Thiết Kế Hệ Thống Bài Tập Học Phần Giáo Dục Học


2. Quá trình làm việc của nhóm (miêu tả các buổi làm việc, có thể có biên bản kèm theo, lịch trình tìm hiểu, học tập, thực tế).

3. Tổng hợp kết quả làm việc của nhóm: các nội dung tiến hành, kết quả thu

nhận được…

4. Kiến nghị, đề xuất (nếu có).

3.2.3.3. Giờ tự học

Đối với giờ tự học, SV chủ yếu làm việc ngoài giờ lên lớp, không có sự hướng dẫn trực tiếp của GV. Tuy nhiên, kết quả tự học của SV lại có ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của GV trong giờ lý thuyết và giờ thảo luận. Do vậy, để tổ chức tự học của SV có hiệu quả, việc lựa chọn và sử dụng các BT trong giờ tự học cũng được thực hiện theo một cấu trúc logic chặt chẽ.

Hoạt động tự học, tự nghiên cứu của SV bao hàm cả 2 công việc: Chuẩn bị cho các giờ lên lớp (Lý thuyết, thảo luận/xêmina, làm việc nhóm, thực hành….) và tự học có hướng dẫn (nghiên cứu, đọc tài liệu, hoàn thành các nhiệm vụ học tập, làm BT tuần, BT tháng, BT cuối kỳ…).

Theo chúng tôi, qui trình sử dụng BT trong giờ tự học được thực hiện theo

một trật tự sau:

* Giai đoạn 1: Lựa chọn BT, chủ đề tự học

Để thực hiện giai đoạn 1, trước hết GV cần nghiên cứu:Bước 1: Xác định mục tiêu của môn học, chương học, bài học Bước 2: Nghiên cứu nội dung của chương học / bài học.

Bước 3: Xác định những nhiệm vụ SV tự học thực hiện/tuần theo lịch trình của đề

cương chi tiết môn học, đảm bảo SV có đủ thời gian hoàn thành các nhiệm vụ tự học.

Đối với giờ tự học, nên tập trung sử dụng những BT thực hành, những chủ đề có ý nghĩa thực tiễn nhằm kiểm tra và đánh giá khả năng vận dụng tri thức của SV vào trong các tình huống cụ thể. Nội dung tự học không chỉ là những tri thức trong chương trình môn học mà có thể mở rộng, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của SV trong GQVĐ.

Giai đoạn 2: Tổ chức thực hiện

Bước 4: GV giao BT, chủ đề tự học cho SV

Khi giao BT, chủ đề tự học cho SV, GV cần nêu mụ c đích, yêu cầu SV cần đạt, thông báo thời gian SV hoàn thành, giới thiệu các nguồn tài liệu để SV có thể tham khảo, sản phẩm tự học của SV phải được thể hiện qua nhiều hình thức như:


Viết tóm tắt, lập đề cương dàn ý, viết bài thu hoạch, sơ đồ hoá nội dung tự học…

Bước 5: SV thực hiện các BT/ chủ đề tự học ở nhà

Để thực hiện bước này, trước hết SV phải nắm vững lịch trình học tập trong từng tuần, các nội dung tự học SV phải hoàn thành trong đó bao gồm những nhiệm vụ của giờ lý thuyết, giờ thảo luận và những BT thực hiện trong giờ tự học. Trên cơ sở đó lập kế hoạch tự học cá nhân, trong đó cần sắp xếp BT nào cần thực hiện trước, BT nào thực hiện sau, thời gian thực hiện mỗi BT, chủ động nghiên cứu các nguồn tài liệu để thực hiện c ác nhiệm vụ học tập đảm bảo đúng tiến độ, kết quả thực hiện đạt chất lượng.

Giai đoạn 3: Đánh giá kết quả thực hiện các BT/ chủ đề tự học

Để đánh giá kết quả thực hiện các BT/ chủ đề tự học của SV một cách chính xác, GV có thể sử dụng nhiều hình thức kiểm tra như: vấn đáp trong giờ lý thuyết, giờ thảo luận, thu vở tự học của SV và chấm lấy điểm thường xuyên. Qua đó, GV đánh giá ý thức, thái độ, tính tự giác, mức độ nắm vững tri thức và rèn luyện các kỹ năng học tập của SV ở mức độ nào để điều chỉnh PPDH, các nội dung tự học cho phù hợp với mục tiêu môn học, đặc điểm nhận thức của SV,quỹ thời gian thực hiện.

Ngoài ra, GV có thể đưa các nội dung tự học trong các bài kiểm tra giữa kỳ

và kiểm tra cuối kỳ của SV.

Tổ chức thực hiện

Xác định mục tiêu

chương học, BH

Nghiên cứu ND của

chương học/ BH

Lựa chọn BT/ chủ

đề tự học

Dự kiến thời gian

thực hiện

Lựa chọn BT, chủ đề tự học

GV giao BT/ chủ đề

tự học cho SV

SV thực hiện các

nhiệm vụ tự học

Đánh giá kết quả thực hiện các

BT/ chủ đề tự học

Qui trình sử dụng CH, BT trong giờ tự học được minh hoạ qua sơ đồ sau:



Dựa trên qui trình sử dụng CH, BT trong giờ tự học, chúng tôi cụ thể hoá

hoạt động của GV và SV qua những hoạt động cụ thể sau:

Chủ đề tự học:

Anh (chị) hãy đọc tài liệu nội dung chương II: Giáo dục và sự phá t triển nhân cách.

Yêu cầu:

1. Làm rõ vai trò của các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách con người.

2. Phân tích các giai đoạn phát triển nhân cách, lấy VD minh hoạ thông qua 1 lứa

tuổi cụ thể.

1. Mục tiêu SV cần đạt

1.1. Mục tiêu kiến thức :

SV nắm vững được vai trò của các yếu tố: DT, môi trường, giáo dục và tự GD trong sự hình thành và phát triển NC.

Hiểu sự phát triển nhân cách con ngườ i trải qua những giai đoạn nào và các biểu hiện phát triển nhân cách ở mỗi giai đoạn.

1.2. Mục tiêu kĩ năng :

- Lấy ví dụ và làm sáng tỏ vai trò của các yếu tố: di truyền, môi trường, giáo dục, tự GD trong sự hìn h thành và phát triển nhân cách, các giai đoạn của sự phát triển nhân cách.

- Vận dụng cơ sở lí luận trên để giải các BT thực hành.

1.3. Mục tiêu thái độ:

Đánh giá đúng vai trò của các yếu tố DT, MT, GD và tự GD đối với sự phát triển nhân cách con người. Coi trọng việc tổ chức các hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh.

Để thực hiện mục tiêu trên, chúng tôi cụ thể hoá hoạt động của GV và SV trong giờ tự học của SV như sau:

Hoạt động của GV

Hoạt động của SV

Giai đoạn 1: Lựa chọn BT, chủ đề tự học.

Giai đoạn 1:

.(Giai đoạn này được thực hiện trước khi


GV lên lớp).


- Nghiên cứu mục tiêu SV cần đạt

- SV nghiên cứu lịch trình giảng dạy từng

- Lựa chọn BT, chủ đề tự học

tuần.

- Giới thiệu các nguồn học liệu tham khảo:

- Đọc nội dung chương II [Tài liệu: GDH

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 274 trang tài liệu này.

Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập trong dạy học học phần Giáo dục học ở trường đại học - 16


Đọc tài liệu: GDH tập 1 (chương II: GD và

sự phát triển nhân cách) – Trần Thị Tuyết

Oanh (Chủ biên).

- Dự kiến thời gian thực hiện: 1 tuần

Trần Thị Tuyết Oanh (CB)], ngoài ra

nghiên cứu các nguồn tài liệu có liên quan

đến nội dung tự học.

- SV chuẩn bị các vấn đề thắc mắc

Giai đoạn 2: Tổ chức thực hiện

Giai đoạn 2: Thực hiện nội dung tự học

- Trước hết, GV thông báo BT/ chủ đề tự

- SV tiếp nhận các BT/ chủ đề tự học, xác

học, định hướng yêu cầu SV cần đạt.

định mục tiêu bản thân cần đạt.

Chủ đề tự học:


Anh (chị) hãy đọc tài liệu nội dung chương


II: Giáo dục và sự phát triển nhân cách.


Yêu cầu:


1. Tóm tắt vai trò của các yếu tố ảnh hưởng


đến sự phát triển nhân cách con người.


2. Phân tích các giai đoạn phát triển nhân


cách, lấy VD minh hoạ thông qua 1 lứa tuổi


cụ thể.

- SV ôn tập nội dung của bài học trên lớp.

- GV thông báo thời gian hoàn thành BT/

- SV lập kế hoạch tự học của cá nhân

chủ đề tự học (Đề cương, vở tự học).

- SV hoàn thành nhiệm vụ tự học đảm bảo


các yêu cầu sau:


+ Phân tích được vai trò của các yếu tố: DT,


MT, GD, hoạt động của cá nhân đối với sự


phát triển nhân cách con người. Lấy VD


làm rõ sự khác nhau về vai trò giữa cá c yếu


tố trên.


+ Phân tích được các giai đoạn phát triển


nhân cách con người, biết lấy VD minh hoạ

Giai đoạn 3: Đánh giá kết quả thực hiện

1 giai đoạn lứa tuổi cụ thể.

các BT/ chủ đề tự học.

Giai đoạn 3: SV tự đánh giá kết quả thực

- Căn cứ vào sản phẩm tự học của cá nhân,

hiện các BT/ chủ đề tự học.

GV đánh giá ý thức, thái độ, kết quả hoàn

- SV tự kiểm tra,đánh giá kết quả học tập

thành nhiệm vụ tự học của SV so với yêu

của cá nhân.

cầu đề ra.

- Hoàn thiện nội dung tự học theo góp ý của

- Chấm và thông báo kết quả cho SV.

GV.


3.3. Thiết kế hệ thống bài tập học phần Giáo dục học

3.3.1. Cơ sở để thiết kế hệ thống bài tập học phần Giáo dục học

Để thiết kế HTBT học phần GDH, chúng tôi dựa trên th ời lượng học tập và nội dung cụ thể ở từng chương. Trong luận án này, chúng tôi tập trung đi sâu phân tích nội dung phần I: Những vấn đề chung của GDH. Cụ thể, phần 1 bao gồm các nội dung sau:


Nội dung

Hình thức tổ chức dạy học


LT


BT/ TL

Thực hành

Tự học

Chương I: Giáo dục học là một khoa h ọc.

1. Giáo dục là một hiện tượng đặc trưng của xã hội loài người

2. Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên

cứu giáo dục học

3. Một số khái niệm cơ bản của GDH

4. Hệ thống các khoa học về GD và mối quan hệ

của chúng với các khoa học khác.

3

3


13.5

Chương II: GD và sự phát triển nhân cách.

1. Sự phát triển nhân cách của con người

2. Vai trò của di truyền và môi trường trong sự

phát triển nhân cách

3. Giáo dục và sự phát triển nhân cách .

2

3


10.5

Chương III: Mục đích và nhiệm vụ GD.

1. Mục đích giáo dục, mục tiêu giáo dục

2. Hệ thống giáo dục quốc dân

3. Nguyên lý giáo dục

4. Những nhiệm vụ giáo dục của nhà trường

(GD đạo đức và ý thức công dân, GD trí tuệ, GD thể chất, GD lao động và hướng nghiệp, GD thẩm mỹ, một số nội dung GD mới).

5

6


24

Tổng

10

12


48


Phân tích nội dung chi tiết từng chương chúng tôi nhận thấy:

- Chương 1:Giáo dục học là một khoa học

Nội dung chương 1 tập trung đi sâu vào làm rõ đối tượng , nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu GDH và các phạm trù GD H. Thời gian thực hiện của chương này chủ yếu là dành cho giờ lý thuyết. D o vậy BT của chương này thường tập trung xây dựng chủ yếu là những câu hỏi, BT lý thuyết, BT thực hành có tính chất lý thuyết nhằm làm củng cố kiến thức lí luận của chương.

- Chương II: GD và sự phát triển nhân cách

So với chương 1, thời gian dành cho giờ lý thuyết ít hơn so với thời gian thảo luận. Nội dung của chương II tập trung làm rõ vai trò của từng yếu tố (di truyền, môi trường, giáo dục, hoạt động của cá nhân) trong sự hình thành và phát triển nhân cách, do vậy hệ thống BT chương II cần có cả BT lý thuyết và BT thực hành, trong đó cần tập trung xây dựng loại BT sáng tạo nhằm rèn luyện 1 số kỹ năng như: Kỹ năng định hướng, kỹ năng giải quyết vấn đề....

- Chương III: Mục đích và nhiệm vụ GD.

Chương III khối lượng kiến thức lý thuyết khá nhiều và trừu tượng. Căn cứ nội dung chương III, HTBT xây dựng bao gồm 1 số BT lý thuyết, ngoài ra cần tập trung xây dựng BT thực hành có tính chất lý thuyết và BT rèn luyện kỹ năng. Do thời lượng dành cho chương này nhiều hơn hai chương trước, do vậy xây dựng HTBT cũng phải tương thích cho phù hợp.

Căn cứ vào nội dung, thời lượng dành cho từn g chương, chúng tôi dự kiến

HTBT trong từng chương như sau:


BT

Nội dung

BT lý thuyết

BT thực hành

Tổng số

Tái hiện

Sáng tạo

Tái

hiện

Sáng tạo

Chương I: GDH là một KH

2

7

2

3

14

Chương II: GD và sự phát triển

nhân cách.

4

6

5

14

29

Chương III: MĐ và nhiệm vụ GD.

3

6

0

22

31

Tổng

9

19

7

39

74


3.3.2. Thiết kế minh hoạ một số bài tập học phần Giáo dục học

Vận dụng cơ sở lí luận về yêu cầu, nguyên tắc, qui trình thiết kế một BT, hệ thống BT cho một bài học , hệ thống BT cho một giáo trình, chúng tôi tiến hành thiết kế minh hoạ 1 số BT GDH trong chương I: “Giáo dục học là một kho a học”. (Xem trang 210 - 218)

3.4. Điều kiện để thiết kế và sử dụng HTBT trong dạy học học phần GDH có hiệu quả

3.4.1. Điều kiện để thiết kế HTBT trong dạy học học phần Giáo dục học có hiệu quả

Thiết kế HTBT trong dạy học là một công việc phức tạp, đò i hỏi tính sáng tạo cao của GV và những nhà nghi ên cứu. Để có được một HTBT Giáo dục học hay cần đảm bảo các điều kiện sau:

- Chủ thể thiết kế HTBT phải là người có trình độ chuyên m ôn vững vàng, có kinh nghiệm trong giảng dạy, có kiến thức sâu rộng, luôn tiếp cận với những đổi mới trong chương trình môn học, những thay đổi trong thực tiễn của nghề nghiệp.

- Chủ thể thiết kế HTBT phải là một người có những phẩm chất của một nhà nghiên cứu khoa học, là một người nghiêm túc, nhiệt tình, tâm huyết với nghề, luôn có ý thức tìm tòi, kiên trì, học hỏi và sáng tạo trong công việc. Chính vì vậy, nhiều nhà khoa học đã đưa ra những nhận định xác đáng: Tình yêu tha thiết với công việc là bí quyết của sự thành công”.

- Chủ thể thiết kế HTBT cần phải nắm vững mục tiêu của mỗi môn học, đặc điểm ngành đào tạo của SV để thiết kế HTBT (lý thuyết, thực hành) gắn liền với định hướng nghề nghiệp, với chuyên môn được đào tạo của SV.

- Chủ thể thiết kế HTBT cần nắm vững đặc trưng của mỗi loại giờ học: Lý

thuyết, thảo luận/xêmina, tự học, trên cơ sở nội dung môn học thiết kế HTBT đảm bảo phù hợp với thời lượng học tập và đặc điểm nhận thức của SV, nhằm.thực hiện mục tiêu bài học, môn học.

- Chủ thể thiết kế HTBT cần tham khảo những BT đã có trong các ấn phẩm sách, tạp chí, các luận văn, luận án, các tình huống DH xảy ra trong thực tiễn nghề nghiệp, các tài liệu hướng dẫn giảng dạy của GV ở các trường PT, đặc điểm HS phổ thông hiện nay, đặc điểm xã hội hiện đại ….Trên cơ sở đó thiết kế, lựa chọn một số BT trong đó cần điều chỉnh những tình tiết không còn phù hợp, bổ xung những dữ kiện, những thông tin mới, có tính thời sự làm cho BT trở nên có giá trị trong thực tiễn, kích thích tính tích cực, sáng tạo của SV trong giải quyết vấn đề.


3.4.2. Điều kiện để sử dụng HTBT trong dạy học học phần Giáo dục học hiệu quả

* Về phía nhà trường : Nhà trường cần đảm bảo có đầy đủ giáo trình , các nguồn tài liệu tham khảo, các phương tiện dạy học hỗ trợ giúp GV và SV tổ chức hoạt động dạy – hoạt động học có hiệu quả. Cần tăng cường thảo luận giữa GV – SV, giữa SV – SV, tạo nên không khí học tập sôi nổi, đồng thời hình thành cho SV thói quen chuẩn bị bài trước khi đến lớp, dù là giờ học lý thuyết hay thảo luận, thực hành.

- Việc sắp xếp thời khoá biểu khoa học, hợp lý cũng là một điều kiện cầ n thiết để SV tổ chức tự học có hiệu quả. Vì vậy, phòng đào tạo cần điều chỉnh, bố trí lịch học trên lớp của SV hợp lí và khoa học hơn.

* Về phía bộ môn: Để SV sớm tiếp cận với chương trình học tập và chủ động trong kế hoạch tự học, các bộ môn chịu trách nhiệm giảng dạy các học phần cần công bố kịp thời đề cương chi tiết môn học trước mỗi học kỳ trên các wesbsite của trường. Trong đề cương chi tiết môn học cần cụ thể hoá mục tiêu SV cần đạt trong các gihọc của từng tuần học. HTBT, chủ đề thảo luận, thọc cần đa dạng, giúp GV linh hoạt trong sử dụng. Ngoài ra, cần có những thông tin cụ thể về đội ngũ GV tham gia giảng dạy mỗi học phần, cán bộ cố vấn học tập giúp SV chủ động liên lạc khi gặp những khó khăn trong học tập.

Hàng tháng mỗi bộ môn tổ chức sinh hoạt chuyên môn học thuật, báo cáo các chuyên đề cần gắn liền với chuyên môn bộ môn quản lí, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trong các nhà trường hiện nay.

Tiến hành d ự giờ đột xuất, thao giảng phong trào, đăng ký các danh hiệu thi đua khác và tổ chức rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy của cán bộ, giáo viên tổ bộ môn.

* Về phía giáo viên: GV cần nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của việc sử dụng BT trong dạy học nói chung, môn Giáo dục học nói riêng. Trên cơ sở nghiên cứu mục tiêu, nội dun g môn học, lịch trình giảng dạy, tiến hành soạn giáo án, lựa chọn hệ thống BT sdụng phù hợp với nội dung, phương pháp dạy học của từng bài học.

- Sử dụng BT GDH trong các giờ học sẽ có hiệu quả hơn khi GV kết hợp s

dụng công nghệ thông tin trong DH nhằm mã hoá các nội dung học tập, bồi dưỡng cho SV con đường tư duy lôgic, trình bày vấn đề khoa học, SV có hứng thú và tích cực tham gia giải quyết các nhiệm vụ học tập.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/09/2022