Thực Trạng Về Tự Học Toán Và Sử Dụng Điện Thoại Di Động Trong Tự Học Toán Đối Với Học Sinh Lớp 12



54


1.7. Thực trạng về tự học Toán và sử dụng điện thoại di động trong tự học Toán đối với học sinh lớp 12

1.7.1. Thực trạng tự học Toán của học sinh lớp 12

Để có thông tin về thực trạng tự học môn Toán của HS lớp 12, chúng tôi đã trao đổi, điều tra, lấy ý kiến của 12 nhà quản lý nhà trường, 40 GV dạy Toán và 410 HS lớp 12 của trường THPT Chuyên Thái Nguyên và trường THPT Thái Nguyên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Nội dung phiếu thăm dò và trao đổi xoay quanh các vấn đề liên quan đến tự học. Kết quả tập hợp cho thấy một phần nào thực trạng tự học Toán của HS các trường THPT nơi đề tài nghiên cứu và theo chúng tôi đây cũng là thực trạng chung, cụ thể:

Bảng 1.6. Kết quả tìm hiểu về mục đích tự học toán của HS lớp 12


TT

Mục đích tự học Toán

Số ý kiến chọn

Tỷ lệ (%)

1

Để kiểm tra và thi đạt kết quả cao

334

81,46

2

Để ghi nhớ và nắm kiến thức một cách hệ thống

134

32,68

3

Để vận dụng kiến thức vào giải bài tập

291

70,09

4

Làm phong phú vốn kiến thức của bản thân

77

18,78

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 221 trang tài liệu này.

Khai thác một số ứng dụng trên điện thoại di động hỗ trợ học sinh lớp 12 THPT tự học Toán - 9

Như vậy, kết quả thăm dò cho thấy động cơ tự học chủ yếu của HS là để có kết quả thi và kiểm tra tốt, điều này một phần lý giải tại sao HS chỉ tự học với cường độ cao mỗi khi có kỳ kiểm tra, kỳ thi. HS chưa ý thức được một cách rõ ràng tự học là để làm tăng vốn kiến thức và năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của bản thân.

Bảng 1.7. Thời lượng tự học Toán của HS lớp 12 THPT trong ngày


TT

Thời lượng tự học

Số ý kiến chọn

Tỷ lệ (%)

1

Khoảng 30 phút trở lại

160

39,02

2

Khoảng từ 30 phút đến 1 giờ

198

48,29

3

Trên một giờ

52

12,68

Qua tìm hiểu và phân loại, chúng tôi thấy trong 39,02 % số HS có thời lượng tự học Toán không quá 30 phút mỗi ngày chủ yếu là các HS có xu hướng thi vào các nhóm ngành xã hội hoặc có lực học môn Toán kém.



55


Bảng 1.8. Các công việc đã thực hiện trong tự học Toán của HS lớp 12



TT


Nội dung hoạt động

Số ý

kiến chọn

Tỷ lệ (%)

1

Đọc lại lý thuyết trên lớp

292

71,12

2

Tìm đọc để bổ sung, mở rộng các vấn đề lý thuyết đã học trên lớp

112

27,31

3

Xem lại các ví dụ, lời giải các bài tập trong giờ học trên lớp

279

68,04

4

Xem lời giải các bài tập tương tự trong tài liệu tham khảo

169

41,21

5

Giải các bài tập được GV giao về nhà

249

60,73

6

Giải các bài tập tương tự trong SGK

131

31,95

7

Giải các bài tập trong SBT

85

20,73

8

Giải các bài tập tương tự trong đề thi tuyển sinh cao đẳng, đại học

118

28,78

9

Vận dụng kiến thức đã biết để giải các đề thi HS giỏi

34

8,29

Qua tìm hiểu thực trạng, chúng tôi nhận thấy nguyên nhân do HS không có động cơ tự học, nhiều HS tự học toán chỉ để đổi phó với sự kiểm tra của GV.

Bảng 1.9. Hình thức tự học Toán có hiệu quả đối với HS lớp 12


TT

Hình thức tự học

Số ý kiến chọn

Tỷ lệ (%)

1

Tự học có hướng dẫn trực tiếp của GV

294

71,7

2

Tự học không có GV hướng dẫn trực tiếp

82

20,0

3

Tự học một cách độc lập không có GV

34

8,29

Như vậy, trong điều kiện truyền thống, đa số ý kiến HS đều mong muốn được GV hướng dẫn trực tiếp trong quá trình tự học. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến kết quả tự học ở nhà của nhiều HS không đạt hiệu quả.

