làm đẹp, làm sâu sắc thêm lời nói giúp con người diễn đạt cả những điều tưởng như khó có thể nói ra. Vấn đề được tục ngữ Hmông quan tâm nhất đó là những kinh nghiệm sản xuất, các mối quan hệ xã hội và lối sống cùng những ứng xử của đồng bào.

Khác với tục ngữ, câu đố không nhằm phản ánh những kinh nghiệm thực tiễn trong lao động sản xuất, trong các mối quan hệ xã hội...Nó cũng ít mang tính trữ tình và không đi vào đời sống nội tâm của con người, không đề cập đến những mối quan hệ gia đình, xã hội, mà là "một phương tiện đặc biệt để nhận thức và kiểm tra nhận thức về các sự vật, sự việc, các hiện tượng của thế giới khách quan" (Ninh Viết Giao). Với vai trò ấy, câu đố có một diện mạo riêng trong đời sống tinh thần của đồng bào Hmông. Người Hmông rất mê câu đố. Câu đố với họ như một hình thức sinh hoạt, một trò chơi, một sự giải trí lành mạnh, hấp dẫn. Câu đố đem lại cho con người những trận cười thoải mái sau những giờ lao động cực nhọc bởi sự bất ngờ của lời đố và cái được đố.


Truyện thơ của người Hmông không chỉ chứa đựng những phong tục tập quán, những cách cảm nhận về đời sống rất đặc trưng của người Hmông, mà còn thể hiện những khát vọng mãnh liệt về tình yêu và hạnh phúc của họ, trải qua bao những biến cố thăng trầm. Có thể nói, mỗi đề tài trong truyện thơ của người Hmông đều gắn liền với một kiểu nhân vật đặc sắc, đầy cá tính, như các truyện thơ “A Thào- Nù Câu”, “Nàng Dợ -Chà Tăng”, “Dìa Pàng - Dùa Phông”, “Nàng Phan- Nồng Dí”... Truyện thơ của người Hmông là một quá trình tự sự hoá dân ca trữ tình. Mỗi truyện thơ là một tác phẩm hoàn chỉnh cả về cốt truyện lẫn hệ thống nhân vật. Có thể tìm thấy trong truyện thơ quá trình phát triển của xã hội người Hmông; những truyền thống văn hoá và đạo lí, những phong tục tập quán qua nhiều thế kỷ đã tạo nên bản sắc riêng của cả một cộng đồng.

Nếu tính số lượng truyện thơ dân tộc Hmông nằm rải rác trong các vùng miền, lưu giữ trong kí ức của những cụ già Hmông thì có thể là nhiều, nhưng số lượng tác phẩm truyện thơ Hmông đã công bố thì lại rất khiêm tốn. công trình lớn nhất và công phu trong việc sưu tầm truyện thơ Hmông cho đến nay phải kể đến tác giả Hờ A Di, một tác giả người Hmông với 12 truyện thơ được sưu tầm và công bố [15]. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của công trình này là ở chỗ, đó chỉ là những truyện thơ sưu tầm được ở vùng Sông Mã, Sơn La, quê hương của tác giả Hờ A Di, chứ chưa phải là một tập hợp các truyện thơ của người Hmông mang tính phổ biến và tổng quát. Song, qua đó cũng gián tiếp biểu hiện một điều: số lượng các tác phẩm truyện thơ Hmông hẳn là không ở mức khiêm tốn như vậy.

Truyện thơ Hmông có đặc điểm chung là ngắn, nó chỉ đơn giản là những khúc đoạn nhỏ như những bài dân ca riêng biệt. Chính vì vậy mà trước đây, nhà sưu tầm văn học dân gian Doãn Thanh trong cuốn Dân ca Hmông, đã không ngần ngại xếp Tiếng hát làm dâu Tiếng hát mồ côi vào chung với những bài dân ca Hmông ông sưu tầm được, trong đó, những khúc đoạn được ông đánh số và coi như những bài dân ca khác nhau.

Như vậy, truyện thơ Hmông là một thể loại trữ tình tự sự, có số lượng lớn, đang ẩn chứa trong đời sống cộng đồng Hmông hoặc đã thất truyền. Nó chiếm một vị trí quan trọng trong thơ ca dân gian Hmông; góp phần biểu hiện cuộc sống hiện


thực bi thương, tăm tối của người Hmông dưới chế độ cũ, đặc biệt là những con người cùng khổ, có hoàn cảnh éo le trong xã hội Hmông trước đây.

