136
Câu 6. Việc ba tổ chức cộng sản có sự chia rẽ sau đó thống nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam (1930) đã để lại bài học kinh nghiệm nào sau đây cho cách mạng Việt Nam?
A. Luôn chú trọng đấu tranh chống tư tưởng cục bộ.
B. Kết hợp hài hòa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp.
C. Xây dựng khối liên minh công nông vững chắc.
D. Xây dựng mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi.
Việc hoàn thành các bài tập trắc nghiệm ở mức độ vận dụng nói trên trong quá trình học tập các chủ đề lịch sử có ý nghĩa quan trọng đối với HS chuyên. Nó không chỉ giúp các em củng cố, khắc sâu kiến thức mà còn cho thấy các em đã biết vận dụng kiến thức để trả lời nhanh các câu hỏi khó phản ánh bản chất, đặc điểm, tính chất, mối liên hệ và rút ra được bài học kinh nghiệm từ các sự kiện, hiện tượng lịch sử hay chưa. Chinh phục các bài tập khó trong một thời gian ngắn cũng là một biện pháp để HS đánh giá chính năng lực học tập của bản thân, từ đó tiếp tục tạo động lực, kích thích sự hứng thú, tư duy, hình thành kĩ năng và năng lực vận dụng kiến thức lịch sử để giải quyết các nhiệm vụ học tập và xử lí các tình huống trong cuộc sống.
Bài tập tự luận
Đối với HS chuyên Sử, trong quá trình học tập, bên cạnh bài tập trắc nghiệm, một nhiệm vụ các em cần thực hiện là hoàn thành các bài tập tự luận. Đây không chỉ là một hình thức củng cố kiến thức mà còn là là một hình thức kiểm tra, đánh giá năng khiếu và năng lực vận dụng chuyên môn Lịch sử của HS lớp chuyên. Trong hoạt động củng cố, kiểm tra nhận thức của HS cuối mỗi bài/chủ đề, GV cần nêu ra các bài tập tự luận, yêu cầu HS đưa ra được hướng giải quyết của bài tập, cách thức các em vận dụng kiến thức để trả lời cho câu hỏi nêu ra.
Bài tập tự luận được thiết kế tốt đòi hỏi HS không chỉ có kiến thức mà còn là khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề. Nó không thể chỉ dựa trên trí nhớ về những thông tin, kiến thức đã biết, mà đòi hỏi các em sử dụng những thông tin đó theo một trật tự logic chặt chẽ nhằm trình bày vấn đề đầy đủ; Nó đòi hỏi khả năng tư duy, bộc lộ mức độ thành thạo kỹ năng lập luận và sử dụng ngôn ngữ. Nó biểu lộ những gì người học thẩm thấu qua quá trình học, chứ không chỉ là những kiến thức mà HS nhớ được.
Bài tập tự luận đòi hỏi các em trình bày quá trình đi tới kết luận, chứ không chỉ nói lên kết luận ấy. Điều này đặc biệt cần nhấn mạnh đối với các môn khoa học xã hội trong đó có bộ môn Lịch sử. Quá trình nhận thức này chính là điều chúng ta muốn HS chuyên được trải nghiệm để mài sắc khả năng tư duy, vận dụng, lập luận, trình bày, thể hiện quan điểm cá nhân về một vấn đề
Để hình thành và phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng lịch sử cho HS chuyên trong quá trình học tập các chủ đề lịch sử, chúng ta có thể vận dụng dạng bài tập
137
bài tập nhận thức, vận dụng kiến thức, kĩ năng lịch sử, trong đó yêu cầu học sinh giải thích, lập luận, phân tích chứng minh, bày tỏ ý kiến về một quan điểm, một nhận định, so sánh điểm giống và khác nhau giữa một sự vài sự kiện, nhân vật, hay một vấn đề lịch sử; rút ra được bản chất, quy luật, bài học, tính kế thừa và phát triển của các sự kiện, hiện tượng lịch sử…Từ thực tiễn dạy học lịch sử, chúng tôi thấy một số dạng bài tập vận dụng phù hợp với đối tượng HS chuyên như:
- Ví dụ, bài tập về việc giải thích nguyên nhân, ý nghĩa của sự kiện lịch sử như: Tại sao năm 1920, Nguyễn Ái Quốc khẳng định cách mạng Việt Nam không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản. Phân tích ý nghĩa của sự kiện lịch sử này? (chủ đề: Vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh với Cách mạng Việt Nam)
Với dạng bài tập này, HS cần phải vận dụng kiến thức lịch sử về bối cảnh tình hình thế giới, trong nước, hoạt động, nhãn quan chính trị sắc bén của Nguyễn Ái Quốc để có cơ sở giải thích tại sao Người lại khẳng định: cách mạng Việt Nam không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản. Trên có sở đó, rút ra được ý nghĩa của sự kiện này đối với cách mạng Việt Nam và đối với hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc.
- Bài tập đòi hỏi HS xác định được đặc trưng, bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử. Ví dụ: Đặc điểm lớn nhất của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu năm 1930 là gì? Vì sao có đặc điểm đó? (chủ đề: Hai khuynh hướng cứu nước trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam 1919 – 1930)
- Bài tập yêu cầu HS nêu lên tính kế thừa giữa các sự kiện, giai đoạn, thời kì lịch sử để giúp HS hiểu rõ quá trình phát triển liên tục, thống nhất, tính chất tiến bộ của lịch sử và tính phong phú da dạng, cụ thể của các sự kiện, giai đoạn thời kí lịch sử.
Ví dụ: 1. Vì sao năm 1941, lãnh tụ Hồ Chí Minh thành lập Mặt trận Việt Minh. Phân tích điểm sáng tạo của lãnh tụ Hồ Chí Minh trong công tác mặt trận. (chủ đề: Vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh với Cách mạng Việt Nam)
2. Bằng những dẫn chứng cụ thể qua các thắng lợi quân sự tiêu biểu, hãy chứng minh sự phát triển của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam (1945 – 1954) (Chủ đề: Những thắng lợi quân sự tiêu biểu trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954)
- Bài tập tìm hiểu khuynh hướng phát triển của một sự kiện, một thời đại hay một xã hội nói chung giúp học sinh nắm bắt được phương pháp tư duy biện chứng để đoán định sự phát triển tương lai trên cơ sở hiểu rõ quá khứ và hiện tại.
Ví dụ (chủ đề: Vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh với Cách mạng Việt Nam). Sau Hiệp định Giơ ne vơ năm 1954, Trung ương Đảng, Chính phủ, đứng đầu là
138
Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng ở hai miền Nam – Bắc? Cơ sở nào để Trung ương Đảng, Chính phủ, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra chủ chương như vậy và thực tiễn ta có thực hiện được hay không?
- Bài tập yêu cầu HS phát biểu, trình bày quan điểm của mình về một ý kiến, một nhận định. Ví dụ:
1. Phát biểu ý kiến của em về nhận định: “Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam, do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, là một cương lĩnh giải phóng dân tộc sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Độc lập và tự do là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh này”.
2. Bằng thực tiến lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp (1954 – 1975), hãy phát biểu ý kiến của em về nhận định: “Hậu phương là một trong những nhân tố thường xuyên, có vai trò quyết định đối với thắng lợi của chiến tranh nhân dân” (chủ đề: Hậu phương trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ (1945 – 1975)
- Bài tập so sánh để rút ra cái chung, cái riêng, giống và khác nhau tiêu biểu và đặc thù của các sự kiện, thời kì.
Ví dụ: So sánh Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương với Hiệp định Pa-ri năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Từ đó, đánh giá vai trò của mặt trận ngoại giao đối với hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. (chủ đề: Đấu tranh trên mặt trận ngoại giao trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ (1945 – 1975).
