144
Hình 4.5. Biểu đồ tần suất đại diện các giá trị điểm số theo khung phân loại đánh giá của các lớp thực nghiệm và đối chứng từ kết quả thực nghiệm toàn phần
Qua bảng số liệu và biểu đồ trên, ta thấy có sự khác biệt nhất định về kết quả kiểm tra, đánh giá HS ở những lớp thực nghiệm và đối chứng. Tỉ lệ HS đạt điểm loại giỏi ở các lớp TN là 32.8%, trong khi ở các lớp đối chứng là 8.8%. Loại trung bình ở các lớp thực nghiệm là 2.3%; trong khi lớp Đc là 13.6%. Sự chênh lệch ở nhóm khá giữa các lớp TN và các lớp ĐC không nhiều. Điều này cũng góp phần cho thấy các biện pháp chúng tôi đề xuất trước hết đáp ứng yêu cầu chuẩn về mặt kiến thức, kĩ năng và thái độ, đảm bảo mục tiêu bồi dưỡng và phát triển NL HS, phù hợp với môi trường dạy chuyên.
Từ những kết quả nêu trên có thể khẳng định việc tổ chức dạy học các chủ đề lịch sử Việt Namtừ năm 1919 đến 2000 cho HS chuyên Sử trên địa bàn Thành phố Hà Nội theo hướng phát triển NL HS trong dạy học lịch sử có vai trò quan trọng trong việc củng cố, khắc sâu, hệ thống hóa và nâng cao kiến thức cho HS chuyên Sử. Đây cũng là cơ sở để phát triển ở HS chuyên Sử năng lực nhận thức và tư duy lịch sử, năng lực làm việc, tự học với các tài liệu học tập, vận dụng kiến thức và kĩ năng thực hành bộ môn.
4.5.4.2. Về mặt định tính
Thứ nhất, đối với GV, các thầy cô nhiệt tình tham gia vào quá trình TNSP. Ở các lớp TN, thay vì thầy (cô) đóng vai trò trung tâm trong việc dạy học các chủ đề lịch sử, tập trung vào cung cấp kiến thức như trước đây. Thì hiện nay, thầy cô được chứng kiến việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực hướng tới việc phát triển NL HS. Thầy cô là người tổ chức cho học sinh làm việc theo dự án, báo cáo sản phẩm, đánh giá lẫn nhau. Mặc dù, việc công tác chuẩn bị, tổ chức và hướng dẫn HS hoàn thành dự
145
Có thể bạn quan tâm!
- Tổ Chức, Hướng Dẫn Học Sinh Tranh Luận, Phản Biện Về Sự Kiện Lịch Sử
- Sử Dụng Hệ Thống Bài Tập Lịch Sử.
- Tổng Hợp Kết Quả Thực Nghiệm Sư Phạm Từng Phần Biện Pháp 4
- Thiết kế và tổ chức dạy học các chủ đề lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay theo hướng phát triển năng lực học sinh chuyên Sử trường THPT thành phố Hà Nội - 21
Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.
án đòi hỏi sự công phu, cẩn thận, tỉ mỉ, song các thầy cô đều thiết kế được kế hoạch dạy học và tổ chức tốt các hoạt động học tập cho HS, đáp ứng được những yêu cầu đặt ra, phù hợp với những kết quả nghiên cứu của đề tài luận án.
Thầy cô tham gia TN đều cho rằng việc thiết kế nội dung chủ đề và tổ chức các hoạt động học tập cho HS góp phần hỗ trợ GV tiếp tục được tiếp cận sâu hơn với những quan điểm và phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS. Nó đảm bảo cho GV tự chủ hơn trong việc thiết kế nội dung và tổ chức giảng dạy, làm cho việc dạy học lịch sử hấp dẫn, lôi cuốn hơn. Việc HS được chủ động làm việc với các nguồn tài liệu, tìm kiếm, khai thác thông tin, hoàn thành sản phẩm dự án theo nhóm khiến các em được học tập một cách chủ động, tích cực, hào hứng và đam mê khám phá lịch sử hơn.
Thứ hai, về phía HS. Qua quá trình đồng hành cùng các em hoàn thiện dự án quan sát cách các em báo cáo sản phẩm, thảo luận, đánh giá lẫn nhau, chúng tôi nhận thấy các em có một sự thay đổi, trưởng thành rõ rệt trong học tập. Sau quá trình tìm kiếm tư liệu, hoàn thành sản phẩm báo cáo; các em thể hiện rõ được tính chủ động, tích cực trong việc hoàn thành các nhiệm vụ học tập do GV đưa ra. Trong tiết học, thời gian dành cho các em báo cáo sản phẩm, trình bày, phân tích, đánh giá về sự kiện, nhân vật lịch sử chiếm đa số. Các em chuẩn bị tốt sản phẩm, hào hứng được báo cáo và hồi hộp mong đợi sự đánh giá, nhận xét từ bạn bè và thầy cô. Tất cả những điều đó làm cho bài học trở nên hấp dẫn hơn. Phần lớn ý kiến của HS ở lớp TN đều cho rằng tiết học tạo không khí thoải mái và tự do khám phá kiến thức, trình bày được những suy nghĩ và kết quả nhận thức của mình; các em không bị áp lực ghi nhớ quá nhiều sự kiện mà được trở lại với không khí lịch sử thông qua nguồn tài liệu gốc, thông qua cách tổ chức giờ học của GV.
145
Tiểu kết chương 4
Từ những nội dung của Chương 4, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
Việc tổ chức dạy học các chủ đề lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến 2000 cho HS chuyên Sử theo tinh thần đổi mới, hướng đến phát triển phẩm chất, NL HS có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả, chất lượng bài học ở phần lịch sử Việt Nam. Tuy nhiên, để lựa chọn đúng các hình thức, biện pháp dạy học các chủ đề lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay cho HS chuyên Sử theo hướng phát triển NL HS, GV cần đảm bảo các yêu cầu mang tính nguyên tắc của lí luận dạy học bộ môn như: phải xuất phát mục tiêu, nội dung của chủ đề; đảm bảo HS chủ động chiếm lĩnh được kiến thức cơ bản, trọng tâm của chủ đề; đồng thời kết hợp nhuần nhuyễn, linh hoạt các phương pháp dạy học, các nguồn tài liệu khác nhau trên cơ sở phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và năng khiếu của HS chuyên.
Các hình thức, phương pháp tổ chức dạy học chủ đề phần lịch sử Việt Namtừ năm 1919 đến nay cho HS chuyên Sử theo hướng phát triển NL HS được đề xuất dựa trên kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn giảng dạy ở cấp THPT. Những hình thức, biện pháp chúng tôi đề xuất, thực hiện trong các bài học nội khóa, trên cơ sở vận dụng nguyên tắc dạy học nêu vấn đề, dạy học hợp tác, dạy học phân hóa…vv phù hợp với đặc điểm của quá trình nhận thức lịch sử, tiến trình bài học có sự kết hợp linh hoạt, mềm dẻo, trên cơ sở sự đổi mới các phương pháp truyền thống kết hợp với các phương pháp hiện đại.
Những biện pháp đề xuất đã được chúng tôi hoàn chỉnh trong quá trình tổ chức TN từng phần và toàn phần. Kết quả TN về mặt định lượng kết hợp với kết quả về mặt định tính đã cho thấy có sự khác biệt về chất lượng, hiệu quả bài học giữa các lớp TN và lớp ĐC. Điều đó giúp chúng tôi có cơ sở để khẳng định tính khả thi của những biện pháp đã đề xuất trong luận án. Từ đó, khẳng định tính đúng đắn của các giả thuyết mà đề tài luận án đã nêu ra. Đây cũng là cơ sở giúp chúng tôi rút ra những kết luận khoa học của đề tài luận án.
146
KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài luận án, chúng tôi rút ra những kết luận khoa học sau:
1. Thiết kế và tổ chức dạy học các chủ đề lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay cho học sinh chuyên Sử ở trường THPT thành phố Hà Nội nói riêng, đổi mới giáo dục lịch sử theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS nói chung là một trong những vấn đề mang tính thời sự, là một trong nội dung trọng tâm của công cuộc đổi mới giáo dục lịch sử hiện nay. Trong những năm qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu về việc đổi mới thiết kế nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức dạy học lịch sử ở cấp THPT. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập trực tiếp đến việc thiết kế và tổ chức dạy học các chủ đề lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay cho học sinh chuyên Sử ở trường THPT thành phố Hà Nội trên tinh thần phát triển từ chương trình hiện hành, kết nối với chương trình phổ thông mới 2018. Vì vậy, đề tài là một hướng đi mới, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn đối với quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông, đặc biệt những trường có các lớp chuyên Sử trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
2. Nội dung các chủ đề lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay mà chúng tôi thiết kế có mối quan hệ mật thiết với kiến thức bộ môn Lịch sử ở trường PT trong chương trình hiện hành và Chương trình môn Lịch sử 2018. Do vậy, đây là một nguồn tài liệu quan trọng hỗ trợ việc giảng dạy và học tập cho GV và HS THPT, đặc biệt có ý nghĩa to lớn đối với GV dạy chuyên và HS chuyên Sử.
3. Việc thiết kế nội dung phần lịch sử phần Việt Nam từ năm 1919 đến nay thành các chủ đề là một trong những biện pháp góp phần đổi mới dạy học lịch sử ở trường PT theo hướng phát triển NL HS, đáp ứng yêu cầu cấp thiết của công cuộc đổi mới giáo dục nói chung và giáo dục lịch sử nói riêng ở nước ta hiện nay. Kiến thức lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay được thiết kế thành các chủ đề không chỉ có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong việc khái quát, hệ thống, làm phong phú, khắc sâu kiến thức, mà còn có tác dụng to lớn đối với việc phát triển các năng lực đặc thù bộ môn và hình thành phẩm chất công dân; đồng thời định hướng nghề nghiệp cho HS THPT; đặc biệt là đối tượng HS chuyên Sử - một bộ phận HS THPT có năng khiếu và đam mê học tập Lịch sử.
4. Tổ chức dạy học các chủ đề lịch sử theo hướng phát triển NL HS có thể tiến hành dưới nhiều hình thức tổ chức dạy học khác nhau, trên cơ sở kết hợp nhuần nhuyễn các dạng hoạt động của HS. Nhưng quan trọng nhất là trên cơ sở mục tiêu, nội dung chủ đề mà cần xác định hợp lí các phương pháp sử dụng hiệu quả với đối tượng HS.
5. Từ những kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn, chúng tôi đã đề xuất được các hình thức, phương pháp tổ chức dạy học các chủ đề lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay cho đối tượng HS chuyên Sử theo tinh thần đổi mới, hướng đến phát triển các
147
phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù của bộ môn Lịch sử nói riêng, trong đó tập trung hình thành các năng lực đặc thù của bộ môn như: năng lực tìm hiểu lịch sử; năng lực nhận thức và tư duy lịch sử; năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng lịch sử đã học để giải quyết các nhiệm vụ học tập và các tình huống trong thực tiễn cuộc sống.
Do khuôn khổ của luận án, chúng tôi tập trung đi sâu phân tích những biện pháp tổ chức dạy học chủ đề lịch sử khi tiến hành các bài học nội khóa ở trên lớp. Kết quả TNSP từng phần và toàn phần không chỉ giúp chúng tôi khẳng định tính khả thi của việc thiết kế và vận dụng các hình thức, phương pháp tổ chức dạy học lịch sử theo chủ đề mà còn khẳng định tính đúng đắn của những giả thuyết mà đề tài luận án đã đặt ra.
6. Việc giáo viên dạy lịch sử ở cấp THPT nói chung và GV dạy chuyên Sử nói riêng chủ động trong việc thiết kế nội dung dạy học theo chủ đề và lựa chọn được các hình thức, phương pháp tổ chức dạy học phù hợp, hiệu quả, bám sát chương trình cấp học là một trong những nỗ lực rất đáng ghi nhận, bởi đó chính là một trong những cơ sở để đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học lịch sử, nâng cao chất lượng dạy học bộ môn ở trường phổ thông. Tuy nhiên, để làm được điều đó, người thầy có vai trò quan trọng hàng đầu. Việc đổi mới toàn diện giáo nói chung và giáo dục lịch sử nói riêng phải xuất phát từ người thầy. Người Thầy, hơn ai hết là người trực tiếp truyền tải nội dung học vấn thông qua các hình thức tổ chức, phương pháp, kĩ thuật đến đối tượng HS; qua đó mà từng bước phát triển năng lực, hình thành những phẩm chất công dân thiết yếu. Để làm tròn sứ mệnh của mình, chúng ta phải là những người tâm huyết với sự nghiệp giáo dục; có hiểu biết đầy đủ về chương trình giáo dục phổ thông, nắm vững lí luận và các hình thức tổ chức, biện pháp tổ chức dạy học theo hướng phát triển NL HS; kế thừa, phát huy những ưu điểm của dạy học truyền thống và vận dụng hiệu quả các phương pháp dạy học hiện đại để nâng cao chất lượng từng tiết học, bài học/chủ đề.
Qua quá trình thực hiện đề tài luận án, chúng tôi đưa ra một vài khuyến nghị cụ thể như sau:
Thứ nhất: Các nhà nghiên cứu giáo dục lịch sử trên cơ sở Chương trình hiện hành và Chương trình phổ thông môn Lịch sử 2018, cần tiếp tục có sự hỗ trợ, định hướng GV thay đổi trong biên tập nội dung chương trình Lịch sử, tài liệu dạy, học. Đa dạng hóa nguồn kiến thức, sử dụng phong phú các nguồn tư liệu, tài liệu lịch sử giúp HS tiếp cận hiện thực, tự tìm tòi, khám phá để nâng cao năng lực nhận thức, năng lực hành động cho bản thân. Tăng cường các biện pháp dạy học tích cực giúp HS có những trải nghiệm, sáng tạo trong quá trình học tập; đặc biệt cần tiếp tục dành sự quan tâm hơn nữa đến đối tượng GV dạy chuyên và HS chuyên Sử nhằm đào tạo được những HS có năng khiếu chuyên môn trên con đường nghiên cứu khoa học lịch sử và các ngành khoa học xã hội khác.
148
Thứ hai: Tổ chức các đợt tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên và định kì nhằm nâng cao trình độ lí luận, năng lực dạy học nói chung, năng lực khai thác, vận dụng hiệu quả các hình thức và phương pháp dạy học hiện đại cho GV THPT nói chung và GV dạy chuyên nói riêng.
Thứ ba: GV trên cơ sở nắm chắc mục tiêu, định hướng nội dung chương trình giáo dục phổ thông, cần tích cực chủ động thiết kế hợp lí nội dung lịch sử theo các chủ đề; đồng thời vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo những hình thức, biện pháp kĩ thuật dạy học phù hợp với nội dung và đối tượng HS nhằm tạo được hứng thú và động cơ học tập, thúc đẩy các em tham gia tích cực và sáng tạo hơn vào quá trình học tập, trên cơ sở đó mà hoàn thành được mục tiêu phát triển năng lực, phẩm chất cho HS THPT.
Thứ tư, HS THPT nói riêng và HS chuyên Sử nói chung cần tích cực, chủ động hơn trong việc tiếp cận các nguồn tài liệu học tập; các em cần xây dựng cho mình một thói quen, một thái độ học tập tích cực, phát huy hết tiềm năng, năng lực tự học, tích cực phối hợp với thầy cô và các bạn trong lớp để đạt được kết quả học tập tối ưu nhằm đáp ứng được những yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo hiện nay. Có như vậy, các em mới có nền tảng, cơ sở cho việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai, trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao, là nguyên khí của quốc gia. Thực tế đã cho thấy so với các nguồn lực khác, nguồn nhân lực với yếu tố hàng đầu là trí tuệ, chất xám có ưu thế nổi bật là không bị cạn kiệt nếu biết bồi dưỡng, khai thác và sử dụng hợp lý; coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Từ rất sớm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Trong Di chúc để lại cho toàn Đảng, toàn dân, Người căn dặn: “Đầu tiên là công việc đối với con người”; “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Có thầy giỏi thì sẽ có phương pháp hay, do đó, sẽ có trò giỏi. Vì sứ mệnh cao cả đó mà hiện nay, việc hỗ trợ cho học tập và phát triển của học sinh được xem là điều kiện tiên quyết cho sự thành công của người thầy.
149
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐỀ TÀI
1. Lê Thị Huyền, Tích hợp kiến thức về chủ quyền biển đảo trong dạy học lịch sử thế giới lớp 12 trung học phổ thông, Tạp chí Giáo dục, số 380, kì 2, 4/2016.
2. Lê Thị Huyền, Vận dụng phương pháp dự án trong dạy học chủ đề “Bảo vệ chủ quyền biển đảo” nhằm phát triển năng lực cho học sinh 12 chuyên Sử, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt, kì 3, 6/2016.
3. Le Thi Huyen, Nguyen Van Ninh, Effective use of Original Materials in High School’s history teaching by topic, American Journal of Educational Research, Volume 6, Number 10, October 2018. http://www.sciepub.com/journal/education.
4. Nguyễn Văn Ninh (chủ biên), Dương Tấn Giàu, Lê Thị Huyền, Tống Thị Quỳnh Hương, Trương Trung Phương, Sử dụng tranh biếm họa trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2019.
5. Nguyễn Văn Ninh, Nguyễn Thị Thế Bình (Đồng chủ biên), Lê Thị Huyền, Nguyễn Thị Lĩnh, Bí quyết chinh phục điểm cao Lịch sử 9, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2019.
6. Nguyễn Văn Ninh, Nguyễn Thị Thế Bình (Đồng chủ biên), Lê Thị Huyền, Nguyễn Thị Thanh Thủy, Bí quyết chinh phục điểm cao Lịch sử 10, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2019.
7. Nguyễn Văn Ninh, Lê Thị Huyền, Thần tốc luyện đề chinh phục kì thi THPT quốc gia 2019 môn Lịch sử, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2019.
8. Lê Thị Huyền, Nguyễn Mạnh Hưởng, Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học các chủ đề Lịch sử Việt Nam (1919 – 2000) cho học sinh chuyên Sử ở trường THPT Sơn Tây, Hà Nội, Tạp chí Thiết bị Giáo dục, số 234, kì 1, tháng 2, 2021.
150
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. M.Alêcxêep – V.Onhisuc – M.Crugliăc – V.Zabôtin – X.Vecxcle (1976), Phát triển tư duy học sinh, dịch Hoàng Yến, NXB Giáo dục
2. Thomas Amstrong (2014), Đa trí tuệ trong lớp học, Người dịch: Lê Quang Long, NXB Giáo Dục Việt Nam.
3. Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (2000), Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945 -1975 – Thắng lợi và bài học, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1996), Tổng kết cuộc kháng chiến chống Pháp – Thắng lợi và bài học, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1995), Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mĩ – Thắng lợi và bài học, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Đỗ Thanh Bình, Nguyễn Thị Côi (2004), Câu hỏi và bài tập lịch sử lớp 12, tập 2, NXB Quốc gia Hà Nội.
7. Đỗ Thanh Bình, Nguyễn Thị Côi, Trịnh Đình Tùng (2004), Hướng dẫn trả lời câu hỏi và làm bài tập trong ôn thi đại học và cao đẳng môn lịch sử, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
8. Nguyễn Thị Bình (2001), Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Pari về Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
9. Nguyễn Thị Thế Bình (2014), Phát triển kĩ năng tự học Lịch sử cho học sinh,
NXB Đại học Sư Phạm Hà Nội.
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.
11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009): Chương trình dạy học chuyên sâu môn lịch sử, Hà Nội.
12. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), “Hướng dẫn dạy học các môn chuyên trong trường THPT chuyên”, Công văn số 8968/THPT ngày 22/8/2001.
13. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Quy chế trường THPT chuyên, Hà Nội.
14. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Tài liệu chủ đề tự chọn nâng cao lịch sử 10, NXB Giáo dục, Hà Nội.
15. Bộ Giáo dục và Đào tạo – Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam (2012), Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia về dạy học lịch sử ở trường phổ thông Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam.
16. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Tài liệu chủ đề tự chọn nâng cao lịch sử 11, NXB Giáo dục, Hà Nội.