Dân ca là một thể loại rất phổ biến trong đời sống sinh hoạt tinh thần của người Hmông. Đó là những bài hát mang nội dung trữ tình, biểu lộ tình cảm, tâm tư, nguyện vọng của đồng bào trong cuộc sống thường ngày. Ẩn chứa trong đó bao niềm vui, nỗi buồn và cả trăm ngàn sắc thái, cung bậc tình cảm khác nhau. Người Hmông yêu dân ca với một thứ tình cảm mang tính bản năng. Với họ cuộc sống chính là một bài dân ca trường thiên bất tận. Đời sống của người Hmông luôn song hành với quá trình lưu truyền và sáng tạo dân ca. Dân ca trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu của người Hmông trong cuộc sống hàng ngày.

Theo ý kiến của các nhà nghiên cứu, dân ca Hmông có thể được phân chia nội dung thành 5 mảng đề tài chính bao gồm: Tiếng hát tình yêu (gầu plềnh), tiếng hát cưới xin (gầu xống), tiếng hát làm dâu (gầu ua nhéng), tiếng hát mồ côi (gầu tú giua) và tiếng hát cúng ma (gầu tuờ).

Nhìn chung, thơ ca dân gian Hmông tồn tại dưới dạng các làn điệu dân ca, tục ngữ, câu đố, phong phú cả về nội dung lẫn hình thức. Đó là sự thể hiện những quan niệm về vũ trụ, quan niệm về nhân sinh, là sự cảm nhận về thiên nhiên, con người và các mối quan hệ tình cảm như tình yêu, hôn nhân, quan hệ gia đình, xã hội, lối sống và phương thức ứng xử, những kinh nghiệm trong lao động sản xuất. Bên cạnh đó, thơ ca dân gian Hmông nói chung còn thể hiện tiếng hát than thân, phản kháng những thói xấu và cái ác trong xã hội bằng một lối tư duy nghệ thuật rất đặc thù trong kết cấu và biểu hiện.

Tuy không có thơ ca hiện đại sớm hơn, hay nói rộng hơn, không có nền văn học thành văn sớm hơn như các dân tộc Tày, Thái, Mường, Dao … nhưng thơ ca hiện đại của dân tộc Hmông, cho đến nay, cũng đã có được vị trí và tầm ảnh hưởng nhất định đối với nền văn học nước nhà.

Thơ ca hiện đại dân tộc Hmông xuất hiện sớm nhất là vào nửa cuối của những năm 60 của thế kỷ XX, được phổ biến chủ yếu ở các khu tự trị Việt Bắc và Tây Bắc là những địa phương có số cư dân Hmông sinh sống đông hơn cả.


Hiện cũng không biết chắc chắn những bài thơ đầu tiên của các tác giả người Hmông được in năm nào, nhưng một trong những người có công đầu trong việc dịch thơ của các tác giả dân tộc Hmông ra tiếng phổ thông để giới thiệu rộng rãi với bạn đọc là nhà nghiên cứu văn hoá, văn học dân gian Minh Khương (1920 - 2001). Ông đã lựa chọn và dịch thơ của một số tác giả người Hmông như Giàng A Páo (Zangz A Paor), Giàng A Lử (Zangz A Lưv), Sùng A Thào (Shong A Thaox), Sùng A Giàng (Shong A Zangx)… tập hợp rồi in trong các tập “Hoa chàm nở” (Ty Văn hoá Thông tin Nghĩa Lộ, 1975), “Mặt trời hoa mây” (Ty Văn hoá Thông tin Hoàng Liên Sơn, 1977).

Thời gian này, xuất hiện một số bài thơ mô phỏng dân ca Hmông của Hùng Đình Quí, được chính tác giả hát trên sóng của Đài Phát thanh Khu tự trị Việt Bắc, chủ yếu là thơ tuyên truyền, phục vụ cách mạng trong việc vận động bà con dân tộc Hmông ở Hà Giang. Một số bài thơ ban đầu của Mã A Lềnh ở Lào Cai được nhiều người biết đến.

Cho đến tận những năm 90 của thế kỷ XX, thơ Hmông hiện đại (tức là thơ của các tác giả viết bằng chữ Hmông hoặc chữ phổ thông) mới chính thức được gia nhập nền thơ Việt Nam thông qua sự ra đời của các tập thơ: “Người Mông nhớ Bác Hồ” (1993); “Chỉ vì quá yêu” (1998) của Hùng Đình Quí. Nhà thơ Mã A Lềnh với các tập “Bên suối Nậm Mơ” (1995), “Mã A Lềnh thơ” (2002); rồi đến các tác giả trẻ hơn như Hờ A Di và thế hệ sau này có sáng tác đôi chút thơ văn như Mã Anh Lâm, Mã Én Hằng, Hùng Thị Hiền xuất hiện trên các báo, tạp chí của các Hội Văn học Nghệ thuật trung ương và địa phương.

Thơ ca Hmông xuất hiện không nhiều, không dầy dặn và phong phú như thơ ca của một số dân tộc khác. Nhưng thơ ca Hmông cũng đã xuất hiện và phát triển, tạo nên một mảng màu riêng biệt, đậm đà bản sắc dân tộc Hmông, trong bức tranh nhiều màu sắc rực rỡ của thơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại.

Thơ ca hiện đại dân tộc Hmông mang một bản sắc riêng như là một sự soi chiếu diện mạo tâm hồn dân tộc Hmông trong những góc cạnh khác nhau của cuộc sống, cùng những giá trị văn hoá tinh thần được bảo tồn và gìn giữ từ ngàn xưa, trải qua những cuộc thiên di đầy nước mắt và máu. Thơ ca dân tộc Hmông nói riêng (cũng như một số thơ ca của các dân tộc thiểu số khác) có “cái độc đáo, đặc


sắc riêng của nó, đặc biệt là các bài thơ làm từ tiếng dân tộc, bằng những hình ảnh hình tượng đậm đặc chất dân tộc và miền núi” [113; tr.53].

Thơ ca hiện đại Hmông, trước hết, phản ánh những nét đặc trưng về cuộc sống, thiên nhiên, con người của cộng đồng Hmông. Thiên nhiên thật hùng vĩ, tươi đẹp nhưng cũng rất đỗi khắc nghiệt; con người hết sức trung thực, mộc mạc, nhưng cũng rất mạnh mẽ và phóng túng; cuộc sống đầy khó khăn, gian khổ cộng với những hủ tục lạc hậu - nhưng cũng rất phong phú, đáng yêu và giàu bản sắc.

Thơ ca hiện đại dân tộc Hmông mang những đặc trưng riêng về nghệ thuật. Nhiều bài thơ mang hình thức và âm điệu của dân ca với kết cấu đối ngẫu và lối so sánh ví von trùng điệp. Thơ hiện đại Hmông dường như có sự phân chia thành những xu hướng rò rệt: Xu hướng trung thành với hình thức và ngôn ngữ thơ mang tính truyền thống; đại diện cho xu hướng này là các tác giả Hùng Đình Quí, Mùa A Sấu, Giàng A Páo…; lối thiên về cách tân và những khám phá thể nghiệm như các tác giả Mã A Lềnh, Giàng Xuân Hồ và đặc biệt là các tác giả trẻ như Mã Anh Lâm, Mã Én Hằng…

Cuộc sống hiện đại, sự giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các dân tộc ngày càng mạnh mẽ, làm cho đời sống các dân tộc thiểu số ngày càng phát triển. Tuy nhiên, cũng theo đó, ranh giới khu biệt bản sắc của các dân tộc bị mờ đi. Thơ hiện đại dân tộc Hmông bước sang một giai đoạn mới. Nếu như trước đây, các tác giả người Hmông, vốn đã rất ít ỏi, chủ yếu sáng tác thơ bằng tiếng dân tộc, thì ở những năm đầu của thế kỷ XXI, một lớp trí thức trẻ người Hmông đã làm thơ, viết văn bằng tiếng phổ thông, bình đẳng, chan hoà với các dân tộc anh em khác. Thơ của họ mang sức sống và hơi thở của cuộc sống hiện đại. Cả cách nghĩ, cách cảm, cách biểu hiện cũng đã có sự khác biệt rạch ròi với thơ ca truyền thống. Từ sau năm 1975, thơ hiện đại dân tộc Hmông có sự chuyển hướng về nội dung đề tài và cảm hứng nghệ thuật. Từ những vấn đề chung, lớn lao của dân tộc, sang chiều hướng suy tư, chiêm nghiệm của mỗi cá nhân về cuộc đời. Ngôn ngữ hình ảnh thơ đã thoát khỏi sự ảnh hưởng nặng nề của thơ ca truyền thống dân tộc Hmông, để từ đó, mỗi nhà thơ tạo cho mình một giọng điêụ riêng, khó trộn lẫn, “chính điều đó đã đem lại sự khoáng đạt trong tâm hồn. Cũng chính vì như vậy những hình ảnh phong phú của ngôn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/07/2022