Thiết kế bài tập Lịch sử lớp 10 trên cơ sở vận dụng thuyết đa trí tuệ cho học sinh THPT Áp dụng phần Lịch sử Việt Nam giai đoạn từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX - 2

DANH MỤC BẢNG


Bảng 1.1. Kết quả khảo sát ý kiến đóng góp của GV về sự cần thiết của việc thiết kế bài tập lịch sử trên cơ sở vận dụng thuyết đa trí tuệ cho HS THPT. 31

Biểu đồ 1.1 Mức độ cần thiết của việc thiết kế bài tập Lịch sử trên cơ sở vận dụng TĐTT cho HS THPT. 32

Biểu đồ 1.2. Mức độ thường xuyên thiết kế bài tập LS trên cơ sở vận dụng Thuyết đa trí tuệ cho HS THPT. 33

Biểu đồ 1.3 – Các loại bài tập dùng để thiết kế bài tập Lịch sử lớp 10 trên cơ sở vận dụng TĐTT cho HS THPT. 33

Bảng 1.2. Đánh giá mức độ khó kh n, thuận lợi của GV khi thiết kế bài tập Lịch sử trên cơ sở vận dụng TĐTT cho HS THPT. 34

Bảng 1.3. Mức độ hiểu quả khi thiết kế bài tập Lịch sử lớp 10 trên cơ sở vận dụng TĐTT cho HS THPT. 35

Bảng 1.4. Khảo sát trí thông minh nổi trội ở HS để tổng hợp, xứ lí kết quả làm cơ sở cho thiết kế BTLS. 36

Bảng 2.1. Kết quả học tập của HS lớp 10A3 sau giờ dạy dạy thực nghiệm (42HS) 57 Bảng 2.2. Kết quả học tập của HS lớp 10A5 sau giờ đạy dối chứng (45HS) 57

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

DANH MỤC HÌNH

Biểu đồ 1.1 Mức độ cần thiết của việc thiết kế bài tập Lịch sử trên cơ sở vận dụng TĐTT cho HS THPT. 32

Thiết kế bài tập Lịch sử lớp 10 trên cơ sở vận dụng thuyết đa trí tuệ cho học sinh THPT Áp dụng phần Lịch sử Việt Nam giai đoạn từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX - 2

Biểu đồ 1.2. Mức độ thường xuyên thiết kế bài tập LS trên cơ sở vận dụng Thuyết đa trí tuệ cho HS THPT. 33

Biểu đồ 1.3 – Các loại bài tập dùng để thiết kế bài tập Lịch sử lớp 10 trên cơ sở vận dụng TĐTT cho HS THPT. 33

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Giáo dục Phần Lan được ví như chú cá lội ngược dòng, với cách bơi chẳng giống ai và một cách nào đó, ai trong chúng ta cũng đều là “Thiên tài”. Nói theo quan điểm của nhà khoa học Albert Einstein: "Tất cả mọi người trên thế giới đều thông minh, nhưng nếu bạn đánh giá sự thông minh của một con cá qua khả năng leo cây của nó thì con cá đó cả đời nghĩ rằng mình là con cá ngốc nghếch"[44]. Giáo dục Việt Nam đang tiếp thu có chọn lọc nên giáo dục hàng đầu thế giới bằng cách “học ít thực hành nhiều” để HS ứng dụng vào cuộc sống.

Nghị quyết “Về đổi mới c n bản, toàn diện giáo dục và đạo tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” được thông qua tại hội nghị TW 8 (khóa XI), đã xác định mục tiêu tổng quát “giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm n ng, khả n ng sáng tạo của mỗi cá nhân”[46]. Giáo dục hướng tới phát triển n ng lực, phẩm chất và trí tuệ cá nhân HS, nhằm thực hiện bốn mục tiêu giáo dục theo UNESCO là “Học để biết”, “Học để làm”, “Học để chung sống” và “Học đế tự khẳng định mình”[46].

Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VIII (1997) khẳng định: “Coi trọng hơn nữa các môn khoa học xã hội và nhân văn, nhất là Tiếng Việt, Lịch sử dân tộc” [12, tr.40]. Có nhà nghiên cứu còn khẳng định "riêng đối với Việt Nam, lịch sử càng giữ vai trò cực kỳ quan trọng gắn liền với sự tồn vong của quốc gia – dân tộc…Thế hệ trẻ lớn lên qua nền giáo dục phổ thông mà không yêu mến lịch sử dân tộc, không có một vốn hiểu biết cần thiết về lịch sử và văn hoá dân tộc và nhân loại, không có một niềm tự tin dân tộc, không kế thừa các truyền thống dân tộc, thì làm sao có thể hoàn chỉnh được phẩm chất của người công dân Việt Nam. Từ đặc điểm đó, môn Lịch sử càng phải đặt đúng vị thế và chức năng của nó trong hệ thống giáo dục phổ thông”[18, tr.8]. Đặc biệt quan trọng bậc nhất là nhân cách, tư duy sáng tạo và nền tảng giá trị v n hóa lịch sử

Thực trạng dạy học LS ở trường phổ thông, HS cảm thấy khó ghi nhớ, thiếu tính hấp dẫn, cũng như chưa thấy được ưu điểm của vận dụng các bài học Lịch sử vào thực tiễn đời sống và thậm chí “sợ” môn Lịch sử. Kiểm tra, đánh giá là khâu quan trọng, nhằm đánh giá khả n ng tiềm ẩn ở HS thông qua kết quả và giúp GV điều chỉnh hoạt động giảng dạy.

Vận dụng TĐTT là gợi ý tuyệt vời để GV tham khảo, lựa chọn cách thức thiết kế bài tập phù hợp và hay nhất với HS và lí giải thắc mắc vì sao bài tập dễ với HS này, nhưng khó với HS khác. Lâu nay, chúng ta vẫn thường xếp trí thông minh của mỗi người với chỉ số IQ vào cùng loại. Tiến sĩ tâm lí học Howard Gardner đã làm thay đổi cách thức đánh giá của nhiều người trên thế giới về trí thông minh. Ví như, các ca sĩ, diễn viên, bác sĩ, giáo viên thể chất,nhà v n, phi công,…họ đều thông minh trong lĩnh vực riêng của họ. Hiện nay, các trường trung học đang đổi mới kiểm tra, đánh giá tất cả học sinh theo một cách thức giống nhau có phải là cách ưu việt nhất? Liệu trí thông minh của mỗi cá thể HS có phải chỉ được đo bằng chỉ số IQ mà thôi? Một lớp học với 45 HS, liệu 45 HS có chung loại trí tuệ giống nhau không? TĐTT bao gồm tám loại trí thông minh: Trí thông minh ngôn ngữ, trí thông minh lôgic, trí thông minh âm nhạc, trí thông minh không gian, trí thông minh vận động cơ thể, trí thông minh giao tiếp, trí thông minh nội tâm và trí thông minh thiên nhiên. Mỗi chúng ta đều chiếm hữu cả tám loại trí thông minh này, đặc biệt mỗi cá nhân sẽ có loại trí thông minh vượt trội.

Xuất phát từ thực tiễn đổi mới sách giáo khoa và kiểm tra đánh giá phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Thiết kế bài tập Lịch sử lớp 10 trên cơ sở vận dụng Thuyết đa trí tuệ cho học sinh THPT (Áp dụng phần Lịch sử Việt Nam giai đoạn từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX)”, làm khóa luận của mình với mong muốn đề xuất cách thức thiết kế bài tập Lịch sử phù hợp, hiệu quả nhằm phát triển n ng lực cho HS ở trường THPT.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Thiết kế bài tập Lịch sử trên cơ sở vận dụng TĐTT, nhằm phát triển n ng lực cho HS là vấn đề cần thiết và quan trọng.

