Đ Ề Kiểm Tra Số 6 (Th Ời Gian Làm Bài 45 Phút) Phần I. Trắc Nghiêm: Hãy Chọn Phương Án Trả Lời Đúng. Câu 1. Tính Thoái Hoá Của Mã Di Truyền Được Hiểu


B. NST ở hợp tử nhân đôi nhưng không phân li

C. sự thụ tinh của hai giao tử 2n thuộc 2 cá thể khác nhau

D. sự tạo thành giao tử 2n từ thể tứ bội và sự thụ tinh của hai giao tử này với nhau

Câu 7. Sự khác nhau cơ bản của thể dị đa bội (thể song nhị bội) so với thể tự đa bội

A. tổ hợp các tính trạng của cả hai loài khác nhau.

B. khả năng tổng hợp chất hữu cơ kém hơn

C. tế bào mang cả hai bộ NST của hai loài khác nhau

D. Khả năng phát triển và sức sống bình thường

Câu 8. Câu nào sau đây có nội dung không đúng với ĐBG

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.

A. ĐBG khi phát sinh sẽ được nhân đôi qua cơ chế tự nhân đôi của ADN.

B. ĐBG là biến đổi xảy ra trên phân tử ADN.

C. Tất cả các ĐBG khi phát sinh đều thể hiện bằng kiểu hình của c ơ thể.

D. Có loại ĐBG di truyền qua sinh sản hữu tính, cũng có loại không di truyền qua sinh sản hữu tính.

Câu 9. Thể lệch bội là những biến đổi về số lượng NST xảy ra ở

A. 1 cặp NST B. một số cặp NST

C. tất cả các cặp NST D. 1 hoặc một số cặp NST Câu 10. Ý nào sau đây không đúng với trường hợp: Một đột biến gen xảy ra làm thay đổi một cặp Nuclêôtit ở một bộ ba bất kỳ dẫn tới xuất hiện một bộ ba mã mới. Bộ ba mã mới có thể:

A. Xuất hiện sớm mã kết thúc

C. Không mã hóa axit amin mới

B. Mã hóa axit amin mới

D. Làm thay đổi trình tự axit amin trong prôtêin mới tổng hợp

3.4. ĐỀ KIỂM TRA SỐ 4 (Thời gian làm bài 10 phút)

Hãy chọn phương án trả lời đúng.

Câu 1. Cặp alen là

A. hai gen giống nhau thuộc cùng một gen trên cặp nhiễm sắc thể tương


đồng ở sinh vật lưỡng bội.

B. hai gen giống nhau hay khác nhau thuộc cùng một gen trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở sinh vật lưỡng bội.

C. hai gen khác nhau thuộc cùng một gen trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở sinh vật lưỡng bội.

D. hai gen giống nhau hay khác nhau trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở sinh vật lưỡng bội.

Câu 2. Hiện tượng trội hoàn toàn là kiểu tương tác:

A. giữa các gen Alen, trong đó gen trội át chế không hoàn toàn gen lặn tương ứng.

B. giữa các gen Alen, trong đó gen trội át chế hoàn toàn gen lặn tương ứng.

C. giữa các gen không Alen, trong đó gen trội át chế không hoàn toàn gen lặn.

D. giữa các gen không Alen, trong đó gen trội át chế hoàn toàn gen lặn.

Câu 3. Điều kiện cơ bản đảm bảo cho sự di truyền độc lập các cặp gen là:

A. số lượng và sức sống của đời lai phải lớn.

B. các cặp gen đang xét tồn tại trên các cặp NST tương đồng khác nhau.

C. các gen tác động riêng rẽ lên sự hình thành tính trạng.

D. các cặp gen đang xét cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể.

Câu 4. Điều kiện cơ bản đảm bảo cho sự di truyền độc lập các cặp tính trạng là:

A. số lượng và sức sống của đời lai phải lớn.

B. các cặp gen quy định các cặp tính trạng xét tới cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể, các gen trội phải lấn át hoàn toàn gen lặn.

C. các gen tác động riêng rẽ lên sự hình thành tính trạng, các cặp gen

đang xét phải tồn tại trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau.

D. các gen tác động riêng rẽ lên sự hình thành tính trạng, các cặp gen quy định các cặp tính trạng xét tới cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể

Câu 5. Cơ stế bào học của quy luật phân ly là

A. Sự phân li của cặp NST tương đồng trong giảm phân

B. Sự phân li của cặp alen trong giảm phân


C. Sự phân li và tổ hợp của cặp NST tương đồng trong giảm phân và thụ tinh

D. Sự phân li và tổ hợp của cặp NST tương đồng tro ng giảm phân và thụ tinh dẫn đến sự phân li của các alen trong cặp

Câu 6. . Ở một loài thực vật, các gen quy định các tính trạng phân li độc lập và tổ hợp tdo. Cho cơ thể có kiểu gen AaBb tự thụ phấn, tỉ lệ kiểu gen Aabb ở đời con là

A. 9/16. B. 2/16. C. 3/16. D. 1/16.

Câu 7. Kết quả thí nghiệm lai 1 cặp tính trạng của MenĐen đã phát hiện ra kiểu tác động nào của gen?

A. A len trội át chế không hoàn toàn alen lặn tương ứng

B. A len trội tác động bổ trợ alen lặn tương ứng

C. A len trội và alen lặn tác độn g đồng trội

D. A len trội át chế hoàn toàn alen lặn tương ứng

Câu 8. Sự tương tác giữa các gen không alen, trong đó mỗi kiểu gen có 1 loại gen trội hoặc toàn gen lặn đều xác định cùng 1 kiểu hình, cho F2 có tỉ lệ KH là:

A. 9: 6: 1 B. 9: 7 C. 9: 3: 3: 1 D. 13:3

Câu 9. Cho lai hai cây bí quả tròn với nhau, đời con thu được 272 cây bí quả tròn, 183 cây bí quả bầu dục và 31 cây bí quả dài. Sự di truyền tính trạng hình dạng quả bí tuân theo quy luật

A. liên kết gen hoàn toàn. B. phân li độc lập của Menđen.

C. tương tác cộng gộp. D. tương tác bổ trợ.

Câu 10. Trường hợp mỗi gen cùng loại (trội hoặc lặn của các gen không alen) đều góp phần như nhau vào sự biểu hiện tính trạng là tương tác

A. bổ trợ B. át chế C. cộng gộp D. đồng trội

3.5. ĐỀ KIỂM TRA SỐ 5 (Thời gian làm bài 45 phút)

Câu 1: Hãy kể tên và nêu vai trò của các enzim tham gia vào cơ chế nhân đôi ADN. Giải thích vì sao 2 ADN “con” được tạo ra lại giống với ADN “mẹ”?

Câu 2. Đột biến gen là gì? Hãy trình bày các dạng đột biến điểm và hậu

quả của các dạng đột biến đó đến cấu trúc và chức năng của phân tử prôtêin


được tổng hợp?

Câu 3. Phiên mã là gì? So sánh phiên mã ở sinh vật nhân sơ với phiên mã ở sinh vật nhân thực? Cho biết nguyên nhân cơ bản nào dẫn đến sự khác nhau đó.

Câu 4. Ở 1oài thực vật A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp, B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với b quy định hoa trắng. Cho P dị hợp 2 cặp gen nói trên lai với nhau, hãy cho biết:

a. Điều kiện để xảy ra hiện tượng PLĐL của các cặp tính trạng nói trên.

b. Nếu các gen PLĐL thì tỉ lệ phân li kiểu hình; tỉ lệ phân li kiểu gen ở F1 như thế nào?

3.6. ĐỀ KIỂM TRA SỐ 6 (Thời gian làm bài 45 phút) Phần I. Trắc nghiêm: Hãy chọn phương án trả lời đúng. Câu 1. Tính thoái hoá của mã di truyền được hiểu là

A. một loại bộ ba có thể mã hoá cho nhiều loại axit amin.

B. nhiều loại bộ ba không tham gia mã hoá axit amin.

C. nhiều loại bộ ba cùng mã hoá cho một loại axit amin.

D. một loại bộ ba chỉ mã hoá cho một loại axit amin.

Câu 2. Quá trình tự nhân đôi của ADN, en zim ADN - pô limeraza có vai trò

A. tháo xoắn phân tử ADN.

B. bẻ gãy các liên kết H giữa 2 mạch ADN.

C. lắp ráp các nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ xung với các nu trên mỗi mạch khuôn của ADN.

D. bgãy các liên kết H giữa 2 mạch ADN, cung cấp năng lượng cho quá

trình tự nhân đôi.

Câu 3. Thành phần nào sau đây không tham gia trực tiếp vào quá trình dịch mã?

A. mARN B. ADN C. tARN D. Ribôxôm. Câu 4. Trường hợp mỗi gen cùng loại (trội hoặc lặn của các gen không alen) đều góp phần như nhau vào sự biểu hi ện tính trạng là tương tác:

A. bổ trợ. B. át chế. C. cộng gộp. D. đồng trội.


Câu 5. Cơ sở tế bào học của hiện tượng di truyền phân li độc lập là...(P: sự phân li độc lập của cặp NST tương đồng, L: tiếp hợp và trao đổi chéo trong cặp NST tương đồng, N: sự phân li ngẫu nhiên của các cặp NST tương đồng) trong giảm phân tạo ra các giao tử. Các giao tử kết hợp tự do trong quá trình........(F: gián phân, M: giảm phân, T: thụ tinh) tạo hợp tử.

A. N, T B. L, T C. P, F D. P, M

Câu 6. Sơ đồ sau mô tả một quá trình đang diễn ra trong tế bào:

Tên gọi của các cấu trúc I, II, III, IV là:

A. Enzim, mạch mã gốc, mạch mã sao, mạch bổ sung

B. Enzim, mạch mã sao, mạch mã

gốc, mạch bổ sung

C. Enzim, mạch mã gốc, mạch bổ sung, mạch mã sao

Câu 7. Trường hợp di truyền liên kết xảy ra khi:

A. Các gen chi phối các tính trạng phải trội hoàn toàn

B. Không có hiện tượng tương tác gen và di truyền liên kết với giới tính

C. Các cặp gen quy đang xét nằm trên cùng một cặp NST tương đồng

D. Các cặp gen đang xét nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau Câu 8. Trong các trường hợp đột biến sau đây, trường hợp nào thay đổi cấu trúc prôtêin nhiều nhất:

A. Mất 1 bộ 3 nucleôtit ở vị trí giữa của gen cấu trúc.

B. Mất 2 cặp nucleôtit ở vị trí giữa của gen cấu trúc.

C. Mất 1 cặp nucleôtit ở vị trí đầu của gen cấu trúc.

D. Mất 1 cặp nucleôtit ở vị trí giữa của gen cấu trúc.

Câu 9. Phát biểu nào sau đây không đúng với một đột biến thay thế cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác đến phân tử Pr được tổng hợp:


A. không làm biến đổi cấu trúc Pr

B. Thay thế axit amin này bằng axit amin khác

C. làm cho phân tử Pr ngắn hơn so với bình thường

D. Làm thay đổi toàn bộ các axit amin kể từ điểm bị đột biến

Câu 10. Điểm khác nhau cơ bản giữa cấu trúc gen ở sinh vật nhân sơ với cấu trúc gen ở sinh vật nhân thực là:

A. Gen có cấu trúc 1 mạch hay hai mạch

B. Gen là ARN hay ADN

C. Gen có cấu trúc không phân mảnh hay phân mảnh

D. Gen bị đột biến hoay không bị đột biến

Phần II. Tự luận

Câu 1. Chỉ ra những điểm khác nhau cơ bản giữa cơ chế tự sao và phiên mã. Câu 2. Cho phép lai P AaBb x aabb. Xác định tỉ lệ phân li kiểu gen trong trường hợp 1 gen quy định 1 tính trạng.

3.7. ĐỀ KIỂM TRA SỐ 7 (Thời gian làm bài 45 phút)

Phần I. Trắc nghiệm.

Hãy chọn phương án trả lời đúng.

Câu 1. Trường hợp nào sau đây là sai theo quan điểm hiện nay về mã di truyền?

A. Codon (bộ ba mã) dài 3 nuclêôtit

B. Có nhiều codon mã hóa cho một axit amin

C. Một codon mã hóa cho vài axit amin

D. Các codon không gối đầu nhau

Câu 2. Trong quá trình tự nhân đôi của ADN, vì sao trong hai mạch polinuclêôtit được tổng hợp thì một mạch được hình thành liên tục và một mạch được hình thành từng đoạn, sau đó các đoạn được nối với nhau ?

A. Trong phân tử ADN, 2 mạch polinuclêôtit đi ngược chiều nhau

B. Enzim xúc tác quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 3’ của polinu ADN mẹ và mạch polinu chứa ADN con kéo dài theo chiều 5’ 3’


C. ADN tự nhân đôi theo nguyên tắc bổ sung

D. a và b

Câu 3. Phát biểu nào dưới đây về quá trình tổng hợp prôtêin là không đúng:

A. Quá trình dịch mã được thực hiện theo nguyên tắc bổ sung

B. Axit amin thứ nhất bị tách khỏi chuỗi pôlipeptit khi vừa tổng hợp xong

C. Trình tự ribônu trong mARN qui định trình tự axit amin trong chuỗi pôlipeptit.

D. tARN mang axit amin đến ribôxôm để tổng hợp chuỗi pôlipeptit.

Câu 4 Sơ đồ sau mô tả một quá trình đang diễn ra trong tế bào Đây là quá 1

Câu 4. Sơ đồ sau mô tả một quá trình đang diễn ra trong tế bào:

Đây là quá trình:

A. Nhân đôi ADN

B. Nhân đôi NST

C. Tổng hợp ARN

D. Tổng hợp prôtêin

Câu 5. Hiện tượng tương tác gen và phân li độc lập có đặc điểm chung là:

A. nhiều gen quy định 1 tính trạng

B. 1 gen quy định 1 tính trạng

C. Làm hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp

D. Làm tăng biến dị tổ hợp

Câu 6. Cơ sở tế bào học của hiện tượng di truyền liên kết là các.........(T: gen trội quy định màu thân và gen trội quy định chiều dài cánh, L: gen trội quy định màu thân và gen lặn quy định màu thân) nằm.............(M: trên một nhiễm sắc thể (NST), N: trên các NST thuộc các cặp tương đồng khác nhau), cùng phân li với nhau trong...(G: gián phân, Gi: giảm phân) sau đó tổ hợp trong quá trình thụ tinh:

A. T, M, Gi B. L, N, Gi C. T, N, G D. L, M. Gi Câu 7. Chất cônsixin thường được dùng để gây đột biến thể đa bội, bởi vì nó có khả năng


A. kích thích cơ quan sinh dưỡng phát triển nên các bộ phận này thường có kích thước lớn.

B. tăng cường sự trao đổi chất ở tế bào, tăng sức chịu đựng ở sinh vật.

C. tăng cường quá trình sinh tổng hợp chất hữu cơ.

D. cản trở sự hình thành thoi vô sắc làm cho nhiễm sắc thể không phân ly. Câu 8. Trường hợp các gen không alen (không tương ứng) khi cùng hiện diện trong một kiểu gen sẽ tạo kiểu hình riêng biệt là tương tác

A. bổ trợ. B.át chế. C.cộng gộp. D. đồng trội. Câu 9. Trường hợp nuclêôtit thứ 10 là G -X bị thay thế bởi A-T. Hậu quả có thể xảy ra trong sản phẩm prôtêin được tổng hợp là

A. mất một axit amin

B. axit amin thuộc bộ ba thứ tư có thể bị thay đổi

C. thêm một axit amin

D. trình tự axit amin từ mã bị đột biến đến cuối chuỗi pôlipeptit bị thay đổi

Câu 10. Sự giống nhau giữa tự sao và phiên mã là:

A. Có sự biến đổi ADN làm khuôn mẫu (ADN tháo xoắn; tách mạc h...),

B. Các nguyên liệu môi trường nội bào liên kết với các nuclêôtit trên mạch ADN gốc theo nguyên tắc bổ sung

C. Có sự tham gia xúc tác của các loại enzim.

D. Cả A, B và C

Phần II. Tự luận

Câu 1. Chỉ ra điểm giống và khác nhau cơ bản về cấu trúc của g en cấu trúc ở sinh vật nhân thực với cấu trúc của gen cấu trúc ở sinh vật nhân sơ.

Câu 2. Cho P dị hợp 2 cặp gen lai phân tích, trong đó A quy định thân cao; a quy định thân thấp, B quy định hạt dài; b quy định hạt tròn. Xác định tỉ lệ phân li kiểu hình trong trường hợp 2 cặp gen nằm trên cùng 1 cặp NST.

Ngày đăng: 09/05/2022