Về phía cán bộ quản lý và GV dạy Toán ở trường THPT thì ý kiến của 52 cán bộ quản lý và GV dạy Toán tập trung vào vấn đề ý thức và động cơ tự học Toán của HS, cụ thể:



56


Bảng 1.10. Đánh giá của GV về ý thức tự học Toán của HS lớp 12


TT

Hình thức tự học

Số ý kiến chọn

Tỷ lệ (%)

1

Không ý thức được vấn đề tự học

10

19,23

2

Ý thức về vấn đề tự học không rõ ràng

27

51,92

3

Nhận thức đúng về tự học

15

28,83

Bảng 1.11. Đánh giá của GV về việc hình thành động cơ tự học Toán của HS


TT

Nguyên nhân hình thành động cơ tự học

Số ý kiến

chọn

Tỷ lệ

(%)

1

Không tự giác, việc tự học mang tính đối phó

15

28,84

2

Vì sẽ thi tuyển sinh đại học môn Toán

37

71,16

3

Vì GV giao nhiệm vụ cụ thể và kiểm tra kết quả tự học

39

75,0

4

Tự học một cách tự giác không cần sự tác động trực tiếp của GV

13

25,0

Như một hệ quả, với ý thức và động cơ tự học Toán như trên thì hiệu quả tự học Toán của HS lớp 12 cũng rất hạn chế. Chúng tôi đã trao đổi, xin ý kiến của 40 GV trực tiếp đang giảng dạy Toán ở một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và nhận được kết quả sau:

Bảng 1.12. Đánh giá về hiệu quả tự học Toán ngoài giờ lên lớp của HS lớp 12


TT

Mức độ

Số ý kiến chọn

Tỷ lệ (%)

1

Chưa đạt được mức độ yêu cầu do GV đề ra

21

52,5

2

Đáp ứng được mức độ yêu cầu do GV đề ra

16

40,0

3

Có hiệu quả tốt, vượt mức độ yêu cầu GV đề ra

3

7,5


1.7.2. Thực trạng việc sử dụng điện thoại di động trong tự học Toán

Đến nay, việc khai thác CNTT&TT trong dạy học nói chung, dạy học Toán nói riêng đã khẳng định được tính ưu việt và phổ cập của nó. MTĐT đã thực sự trở thành một công cụ hữu ích đối với cả GV, HS. Tuy nhiên, việc nhìn nhận và coi ĐTDĐ như một công cụ hỗ trợ dạy học thì cũng chưa thống nhất. Chúng tôi đã triển khai lấy ý kiến qua phiếu hỏi kết hợp với trao đổi trực tiếp và thông qua facebook. Đối tượng cũng rất đa dạng: 12 GV đang đảm



57


nhiệm công tác quản lý như tổ trưởng tổ Toán; 40 GV trực tiếp giảng dạy Toán cho đối tượng HS chuyên, trường công lập và trường thực hành; 32 phụ huynh HS trên địa bàn thành phố Thái Nguyên... để có được một góc nhìn khách quan.

Bảng 1.13. Kết quả ý kiến thăm dò quan điểm về việc sử dụng điện thoại di động trong tự học tại thời điểm trước khi triển khai đề tài (tháng 10/2012)


Quan điểm

Cán bộ quản lý

GV Toán

Phụ huynh HS

Ý

kiến chọn

Tỷ lệ (%)

Ý

kiến chọn

Tỷ lệ (%)

Ý kiến chọn

Tỷ lệ (%)

Không nên sử dụng

8

66,7

22

55

18

56,25

Cho sử dụng nhưng nghi ngờ về hiệu quả

2

16,6

13

32,5

13

40,62

Nên sử dụng vì có hiệu quả thiết thực

2

16,6

5

12,5

1

3,1

Theo chúng tôi, có lẽ vì hầu hết các trường THPT đều không cho HS sử dụng ĐTDĐ trong các giờ học trên lớp nên không ủng hộ việc HS sử dụng ĐTDĐ trong học tập nói chung, tự học nói riêng.

Để triển khai đề tài, chúng tôi đã tìm hiểu tỷ lệ HS có ĐTDĐ trong đó tập trung tìm hiểu tỷ lệ HS có ĐTDĐ có chức năng 3G. Tỷ lệ HS THPT nói chung, lớp 12 nói riêng được trang bị ĐTDĐ là phổ biến, trong đó tỷ lệ HS có điện thoại có thể truy cập Internet là khoảng 71%.

Bảng 1.14. Kết quả tìm hiểu về việc HS lớp 12 được gia đình trang bị ĐTDĐ của một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên


TT


Tên trường THPT

Số HS

tìm hiểu

Số HS

có ĐTDĐ

Tỷ lệ (%)

Số HS có ĐTDĐ truy cập được

Internet

Tỷ lệ (%)

1

THPT Đồng Hỷ

142

116

81.69

95

66.90

2

THPT Khánh Hòa

133

107

80.45

97

72.93

3

THPT Thái Nguyên

250

236

94.40

198

79.20

4

THPT Lương Ngọc Quyến

150

138

92.00

121

80.67

5

THPT Chuyên

292

290

99.32

276

94.52

6

THPT Chu Văn An

150

124

82.67

114

76.00

7

THPT Phú Bình

136

102

75.00

64

47.06

8

THPT Định Hóa

129

82

63.57

26

20.16


Tổng

1382

1195

86.47

991

71.71



58


Để tìm hiểu kỹ hơn về thực trạng sử dụng ĐTDĐ của HS, chúng tôi đã tìm hiểu, điều tra đối với 250 HS trường THPT Thái Nguyên (đa số HS có lực học trung bình và cư trú tại các phường nằm ở xung quanh trung tâm thành phố Thái Nguyên) và 292 HS của trường THPT Chuyên Thái Nguyên. Kết quả thu được như sau (bảng 1.15).

Bảng 1.15. Kết quả tìm hiểu về thực trạng sử dụng ĐTDĐ


Các dịch vụ

THPT Thái Nguyên

Tỷ lệ (%)

THPT

Chuyên

Tỷ lệ (%)

Sử dụng các chức năng phổ thông

198

100.0

276

100.0

Nghe nhạc (online)

183

92.4

242

87.7

Xem phim (online)

183

92.4

193

69.9

Đọc báo điện tử

154

77.8

182

65.9

Vào trang web của nhà trường

163

82.3

276

100.0

Trao đổi về bài tập các môn qua tin nhắn

140

70.7

257

93.1

Trao đổi riêng về bài tập Toán qua tin nhắn

32

16.2

95

34.4

Trao đổi về bài tập các môn qua Facebook

131

66.2

244

88.4

Trao đổi về bài tập Toán qua Facebook

32

16.2

148

53.6

Tra cứu, khai thác các website Toán

61

30.8

105

38.0

Tham gia các khóa học trực tuyến về Toán

21

10.6

9

3.3

Tỷ lệ HS lớp 12 sử dụng ĐTDĐ trong quá trình học tập Toán chưa nhiều (chủ yếu là trao đổi thông tin về bài tập Toán với bạn bè qua tin nhắn hoặc facebook). Việc truy cập các website để tra cứu, tự học rất hạn chế.

Như vậy, lý do chính dẫn đến việc HS lớp 12 chưa thể sử dụng được các tính năng của ĐTDĐ vào quá trình dạy học Toán là số lượng các website hỗ trợ học Toán chưa phổ biến. Tuy nhiên, nguyên nhân chính là do nội dung trên các website này còn đơn điệu, chủ yếu là tóm tắt lý thuyết trong SGK và một số bài tập trắc nghiệm. Một lý do cần đề cập là hiện nay các trường THPT và GV môn Toán không khuyến khích, hướng dẫn HS sử dụng ĐTDĐ trong học tập nói chung, học tập môn Toán nói riêng (bảng 1.16).



59


Bảng 1.16. Lý do HS không tra cứu, khai thác các website Toán


Các lý do

THPT

Thái Nguyên

Tỷ lệ (%)

THPT

Chuyên

Tỷ lệ (%)

Không có thời gian

37

27.0

93

54.4

Tốc độ truy cập chậm

53

38.7

21

12.3

Nội dung không có gì khác với SGK

64

46.7

145

84.8

Phải trả phí truy cập

81

59.1

38

22.2

Không biết những website hỗ trợ học Toán

41

29.9

26

15.2

Tổng số HS tham gia điều tra

137


171


1.7.3. Quan điểm về tài liệu tự học Toán của học sinh và giáo viên

Trong tự học, đặc biệt là tự học không có sự hướng dẫn trực tiếp của GV và tự học không có sự hướng dẫn của GV, vai trò của SGK, sách tham khảo, tài liệu hướng dẫn ôn tập... đóng một vai trò đặc biệt quan trọng đối với HS. Chúng tôi đã tìm hiểu ý kiến về hình thức tài liệu hỗ trợ tự học Toán của 292 HS trường THPT Chuyên Thái Nguyên và thu được kết quả sau (bảng 1.17)

Bảng 1.17. Ý kiến của HS về tài liệu hướng dẫn tự học môn Toán


Hình thức tài liệu

Số ý kiến chọn

Tỷ lệ (%)

Trình bày đầy đủ lý thuyết như SGK, sau đó có các ví dụ minh họa


10


3,42

Hệ thống hóa một cách có chọn lọc lý thuyết, sau đó có các ví dụ minh họa


22


7,5

Hệ thống hóa lý thuyết kèm các ví dụ minh họa và bài tập để tự rèn luyện


47


16,09

Hệ thống hóa lý thuyết một cách có chọn lọc kèm các ví dụ minh họa, bài tập để tự rèn luyện và các đề kiểm tra trắc nghiệm cả về lý thuyết và kết quả giải bải tập.


165


56,5

Hệ thống lý thuyết, bài tập theo các chủ đề như các sách luyện thi ĐH, CĐ.


48


16,43



60


Nhận xét: Đối với HS lớp 12, trước các kỳ thi, đặc biệt là kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng nên việc tự học đã được các em xác định rõ động cơ. Trong quá trình tự học, tiếp xúc với nhiều tài liệu tham khảo trên thị trường sách, đa số các HS đều cho rằng tài liệu hỗ trợ tự học tốt nhất là được biên soạn ở dạng: Hệ thống hóa lý thuyết một cách có chọn lọc kèm các ví dụ minh họa, bài tập để tự rèn luyện và các đề kiểm tra trắc nghiệm cả về lý thuyết và kết quả giải bải tập

Trong tự học Toán, ngoài việc bổ sung, hệ thống hóa hệ thống kiến thức cơ bản, thời gian chủ yếu, HS sẽ dành cho việc giải bài tập. Qua thăm dò cho thấy HS rất cần những tài liệu hướng dẫn mang tính sư phạm cao (bảng 1.18).

Bảng 1.18. Ý kiến HS về cấu trúc hệ thống bài tập hỗ trợ tự học


Cấu trúc hệ thống bài tập

Số ý kiến chọn

Tỷ lệ (%)

Mỗi dạng bài tập đều có một số bài có lời giải hoàn chỉnh và các đề bài tập tương tự.


7


2,29

Mỗi dạng bài tập đều có một số bài có lời giải hoàn chỉnh, một số bài có gợi ý hướng giải và các đề bài tập tương tự.


15


5,13

Mỗi dạng bài tập đều có tóm tắt các lý thuyết liên quan, một số bài có lời giải hoàn chỉnh, một số bài có gợi ý hướng giải và các đề bài tập tương tự.


37


12,67

Mỗi dạng bài tập đều có tóm tắt các lý thuyết liên quan, một số bài có lời giải hoàn chỉnh, một số bài có gợi ý hướng giải và các đề bài tập tương tự kèm theo đáp số (ở dạng câu hỏi trắc nghiệm để tự kiểm tra độ chính xác của lời giải).


233


79,7

Nhận xét: Việc hầu hết HS đều cho rằng hệ thống bài tập cần được thiết kế dưới hình thức mỗi dạng bài tập đều có tóm tắt các lý thuyết liên quan, một



61


số bài có lời giải hoàn chỉnh, một số bài có gợi ý hướng giải và các đề bài tập tương tự kèm theo đáp số ở dạng câu hỏi trắc nghiệm để tự kiểm tra độ chính xác của lời giải, theo chúng tôi, lý do cơ bản là hệ thống bài tập dạng này phù hợp với quá trình tự học của HS.

Trong tự học, HS là chủ thể và là người trực tiếp tương tác với trang web, với nguồn HLĐT để hoàn thành nhiệm vụ tự học. Như vậy, việc tìm hiểu nhu cầu và thể hiện được các yêu cầu của HS qua nội dung, hình thức trang web và HLĐT là một trong những yếu tố đảm bảo tính thu hút và hiệu quả của việc sử dụng ĐTDĐ hỗ trợ HS tự học Toán. Do đó trước khi bắt tay vào đặc tả, thiết kế công cụ cũng như thiết kế thiết kế HLĐT, chúng tôi đã trao đổi, thăm dò ý kiến của 51 GV, 105 HS trường Chuyên Thái Nguyên về các tiêu chí liên quan (bảng 1.19).

Ngoài việc nghiên cứu nhu cầu của 105 HS lớp 12 trường THPT Chuyên Thái Nguyên HS (đối tượng thực nghiệm sư phạm), chúng tôi cũng tham khảo ý kiến của đội ngũ GV Toán để có thêm thông tin trong quá trình thiết kế HLĐT hỗ trợ HS lớp 12 tự học Toán (bảng 1.20).

Bảng 1.19. Ý kiến HS về học liệu điện tử hỗ trợ tự học Toán


Học liệu điện tử

Ý kiến chọn

Tỷ lệ (%)

Văn bản tĩnh (như một bản chụp SGK).

0

0

Văn bản tĩnh được trình bày dưới dạng cây, cần xem nội

dung nào thì kích hoạt kết nối chuyển đến nội dung đó.


7


6,9

Văn bản có kèm theo sơ đồ, hĩnh vẽ tĩnh được trình bày dưới dạng cây, cần xem thông tin nội dung nào thì kích

hoạt kết nối (Hyperlink) để chuyển đến nội dung đó.


14


13,3

Dạng web động: Ngoài văn bản theo sơ đồ, hĩnh vẽ… tĩnh thì còn có các hình vẽ, mô hình động cho phép tương tác, nhập thêm thông tin… và người sử dụng sẽ nhận được

thông tin phản hồi khi tương tác với văn bản.


84


79,8

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/09/2023