Trong “7 loại hình thông minh” của Thomas Armstrong (NXB Lao động xã hội, n m 2006) đã đề cập đến các loại trí thông minh và đưa ra phương pháp giúp chúng ta phát triển tối ưu các trí thông minh vốn có. Tác giá muốn gửi gắm thông điệp: “hãy làm việc vì đam mê, thì mỗi ngày đi làm, sẽ không còn là đi làm, mà là đang thỏa mãn đam mê”.

Tiếp tục chia sẻ sáng kiến mới khi nghiên cứu về trí thông minh ở con người, Tác giá Thomas Armstrong đã khám phá ra trí thông minh thứ tám là trí thông minh thiên nhiên được đề cập trong: “Bạn thông minh hơn bạn nghĩ”của (NXB Lao động xã hội, n m 2009).

Cuốn “Đa trí tuệ trong lớp học” của tác giả Thomas Armstrong (NXB Giáo dục Việt Nam, n m 2011), đã chia sẻ về đa trí tuệ và những kĩ n ng nhận thức gồm ghi nhớ, giải quyết vấn đề và đặc biệt nhấn mạnh tới thang mức độ nhận thức phức tạp của Bloom.

Trong “Dạy và học tích cực : Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học” của Bộ Giáo dục và đào tạo, dự án Việt- Bỉ (NXB Đại học Sư phạm, n m 2010)”, đã đề cập tới việc thiết kế hệ thống câu hỏi theo cấp độ tư duy, nhằm định hướng, dẫn dắt HS chủ động tìm tòi, sáng tạo và phát triển tư duy. Đồng thời, xác định rõ điều kiện cần của giáo dục là phát triển n ng lực và n ng lực được đánh giá thông qua kĩ n ng, kĩ xảo của cá nhân nhằm giải quyết có hiệu quả các tình huống thực tiễn.

Trong “Phương pháp ôn tập Lịch sử ở trường trung học phổ thông – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội), TS Thanh Tú đã đưa ra: Cơ sở, vai trò, ý nghĩa, yêu cầu cơ bản, hình thức, biện pháp của việc tổ chức, hướng dẫn ôn tập trong DHLS ở trường THPT. Tác giả đã chỉ ra rằng:“Hiệu quả học tập của mỗi người không chỉ phụ thuộc vào phương pháp dạy mà còn chịu ảnh hưởng của chính phong cách học của họ” [ 28, tr. 216].

Tác giả Vũ Quang Hiển, Hoàng Thanh Tú trong cuốn “Phương pháp dạy học môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông” (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014), đã đề cập tới phân loại, quy trình thiết kế và sử dụng câu hỏi, bài tập trong dạy học LS ở trườn THPT. Nhóm tác giả cũng nhấn mạnh rằng: các dạng bài tập đều tạo hứng thú học tập, nhằm hướng dẫn HS rèn luyện kỹ n ng vận dụng kiến thức vào cuộc sống và phát triển nhân cách.

TS Hoàng Thanh Tú đã đề cập đến đa kiểu học, hướng đến dạy học phân hóa đối tượng nhằm đáp ứng yêu cầu cá thể hóa hoạt động theo nhu cầu, sở thích và khả n ng của mỗi HS nhằm nâng cao hiệu quả DH. “Phong cách học là cách thức mà người học thường sử dụng để tiếp thu, ghi nhớ kiến thức theo thói quen tư duy và dưới tác động của môi trường học tập” [28, tr. 217].

Trong cuốn “Phương pháp dạy học Lịch sử” của GS.TS Phan Ngọc Liên (NXB Đại học Sư phạm,2012)”, đã đề cập tầm quan trọng của môn Lịch sử trong việc thực hiện nguyên lí giáo dục của Đảng và Nhà nước về “học đi đôi với hành”, nhằm phát huy tính tích cực, phát triển trí thông minh và sáng tạo về nhiều n ng lực khác nhau của HS.