Bài tập thực hành lịch sử nhằm giúp HS rèn luyện kĩ năng thực hành bộ môn; đồng thời, qua các hoạt động thực hành, HS nâng cao kĩ năng phân tích, giải thích, trình bày kết quả thực hành, đưa ra được nhận xét kết quả thực hành. Nhóm bài tập này gồm những dạng sau đây:
Bài tập thực hành về xây dựng, sử dụng đồ dùng trực quan như bản đồ, lược đồ, sơ đồ, biểu đồ…bao gồm vẽ, trình bày, giải thích, nhận xét, xác định địa danh, ghi kí hiệu; xây dựng các loại bảng biểu (bảng biên niên, bảng so sánh, bảng thống kê…). tranh ảnh, hiện vật. Ví dụ: Vẽ lược đồ chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, xác định và ghi chú ba phân khu và những cứ điểm then chốt của địch tại Điện Biên Phủ. Trên cơ sở đó, lí giải tại sao ta chấp chận cuộc quyết chiến chiến lược với thực dân Pháp tại Điên Biên Phủ ? (Chủ đề: Những thắng lợi quân sự tiêu biểu trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954). Bài tập thực hành về sưu tầm hiện vật, tranh ảnh, tài liệu về các nhân vật, sự kiện,
hiện tượng lịch sử. Ví dụ, khi học chủ đề : Vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh với Cách mạng Việt Nam, GV có thể yêu cầu HS sưu tầm tranh ảnh, tư liệu ghi hình, các mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Người nhằm làm sáng tỏ, cụ thể hơn cho những đóng góp của Bác đối với cách mạng Việt Nam.
Bài tập thực hành về lập hồ sơ học tập, như Hồ sơ về nhân vật : Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ Võ Nguyên Giáp...vv.
Như vậy, chúng ta thấy, bài tập là một phần không thể thiếu đối với HS, đặc biệt
139
là HS chuyên Sử trong quá trình học tập các chủ đề. Bài tập không chỉ dùng ở phần củng cố kiến thức sau khi kết thúc chủ đề mà hệ thống bài tập còn giúp định hướng HS trong quá trình tự học; giúp giáo viên có cơ sở để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của mỗi HS, có cơ sở để phân loại mức độ và khả năng học tập của HS, từ đó có sự điều chỉnh nội dung, phương pháp giảng dạy, đảm bảo được yếu tố dạy học phân hóa, lựa chọn được những HS có năng lực thực sự ở bộ môn, có thể học tập và nghiên cứu chuyên sâu đối với môn học.
Để nâng cao hiệu quả của việc sử dụng bài tập lịch sử trong dạy học các chủ đề, trong quá trình biên soạn câu hỏi, bài tập giao cho HS, chúng ta cần đảm bảo bài tập phải bám sát nội dung chính của chủ đề và chương trình học của các em; đảm bảo tính hệ thống của vấn đề, tính phong phú, đa dạng của sự kiện, hiện tượng lịch sử; tính chính xác về nội dung, chuẩn mực về hình thức; chú ý phát triển được tính độc lập, sáng tạo và năng lực giải quyết vấn đề của HS; có tác dụng giáo dục tư tưởng, hành vi, thái độ, hình thành phẩm chất công dân nghiêm túc, nỗ lực trong học tập, không ngừng tìm tòi, sáng tạo trong quá trình giải quyết vấn đề.
Ngoài các biện pháp sư phạm nói trên, để củng cố, vận dụng, mở rộng, kiểm tra hoạt động nhận thức, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh, GV có thể sử dụng thêm các biện pháp như tổ chức các trò chơi lịch sử với nhiều hình thức khác nhau như: Trò chơi ô chữ; Theo dòng lịch sử; Về nguồn; Đuổi hình bắt chữ; Hiểu ý đồng đội ...vv tạo không khí học tập sôi nổi, hiệu quả ở cuối giờ học. Đồng thời, có thể hướng dẫn các em tự học ở nhà, làm việc với SGK, các nguồn tài liệu khác nhau để xử lí các câu hỏi, bài tập, các tình huống vận dụng, liên hệ thực tiễn.
Tóm lại, có nhiều biện pháp, cách thức tổ chức hoạt động để củng cố, vận dụng, mở rộng, kiểm tra hoạt động nhận thức, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Tùy vào đối tượng HS và đặc điểm kiến thức của chủ đề lịch sử mà GV có thể vận dụng linh hoạt các biện pháp, hình thức khác nhau nhằm đảm bảo đạt mục tiêu kế hoạch dạy học đã đề ra.
Để kiểm nghiệm tính khả thi của việc vận dụng các biện pháp phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng lịch sử cho HS chuyên, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm khi tổ chức cho HS học tập chủ đề: Vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh với cách mạng Việt Nam cho các lớp chuyên Sử ở các trường THPT chuyên Hà Nội Amsecdam, THPT chuyên Nguyễn Huệ, THPT Sơn Tây, THPT Chu Văn An, Thành phố Hà Nội. Tại các lớp thực nghiệm, chúng tôi vận dụng cách thức tổ chức, câu hỏi và bài tập như đã phân tích nói trên; ở các lớp đối chứng, chúng tôi sử dụng phương pháp dạy học truyền thống, chủ yếu cung cấp kiến thức cho HS. Kết quả kiểm tra được phản ánh trong bảng tổng hợp dưới đây:
140
Bảng 4.4. Tổng hợp kết quả thực nghiệm sư phạm từng phần biện pháp 4
Kết quả thực nghiệm (điểm số/tỉ lệ %) | ||||
< 5 | 5 - 6 | 7 - 8 | 9 – 10 | |
TN: 132 HS | 0 – 0% | 5 – 3.8% | 86 – 65.2% | 41 – 31% |
ĐC: 128 HS | 2 – 1.6% | 22 – 17.2% | 79 – 61.2% | 25 – 20.0% |
Có thể bạn quan tâm!
- Hướng Dẫn Hs Tự Học Với Sgk, Các Tài Liệu Tham Khảo.
- Tổ Chức, Hướng Dẫn Học Sinh Tranh Luận, Phản Biện Về Sự Kiện Lịch Sử
- Sử Dụng Hệ Thống Bài Tập Lịch Sử.
- Thiết kế và tổ chức dạy học các chủ đề lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay theo hướng phát triển năng lực học sinh chuyên Sử trường THPT thành phố Hà Nội - 20
- Thiết kế và tổ chức dạy học các chủ đề lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay theo hướng phát triển năng lực học sinh chuyên Sử trường THPT thành phố Hà Nội - 21
Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.
Qua phân tích kết quả kiểm tra (Bảng 4.4), kết hợp trao đổi, lấy ý kiến của GV và HS, chúng tôi có thêm cơ sở để khẳng định tính khả thi của việc vận dụng những biện pháp nói trên trong quá trình tổ chức dạy học các chủ đề lịch sử cho đối tượng HS chuyên Sử. Đây là những biện pháp góp phần hình thành và phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng lịch sử để giải quyết các nhiệm vụ học tập và các tình huống trong thực tiễn cuộc sống cho HS – đây là năng lực cao nhất mà HS cần hình thành trong quá trình học tập lịch sử, gắn kiến thức lịch sử với hiện thực cuộc sống.
4.5. Thực nghiệm sư phạm toàn phần
4.5.1. Mục đích thực nghiệm
Tiến hành thực nghiệm sư phạm (TNSP) toàn phần nhằm kiểm nghiệm hiệu quả của việc xây dựng và thiết kế dạy học các chủ đề lịch sử Việt Nam cho HS chuyên Sử; hoàn thiện những biện pháp sư phạm đã đề xuất nói trên, khẳng định tính đúng đắn và khả thi của những biện pháp sư phạm đó. Đồng thời, chứng minh tính đúng đắn, tính khả thi của những giả thuyết nêu ra trong đề tài luận án.
Từ kết quả thực nghiệm, tiếp tục góp phần củng cố, làm sáng tỏ, phong phú hơn cho những cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn của việc thiết kế và tổ chức dạy học các chủ đề lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay cho HS chuyên Sử trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tinh thần đổi mới nhằm hướng đến mục tiêu phát triển năng lực HS.
Kết quả TNSP toàn phần là căn cứ giúp chúng tôi đưa ra những kết luận khoa học cho đề tài luận án, đồng thời có những đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao nhận thức cho đội ngũ GV nói chung và đội ngũ giáo viên dạy chuyên nói riêng trong dạy học lịch sử về việc thiết kế nội dung và không ngừng đổi mới phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả bài dạy, đáp ứng những yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
4.5.2. Đối tượng, địa bàn thực nghiệm
- Địa bàn khảo sát và thực nghiệm: 04 trường THPT có lớp chuyên Sử trên địa bàn Thành phố Hà Nội (THPT chuyên Hà Nội - Amstecdam; THPT chuyên Nguyễn Huệ, THPT Chu Văn An, THPT Sơn Tây).
- Đối tượng thực nghiệm: chúng tôi tiến hành thực nghiệm ở các lớp 11 và 12 chuyên Sử, trong đó có 2 nhóm lớp: lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Vì là đối tượng HS chuyên Sử nên những lớp thực nghiệm và đối chứng có trình độ, năng lực tương đương nhau. Ở các lớp thực nghiệm, HS được học tập với nội dung thực nghiệm và các phương pháp mới, lớp đối chứng, chúng tôi dạy theo phương pháp truyền thống,
141
học theo đơn vị từng bài trong SGK. Thời gian tiến hành thực nghiệm trong các năm học 2017 – 2018; 2018 – 2019; 2019 – 2020.
Về phía GV, chúng tôi phối hợp với những thầy cô có kinh nghiệm, có năng lực chuyên môn, nhiều năm dạy các lớp chuyên, là những người tâm huyết, trách nhiệm với nghề, nhiệt tình tiếp cận phương pháp mới trong quá trình giảng dạy ở cấp phổ thông.
4.5.3. Nội dung và phương pháp thực nghiệm
- Chủ đề thực nghiệm: Chúng tôi lựa chọn một trong những chủ đề quan trọng đối với chương trình lịch sử chuyên: Vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh với cách mạng Việt Nam; trong đó, nội dung thực nghiệm là Vai trò của lãnh tụ Hồ Chí Minh đối với Cách mạng tháng Tám năm 1945.
- Phương pháp thực nghiệm: Việc thực nghiệm được tiến hành ở hai nhóm lớp:
+ Lớp đối chứng: Bài giảng được GV soạn giảng và giảng dạy bình thường, chủ yếu là giáo viên hỏi – đáp và giảng giải để HS nắm được nội dung chủ đề.
+ Ở lớp thực nghiệm: chúng tôi gặp gỡ giáo viên và HS, trao đổi về nội dung và phương pháp tiến hành, thống nhất thiết kế nội dung và phương pháp tiến hành theo tinh thần đổi mới, hướng đến mục tiêu phát triển năng lực HS theo các hướng mà luận án đã đề xuất.
Để chuẩn bị cho quá trình thực nghiệm, trước hết, chúng tôi làm công tác tư tưởng, công tác chuẩn bị lớp học, cơ sở vật chất cho hoạt động thực nghiệm. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu ở các Chương I, II, III và những yêu cầu, biện pháp sư phạm đã đề xuất trong Chương IV, chúng tôi trao đổi, thống nhất với GV để thiết kế giáo án thực nghiệm. Với tiết thực nghiệm, chúng tôi vận dụng phương pháp dạy học theo dự án.
Để đánh giá hiệu quả của những biện pháp đã đưa ra và xử lí kết quả thực nghiệm, chúng tôi dựa vào hai cơ sở sau:
Về mặt định lượng: thông qua hệ thống bài tập và bài kiểm tra 45 phút sau tiết học về Vai trò của Hồ Chí Minh với Cách mạng tháng Tám năm 1945 kết thúc; chúng tôi lấy kết quả làm căn cứ đánh giá mức độ hoàn thành của biện pháp nêu ra. Nội dung kiểm tra hướng đến các mức độ nhận thức: nhận biết, thông hiểu và vận dụng, vận dụng cao. Đặc biệt, trong quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án, chúng tôi chú ý tới tinh thần, thái độ làm việc của HS, quan sát, theo dõi, hỗ trợ để thấy được những năng lực nào HS đã thể hiện trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
Về mặt định tính: trong các tiết giảng tại lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, chúng tôi dự giờ, quan sát các hoạt động của GV và HS. Từ đó, làm cơ sở để đánh giá cách thức thiết kế, tổ chức các hoạt động học tập của GV cho HS; đánh giá về không khí lớp học, tính tích cực, chủ động của HS; mức độ hoàn thành các phương pháp được áp dụng ở lớp thực nghiệm. Cuối mỗi tiết học, chúng tôi tiến hành trao đổi, phỏng vấn, lấy ý kiến phản ánh của GV và HS về quá trình chuẩn bị đến thực hiện chủ
142
đề. Cùng với kết quả bài kiểm tra, đánh giá là cơ sở để chúng tôi rút ra các kết luận khoa học của đề tài luận án.
4.5.4. Kết quả thực nghiệm
4.3.4.1. Về mặt định lượng
Trước hết, qua chấm điểm bài kiểm tra của HS để tiến hành đánh giá chất lượng bằng điểm số. Việc đánh giá áp dụng theo thang điểm 10 và được phân loại cụ thể theo các mức độ:
- Từ 8,0 - 10 điểm (loại giỏi): bài làm giải quyết tốt các yêu cầu đặt ra theo đáp án, ở đó, HS có sự phân tích, đưa ra dẫn chứng, lập luận rõ ràng, lô gic, thuyết phục.
- Từ 6,5 - 8,0 điểm (loại khá): Bài làm thiếu một vài ý so với đáp án hoặc trình bày đủ ý nhưng thiếu chặt chẽ, logic.
- Từ 5,0 - 6,5 điểm (trung bình): Bài làm giải quyết được trên 50% các yêu cầu so với đáp án, hoặc trình bày thiếu một vài ý và không có phân tích và lập luận chặt chẽ.
- Dưới 5,0 điểm (loại yếu): Bài làm thiếu nhiều ý so với đáp án, trình bày không logic, thiếu chặt chẽ.
Để phân tích, xử lí kết quả TNSP toàn phần, chúng tôi tính tham số trung bình cộng (X) là đặc trưng cho sự tập trung của số liệu; Độ lệch chuẩn (S), tham số đo độ tập trung hoặc phân tán của các số liệu quanh giá trị trung bình cộng và giá trị khảo sát
(t) giữa các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Dưới đây là kết quả bài kiểm tra 45 phút của HS thực hiện sau khi học xong nội dung: Vai trò của lãnh tụ Hồ Chí Minh đối với Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Kí hiệu thứ tự các nhóm trong Bảng 4.5:
Nhóm I.1: Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amstecdam. Nhóm I.2: Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ.
Nhóm I.3: Trường THPT Chu Văn An. Nhóm I.4: Trường THPT Sơn Tây.
Lớp/Số HS | Điểm 4 | Điểm5 | Điểm 6 | Điểm7 | Điểm8 | Điểm9 | Điểm10 | _ X | S | |
I.1 | TN: 11Sử n = 38 | 0 | 0 | 1 | 2 | 25 | 8 | 2 | 8.2 | 0.74 |
ĐC: 12Sử n = 35 | 0 | 2 | 4 | 12 | 15 | 2 | 0 | 7.3 | 0.96 | |
I.2 | TN: 12 Sử n = 31 | 0 | 0 | 0 | 3 | 15 | 10 | 3 | 8.4 | 0.81 |
ĐC: 11 Sử N = 48 | 0 | 0 | 5 | 20 | 18 | 5 | 0 | 7.5 | 0.82 | |
I.3 | TN: 11Sử n = 35 | 0 | 0 | 1 | 4 | 17 | 11 | 2 | 8.3 | 0.85 |
ĐC: 12Sử n = 37 | 0 | 0 | 5 | 15 | 12 | 5 | 0 | 7.5 | 0.9 | |
TN: 12sử n = 30 | 0 | 0 | 1 | 9 | 12 | 7 | 1 | 7.9 | 0.91 | |
I.4 | ĐC: 11Sử n = 28 | 0 | 0 | 4 | 16 | 7 | 1 | 0 | 7.2 | 0.72 |
143
Bảng thống kê kết quả thực nghiệm sư phạm toàn phần bằng điểm số và các tham số thông qua xử lí số liệu thống kê của 4 trường THPT có lớp chuyên Sử của Thành phố Hà Nội.
_
Từ kết quả ở bảng thống kê trên cho thấy điểm trung bình cộng (X ) của các lớp thực nghiệm (TN) cao hơn so với các lớp đối chứng (ĐC). Trong đó, điểm trung bình cộng của các lớp thực nghiệm giao động trong khoảng từ 7.9 đến 8.4; Ở các lớp đối chứng, điểm trung bình giao động từ 7.2 đến 7.5.
Qua bảng tổng hợp, chúng ta thấy rằng độ lệch chuẩn (S) giữa các lớp TN và lớp ĐC có sự chênh lệch ở mức độ phù hợp. Điều đó cho thấy độ tập trung của các điểm số quanh giá trị trung bình cộng là đảm bảo; yêu cầu của đề kiểm tra là vừa sức, phù hợp với đối tượng HS.
Tuy nhiên, kết quả nói trên cũng cho thấy những biện pháp dạy học theo chủ đề lịch sử theo hướng phát triển năng lực HS mà chúng tôi đã đề xuất được áp dụng ở các lớp TN cho kết quả cao hơn ở các lớp ĐC. Do đó, xét về mặt định lượng thì những biện pháp đề xuất trong luận án là có tính khả thi trong dạy học các chủ đề lịch sử ở các lớp chuyên Sử trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay. Đây cũng là một trong những cơ sở giúp chúng tôi củng cố giả thuyết mà luận án đặt ra.
Đ.5 | Đ.6 | Đ.7 | Đ.8 | Đ.9 | Đ.10 | _ X | |
Trung bình | Khá | Giỏi | |||||
Lớp TN (134 HS) | 0 | 3 2.3% | 18 13.4% | 69 51.5% | 36 26.9% | 8 5.9% | 8.2 |
3 | 87 | 44 | |||||
2.3% | 64.9% | 32.8% | |||||
LỚP ĐC (148) | 2 1.4% | 18 12.2% | 63 42.6% | 52 35% | 13 8.8% | 0 | 7.4 |
20 | 115 | 13 | |||||
13.6% | 77.6% | 8.8% |
Bảng thống kê tần suất đại diện các giá trị điểm số và trung bình cộng của các lớp thực nghiệm và đối chứng từ kết quả thực nghiệm toàn phần.
Từ bảng thống kê, chúng tôi thấy tần số lần điểm, tham số trung bình cộng và kết quả xếp loại của các lớp thực nghiệm cao hơn các lớp đối chứng. Tần suất xuất hiện điểm số khá, giỏi ở lớp TN cao hơn lớp ĐC. Ngược lại, tần suất điểm số trung bình và khá xuất hiện nhiều hơn ở các lớp ĐC. Đây cũng là một trong những cơ sở giúp chúng tôi khẳng định thêm rằng những biện pháp đã đề xuất đã mang lại những hiệu quả tích cực trong dạy học ở lớp thực nghiệm.