Tình Yêu Và Cuộc Sống-Những Giai Điệu Tâm Hồn Mạnh Mẽ, Quyết Liệt


Trong thơ ca dân gian Hmông, đề tài về thiên nhiên giữ một vai trò quan trọng. Thiên nhiên luôn là phông, là nền cho con người xuất hiện. Có khi, thiên nhiên là điểm tựa để tâm hồn con người thăng hoa:

Dạo chơi bước nhẹ dưới trăng Lung linh ánh trăng vàng Đánh bật ngôi sao sáng...[104]

Có lúc, thiên nhiên là cái cớ để giãi bày tâm trạng:

-Mình ơi, khóm mai mọc giữa núi Khóm nứa mọc giưã rừng

- Chân núi đá có lá chuối xòa Đỉnh núi đá có lá chuối rậm [122]

Và rất nhiều khi, thiên nhiên gửi gắm tình cảm, là thông điệp tình cảm của con người:

Gió về gió thổi lá cây bay lả lướt bên khe Nếu ta là hạt mưa hạt sương

Ta xin tan trên bàn tay nàng

Gió về gió thổi lá cây lật ngả nghiêng bên suối Nếu ta là hạt mưa hạt sương

Ta xin tan dưới bàn chân nàng [122]

Thiên nhiên dạy cho con người sự bao dung và cả bản tính hồn nhiên thường thấy ở người Hmông.

Một số nhà nghiên cứu (Doãn Thanh[122], Hồng Thao[121], Giàng Seo Gà [28]) cho rằng, do tâm lí mặc cảm, tự ti và do đến muộn, dân tộc Hmông ở Việt Nam thường lựa chọn những nơi hẻo lánh nhất, thường là chót vót các đỉnh núi cao để sinh sống. Khu vực cư dân đông nhất của người Hmông là địa bàn các tỉnh ở Việt Bắc và Tây Bắc dọc theo biên giới Việt Trung và biên giới Việt - Lào. So với các dân tộc thiểu số khác ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam, có lẽ người Hmông ở cao nhất. Những đỉnh núi cao quanh năm mây phủ, thiên nhiên vừa hoang dã, khắc nghiệt vừa hùng vĩ và rất đỗi nên thơ đã tạo nên một nét đặc trưng về hoàn cảnh sống của người Hmông. Ở đó, người Hmông vừa lệ thuộc hoàn cảnh, vừa tìm

mọi cách để chế ngự hoàn cảnh.


Từ khởi thuỷ là một nền văn minh lúa nước [97],[110],[121],[122], sau các cuộc thiên di phải sống bám vào núi với hình thức canh tác chủ yếu là nương rẫy, là một thử thách lớn lao và quyết liệt đối với dân tộc Hmông. Người Hmông không chỉ chấp nhận cuộc sống đó mà còn bằng lòng thậm chí thật tự hào khi có được một quê hương:

Người Mèo ta cũng có quê Quê ta là Mèo Vạc

(Dân ca Hmông)

Tình cảm quê hương từ bao đời nay, ở đâu cũng vậy, đều là một thứ tình cảm thiêng liêng, thiết tha gắn bó như máu thịt. Chính vì vậy mà viết về quê hương bao giờ cũng có được sự chân thực và cảm động. Cùng sống trong cái nôi chung của vùng Việt Bắc, Tây Bắc, nhưng mỗi dân tộc lại có một cách cảm nhận về quê hương khác nhau. Người Tày, người Nùng lựa chọn các lòng thung, các bãi bằng để canh tác lúa nước; người Mường, người Thái định cư trên thượng nguồn các con sông; người Dao sống bám vào các triền núi thấp; người Hmông sống cheo leo trên các đỉnh núi cao. Và thế là, mỗi dân tộc có một khung cảnh thiên nhiên riêng của mình để gửi gắm tâm tư.