Ở góc nhìn khác, ở cuốn “Phương pháp dạy-học Lịch sử ở trường phổ thông”

của GS.TS Phan Ngọc Liên (Đại học Huế, Trung tâm đào tạo từ xa, 2007) đã đề cấp tới nguyên tắc, con đường phát triển tư duy và khả n ng thực hành của HS trong môn học LS.

Trong “Tài liệu tập huấn Dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh, môn Lịch sử cấp Trung học phổ thông” của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (Nhóm biên soạn tài liệu, Hà Nội, n m 2014), đề cập tới vai trò quan trọng của việc định hướng xây dựng các nhiệm vụ học tập, câu hỏi và bài tập Lịch sử. Đồng thời, đề xuất các n ng lực chung và n ng lực chuyên biệt cần được chú trọng để hình thành và phát triển cho HS trong môn Lịch sử ở cấp THPT. Thêm nữa, gợi mở cách đánh giá Pisa vào thiết kế các câu hỏi, bài tập đánh giá n ng lực của HS trong việc gắn kiến thực Lịch sử đối với đời sống thực tiễn.

Tác giả Nguyễn Thị Côi với cuốn sách: “Các con đường nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử ở trường phổ thông” (NXB Đại học sư phạm, 2011); khẳng định dạy học nêu vấn đề là một biện pháp tốt để kích thích tư duy của HS, đưa ra cách thức tiến hành và hình thức tổ chức dạy học nêu vấn đề khi học tập môn Lịch sử.

Trong cuốn “Kiểm tra đánh giá trong giáo dục” của Nguyễn Công Khanh (NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, n m 2015), đã đề cập tới một số công cụ và vận dụng các công cụ vào việc thiết kế bài tập nhằm đánh giá phát triển n ng lực cho HS.

Bài viết “Thiết kế và sử dụng bài tập nhận thức trong dạy học môn Lịch sử”, của tác giả Hồ Sỹ Tuệ, (Tạp chí Dạy và học ngày nay, số 12- 2010), khẳng định bài tập nhận thức một khâu quan trọng góp phần đổi mới phương pháp giáo dục Lịch sử ở trường THPT của hiện nay.

Bài viết, “Dạy học phân hóa dựa vào phong cách học tập của học sinh”, của ThS Nguyễn Thị Hồng Chuyên, (Tạp chí Dạy và học ngày nay, số 10, n m 2014), đề cập tới vai trò và một số biện pháp để trang bị cho HS tri thức nhằm phát triển tối đa các n ng lực cá nhân.

Tác giả Đặng Thị Thùy Dung với bài viết “Vận dụng thuyết Đa trí tuệ trong dạy học bộ môn Lịch sử ở trường Trung học Phổ thông” (Tạp chí khoa học trường Đại học sư phạm Hà Nội, n m 2007), đã đưa ra sáng kiến về vận dụng TĐTT trong dạy học môn Lịch sử.

Nhóm tác giả Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy với bài viết “Vận dụng lí thuyết đa trí tuệ trong dạy học ở trường phổ thông” (tạp chí Giáo dục, số 316, kì 2,

tháng 8/2013, tr34-36), đã đề cập tới khái niệm trí thông minh là gì? Cách đánh giá n ng lực trí tuệ ở HS và vận dụng TĐTT trong dạy học môn Lịch sử.

Khóa luận của tác giả Đặng Thị Thùy Dung, (2015-2016), Vận dụng thuyết Đa trí tuệ vào dạy học bài “Xây dựng và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc trong các thế kỷ X – XV”, lịch sử lớp 10 THPT chương trình chuẩn; đã đề cập tới TĐTT cũng như cách thức vận dụng trong bài 20, Lịch sử lớp 10.

Luận v n ThS Trần Phương Anh “Vận dụng lý thuyết đa thông minh trong dạy học Lịch sử lớp 10 ở trường THPT” (Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Giáo dục, Hà Nội, n m 2015), đã khẳng định tính khả thi của thuyết đa thông minh và đề xuất quy trình vận dụng TĐTT vào dạy học bộ môn LS.

