Qui Trình Thi Ết Kế H Ệ Thống Bài Tập Cho Một Bài H Ọc Bước 1: Xác Định Mục Tiêu Bài Học


gian thực hiện, đặc điểm người học nhằm đạt được mục tiêu bài học đề ra.

Bước 2: Nghiên cứu mục tiêu, nội dung từng phần của bài học

Mỗi bài học bao gồm nhiều nội dung, GV có thể thực hiện trong một giờ học hoặc nhiều giờ học, do vậy trên cơ sở xác định mục tiêu, nội dung ở mỗi phần học, thời gian thực hiện, không gian tiến hành dạy học, vị trí của BT, cùng các điều kiện tổ chức DH, GV cần dự kiến sử dụng dạng BT nào là phù hợp.

Ví d: Trong học phần GDH tại trường Đại học Hồng Đức có 4 tín chỉ (gồm

36 tiết lý thuyết và 48 tiết thảo luận, 180 tiết tự học), nội dung gồm 3 phần là: Những vấn đề chung về GDH; lý luận dạy học và lý luận giáo dục; người GV ở nhà trường PT. Nội dung của 3 phần này có tính độc lập, trong đó phần 1 đi sâu cung cấp những kiến thức giáo dục đại cương, phần 2: Lý luận dạy học và giáo dục, phần 3: Những vấn đề cơ bản của người thầy giáo. Thời gian thực hiện trên lớp ở từng phần có sự khác nhau, trong đó phần 1: 22 tiết, phần 2: 48 tiết, phần 3: 14 tiết. Vì vậy, số lượng BT trong từng phần có sự khác nhau, trong đó BT của phần 1 chiếm 25 – 30%, BT phần 2 chiếm gần: 55 – 60%, phần 3 chiếm: 10 – 20% toàn bộ BT của học phần này. Trong mỗi phần bao gồm 1 số chương học, vì vậy cần căn cứ nội dung và thời gian thực hiện của mỗi chương để dự kiến dạng BT và số lượng BT đảm bảo cân đối giữa các chương..

Bước 3: Nghiên cứu đặc điểm nhận thức của người học.

Trong dạy học, mức độ tiếp thu tri thức giữa các SV là khác nhau, do vậy thiết kế BT ngoài đảm bảo những yêu cầu chung, cần tính đến khả năng của từng cá nhân để đưa ra những yêu cầu riêng, phù hợp với năng lực của người học , nhằm xây dựng một môi trường học tập tích cực. Vì vậy, ngoài việc thiết kế những BT cơ bản, cần có những BT nâng cao nhằm kiểm tra và phân loại được trình độ của người học.

- Bước 4: Thiết kế BT

Thực hiện bước 4, trước hết người nghiên cứu cần thu thập thông tin qua tham khảo các nguồn tài liệu như: giáo trình môn học, các sách BT đã phát hành, các luận án, luận văn, các ấn phẩm, tạp chí đã được công bố, trao đổi trực tiếp với GV phổ thông, tổng hợp kinh nghiệm thực tiễn…, trên cơ sở đó tìm tòi những yếu tố, những mối liên hệ cơ bản giữa các nội dung để biên soạn những BT có giá trị thực tiễn cao.

Thiết kế BT cần đa dạng và có tính điển hình để khi SV hoàn thành việc giải BT, có thể vận dụng những hiểu biết đó vào những vấn đề tương tự hoặc trong các tình huống mới.


ớc 5: Dự kiến đáp án cho mỗi BT

BT cần có đáp án chi tiết kèm theo, việc thiết kế đáp án giúp GV có thể tham khảo trong dạy học, SV có thể tham khảo trong học tập. Chúng tôi cho rằng, khi SV không làm được bài tập, việc tham khảo đáp án cũng là một cách học, một phư ơng pháp học giúp SV mở rộng hiểu biết môn học. Tuy nhiên, SV cũng cần ý thức được không nên lạm dụng việc sử dụng phương pháp này, phương pháp này chỉ nên sử dụng khi thực sự SV không tìm ra phương thức giải quyết các nhiệm vụ học tập. Ngoài ra, không phải đáp án nào thiết kế cũng là tối ưu, hiệu quả nhất, một bài tập có thể có nhiều cách giải khác nhau, vì vậy ngoài đáp án có sẵn, SV cần phát huy tính sáng tạo khi đưa ra những cách giả i độc đáo, đây cũng là biện pháp giúp GV có thể phát hiện những HS, SV có năng khiếu thật sự với môn học.

N/c mục tiêu từng phần học.

N/c nội dung từng phần.

N/c thời gian thực

hiện mỗi phần




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 274 trang tài liệu này.

Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập trong dạy học học phần Giáo dục học ở trường đại học - 13

Qui trình thiết kế một bài tập được biểu đạt như sau:



Phân tích cấu trúc TLHT và xác định

mục tiêu của bài học





N/c mục tiêu, nội dung từng phần


N/ c đặc điểm nhận thức của người học


Thiết kế BT


N/c các nguồn tài liệu Thiết kế BT Dkiến đáp án mỗi BT


3.1.3.2. Qui trình thiết kế hệ thống bài tập cho một bài học Bước 1: Xác định mục tiêu bài học

Trên cơ sở nghiên cứu chương trình giảng dạy và mục tiêu mà người học đạt được (kiến thức, kĩ năng, thái độ) trong mỗi bài học, GV cần dự kiến số lượng BT cần sử dụng đảm bảo đạt được mục tiêu của mỗi bài học.

Như trên chúng tôi đã trình bày, do một bài học có thể thực hiện trong một giờ học hoặc một số giờ học, nếu bài học thực hiện trong một số giờ học thì GV cần nghiên cứu mục tiêu cụ thể SV cần đạt trong mỗi giờ học đó. Thực hiện thành công mỗi giờ học chính là góp phần thực hiện tốt mục tiêu của bài học.

Bước 2: Phân tích nội dung bài học

Phân tích nội dung của mỗi bài học được thể hiện thông qua việc xác định nội dung cơ bản, nội dung trọng tâm, từ đó làm bộc lộ cấu trúc bên trong của bài học. Trên cơ sở đó, lập dàn ý của bài học theo một cấu trúc hợp lí.

ớc 3: Xác định số lượng BT trong từng nội dung của bài học:

Số lượng BT trong mỗi bài học nhiều hay ít phụ thuộc nội dung, thời gian dành cho mỗi bài học, đặc điểm nhận thức của người học và cách thức tổ chức giờ dạy của GV, phụ thuộc vào những khó khăn của GV và SV trong tổ chức giờ học. GV cần hoạch định BT nào thực hiện ở trên lớp, BT nào thực hiện ở nhà, nhằm đảm bảo phù h ợp với thời gian, điều kiện học tập của SV.

Bước 4: Thiết kế hệ thống bài tập

Để có được một HTBT hay, GV cần phải tham khảo nhiều nguồn tài liệu của các nhà khoa học, đồng nghiệp, giáo viên giảng dạy tại các trường phổ thông…. kết hợp với tổng kết kinh nghiệm nghề nghiệp để thiết kế HTBT vừa mang tính vấn đề, vừa phù hợp với thực tiễn. Một BT hay là chứa đựng một vấn đề không quá phức tạp nhưng cũng không quá đơn giản, trong đó phân loại được trình độ của người học. Cuối cùng là cách thể hiện vấn đề đảm bảo tính hấp dẫn, thu hút được người học và cách giải quyết vấn đề cần đa dạng.

Thiết kế BT cần dự kiến đáp án kèm theo, đây là phương tiện giúp GV đánh

giá kết quả học tập của người học. Đáp án cần rõ ràng, chính xác và chỉ được phép đưa ra một đáp án đúng, duy nhất.

Bước 5: Sắp xếp các BT theo một trật tự phù hợp với lôgic của tiến trình bài hoc:

Căn cứ vào trình tự logic của bài học, BT cần được sắp xếp theo một trật tự


logic chặt chẽ, đảm bảo sự cân đối giữa BT cơ bản - BT nâng cao, BT lý thuyết - BT thực hành, BT tái hiện - BT sáng tạo nhằm kích thích tính tích cực học tập của người học, đồng thời GV có thể kiểm tra, đánh giá, phân loại mức độ lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ năng môn học của người học.

Vì vậy, chất lượng của mỗi giáo án là cơ sở để đảm bảo sự thành công một giờ dạy của GV.

Xác định mục tiêu của bài học

Phân tích nội dung bài học

N/c và phân loại ND bài học

Dự kiến TG thực hiện từng ND

Nghiên cứu đặc điểm người học.

Dự kiến số lượng BT trong mỗi bài học

Thiết kế hệ thống bài tập

Sắp xếp HTBT theo một trật tự phù hợp với lôgic của tiến trình bài hoc.

Qui trình thiết kế hệ thống BT cho một bài học được minh hoạ qua sơ đồ:


Nghiên cứu tài liệu

Thiết kế HTBT

Xây dựng đáp án







3.1.3.3. Qui trình thiết kế hệ thống bài tập cho một giáo trình

Bước 1: Xác định mục tiêu SV cần đạt s au khi kết thúc môn học

Xác định mục tiêu của môn học, mối liên hệ giữa các chương học là cơ sở hoạch định số lượng BT và các dạng BT phù hợp với đặc trưng của từng chương học. Thực hiện tốt mục tiêu của mỗi chương học chính là góp phần thực hiện mục tiêu của môn học.

ớc 2: Nghiên cứu nội dung giáo trình:

Nghiên cứu nội dung của một giáo trình cho phép GV nắm được nội dung và thời lượng học tập, kiến thức cơ bản , trọng tâm của mỗi chương, lựa chọn cách thức tchức hoạt động dạy của GV và hoạt động học của SV. Căn cvào đặc điểm nhận thức của người học, GV lựa chọn PPDH nhằm khơi dậy được hứng thú, tính tích cực, sáng tạo của SV trong học tập.

ớc 3: Xác định các dạng BT và số lượng BT tương ứng với từng chương học .

Nội dung và thời lượng học tập ở mỗi chương là cơ sở quan trọng để GV xây dựng BT. Tuy nhiên, hệ thống BT cần đảm bảo cân đối giữa BT lý thuyết và BT thực hành, trong đó cần chú trọng xây dựng hệ thống BT thực hành, BT sáng tạo nhằm kích thích người học tham gia GQVĐ, rèn luyện những kỹ năn g nghề

Bước 4: Thiết kế hệ thống bài tập

Đthiết kế HTBT, người nghiên cứu cần dựa vào các nguồn tri thức sau:

+ Nguồn BT từ các giáo trình, tài liệu tham khảo môn học đó.

+ Kết quả nghiên cứu của những công trình khoa học đã được công bố.

+ Thông qua hội thảo khoa học các cấp, tổng kết kinh nghiệm của bản thân

+ Tổng kết kinh nghiệm dạy học của các GV ở các trường phổ thông.

+ Thông qua dự giờ tại các trường PT trong các đợt KTSP, TTSP.

Ngoài ra, thiết kế BT cần có đáp án kèm theo giúp GV chủ động trong các giờ học, sử dụng các BT phù hợp với đối tượng (tập thể, cá nhân) và kích thích được tính tích cực, sáng tạo của HS trong học tập.

Qui trình thiết kế hệ thống BT cho một giáo trình được minh hoạ qua sơ đồ sau:



N/c đặc điểm nhận

thức người học.


Xác định số lượng BT

mỗi chương


Xác định các dạng BT

mỗi chương






Xác định các dạng BT và số lượn g

BT/ chương học.

Nghiên cứu nội dung giáo trình

N/c mục tiêu của mỗi chương

Nghiên cứu nội dung chương1,2,3..

Thời lượng dành cho mỗi chương

Xác định mục tiêu môn học

Thiết kế HTBT và đáp án

Dựa trên qui trình thiết kế HTBT cho một giáo trình, chúng tôi cụ thể hoá

việc thiết kế HTBT trong phần: “Những vấn đề chung của GDH ” theo mô hình sau:


BT


Nội dung

BT lý thuyết

BT thực hành

Tổng số

Tái hiện

Sáng tạo

Tái hiện

Sáng tạo

LT

TH

Chương I: GDH là một KH







Chương II: Giáo dục và sự

phát triển nhân cách.







Chương III:

MĐ và nhiệm vụ GD.








3.2. Sử dụng hệ thống bài tập trong dạy học

3.2.1. Nguyên tắc chung khi sử dụng hệ thống bài tập trong dạy học

3.2.1.1. Sử dụng HTBT đảm bảo thực hiện mục tiêu môn học, bài học

Mục đích của QTDH là tổ chức cho SV nắm vững tri thức, rèn luyện kỹ năng

và phát triển các phẩm chất trí tuệ. Do vậy sử dụng hệ thống BT cần đảm bảo:

- Lĩnh hội tri thức mới, bồi dưỡng phương pháp GQVĐ, phương pháp tự học

- Củng cố tri thức, rèn luyện kỹ năng giải quyết các nhiệm cụ học tập.

- Giáo dục thái độ, ý thức học tập đúng đắn cho người học.

- Bồi dưỡng hứng thú, tính tích cực trong học tập cho người học.

Ngoài ra, để sử dụng BT đạt hiệu quả cao cần tính đến những điều kiện DH cụ thể như: thời gian, không gian tiến hành DH, các phương tiện DH, năng lực của người GV. Thực tế, không phải nội dung nào cũng cần sử dụng BT, có những BT bắt buộc SV phải thực hiện, nhưng có những BT, GV khuyến khích SV thực hiện.

3.2.1.2. Sử dụng HTBT cần phù hợp với đặc trưng của mỗi gi học

Hiện nay dạy học ở đại học có nhiều loại giờ học nhưng thông thường có 3 loại giờ học cơ bản: Lý thuyết, thảo luận/xêmina, tự học. Sử dụng HTBT cần tính đến đặc trưng của mỗi giờ học.

Ví dụ: Trong giờ lý thuyết, GV thường tổ chức, hướng dẫn SV lĩnh hội những vấn đề cơ bản, trong tâm của bài học, nội dung còn lại có thể hướng dẫn cho SV thảo luận, luyện tập thông qua BT tại lớp hoặc giao về nhà để SV tự ngh iên cứu. Để giờ học trên lớp có hiệu quả, GV cần địn h hướng cho SV nghiên cứu một số nội dung trước khi lên lớp, trình bày kết quả tự nghiên cứu dưới các hình thức: viết tóm tắt, lập đề cương, mô hình hoá kết quả tự học, báo cáo tóm tắt những kết quả thu được, trong đó đưa ra những nhận định của cá nhân nhằ m phát huy tính sáng tạo của SV trong tự học.

3.2.1.3. Sử dụng HTBT phải phản ánh mối quan hệ qua lại giữa người dạy và người

học, giữa người học với nhau

Bản chất của quá trình dạy học là quá trình nhận thức độc đáo của người học, trong đó GV với vai trò là người tổ chức, điều khiển, hướng dẫn SV lĩnh hội tri thức, SV tích cực, tự giác, chủ động tổ chức hoạt động học tập để lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ năng môn học. Do vậy, sử dụng BT chỉ có hiệu quả khi SV nhận thức đầy đủ yêu cầu học tập của bản thân, tự giác, chủ động tham gia vào quá trình học


tập với một thái độ tích cực, sáng tạo và lôi cuốn mọi người cùng tham gia động não, tranh luận, GQVĐ dưới sự hướng dẫn, gợi mở của GV. Ngoài ra, SV có thể đề xuất những vấn đề mới, có tính thời sự để GV và tập thể cùng nhau trao đổi, phát huy trí tuệ của tập thể, đồng thời tạo bầu không khí học tập tích cực.

Để giải quyết các nhiệm vụ học tập, SV không chỉ dựa trên những BT mẫu của GV, mà cần tìm ra những phương pháp giải độc đáo. Vì vậy sử dụng BT, GV cần tính đến năng lực của tập thể và cá nhân SV. Ngoài ra, BT cần sử dụng đúng lúc, đúng chỗ thì quá trình DH mới đạt hiệu quả cao.

3.2.1.4. Sử dụng HTBT trong dạy học gắn liền với đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả của bài học, môn học

Nội dung đào tạo ở các trường ĐH ngày nay có xu hướng ngày càng gắn bó với thực tiễn xã hội, với định hướng nghề nghiệp. Do vậy, đổi mới phương pháp giảng dạy và phương pháp kiểm tra, đánh giá là nhiệm vụ thường xuyên đối với mỗi GV. Sử dụng BT trong DH là một biện pháp nhằm góp phần đổi mới PPDH, đổi mới cách thức phối hợp hoạt động giữa thầy và trò, trong đó:

- Chuyển đổi hoạt động của người học từ tính thụ động sang tính chủ động

- Chuyển đổi hoạt động của người dạy, mối quan hệ giữa người học và người dạy.

- Chuyển đổi hệ thống đánh giá người học: Đánh giá kết quả học tập của SV

không chỉ có GV mà SV có thể kiểm soát và tự đánh giá kết quả học tập của bản thân.

- Coi trọng thời gian tự học của người học như thời gian học trên lớp.

Đổi mới các phương pháp kiểm tra, đánh giá môn học có tác động mạnh mẽ đến ý thức, thái độ, kế hoạch học tập của mỗi SV. Việc đa dạng hoá các phương pháp kiểm tra (viết, vấn đáp, thực hành, trắc nghiệm...) giúp GV có thể kiểm soát và điều chỉnh quá trình DH sao cho không chệch hướng mục tiêu đã đề ra. Đối với người học, nó cho phép thu được nhiều kiến thức, rèn luyện kỹ năng, nâng cao khả năng kiểm soát tình huống thông qua việc giải quyết các nhiệm vụ học tập.

3.2.2. Yêu cầu khi sử dụng hệ thống bài tập trong các loại giờ học

3.2.2.1. Giờ lý thuyết

- Sử dụng hệ thống BT phù hợp với cách thức tổ chức giờ học của GV.

Trong quá trình lên lớp, BT mà GV sử dụng phải được nảy sinh tất yế u theo logic của tiến trình giờ học, nó phản ánh mối liên hệ giữa các khâu của quá trình dạy học. Thực tế, một giờ học lý thuyết bao gồm nhiều khâu: mở bài, tổ chức lĩnh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/09/2022