Viết về thiên nhiên miền núi, các nhà thơ người Kinh thường bị chi phối bởi vẻ hùng vĩ đến choáng ngợp để rồi chìm đắm trong những tình cảm yêu mến mới lạ. Nhà thơ Bùi Minh Quốc hình dung về một Tây Bắc với Xe chạy nghiêng nghiêng trèo dốc núi/Lên miền Tây vời vợi nghìn trùng/Lên miền Tây, ta làm bạn núi rừng... Hay cảm nhận của nhà thơ Xuân Diệu khi đến với Sa Pa: Sa Pa hè mát hơn thu/Chỉ làn gió nhẹ cũng ru hồn người. Những câu thơ như vậy, dù có mới mẻ về câu chữ nhưng vẫn chưa thấy được cái hồn của miền núi. Ra xun Gamzatop nói: “Không ai hiểu rò cái nhà bằng chính bốn bức tường của nó”. Phải để người miền núi viết về miền núi, người dân tộc viết về người dân tộc thì những bí mật của tâm hồn con người và thiên nhiên mới được hiển lộ.


Trên tận những đỉnh núi cao dường như vượt qua cả cảm nhận và điểm nhìn của người Tày, người Thái, người Dao ở Việt Bắc và Tây Bắc, là quê hương của người Hmông. Người Hmông sống ở trên đỉnh của sự dữ dội, trên đỉnh của sự hùng vĩ và cả trên đỉnh của sự thơ mộng của thiên nhiên. Vì thế, thiên nhiên của người Hmông là một điều kiện sống vừa khắc nghiệt, vừa nên thơ mà không phải bất cứ dân tộc nào cũng có được (hay phải chịu đựng). Có thể nói một cách không khoa trương rằng núi cao của người Tày, người Thái, người Mường, người Dao... là đất bằng của người Hmông. Từ đỉnh cao Phanxipăng (Lào Cai) đến cổng trời Lũng Cú (Hà Giang); từ những cánh rừng già Tây Bắc đến cao nguyên đá Đồng Văn, đều là quê hương của người Hmông. Có lẽ chẳng có nơi nào trên đất nước Việt Nam này mà thiên nhiên lại khắc nghiệt đến như vậy: Từ một đến hai tháng, tuyết phủ đến trắng phau/Giống nương giống rẫy khoang tay xếp chân co ro ngồi (Dân ca Hmông). Thiên nhiên của người Hmông có sự khác biệt với thiên nhiên của các dân tộc khác không hẳn chỉ ở độ cao về mặt địa lý mà chính là ở cái thế cheo leo trên những đỉnh núi chót vót. Chính vì thế mà khi viết về núi non, nhà thơ của các dân tộc khác thường có điểm nhìn từ dưới lên cao với một cảm giác choáng ngợp trước sự trùng trùng, điệp điệp của núi non hùng vĩ: Núi bế núi/ Núi thi nhau đan rào/ Phên tiếp phên chồng chất (Núi đan rào - Lò Văn Cậy). Thậm chí, núi non hiểm trở đối với họ đầy uy nghi, dữ dội đến khốc liệt: Vách núi Lỷ như gấu đứng ưỡn bụng sẽ cào/ Vách núi Sáng như hổ dựng cao thân sắp chộp (Cầu Nôi - Vương Trung). Người Hmông lại không có cảm giác đó. Bởi một điều đơn giản: Người Mông ta trên núi/ Rừng trập trùng mây bay mây lượn (Giàng A Páo). Tư thế của người Hmông là tư thế ở trên cao, điểm nhìn của người Hmông là điểm nhìn từ đỉnh núi nhìn xuống, nên tầm nhìn thật phóng khoáng và bao quát được cả một không gian rộng:

Ôi! bầu trời ngọn núi cao ơi

Miền núi cao như bức tranh đẹp hiện trong mặt gương

Mùa đông mây nằm chưa trôi đi, mây mùa xuân đã sà xuống Ngọn núi và lưng rừng nào cũng đến mùa xuân hoa đào mới nở

(Núi mọc trong mặt gương - Mùa A Sấu)


Chỉ có ở chót vót trên những đỉnh non cao của người Hmông mới có được cảm giác này:

Mặt trời nâng hoa mây Bồng bềnh sáng núi đá

(Mặt trời hoa mây - Giàng A Páo)

Ngay cả cách tả núi của những nhà thơ Hmông cũng có sự khác lạ, lạ ở cách nhìn nhận, cách cảm, lạ ở sự liên tưởng độc đáo và táo bạo:

Núi Malipho là núi đầu rồng Dông Malipho là dông núi xếp

Đường Malipho là đường ngang núi

Lối Malipho là sợi chỉ xuyên qua sống váy Mèo

(Malipho - Mùa A Sấu)

Hình ảnh điển hình cho một thiên nhiên khắc nghiệt- nơi người Hmông sinh sống- đó là cao nguyên đá. Trong thơ Hmông hiện đại xuất hiện rất nhiều hình ảnh đá núi. Đá núi đầu tiên và cuối cùng vẫn là nơi chở che, nương tựa, làm vơi đi những day dứt, ám ảnh về một quá khứ đầy bi thương của dân tộc Hmông: Quá khứ trầm luân nặng nề trong ký ức/Chiếc nôi êm là tảng đá giữa non ngàn (Mã A Lềnh). Hình ảnh người đàn ông dân tộc Hmông với “mái đầu trơ một mỏm đá hoang” gợi lên một sự so sánh liên tưởng rất thú vị và độc đáo về sự từng trải đến chai sạn, kết tinh những sương gió cuộc đời. Đá núi trong cách nhìn của những nhà thơ Hmông, là một thế giới sống động, có tính cách và tâm hồn: Đá nằm như hổ rình mồi/Đá đứng như trâu gặm cỏ/Đá vươn như ngựa phi giữa nắng chiều tà (Đá ở Sapa - Mã A Lềnh). Phải là những người “sống trên đá không chê đá gập ghềnh” (Y Phương) thì mới có được một cái nhìn và tình cảm gắn bó thân thiết với đá núi đến như vậy.

Thiên nhiên của người Hmông không chỉ dữ dội, khắc nghiệt mà còn rất đáng yêu, rất thơ mộng, lãng mạn. Không chỉ có đá núi, ở “vòm trời khoảnh đất quê mình” còn có tiếng “chim diều chim cắt kêu”, có những Đồi nương ngô chín vàng/Rộn ràng từng hốc đá (Giàng Xuân Hồ); có tiếng chim Câu Kỷ Giàng gọi mùa, tiếng chim “Đá Lâu” bên sườn núi; có Cúc cu kêu tiếng rò rành rọt/ Kêu cho


trời nắng thúc ngô vàng (Hùng Đình Quí); có hoa rừng hoa núi đua nhau nở; có Triền núi cao sinh ra cây vàng/Lòng núi cao sinh ra măng bạc. Thiên nhiên ở trên những đỉnh núi cao có sự thơ mộng riêng, vắng vẻ nhưng không lạnh lẽo, thậm chí còn ấm áp tưng bừng với Bầy ong tung tăng đi hút nhuỵ hoa gianh/Hoa gianh trắng ngà ấm áp (Giàng A Của); những thửa ruộng bậc thang ngày mùa báo hiệu một cuộc sống no ấm Bậc thang vút lên mây/Mùa vàng thơm lúa chín/Hương lúa tràn quê hương. Thiên nhiên gắn bó với người Hmông, đến nỗi, mỗi địa danh đều trở lên trĩu nặng ân tình, đều đẹp đến lãng mạn: Phi Lềnh là sống núi bay/ Tử Củ Thảng là vùng tê giác/ Cắng Đinh Nhà là điếu thuốc bạc (Mùa A Sấu)...

Quê hương của người Hmông không có đồng bằng, điều đó đã rò ràng. Quê hương của người Hmông không có những dòng sông, điều đó cũng rò. Dòng Nho Quế (Hà Giang) đã có người Nùng, người Dao, người Kinh làm chủ; thượng nguồn sông Đà, sông Mã và cả sông Hồng ở Tây Bắc cũng đã là xứ sở của người Dáy, người Thái, người Mường... người Hmông chỉ còn nhận cho mình những đỉnh núi cao ngất tạnh mù khơi; nhận cho mình mặt trời và sương mây làm gia sản truyền đời. Nhưng không vì thế mà thiên nhiên của người Hmông mất đi sự tình tứ, thơ mộng. Trái lại, nó hoang dã và bí hiểm, đắm say lòng người. Ở đó người Hmông thênh thênh sống, thênh thênh bước và thênh thênh bộc lộ những vui buồn. Dẫu còn nhiều hạn chế, nhưng những sứ giả của tâm hồn dân tộc Hmông - những nhà thơ Hmông hiện đại như Mã A Lềnh, Hùng Đình Quí, Mùa A Sấu, Giàng A Páo, Giàng Xuân Hồ... đã ít nhiều bộc lộ được những tình cảm yêu mến và gắn bó thiết tha với thiên nhiên, như là một sự tri ân đối với những ngọn núi đã nuôi dưỡng cuộc đời và tâm hồn họ.

Như vậy, quá trình vận động và phát triển của thơ ca Hmông từ truyền thống đến hiện đại gắn liền với việc mở rộng đề tài thiên nhiên. Từ chỗ thiên nhiên là khung cảnh, là nền cho tâm trạng và hành động của con người đến chỗ thiên nhiên trở thành đối tượng để phản ánh, cùng với đó là sự mở rộng về không gian và điểm nhìn. Từ không gian hẹp đến không gian rộng, từ điểm nhìn trước mắt đến điểm nhìn xung quanh, từ điểm nhìn hẹp đến điểm nhìn


rộng... Đó có thể coi là sự lớn lên, sự phong phú hơn của người Hmông về mặt tâm hồn.

2.2.2. Tình yêu và cuộc sống-những giai điệu tâm hồn mạnh mẽ, quyết liệt

Thơ ca Hmông viết về tâm hồn và cuộc sống của người Hmông với một sự chân thực hiếm thấy và một nét độc đáo mang tính bản sắc cả về nội dung và hình thức biểu hiện. Người Hmông có đời sống tâm hồn phong phú, ưa ca hát nhảy múa, có đời sống sinh hoạt văn nghệ ở mức cao. Đó chính là chất men để ủ lên thứ rượu thơ ca. Vì vậy, đời sống tâm hồn chính là cảm hứng và miêu tả đời sống tâm hồn chính là một trong những sứ mạng cao cả của thơ ca Hmông. Thơ ca dân gian Hmông nói nhiều đến tiếng khèn, tiếng đàn môi, kèn lá, những nhạc cụ độc đáo và quen thuộc của người Hmông. Những nhạc cụ làm sứ giả cho tâm hồn người Hmông:

Anh ngắt chiếc lá đặt lên môi Lá kêu tiếng nghe rất hay

Em mới nhẹ bước tới đây, Lá kêu tiếng nghe thật dài

Em mới nhẹ bước tới nơi này [104]

hay:


Nhớ buổi tiễn chân ta qua đồi

Em ngắt lá thổi bài khèn réo rắt [122]

Trong nền thơ ca của bất cứ một dân tộc nào, tình yêu lứa đôi bao giờ cũng chiếm một vị trí hết sức quan trọng. Tình yêu là đề tài muôn thuở, là năng lượng tinh thần đê duy trì sự sống. Dân ca Hmông có riêng một mảng đề tài là tiếng hát tình yêu (gầu plềnh). Đây là mảng đề tài quan trọng nhất và chiếm tỉ lệ cao nhất trong dân ca Hmông. Cuốn Dân ca Hmông của Doãn Thanh (1984) chia dân ca Hmông thành 5 loại ứng với 5 đề tài: Tiếng hát tình yêu (gầu plềnh), tiếng hát cưới xin (gầu xống), tiếng hát làm dâu (gầu ua nhéng), tiếng hát mồ côi (gầu tú giua) và tiếng hát cúng ma (gầu tuờ). Qua khảo sát 138 bài trong cuốn Dân ca Hmông, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.1: Khảo sát đề tài trong dân ca Hmông


Đề tài

Tổngsố bài

Tỉ lệ

Ghi chú

Tiếng hát tình yêu

92

66,67


Tiếng hát cưới xin

14

10,15


Tiếng hát làm dâu

6

4,34

3 trích đoạn truyện thơ

Tiếng hát mồ côi

22

15,94


Tiếng hát cúng ma

4

2,90


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 186 trang tài liệu này.

Thơ ca dân tộc Hmông - Từ truyền thống đến hiện đại - 9

Kết quả khảo sát cho thấy có đến 66,67% số bài trong cuốn Dân ca Hmông do Doãn Thanh sưu tầm thuộc đề tài Tiếng hát tình yêu, nhiều hơn tổng số bài của 4 đề tài còn lại. Điều này phần nào cho thấy, chức năng của thơ ca dân gian dân tộc Hmông chủ yếu nhằm biểu hiện tình yêu lứa đôi. Đồng thời cũng góp phần khẳng định: những bài thơ về tình yêu chiếm vị trí quan trọng và có nhiều giá trị nhất trong thơ ca dân gian của dân tộc này.

Khi tìm hiểu tâm hồn và tiếng hát Hmông, nhà thơ Chế Lan Viên cho rằng: "Thơ tình mới vẽ được chân dung của hồn người, nói hết được cái rộng xa và sâu thẳm của tâm trạng" [122; tr.16]. Bởi vậy, chúng tôi tin rằng, việc khảo sát và phân tích những bài dân ca về tình yêu của người Hmông cũng sẽ phần nào hiểu rò hơn về con người và cuộc sống của họ. Qua đó, cũng góp phần hiểu rò hơn nét đặc sắc của thơ ca dân gian Hmông nói chung và dân ca Hmông nói riêng.

Các bài dân ca về tình yêu của dân tộc Hmông, về cơ bản, có sự phân chia và có thể phân biệt rò về đối tượng và phạm vi sử dụng của từng bài. Theo tác giả Hoàng Thao khi viết Lời giới thiệu cuốn Dân ca Hmông, trong gầu plềnh (tiếng hát tình yêu), có thể phân biệt rò:

- Về đối tượng, bao gồm:

+ Các bài hát của trai hát với gái hoặc ngược lại

+ Các bài hát của nam giới hát với nữ (đã có chồng hoặc bỏ chồng)

+ Các bài hát của người goá (nam hát với nữ hoặc nữ hát với nam goá)

- Về phạm vi không gian sử dụng, bao gồm:

+ Hát một mình, giải toả nỗi lòng

+ Từng đôi nam nữ hát tình tự riêng với nhau

+ Đi chơi xuân hát hội

+ Hát giữa chủ với khách khi đến thăm nhà cửa của nhau


Ngoài ra, có những bài nam nữ thanh niên hát với nhau trong bất cứ trường hợp thuận lợi nào: Khi làm ăn trên nương ruộng, trong rừng núi; lúc đi đường chơi phố, chơi chợ; trong đám rượu, đám cưới, lúc rảnh rỗi ở nhà...

Tuy nhiên, khi tiến hành khảo sát, phân loại theo tiêu chí trên, chúng tôi nhận thấy: Ngoài các bài hát giao duyên của trai gái hát, chủ yếu là từng đôi hát riêng với nhau, chiếm số lượng lớn, còn có các bài hát của nam hát với nữ (đã có chồng hoặc bỏ chồng), hát một mình giải toả nỗi lòng, chúng tôi không thấy có những bài hát của người goá, hoặc hát giữa chủ và khách khi đến thăm nhà cửa của nhau. Có thể trong cuộc sống của người Hmông có những bài dân ca riêng như vậy, song hoặc là quá ít, hoặc là do công tác sưu tầm còn hạn chế nên không thấy xuất hiện trong cuốn Dân ca Hmông của Doãn Thanh. Dưới đây là bảng khảo sát trong phạm vi 92 bài thuộc đề tài Tiếng hát tình yêu [122] dưới góc độ đối tượng và phạm vi sử dụng:

Bảng 2.2. Khảo sát đối tượng hát Tiếng hát tình yêu trong dân ca Hmông


Đối tượng

Tổng số bài

Tỉlệ (%)

Ghi chú

Các bài hát giao duyên (trai hát với gái

hoặc ngược lại)

77

83,7


Các bài hát của nam hát với nữ (đã có

chồng hoặc bỏ chồng)

15

16,3


Các bài hát của người goá (nam, nữ đã bỏ

vợ/ chồng)

0

0


Bảng 2.3. Khảo sát phạm vi sử dụng Tiếng hát tình yêu


Phạm vi sử dụng

Số lượng

Tỉ lệ

Ghi chú

Hát một mình, giải toả nỗi lòng

15

15,4


Từng đôi nam nữ hát riêng với nhau

73

72


Đi chơi xuân hát hội

4

4,6


Hát giữa chủ với khách khi đến thăm nhà cửa

của nhau

0



Như vậy, theo chúng tôi, thơ ca dân gian Hmông về đề tài tình yêu chủ yếu là để đáp ứng nhu cầu thổ lộ tâm tình của trai gái Hmông, tập trung chủ yếu ở không gian hẹp, ở phạm vi giới hạn thường chỉ có hai người hát riêng với nhau, chứ hoàn toàn không phải hát giao duyên ở khung cảnh lễ hội. Điều đó cũng là

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/07/2022