Luận án của tác giả Trần Quốc Tuấn với đề tài “Bài tập trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông” (Đại học sư phạm Hà Nội, n m 2002), khẳng định sự cần thiết của sử dụng bài tập, nguyên tắc, quy trình xây dựng, đề xuất phương pháp sử dụng bài tập trong dạy học LS ở trường THPT.

Các công trình đã khảng định vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng BTLS trong việc phát triển n ng lực cho HS, nêu rõ quy trình, yêu cầu cơ bản khi thiết kế giáo án và BTLS hướng đến phát huy tính tích cực, tư duy cũng như sự phù hợp với từng đối tượng HS, đặc biệt là phù hợp với từng phong cách học tập của HS. Tuy nhiên, việc thiết kế BTLS lớp 10 trên cơ sở vận dụng TĐTT cho HS THPT vẫn chưa được các tác giả đề cập, nghiên cứu đến nhiều.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở khẳng định vai trò, ý nghĩa của TĐTT trong dạy học nói chung và dạy học LS nói riêng, đề tài đề xuất biện pháp thiết kế bài tập Lịch sử lớp 10 trên cơ sở vận dụng TĐTT cho HS THPT nhằm tạo hứng thú, phát hiện và phát huy trí thông minh đa dạng ở HS.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc thiết kế BTLS trên cơ sở vận dụng TĐTT cho HS lớp 10 ở Trường THPT.

Khảo sát về thực trạng vận dụng các loại trí thông minh nhằm đánh giá n ng lực của HS lớp 10 trong môn LS ở trường THPT.

Nghiên cứu nội dung phần LS lớp 10 và đề xuất quy trình xây dựng các BTLS dựa trên vận dụng TĐTT, nhằm phát triển n ng lực cho HS.

Thử nghiệm và đánh giá tính hiệu quả, khả thi của việc vận dụng TĐTT vào thiết kế BTLS, nhằm phát triển n ng lực cho HS.

4. Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu lí thuyết: Sưu tầm, đọc, nghiên cứu, phân tích và tổng hợp sách báo, internet, tạp chí, luận án, luận v n đề cập các vấn đề liên quan đến TĐTT của Howard Gardner và vận dụng TĐTT vào thiết kế BTLS, nhằm phát triển n ng lực cho HS.

- Nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, dự giờ, trao đổi với GV, HS, thống kê, điều tra xã hội học để đánh giá về thực trạng vận dụng TĐTT vào thiết kế BTLS ở trường THPT, nhằm phát triển n ng lực cho HS. Thử nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra, đối chứng kết quả nghiên cứu của đề tài.

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1. Đối tượng nghiên cứu

- Thiết kế BTLS lớp 10 trên cơ sở vận dụng TĐTT cho HS THPT (Áp dụng phần Lịch sử Việt Nam giai đoạn từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX).

5.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Đề tài tập trung vào phần Lịch sử Việt Nam lớp 10 – chương trình chuẩn.

- Về phạm vi điều tra, khảo sát thực trạng và thực nghiệm: Đề tài tiến hành tại các trường THPT: THPT Lý Nhân Tông (Bắc Ninh), THPT Phúc Thọ (Hà Nội), THPT Mỹ Hào (Hưng Yên) và tiến hành thực nghiệm tại trường THPT Lý Nhân Tông (Bắc Ninh).

6. Đóng góp của đề tài

Sau khi thực hiện tốt các nhiệm vụ đặt ra, khóa luận góp phần:

- Khẳng định được vai trò, ý nghĩa, sự cần thiết của việc thiết kế BTLS lớp 10 trên cơ sở vận dụng TĐTT cho HS THPT.

- Đánh giá được thực trạng thiết kế BTLS trong dạy học ở trường THPT.

- Đề xuất được một số biện pháp thiết kế BTLS lớp 10 trên cơ sở vận dụng

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 10/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí