Nghiên Cứu Của Các Tác Giả Trong Nước 75374


17


giả đề xuất trong quá trình dạy học nhằm phát triển năng lực tư duy của học sinh như đàm thoại, dạy học nêu vấn đề, bài tập lô gic, dạy học theo chuyên đề hiện nay vẫn là những phương pháp được sử dụng rộng rãi bởi tính hiệu quả mà nó mang lại trong quá trình dạy học.

Tác giả F.P.Korovkin trong cuốn Phương pháp dạy học lịch sử (Sách dùng cho giáo viên) (1981), dịch: Hoàng Trung, Trần Kim Vân, Phạm Huy Khánh, hiệu đính Phan Ngọc Liên, biên tập Nguyễn Xuân Kỳ, ĐHSP Hà Nội 1. Bên cạnh việc đề cập đến quá trình hình thành và phát triển của bộ môn phương pháp dạy học lịch sử như một khoa học; nhiệm vụ, đặc điểm của việc dạy học lịch sử trong nhà trường Xô Viết. Ở phần hình thành tri thức trong dạy học lịch sử cho học sinh, tác giả đã phân tích các đặc điểm cơ bản của nhận thức lịch sử của học sinh; cách hướng dẫn học sinh làm việc với các nguồn tri thức để học tập lịch sử. Tác giả cũng cho rằng: phương pháp giảng dạy vạch ra những cách khác nhau để khái quát tư liệu lịch sử và những kiểu giờ học tổng quát tương ứng với chúng. Phương pháp khái quát chủ yếu ở các lớp giữa là – thảo luận, trưng cầu ý kiến với việc sử dụng tài liệu giáo khoa phần nào đã được sử dụng đến khi nghiên cứu những chủ đề riêng biệt, không hoàn toàn mới... Như vậy tác giả đã cho rằng, việc học tập theo chủ đề cũng không hoàn toàn là điều gì đó mới cả, sau quá trình học tập, làm việc với SGK, những giờ học khái quát là cần thiết. Ngoài ra, ở các lớp lớn còn sử dụng những bài giảng có tính chất ôn tập, tổng quát, những giờ xê-mi-na với những thông báo có tính chất tổng quát của học sinh. Đồng thời các tác giả cũng cho rằng khái quát không phải là giai đoạn kết thúc việc dạy học lịch sử. Những kiến thức tổng quát được đưa vào các khái niệm, phạm trù, quy luật, tư tưởng, là phương tiện để học sinh nhận thức một cách khoa học những sự kiện lịch sử và những khái niệm riêng biệt hơn. Khái niệm chủ đề đã được tác giả đề cập đến trong quá trình phân tích ví dụ cụ thể, như chủ đề “phong trào cộng sản và công nhân quốc tế”.

Nói về bài giảng ở trường phổ thông, tác giả cho rằng:“bài giảng lịch sử ở trường phổ thông là sự trình bày hoàn chỉnh nội dung chủ đề của giáo viên, thường gồm một số bài” [66; 180]. Ví dụ như dưới hình thức bài giảng có thể được tiến hành thành một bài học về chủ đề “sự ra đời của chủ nghĩa xã hội trong phạm vi một nước và chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới”. Đồng thời ở trường phổ thông, người ta áp dụng bài giảng tổng kết, ôn tập để nhằm nâng cao trình độ lí luận về nắm nội dung chủ đề của học sinh. Công trình của tác giả cho chúng tôi thấy rằng: trong nền giáo dục lịch sử Xô Viết, việc dạy học theo chủ đề đã được thực hiện, theo đó chủ đề đã tự nó nói lên tính hệ thống và tính khái quát.

Trong cuốn A Practical Guide to Teaching history in the Secondary School (Hướng dẫn thực hành dạy học lịch sử ở trường trung học) (2007), Routledge, UK, tác giả Martin Hunt đã sử dụng những kinh nghiệm làm việc trong các trường học với các


18


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

giáo viên lịch sử để phân tích và giải thích các phương pháp giảng dạy thành công. Nội dung kiến thức lịch sử được xây dựng dưới dạng “topic” - chủ đề; đồng thời trong hoạt động định hướng mục tiêu về kiến thức, năng lực, để giúp GV tổ chức các hoạt động học tập, tác giả gợi ý các hoạt động như làm việc nhóm (working in groups), cá nhân (individual), tranh luận (debate), đưa ra các minh chứng (evidence), sử dụng công nghệ thông tin và vận dụng cụ thể khi dạy về chủ đề Cách mạng nông nghiệp (Agricultural Revolution), yêu cầu học sinh rút ra được ý nghĩa của việc nghiên cứu về cách mạng nông nghiệp đối với ngày nay (Significance of the study of the Agricultural Revolution for the present day). Những bài nghiên cứu của tác giả giúp chúng tôi có thêm gợi ý trong việc đề xuất các phương pháp, kĩ thuật dạy học theo chủ đề nhằm phát huy năng lực tư duy, vận dụng kiến thức và giải quyết vấn đề cho đối tượng học sinh chuyên Sử.

1.2.2. Nghiên cứu của các tác giả trong nước

Thiết kế và tổ chức dạy học các chủ đề lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay theo hướng phát triển năng lực học sinh chuyên Sử trường THPT thành phố Hà Nội - 4

Trong cuốn Phương pháp luận sử học (2003), các tác giả Phan Ngọc Liên (Chủ biên), Đinh Ngọc Bảo, Nguyễn Thị Côi, Nguyễn Đình Lễ, Trương Hữu Quýnh, Trịnh Đình Tùng, Nghiêm Đình Vỳ đã cho rằng: Tri thức lịch sử là một phương tiện giáo dục hiệu quả về tư tưởng tiến bộ, phẩm chất đạo đức cách mạng cho quần chúng. Nó giáo dục cho nhân dân niềm tin vào chính nghĩa, vào chân lí, tin vào khả năng sáng tạo vô tận của quần chúng nhân dân; có tác dụng to lớn trong việc giáo dục lòng yêu nước, yêu lao động, ý thức và năng khiếu thẩm mĩ...Những nghiên cứu của các tác giả là một trong những cơ sở quan trọng giúp chúng tôi nhận thức đầy đủ về đặc điểm, vai trò, ý nghĩa của tri thức lịch sử trong quá trình thiết kế nội dung các chủ đề lịch sử, đồng thời khai thác hiệu quả tri thức lịch sử để giáo dục phẩm chất, hình thành và phát triển năng lực cho HS.

Các tác giả Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị (1992) trong cuốn Phương Pháp dạy học Lịch sử, Nhà XB Giáo dục, đã cho rằng “nhiệm vụ quan trọng của người dạy sử là phải cung cấp cho học sinh những sự kiện lịch sử cụ thể, sinh động, có hình ảnh, đủ để khôi phục lại bức tranh quá khứ đúng như nó tồn tại. Trên cơ sở cung cấp những sự kiện lịch sử, chúng ta nâng sự hiểu biết của học sinh lên trình độ khái quát lí luận. Trong dạy – học, nếu chỉ cung cấp cho HS những sự kiện lịch sử, thì các em chỉ có những nhận thức các hiện tượng bên ngoài một cách phiến diện, hời hợt. Song nếu chỉ nêu khái quát, lí luận mà không có sự kiện làm cơ sở thì sự nhận thức sẽ khô cứng, chủ quan...[75;51]. Quan điểm của các tác giả đã nhắc nhở chúng tôi trong quá trình thiết kế và giảng dạy các chủ đề lịch sử phải đồng thời đảm bảo được tính cụ thể của sự kiện lịch sử và tính khái quát, lí luận để nâng cao khả năng nhận thức, tư duy cho học sinh.

Trong cuốn giáo trình Phương pháp dạy học lịch sử do tác giả Phan Ngọc Liên Trần Văn Trị (chủ biên) (tái bản năm 2001) khẳng định tiến hành giáo dục


19


phải tính đến hiệu quả học tập, phải căn cứ vào chương trình, vừa sức với khả năng học tập ở mỗi lứa tuổi và sự vươn lên của học sinh để nắm những kiến thức. Đối với học sinh giỏi “phải có kiến thức tổng hợp, một sự uyên thâm nhất định, phù hợp với trình độ và yêu cầu của học sinh”. Muốn vậy, ngoài việc nắm vững kiến thức cơ bản cần hệ thống các tài liệu đã học thành các vấn đề để nắm một cách tường tận, có khả năng ứng phó được các loại câu hỏi, bài tập. Trong công trình này, các tác giả đã nhắc đến đối tượng học sinh giỏi, có khả năng nhất định trong học tập lịch sử, theo đó tri thức lịch sử các em cần nắm không chỉ dừng lại ở mức độ cơ bản, mà cần phải có cả tính hệ thống, khái quá, qua đó rèn luyện khả năng giải quyết các dạng bài tập ở mức độ vận dụng cao hơn.

Trên cơ sở tập hợp những bài viết về vấn đề nội dung và việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử, trong tác phẩm Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông do GS.TS Phan Ngọc Liên chủ biên, NXB Đại học Sư Phạm; Trong đó, tác giả Trịnh Đình Tùng, ở bài nghiên cứu: Về việc hình thành tri thức lịch sử cho học sinh, từ việc phân tích các đặc điểm của tri thức lịch sử, đã khẳng định tri thức lịch sử mang tính hệ thống (tính lôgic lịch sử), theo đó, những nội dung tri thức lịch sử có mối liên hệ nội tại đan xen, phức tạp. Điều này đòi hỏi người giáo viên trong quá trình chuẩn bị nội dung và tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh phải luôn chú ý đến mối quan hệ ngang dọc, trước sau của các vấn đề lịch sử cũng như mối quan hệ ngang, nội tại giữa các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa để cung cấp cho học sinh những tri thức khoa học mang tính hệ thống và hoàn chỉnh. Tác giả Nguyễn Thị Côi, trong bài nghiên cứu: Chất lượng dạy học lịch sử ở trường phổ thông – lí luận, thực trạng và giải pháp, từ việc nghiên cứu lí luận và thực tiễn dạy học lịch sử ở trường phổ thông, để nâng cao chất lượng bài học thì việc lựa chọn nội dung phải đảm bảo tính khoa học, vừa sức, những sự kiện được lựa chọn phải thể hiện tính toàn diện của lịch sử, thể hiện được đặc điểm của các mặt; đồng thời trong quá trình dạy học phải phát huy được các hoạt động nhận thức tích cực, độc lập của học sinh. Tác giả Kiều Thế Hưng trong bài nghiên cứu : Đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học hiện nay – hãy đổi mới từ những điều không mới, trong cái nhìn so sánh với các ngành nghề khác trong xã hội, tác giả đã cho rằng để nâng cao chất lượng dạy học lịch sử, phải nâng cao chất lượng đội ngũ thầy giáo, đổi mới trước tiên ở người thầy. Thầy phải giỏi về kiến thức khoa học cơ bản, giỏi về lí thuyết phương pháp và đặc biệt tác giả nhấn mạnh thầy phải giỏi về thao tác nghề - giỏi về thao tác sư phạm.“Mọi đổi mới về nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học cuối cùng cũng phải thông qua thao tác của người giáo viên. Đó là chiếc cầu nối vật chất để biến mục đích, nội dung, phương pháp dạy học trở thành giá trị hiện hữu” [79; 388]. Những quan điểm nêu trên của các tác giả giúp chúng tôi nhận thức sâu sắc hơn về vai trò của người thầy trong việc lựa


20


chọn nội dung kiến thức lịch sử của các chủ đề theo đặc điểm của kiến thức lịch sử; có cơ sở để lựa chọn phương pháp dạy học thích hợp và đặc biệt chú trọng rèn luyện để có được hệ thống các thao tác chuẩn mực, hiệu quả, chuyên nghiệp trong dạy học lịch sử nói chung và dạy học lịch sử theo chủ đề nói riêng.

Tác giả Nguyễn Thị Thế Bình (2014) trong cuốn Phát triển kĩ năng tự học Lịch sử cho học sinh, NXB Đại học Sư Phạm, đã lí giải tại sao phải hình thành và phát triển kĩ năng tự học lịch sử cho HS; hệ thống kĩ năng tự học lịch sử; làm thế nào để hình thành và phát triển hệ thống kĩ năng tự học lịch sử; các biện pháp hình thành và phát triển kĩ năng tự học lịch sử cho HS. Tác giả cho rằng: trong dạy học Lịch sử, giáo viên cần tạo điều kiện tốt nhất để HS phát huy tính chủ động trong tiếp thu bài học, say mê, hứng thú với các nhiệm vụ học tập; biết tự làm việc với SGK, tài liệu tham khảo; biết cách khai thác đồ dùng trực quan; biết kết hợp nghe giảng với tự ghi chép; biết tư duy, trả lời câu hỏi và đặt câu hỏi, biết tự ôn tập, củng cố kiến thức lịch sử, biết tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của bản thân...Công trình của tác giả giúp chúng tôi nhận thức đầy đủ hơn về vai trò của việc hình thành và phát triển năng lực tự học lịch sử cho HS THPT, đặc biệt đối với học sinh chuyên Sử.

Trong bài nghiên cứu Đổi mới căn bản chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học và đào tạo giáo viên ở phổ thông, in trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia về dạy học lịch sử ở trường phổ thông Việt Nam, do Bộ Giáo dục và đào tạo

– Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức, Tác giả Nghiêm Đình Vỳ (2012), đã đề cập đến chương trình giáo dục lịch sử của một số quốc gia phát triển trên thế giới. Trong đó, Singapore, nội dung môn học lịch sử không tiếp cận đầy đủ theo các sự kiện chính trong tiến trình lịch sử mà được xây dựng theo các chủ đề. Các chủ đề lịch sử thế giới thường là các vấn đề lịch sử có ảnh hưởng đến lịch sử hay sự phát triển của Singapore. Đối với lịch sử dân tộc, tùy từng chương trình mà biên soạn theo tiến trình thời gian hay lựa chọn nội dung theo chủ đề. Ví dụ, chủ đề theo thời gian có Lịch sử Singapore: từ khu định cư mới đến quốc gia, từ trước 1819 đến 1971; thiết kế chủ đề theo nội dung có: Hành trình tới quốc gia; sống trong hòa bình và hòa hợp...Ở Rumani, lịch sử dân tộc được lồng ghép, đặt trong bối cảnh chung của lịch sử châu lục/châu Âu và thế giới. Phần thông sử các em sẽ hoàn thành sau khi kết thúc chương trình lớp 1. Lên lớp 12, các em chỉ học các chuyên đề chuyên sâu bao gồm hệ thống những nội dung kiến thức cơ bản nhất của chương trình giáo dục phổ thông.

Trong bài nghiên cứu Một số suy nghĩ ban đầu về định hướng xây dựng chương trình và sách giáo khoa môn lịch sử ở phổ thông sau năm 2015, in trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia về dạy học lịch sử ở trường phổ thông Việt Nam, do Bộ Giáo dục và đào tạo – Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức, tác giả Nghiêm Đình Vỳ (2012), bên cạnh việc đánh giá chương trình sách giáo khoa hiện hành, trong


21


phần dự kiến về xây dựng chương trình và sách giáo khoa môn lịch sử ở phổ thông sau năm 2015, đã đề nghị đối với cấp phổ thông, học sinh không nên học theo chương trình đồng tâm nữa mà thay vào đó là nên áp dụng dạy học theo chủ đề cả về Lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam. Đồng thời, trong bộ môn lịch sử nên có những chủ đề bắt buộc và chủ đề tự chọn. Đây là một giải pháp để thực hiện dạy học phân hóa ở Việt Nam. Quan điểm nói trên của tác giả không chỉ phù hợp với đối tượng học sinh phổ thông đại trà mà còn đặc biệt phù hợp với đối tượng học sinh các lớp chuyên Sử, điều này giúp chúng tôi có thêm cơ sở trong việc xây dựng các chủ đề cho học sinh chuyên Sử ở các trường THPT chuyên và THPT có hệ chuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Các tác giả Trịnh Đình Tùng, Phạm Tiến Đông (2012), trong bài nghiên cứu, Chương trình môn lịch sử ở trường phổ thông in trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia về dạy học lịch sử ở trường phổ thông Việt Nam, do Bộ Giáo dục và đào tạo

– Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức, bên cạnh việc phân tích, đánh giá những ưu điểm và hạn chế của chương trình hiện hành, trước thực trạng chất lượng giảng dạy của bộ môn hiện nay và để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới để nâng cao chất lượng bộ môn nói riêng, các tác giả đã đề xuất chương trình mới sau năm 2015 không xây dựng theo hướng đồng tâm để tránh sự trùng lặp không cần thiết gây nên sự quá tải về mặt kiến thức, tạo nên sự nhàm chán đối với học sinh. Thay vì đó, chương trình nên được xây dựng theo hướng đường thẳng, phân bố phù hợp với trình độ học sinh theo từng lớp học sau đó sẽ đi và các chủ đề chuyên sâu. Điều đó sẽ giúp học sinh có sự hiểu biết sâu sắc về lịch sử, hiểu được bản chất, rút ra được quy lật, bài học lịch sử.

Trong bài nghiên cứu Đổi mới chương trình và sách giáo khoa môn Lịch sử trung học phổ thông – mấy vấn đề bàn luận, in ở Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia về dạy học lịch sử ở trường phổ thông Việt Nam, do Bộ Giáo dục và đào tạo – Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức, tác giả Vũ Quang Hiển (2012) trên cơ sở đánh giá sự cần thiết phải đổi mới, đã đề xuất phương hướng xây dựng nội dung chương trình và sách giáo khoa mới theo chủ đề, các chủ đề có thể xây dựng theo từng thời kì lịch sử. Theo đó, mỗi chủ đề nhằm giải quyết một nội dung cơ bản, nhưng khá sâu sắc. Cấu trúc này đáp ứng yêu cầu khắc sâu kiến thức có hệ thống, tăng cường rèn luyện năng lực tư duy, khuyến khích tư duy lô gic, phát triển kĩ năng vận dụng kiến thức, nhất là đối với HS khá giỏi, phù hợp với HS chuyên Lịch sử.

Tác giả Trần Thị Vinh (2012), ở bài nghiên cứu Một số vấn đề về chương trình môn lịch sử trong hệ thống giáo dục của Mĩ và Canada, in trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia về dạy học lịch sử ở trường phổ thông Việt Nam, do Bộ Giáo dục và đào tạo – Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức. Từ sự phân tích vị trí của bộ môn lịch sử trong hệ thống giáo dục của Mĩ và Canada, đã khẳng định rằng các nhà


22


hoạch định chính sách của Mĩ và Canada đã có nhiều nỗ lực trong việc nhìn nhận đúng vị trí, vai trò của bộ môn lịch sử cũng như tầm quan trọng của công tác giáo dục lịch sử trong nhà trường. Bộ môn lịch sử là một môn học nhằm giáo dục nhân cách, tinh thần dân tộc, lòng yêu nước và ý thức công dân. Vì những lí do đó, lịch sử là một môn học bắt buộc trong các trường phổ thông. Đồng thời, sự am hiểu lịch sử dân tộc là tiêu chuẩn hàng đầu đối với công dân Mĩ và Canada. Chương trình lịch sử nước Mĩ được phân chia thành các thời đại khác nhau và được giảng dạy bắt đầu từ lớp 5 đến lớp 12. Từ lớp 11 đến lớp 12, các em được học một số chuyên đề chuyên sâu tự chọn về lịch sử dân tộc. Bên cạnh đó, chương trình và kiến thức chuẩn môn lịch sử không đi vào những nội dung chi tiết, những bài giảng cụ thể mà chỉ đưa ra những chủ đề chính với những ví dụ minh họa có tính chất gợi ý để thầy trò các cấp học phát huy quyền tự chủ và ý tưởng sáng tạo trong dạy học lịch sử. Trên cơ sở chương trình và kiến thức chuẩn, các trường có thể thiết kế chương trình giảng dạy phù hợp với địa phương và lựa chọn bộ SGK thích hợp để đạt được mục tiêu giáo dục quốc gia.

Tác giả Đào Tuấn Thành (2012), trong bài nghiên cứu, Một số kiến nghị về việc biên soạn sách giáo khoa lịch sử dành cho các trường phổ thông ở Việt Nam, in trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia về dạy học lịch sử ở trường phổ thông Việt Nam, do Bộ Giáo dục và đào tạo – Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức, trên cơ sở phân tích, so sánh về cách thức biên soạn và nội dung chương trình SGK Rumani, tác giả đã đưa ra những nhận xét và kiến nghị, đó là: về nội dung, nếu như SGK Lịch sử lớp 12 của Việt Nam viết về thông sử phần lịch sử thế giới hiện đại (từ năm 1945 đến năm 2000) thì SGK lịch sử lớp 12 của Rumani lại chủ yếu viết dưới dạng chuyên đề chuyên sâu, đề cập đến nhiều lĩnh vực, song chủ yếu là về văn hóa, văn minh, thành tựu khoa học kĩ thuật của nhân loại... Trong đó, không sa đà vào số liệu mà chọn mốc sự kiện tháng hoặc năm. Tính khái quát trong nội dung mỗi chuyên đề được chú trọng, đòi hỏi khi học bài học sinh phải tư duy mới có thể giải quyết tốt các câu hỏi ở phần bài tập hay đề thi. Bên cạnh đó, cấu trúc nội dung các chuyên đề được thể hiện đa dạng, có nhiều tư liệu gốc và tài liệu đọc thêm, hệ thống kênh hình rất phong phú, in màu, rõ, đẹp. Từ những nhận xét đó, tác giả đưa ra kiến nghị rằng Việt Nam nên tính đến khả năng xây dựng một kế hoạch giảng dạy bộ môn mới cho môn Lịch sử, theo đó, phần thông sử có thể kết thúc ở lớp 11. Từ lớp 12, môn lịch sử nên dạy các chuyên đề, đề cập đến những vấn đề cơ bản, chủ yếu, cốt lõi của lịch sử dân tộc từ thời cổ đại đến hiện đại.

Trong bài nghiên cứu Từ chương trình và Sách giáo khoa lịch sử phổ thông của nước cộng hòa Pháp đến khả năng vận dụng của Việt Nam, in trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia về dạy học lịch sử ở trường phổ thông Việt Nam, do Bộ Giáo dục và đào tạo – Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức, tác giả Nguyễn Văn Ninh (2012), trên cơ sở nghiên cứu chương trình và SGK của cộng hòa Pháp và khả năng


23


vận dụng kinh nghiệm xây dựng chương trình và SGK vào Việt Nam, tác giả đã đề xuất chương trình lịch sử phổ thông nên thiết kế theo nguyên tắc đồng tâm kết hợp với đường thẳng như trước đây. Nguyên tắc này có hạn chế là sự trùng lặp kiến thức giữa cấp THCS và cấp THPT. Tuy nhiên, nếu chúng ta dạy học theo chủ đề lịch sử thì sẽ khắc phục được hạn chế này. Về cấu trúc bài viết trong SGK, theo quan điểm tác giả là nên thiết kế bài học dưới dạng chủ đề lịch sử. Mỗi chủ đề sẽ cấu tạo những đơn vị kiến thức nhỏ dưới hình thức các chương hay các tiết học. Việc thiết kế bài học theo chủ đề sẽ không lặp lại kiến thức, đồng thời phát huy được khả năng sáng tạo, thuận tiện cho việc tổ chức các hoạt động học tập của học sinh, việc đổi mới phương pháp trong dạy học cũng được tiến hành hiệu quả hơn.

Trong các tài liệu tập huấn cho cán bộ quản lí và giáo viên THPT trong những năm gần đây của Bộ Giáo dục đào tạo theo hướng phát triển năng lực học sinh cũng liên tục đề cập đến việc dạy học theo chủ đề như một trong những giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy. Năm 2013, trong Chuyên đề bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông môn Lịch sử, NXB Văn hóa thông tin, đã tập huấn cho giáo viên về việc thiết kế các chuyên đề học tập cho học sinh; một số chuyên đề đã được giới thiệu để phân tích, đánh giá như: Mặt trận dân tộc thống nhất trong cách mạng Việt Nam (1930 -1975); quan hệ giữa các nước phương Tây với các quốc gia Đông Nam Á từ giữa thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX; ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông; chuyên đề xây dựng và sử dụng đồ dùng trực quan quy ước theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong dạy học lịch sử thế giới cận đại ở trường trung học phổ thông (chương trình cơ bản).

Tác giả Nguyễn Tiến Hỷ (2004) trong cuốn Ôn tập môn lịch sử theo chủ đề, NXB Đại học Sư phạm, đã cho rằng để giúp học sinh có thể ôn tập và làm bài thi hiệu quả nhất, học sinh không chỉ phải nắm vững sự kiện mà cần phải rèn luyện phương pháp trình bày, diễn đạt. Để giúp học sinh có thể hệ thống hóa kiến thức, phục vụ kì thi tốt nghiệp, đại học, thi học sinh giỏi, tác giả đã thiết kế nội dung cuốn sách theo các chủ đề dọc theo từng giai đoạn hoặc toàn bộ khóa trình lịch sử ở cả phần lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc trong chương trình lịch sử lớp 12. Toàn bộ phần kiến thức đó đã được xây dựng thành 23 chủ đề trong đó có 13 chủ đề của phần lịch sử Việt Nam và 10 chủ đề của lịch sử thế giới. Ví dụ phần Việt Nam có các chủ đề như: tình hình kinh tế và xã hội nước ta từ sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất đến đầu năm 1930 (1919 - 1930); chủ đề : Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam (1930-1991)...vv. Đây là một trong những nguồn tài liệu tham khảo giúp chúng tôi thiết kế các chủ đề cho học sinh chuyên Sử.

Trong Tài liệu chủ đề tự chọn bám sát chương trình nâng cao, Lịch sử 10, dùng cho giáo viên Tài liệu chủ đề tự chọn nâng cao Lịch sử 10 dùng cho giáo


24


viên và học sinh, NXB Giáo dục, 2006. Các tác giả Phan Ngọc Liên (chủ biên), Nguyễn Hữu Chí, Nguyễn Cảnh Minh, Đào Tố Uyên, Nghiêm Đình Vỳ đã khẳng định bên cạnh những nội dung dạy và học theo SGK, còn có nội dung các chủ đề tự chọn. Việc dạy và học các chủ đề tự chọn là một bước phát huy tính độc lập, tự chủ của học sinh, phục vụ mục đích nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Các tác giả đồng thời cũng giới thiệu 5 chủ đề: Các thành tựu văn hóa Trung Quốc thời cổ - trung đại; Thành thị trung đại Tây Âu; Văn Hóa phục hưng; văn hóa truyền thống người Việt; văn hóa các dân tộc ít người trên lãnh thổ Việt Nam. Những quan điểm và các chủ đề tự chọn mà các tác giả đề cập đến trong các tác phẩm nêu trên cho thấy nội dung lịch sử đã được thiết kế theo chủ đề nhằm cung cấp kiến thức một cách chuyên sâu hơn, góp phần phát huy tính độc lập, tự chủ của học sinh trong quá trình học tập. Quan điểm này vẫn còn nguyên giá trị, bởi hiện nay trong dạy học lịch sử việc rèn luyện cho học sinh năng lực tự học, tự nghiên cứu các chủ đề lịch sử là một trong những mục tiêu quan trọng để phát triển năng lực học sinh.

Trong bài nghiên cứu “Về việc dạy học theo chủ đề trong môn lịch sử ở trường trung học phổ thông”, in trong Kỉ yếu Hội thảo dạy học lịch sử ở trường phổ thông theo hướng dẫn phát triển năng lực học sinh, Huế, 2016, các tác giả Nguyễn Thị Thế Bình Lê Thị Thu đã đề cập đến cách tổ chức dạy học chủ đề trong môn lịch sử. Theo đó chủ đề có thể tiến hành trong giờ nội khóa (trên lớp học hoặc ngoài thực địa, bảo tàng), hoạt động ngoại khóa (đọc sách, kể chuyện LS, tham quan, dạ hội...), thực hành, trải nghiệm...Đồng thời, các tác giả giới thiệu bốn bước tổ chức dạy học theo chủ đề như: nêu vấn đề, định hướng, thu hút sự chú ý của học sinh vào nội dung trọng tâm của chủ đề; Cung cấp nguồn sử liệu, hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung của chủ đề lịch sử; Tổ chức, hướng dẫn học sinh trao đổi, thảo luận, đánh giá về các sự kiện, hiện tượng phản ánh nội dung chủ đề; Củng cố, kiểm tra hoạt động nhận thức, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Các biện pháp cụ thể để tổ chức dạy học chủ đề đã được các tác giả vận dụng vào chủ đề Các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV – XVI.

Tác giả Nguyễn Thị Bích trong bài nghiên cứu Kiểm tra, đánh giá trong dạy học các chủ đề lịch sử ở trường trung học phổ thông đăng ở Kỉ yếu Hội thảo dạy học lịch sử ở trường phổ thông theo hướng phát triển năng lực học sinh, Huế, 4/2016, đã cho rằng dạy học theo chủ đề là một mô hình mới cho hoạt động lớp học chú trọng đến những nội dung học tập có tính tổng quát, liên quan đến nhiều lĩnh vực, với trung tâm học tập là học sinh, nội dung tích hợp những vấn đề gắn liền với thực tiễn, phát huy được tính tích cực, độc lập nhận thức của học sinh.

Về cách thức tổ chức dạy học theo chủ đề, tác giả cho rằng, mỗi chủ đề sẽ vận dụng một phương pháp dạy học chủ đạo, đồng thời kết hợp với các phương pháp khác

Xem tất cả 169 trang.

Ngày đăng: 20/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí